Hệ thống pháp luật

Điều 11 Thông tư 19/2016/TT-BGTVT Quy định về khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 11. Nội dung và yêu cầu của thông báo luồng đường thủy nội địa

1. Nội dung thông báo luồng đường thủy nội địa lần đầu bao gồm:

a) Tên luồng, tuyến; phạm vi (điểm đầu, điểm cuối); báo hiệu trên tuyến; độ sâu trong phạm vi chiều rộng luồng; lý trình bãi cạn, vật chướng ngại, công trình trên sông và các công trình khác trên tuyến;

b) Những lưu ý về an toàn giao thông khi phương tiện thủy lưu thông trên tuyến đường thủy nội địa tại khu vực có chuẩn tắc luồng hạn chế.

2. Nội dung thông báo luồng đường thủy nội địa định kỳ bao gồm:

a) Độ sâu trong phạm vi chiều rộng luồng; báo hiệu trên tuyến; lý trình bãi cạn, vật chướng ngại, công trình trên sông và các công trình khác trên tuyến;

b) Những lưu ý về an toàn giao thông khi phương tiện thủy lưu thông trên tuyến đường thủy nội địa tại khu vực có chuẩn tắc luồng hạn chế.

3. Nội dung thông báo luồng đường thủy nội địa thường xuyên bao gồm:

a) Chuẩn tắc kỹ thuật luồng theo phân cấp kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa, độ sâu trong phạm vi chiều rộng luồng, bãi cạn tương ứng với mực nước thủy văn;

b) Những lưu ý về an toàn giao thông khi phương tiện thủy lưu thông trên tuyến đường thủy nội địa tại khu vực có chuẩn tắc luồng hạn chế (bãi cạn, vật chướng ngại, công trình vượt sông, khu vực đang thi công công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông, công trình nạo vét luồng, điều tiết khống chế, tai nạn giao thông) và những vấn đề khác có liên quan.

4. Nội dung thông báo luồng đường thủy nội địa đột xuất bao gồm: thông báo hạn chế giao thông, thay đổi tuyến chạy tàu, điều chuyển khoang thông thuyền, điều tiết khống chế vật chướng ngại được đo tại một vị trí, khu vực bị hạn chế đối với phương tiện lưu thông trên tuyến.

5. Yêu cầu thông báo luồng đường thủy nội địa bao gồm:

a) Vị trí lấy theo lý trình tuyến đường thủy nội địa hoặc hệ tọa độ VN-2000 và hệ tọa độ WGS-84, độ chính xác 1/10 giây;

b) Độ sâu thông báo luồng đường thủy nội địa là độ sâu của điểm cạn nhất trong khu vực thông báo tính bằng mét, độ chính xác 1/10 mét;

c) Địa danh trong thông báo luồng đường thủy nội địa được lấy theo địa danh ghi trên bản đồ hoặc tài liệu quản lý luồng đường thủy nội địa, nếu chưa có trong các tài liệu trên thì sử dụng tên thường dùng của địa phương;

d) Ngôn ngữ trong thông báo luồng đường thủy nội địa là tiếng Việt;

đ) Thời điểm có hiệu lực và hết hiệu lực (nếu có) của thông báo luồng đường thủy nội địa.

Thông tư 19/2016/TT-BGTVT Quy định về khảo sát luồng phục vụ quản lý và thông báo luồng đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 19/2016/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/06/2016
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trương Quang Nghĩa
  • Ngày công báo: 08/09/2016
  • Số công báo: Từ số 911 đến số 912
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH