Hệ thống pháp luật

Chương 5 Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Chương 5.

TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG RỦI RO

Điều 46. Trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu

1. Trong thời hạn của trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng bán nợ phải trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt vào chi phí hoạt động.

2. Hằng năm, trong thời hạn 05 ngày làm việc liền kề trước ngày tương ứng với ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn, tổ chức tín dụng bán nợ phải trích lập số tiền dự phòng cụ thể tối thiểu đối với từng trái phiếu đặc biệt được tính theo công thức sau:

Số tiền trích lập dự phòng rủi ro hằng năm =

Mệnh giá của trái phiếu đặc biệt

Thời hạn của trái phiếu đặc biệt

Trong đó: Đơn vị thời hạn trái phiếu đặc biệt là năm.

3. Tổ chức tín dụng bán nợ không phải thực hiện trích lập dự phòng chung đối với trái phiếu đặc biệt.

4. Số tiền dự phòng rủi ro tổ chức tín dụng bán nợ đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt được sử dụng như sau:

a) Bù đắp phần chênh lệch thiếu của số tiền thu hồi nợ so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt trong trường hợp toàn bộ khoản nợ xấu được bán cho tổ chức, cá nhân (không bao gồm trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư này), toàn bộ khoản nợ xấu được sử dụng góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay;

b) Xử lý rủi ro đối với khoản nợ xấu mua lại theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Thông tư này trong trường hợp giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu chưa được thu hồi đầy đủ.

5. Tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện hoàn nhập số tiền dự phòng rủi ro trích lập cho trái phiếu đặc biệt còn lại sau khi đã xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 4 Điều này, hoặc trích lập bổ sung dự phòng rủi ro trong trường hợp số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không đủ để xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Sau khi được xử lý bằng dự phòng rủi ro, khoản nợ xấu được tổ chức tín dụng bán nợ hạch toán ngoại bảng, tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và thỏa thuận với khách hàng vay.

7. Việc xuất toán nợ đã xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 6 Điều này ra khỏi ngoại bảng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 47. Phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường

1. Công ty Quản lý tài sản thực hiện việc phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý đối với số tiền đã thanh toán mua khoản nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Công ty Quản lý tài sản phân loại số tiền đã thanh toán để mua khoản nợ xấu vào nhóm có mức độ rủi ro không thấp hơn nhóm nợ mà khoản nợ xấu đó đã được phân loại tại tổ chức tín dụng bán nợ ở thời điểm mua khoản nợ xấu.

Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 19/2013/TT-NHNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 06/09/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đặng Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 583 đến số 584
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH