Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2007/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2007

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 141/2007/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG TY MẸ DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU VÀ CÁC CÔNG TY CON TRONG TẬP ĐOÀN KINH TẾ

Căn cứ Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng các quy định về chế độ tiền lương, phụ cấp lương và quản lý tiền lương theo Điều 1 và Điều 2 Nghị định số 141/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh:

1.1. Công ty mẹ là công ty nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, bao gồm:

a) Công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

b) Công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập và giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập (sau đây gọi tắt là công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập).

1.2. Các công ty con là công ty thành viên trong Tập đoàn kinh tế do công ty mẹ làm chủ sở hữu hoặc giữ quyền chi phối, bao gồm:

a) Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước trong thời gian chưa chuyển đổi theo quy định tại Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập);

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Công ty mẹ là công ty nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;

d) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

đ) Công ty cổ phần;

e) Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài;

g) Công ty con ở nước ngoài.

2. Đối tượng áp dụng:

2.1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động trong công ty mẹ và các công ty con;

2.2. Thành viên chuyên trách, thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị; Thành viên Ban kiểm soát; Thành viên chuyên trách, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách, Chủ tịch công ty không chuyên trách; Kiểm soát viên chuyên trách, Kiểm soát viên không chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty mẹ và các công ty con (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng trong công ty mẹ và các công ty con 100% vốn Nhà nước);

2.3. Người được cử làm đại diện phần vốn góp của công ty mẹ tại công ty con.

II. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG TY MẸ.

Chế độ tiền lương đối với công ty mẹ theo Điều 4 Nghị định số 141/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

1. Xếp lương và phụ cấp lương:

1.1. Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động:

Căn cứ vào tính chất, điều kiện lao động và công việc được giao, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ để xếp lương, phụ cấp lương đối với người lao động như sau:

a) Người lao động làm việc trong công ty mẹ là công ty nhà nước, được xếp lương theo thang lương, bảng lương và hưởng các chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước và các Thông tư hướng dẫn thực hiện.

b) Người lao động làm việc trong công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được xếp lương và hưởng phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và Thông tư hướng dẫn số 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

c) Viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Kiểm soát viên chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp giữ chức vụ như sau:

- Đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:

+ Trưởng phòng và tương đương, Kiểm soát viên: 0,8

+ Phó Trưởng phòng và tương đương: 0,7

- Đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập:

+ Trưởng phòng và tương đương, Kiểm soát viên: 0,7

+ Phó Trưởng phòng và tương đương: 0,6

d) Việc xếp lương đối với người lao động ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại công ty mẹ thực hiện theo nguyên tắc làm công việc gì, xếp lương theo công việc đó, không bảo lưu mức lương cũ, cụ thể như sau:

- Người chuyển đến làm công nhân, nhân viên trực tiếp hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh thì căn cứ vào công việc được giao, chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, công ty tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề. Người lao động đạt bậc của nghề nào thì xếp vào bậc lương của nghề đó theo các thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.

- Người chuyển đến làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ tại công ty thì làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở ngạch nào, xếp lương ở ngạch đó theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ theo quy định của Nhà nước. Còn bậc lương thì căn cứ vào công việc người lao động đảm nhận, mức lương hưởng trước đó và tương quan mức lương của những người cùng đảm nhận công việc ở công ty để làm căn cứ thoả thuận.

1.2. Đối với Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát; Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng:

1.2.1. Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách); Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng (sau đây gọi tắt là viên chức quản lý):

a) Bảng lương của viên chức quản lý Tập đoàn kinh tế:

Chức danh

Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

Tập đoàn kinh tế do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 1

Bậc 2

- Chủ tịch Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty):

8,80

9,10

8,20

8,50

- Thành viên Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng thành viên (không kể Tổng giám đốc):

7,90

8,20

7,33

7,66

- Tổng giám đốc:

8,50

8,80

7,85

8,20

- Phó Tổng giám đốc:

7,90

8,20

7,33

7,66

- Kế toán trưởng:

7,60

7,90

7,00

7,33

b) Chuyển xếp lương:

- Viên chức quản lý đang giữ chức danh nào thì chuyển xếp tương ứng vào chức danh đó như sau:

+ Bậc 1 cũ chuyển vào bậc 1 mới. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc 1 mới;

+ Bậc 2 cũ chuyển vào bậc 1 mới. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc 2 cũ. Trường hợp giữ bậc 2 cũ từ 3 năm trở lên hoặc hệ số lương bậc 2 cũ cộng với hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) cao hơn hệ số lương bậc 1 mới thì chuyển vào bậc 2 mới.

- Viên chức quản lý mới được bổ nhiệm, đảm nhận chức danh nào thì xếp lương theo chức danh đó như sau:

+ Xếp vào bậc 1, nếu hệ số lương (kể cả phụ cấp giữ chức vụ nếu có) trước khi bổ nhiệm bằng hoặc thấp hơn hệ số lương bậc 1. Thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi xếp lương bậc 1. Trường hợp mức chênh lệch giữa hệ số lương trước khi bổ nhiệm và hệ số lương bậc 1 nhỏ hơn 70% khoảng chênh lệch giữa hệ số lương bậc 1 và bậc 2 của Bảng lương viên chức quản lý Tập đoàn kinh tế thì thời gian nâng bậc lương lần sau tính từ khi xếp mức lương trước khi bổ nhiệm;

+ Xếp vào bậc 2, nếu hệ số lương (kể cả phụ cấp giữ chức vụ nếu có) trước khi bổ nhiệm cao hơn hệ số lương bậc 1.

- Viên chức quản lý có hệ số lương cũ (kể cả phụ cấp giữ chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu nếu có) cao hơn hệ số lương bậc 2 mới thì chuyển xếp vào bậc 2 mới và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương cũ.

- Viên chức thôi giữ các chức danh quản lý thì xếp lại lương theo công việc, chức vụ mới, không bảo lưu hệ số lương cũ hoặc chuyển sang ngang hệ số lương mới tương đương.

c) Quyết định xếp lương:

Viên chức quản lý do cấp nào quyết định bổ nhiệm thì cấp đó quyết định xếp lương. Riêng đối với viên chức quản lý công ty ghi tại phụ lục kèm theo Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước thì do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định xếp lương theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

d) Đối với công ty mẹ trong Điều lệ tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định cơ cấu quản lý, điều hành có chức danh Giám đốc điều hành thì chức danh Giám đốc điều hành được vận dụng xếp lương tương đương chức danh Kế toán trưởng; Đối với các đơn vị trực thuộc công ty mẹ thì viên chức quản lý xếp lương theo hạng công ty được xếp quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng công ty nhà nước.

1.2.2. Thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát); Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách), Kiểm soát viên không chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc như sau:

a) Đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty): 0,8

- Thành viên Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng thành viên: 0,7

- Thành viên Ban kiểm soát; Kiểm soát viên: 0,5

b) Đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập:

- Thành viên Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng thành viên: 0,5

- Thành viên Ban kiểm soát; Kiểm soát viên: 0,3

1.2.3. Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Ban kiểm soát; Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, tuỳ theo tính chất và điều kiện lao động được hưởng các chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện.

1.3. Các hệ số lương và phụ cấp lương quy định tại khoản 1.2.1 và khoản 1.2.2, mục II Thông tư này được tính so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố để làm căn cứ tính các chế độ theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

2. Quản lý tiền lương:

2.1. Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng.

a) Đối với công ty mẹ là công ty nhà nước, thực hiện quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước; Điều 4 Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung và Thông tư hướng dẫn số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 và Thông tư số 12/2006/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với công ty bảo đảm đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và điểm b, khoản 1, mục III Thông t­ư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ công bố làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương.

b) Đối với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, thực hiện quản lý lao động, tiền lương theo quy định tại Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

c) Đơn giá tiền lương của công ty mẹ phải đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện. Đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

2.2. Đối với Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc.

a) Đối với công ty mẹ là công ty nhà nước, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước và Thông tư hướng dẫn số 08/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đối với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

c) Quỹ tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc phải báo cáo đại diện chủ sở hữu thẩm định trước khi thực hiện. Đối với công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

2.3. Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh làm căn cứ xác định tiền lương.

Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh làm căn cứ để xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của Thành viên Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc theo quy định tại khoản 2.1 và khoản 2.2, mục II Thông tư này là tổng doanh thu; tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương); tổng sản phẩm (kể cả tổng sản phẩm quy đổi tiêu thụ); lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận của công ty mẹ là công ty nhà nước được tính theo quy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đối với công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì tính theo quy định tại Thông tư số 24/2007/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

Chỉ tiêu tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ, được tính theo Thông tư số 06/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.4. Xây dựng quy chế trả lương, quy chế thưởng.

a) Công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương, quy chế thưởng làm căn cứ để trả lương, tiền thưởng cho người lao động, Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch.

b) Tiền lương, tiền thưởng phải gắn với chức danh công việc, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, khuyến khích trả lương, tiền thưởng thoả đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty, phù hợp với mặt bằng tiền công trên thị trường lao động.

c) Khi xây dựng quy chế trả lương, quy chế thưởng phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty, đồng thời phổ biến đến từng người lao động và đăng ký với đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.

III. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CON.

Chế độ tiền lương đối với công ty con theo Điều 5 Nghị định số 141/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập; công ty mẹ trong Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu.

1.1. Xếp lương và phụ cấp lương:

1.1.1. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

a) Căn cứ vào tính chất, điều kiện lao động và công việc được giao, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ để xếp lương, phụ cấp lương đối với người lao động theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện.

b) Viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Kiểm soát viên chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp giữ chức vụ theo hạng công ty được xếp, trong đó Kiểm soát viên hưởng phụ cấp giữ chức vụ tương đương Trưởng phòng công ty.

c) Việc xếp lương đối với người lao động làm việc ở khu vực khác chuyển đến làm việc tại công ty con thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 1.1, mục II Thông tư này.

1.1.2. Đối với Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách), Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, xếp lương chức vụ theo hạng công ty được xếp; Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách), Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát), Kiểm soát viên không chuyên trách hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc; Ngoài ra, tuỳ theo tính chất và điều kiện lao động còn được hưởng các chế độ phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Đối với công ty con đủ các điều kiện dưới đây thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc đề nghị công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế có văn bản báo cáo đại diện chủ sở hữu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính việc xếp lương, phụ cấp lương theo Tổng công ty; xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xếp lương, phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt:

a) Xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt:

- Giữ vai trò trọng yếu trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

- Có vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng trở lên; Lợi nhuận từ 70 tỷ đồng trở lên; Nộp ngân sách nhà nước từ 70 tỷ đồng trở lên;

- Có từ 10 đơn vị thành viên trở lên.

b) Xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty (không kể các công ty con trong quyết định thành lập là Tổng công ty):

+ Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên; Lợi nhuận từ 50 tỷ đồng trở lên; Nộp ngân sách nhà nước từ 50 tỷ đồng trở lên;

+ Có từ 5 đơn vị thành viên trở lên.

c) Hồ sơ kèm theo văn bản của công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế đề nghị xếp lương, phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt hoặc Tổng công ty, bao gồm:

- Quyết định thành lập công ty; Quyết định phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty;

- Bản thuyết minh các chỉ tiêu về vốn điều lệ, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, trong đó chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước tính theo số phát sinh trong kỳ, lợi nhuận tính theo số lợi nhuận thực hiện trước thuế. Trường hợp do thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc do Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp hơn so với quy định thì phải thuyết minh rõ các yếu tố làm giảm lợi nhuận.

- Bản thuyết minh vai trò trọng yếu trong Tập đoàn kinh tế (đối với trường hợp đề nghị xếp lương, phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt), thể hiện ở vị trí của công ty đối với sự phát triển của Tập đoàn kinh tế và các công ty con khác; phạm vi hoạt động trong nước, ngoài nước, thu hút và sử dụng lao động;

- Báo cáo tài chính năm trước liền kề và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm đề nghị.

d) Việc chuyển xếp lương và quyết định xếp lương theo Tổng công ty đặc biệt hoặc Tổng công ty, thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c, khoản 1.2, mục II Thông tư này.

1.2. Quản lý tiền lương:

1.2.1. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty con là Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập; công ty mẹ là công ty nhà nước trong Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thu nhập theo quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP, Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, Điều 4 Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

1.2.2 Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu; công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong Tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thực hiện quản lý lao động, tiền lương theo quy định tại Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

1.2.3 Chủ tịch Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc phải báo cáo công ty mẹ đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc để thẩm định trước khi thực hiện.

1.2.4. Công ty có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương, quy chế thưởng và trả lương, tiền thưởng cho người lao động và Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng như quy định đối với công ty mẹ tại khoản 2.4, mục II Thông tư này.

2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.

Công ty, doanh nghiệp thực hiện xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, xác định quỹ tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư hướng dẫn số 13/2003/TT-BLĐTBXH, số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với công ty, doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ do công ty mẹ nắm giữ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty); hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc đăng ký kế hoạch tiền lương với công ty mẹ trước khi thực hiện.

3. Đối với công ty con ở nước ngoài.

Công ty con ở nước ngoài xây dựng xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, xác định quỹ tiền lương, tiền thưởng theo quy định của pháp luật nước sở tại. Đối với công ty do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc báo cáo công ty mẹ thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng để thẩm định trước khi thực hiện.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Trách nhiệm của các công ty và cơ quan quản lý Nhà nước theo Điều 6, 7 và Điều 8 Nghị định số 141/2007/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) hoặc Tổng giám đốc công ty mẹ có trách nhiệm chỉ đạo:

1.1. Căn cứ quy định của pháp luật lao động, xây dựng và ban hành chính sách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn kinh tế, bao gồm:

a) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động hàng năm và từng thời kỳ phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Tập đoàn kinh tế;

b) Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, định mức, quy chế:

- Hệ thống chức danh nghề, công việc; tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, cấp bậc kỹ thuật gắn với chức danh nghề, công việc;

- Quy trình, tiêu chuẩn về định mức lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động;

- Hệ thống các quy chế về tuyển dụng lao động, đào tạo, nâng bậc, nâng ngạch lương, trả lương, tiền thưởng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng với viên chức quản lý; nội quy lao động; thoả ước lao động tập thể; quy trình đàm phán, thương lượng và giải quyết tranh chấp lao động.

c) Xây dựng hệ thống tiền lương gắn với chức danh nghề, công việc đảm nhận và các hình thức, chế độ trả lương khi thôi việc, nghỉ việc, trợ cấp ốm đau, thai sản, đi học; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

d) Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách lao động, tiền lương trong Tập đoàn kinh tế.

1.2. Thực hiện chính sách tiền lương đối với công ty mẹ:

a) Quý I hàng năm, báo cáo đại diện chủ sở hữu tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương năm trước liền kề (theo biểu mẫu số 1 kèm theo); kế hoạch đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương năm kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng giám đốc công ty mẹ, đồng thời gửi cho cơ quan thuế tại địa phương để làm căn cứ tính thuế (theo biểu mẫu số 2a hoặc 2b kèm theo). Riêng công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

b) Xác định quỹ tiền lương thực hiện, quỹ tiền thưởng và trả lương, tiền thưởng cho người lao động gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo quy chế trả lương, quy chế thưởng của công ty.

1.3. Thực hiện chính sách tiền lương đối với công ty con:

a) Xem xét đề nghị của công ty con để báo cáo đại diện chủ sở hữu, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt; xem xét việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty;

b) Tiếp nhận và thẩm định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương năm kế hoạch; quyết định tạm ứng tiền lương, tiền thưởng và việc hoàn trả tiền lương, tiền thưởng hưởng quá mức quy định của Nhà nước đối với Thành viên Hội đồng quản trị; Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Giám đốc công ty con quy định tại khoản 1, mục III Thông tư này. Riêng công ty con xếp lương theo Tổng công ty đặc biệt trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sau khi công ty mẹ thẩm định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương năm kế hoạch thì gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp, theo dõi.

c) Tiếp nhận đăng ký kế hoạch tiền lương của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; Thẩm định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền thưởng của công ty con ở nước ngoài do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.

1.4. Thực hiện các quyền và trách nhiệm đối với người đại diện phần vốn góp của công ty mẹ tại công ty con:

a) Chỉ đạo để người đại diện phần vốn góp hướng dẫn, yêu cầu công ty con xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, phương án tiền lương, tiền thưởng phù hợp với chính sách lao động, tiền lương, tiền thưởng của Tập đoàn kinh tế. Trên cơ sở đó, người đại diện có trách nhiệm báo cáo công ty mẹ tình hình thực hiện của công ty con do mình làm đại diện phần vốn góp;

b) Lập kế hoạch chi trả phụ cấp trách nhiệm và tiền thưởng đối với người được cử làm đại diện phần vốn góp tại các công ty con theo quy định của pháp luật;

1.5. Quý I hàng năm, báo cáo đại diện chủ sở hữu tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, lao động, tiền lương năm trước trong Tập đoàn kinh tế (theo biểu mẫu số 3);

1.6. Kiểm tra, giám sát công ty con trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc công ty con có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện:

2.1. Đối với Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập; công ty mẹ trong Tổng công ty, công ty theo mô hình công ty mẹ-công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

a) Căn cứ vào các điều kiện quy định tại Thông tư này, đề nghị công ty mẹ báo cáo đại diện chủ sở hữu, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt; xem xét việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty;

b) Xây dựng kế hoạch lao động, kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc;

c) Tháng 1 hàng năm, xây dựng và đăng ký đơn giá tiền lương với công ty mẹ; xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc báo cáo công ty mẹ thẩm định trước khi thực hiện, đồng thời gửi cho cơ quan thuế tại địa phương để làm căn cứ tính thuế (theo biểu mẫu số 2 a hoặc 2b kèm theo);

d) Xác định quỹ tiền lương thực hiện, quỹ tiền thưởng; xây dựng định mức lao động; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; quy chế nâng ngạch, nâng bậc lương; quy chế trả lương, quy chế thưởng và thực hiện trả lương, tiền thưởng cho người lao động theo quy định của pháp luật và chính sách của Tập đoàn kinh tế;

đ) Quý I hàng năm, báo cáo công ty mẹ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề (theo biểu mẫu số 1 kèm theo).

2.2. Đối với công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh với ngoài:

a) Xây dựng thang lương, bảng lương, các chế độ phụ cấp lương và đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương, nơi công ty đóng trụ sở chính;

b) Tháng 1 hàng năm, xây dựng kế hoạch tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động, đồng thời gửi cho cơ quan thuế tại địa phương để làm căn cứ tính thuế. Đối với công ty do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì đăng ký kế hoạch tiền lương với công ty mẹ trước khi thực hiện;

c) Xác định quỹ tiền lương thực hiện, quỹ tiền thưởng; xây dựng định mức lao động; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; quy chế nâng ngạch, nâng bậc lương; quy chế trả lương, quy chế thưởng và thực hiện trả lương, tiền thưởng cho người lao động theo quy định của pháp luật và chính sách của Tập đoàn kinh tế.

d) Quý I hàng năm, báo cáo công ty mẹ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề (theo biểu mẫu số 3 kèm theo);

2.3. Đối với công ty con ở nước ngoài:

a) Xây dựng các chế độ tiền lương, tiền thưởng và thực hiện chế độ báo cáo về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của pháp luật nước sở tại. Đối với công ty do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ thì báo cáo công ty mẹ kế hoạch sử dụng lao động, quỹ tiền lương, tiền thưởng trước khi thực hiện;

b) Quý I hàng năm, báo cáo với công ty mẹ tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề (theo biểu mẫu số 3 kèm theo).

3. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với Tập đoàn kinh tế do mình là đại diện chủ sở hữu.

3.1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt; xem xét việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty đối với các công ty con quy định tại Thông tư này;

3.2. Tiếp nhận báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương năm trước liền kề của Tập đoàn kinh tế; xem xét bản đăng ký kế hoạch đơn giá tiền lương; thẩm định quỹ tiền lương năm kế hoạch, quyết định tạm ứng tiền lương, tiền thưởng và việc hoàn trả tiền lương, tiền thưởng hưởng quá mức quy định của Nhà nước đối với Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng giám đốc công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế;

3.3. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính kiểm tra việc xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng giám đốc công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

3.4. Quý I hàng năm, tổng hợp và báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lao động, tiền lương năm trước liền kề của Tập đoàn kinh tế (theo biểu mẫu số 4 kèm theo).

3.5. Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này trong Tập đoàn kinh tế.

4. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4.1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty đặc biệt; xem xét việc xếp lương và phụ cấp lương theo Tổng công ty đối với công ty quy định tại Thông tư này; kiểm tra việc xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng giám đốc công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;

4.2. Kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này trong các Tập đoàn kinh tế.

V. HIỆU LỰC THI HÀNH.

1. Căn cứ nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế chỉ đạo thực hiện chính sách tiền lương theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Việc xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương năm 2007 của Thành viên Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế được thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.

3. Đối với công ty do Nhà n­ước sở hữu 100% vốn điều lệ là đơn vị thành viên của Tập đoàn kinh tế nhưng không phải công ty con, thì việc quản lý tiền lương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 206/2004/NĐ-CP; Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004; Điều 4 Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Các Tổng công ty, công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con được vận dụng quy định tại Điều 6 Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công ty phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,
các cơ quan trực thuộc CP;
- UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;
- Sở Tài chính tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ LĐTBXH;
- Các Tập đoàn kinh tế;
- Đăng Công báo;
- Lưu VP, Vụ TLTC Bộ LĐTBXH.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Ngân

Mẫu số 1

Tên Tập đoàn kinh tế:…………………

Hoặc công ty...........................................

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH, LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ; THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC NĂM: ........

SốTT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện

Thực hiện KH %

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

I

CHỈ TIÊU SẢN XUẤT, KINH DOANH:

1

- Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi)

2

- Tổng doanh thu

Tr.đồng

3

- Tổng chi phí (chưa có lương)

Tr.đồng

4

- Tổng các khoản nộp ngân sách NN

Tr.đồng

5

- Lợi nhuận

Tr.đồng

II

CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG:

1

- Lao động định mức

Người

2

- Lao động sử dụng thực tế bình quân

Người

III

TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1

Quỹ tiền lương theo đơn giá

Tr.đồng

2

Quỹ tiền lương ngoài đơn giá

Tr.đồng

Quỹ tiền lương bổ sung

Tr.đồng

Quỹ phụ cấp và chế độ khác ngoài đơn giá (nếu có)

Tr.đồng

Quỹ làm thêm giờ, làm đêm ngoài đơn giá

Tr.đồng

3

Tiền lương BQ theo lao động định mức

1.000đ/thg

4

Tiền lương BQ theo lao động thực tế sử dụng BQ

1.000 đ/tg

5

Quỹ tiền thưởng và phúc lợi từ lợi nhuận. Trong đó: phân phối trực tiếp cho người lao động (kể cả tiền ăn ca, thưởng, ...)

Tr.đồng

6

Quỹ thu nhập khác

Tr.đồng

7

Thu nhập bình quân thực tế (1)

1.000đ/thg

8

Năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu.

Tr.đ/năm

IV

QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA HĐQT; HĐTV HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC:

1

Số thành viên chuyên trách HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV chuyên trách

Người

2

Số thành viên không chuyên trách HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV không chuyên trách

Người

3

Tổng giám đốc, Giám đốc

Người

4

Quỹ tiền lương

Tr.đồng

5

Quỹ tiền thưởng

Tr.đồng

6

Tiền lương bình quân

1.000đ/thg

7

Thu nhập bình quân (tiền lương + tiền thưởng)

1.000đ/thg

Ghi chú: (1) Thu nhập bình quân gồm tiền lương bình quân, tiền thưởng và phúc lợi phân phối trực tiếp cho người lao động và quỹ thu nhập khác tính bình quân theo tháng theo lao động thực tế sử dụng bình quân.

......, ngày......tháng......năm........

Người lập biểu
( Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2a

Tên Tập đoàn kinh tế:…………………

Hoặc công ty...........................................

KẾ HOẠCH ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO TỔNG DOANH THU, TỔNG DOANH THU TRỪ TỔNG CHI PHÍ , LỢI NHUẬN VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ; HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC NĂM .........

Số TT

Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch

Đơn vị tính

Số báo cáo năm trước (năm.….)

Kế hoạch năm...

Kế hoạch

Thực hiện

1

2

3

4

5

6

I

CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH

1

Tổng doanh thu

Tr.đồng

2

Tổng chi phí (chưa có lương)

Tr.đồng

3

Lợi nhuận

Tr.đồng

4

Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước

Tr.đồng

II

ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG

1

Lao động định mức (1)

Người

2

Lao động thực tế sử dụng BQ (1)

Người

3

Hệ số lương theo cấp bậc công việc BQ (1)

4

Hệ số phụ cấp BQ tính trong đơn giá (1)

5

Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn (TLmincty)

1.000đ/th

6

Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể

Tr.đồng

7

Quỹ tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm tính trong đơn giá

Tr.đồng

8

Đơn giá tiền lương

9

Quỹ tiền lương năm kế hoạch theo đơn giá

Tr.đồng

10

Qũy tiền lương bổ sung (1)

Tr.đồng

11

Quỹ phụ cấp, chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá (1)

Tr.đồng

12

Quỹ tiền lương làm thêm giờ ngoài kế hoạch (1)

Tr.đồng

13

Quỹ tiền lương làm việc vào ban đêm ngoài đơn giá (1)

Tr.đồng

14

Tổng quỹ tiền lương chung ( 9+10+11 +12 + 13

Tr.đồng

15

NSLĐ BQ theo sản phẩm tính theo lao động định mức :

Tr.đ/năm

16

NSLĐ BQ theo sản phẩm tính theo lao động thực tế sử dụng BQ:

Tr.đ/năm

17

Tiền lương BQ tính theo lao động định mức

1.000đ/th

18

Tiền lương BQ tính theo lao động thực tế sử dụng BQ

1.000đ/th

III

QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA HĐQT; HĐTV HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC:

1

Số thành viên HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV chuyên trách

Người

2

Số thành viên HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV không chuyên trách

Người

3

Tổng giám đốc, Giám đốc

4

Hệ số lương chức vụ bình quân (2)

Người

5

Hệ số phụ cấp bình quân (3)

6

Hệ số điều chỉnh quĩ tiền lương

7

Quỹ tiền lương

Tr.đồng

8

Quỹ tiền thưởng

Tr.đồng

9

Tiền lương bình quân

1000đ/th

10

Thu nhập bình quân (tiền lương + tiền thưởng)

1000đ/th

Ghi chú: (1) Các chỉ tiêu này đều là chỉ tiêu tổng hợp, công ty phải có giải trình và thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu này cho năm kế hoạch.

(2) và (3): tính bình quân theo số thành viên của Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc, Giám đốc thực tế có mặt tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch.

......, ngày......tháng......năm........

Người lập biểu
( Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2b

Tên Tập đoàn kinh tế:…………………

Hoặc công ty........................................

KẾ HOẠCH ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO ĐƠN VỊ SẢN PHẨM VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ; HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC NĂM .........

Số TT

Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương kế hoạch

Đơn vị tính

Số báo cáo năm trước (năm.….)

Kế hoạch năm...

Kế hoạch

Thực hiện

1

2

3

4

5

6

I

CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH

1

Tổng doanh thu

Tr.đồng

2

Tổng chi phí (chưa có lương)

Tr.đồng

3

Lợi nhuận

Tr.đồng

4

Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước

Tr.đồng

II

ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG

1

Lao động định mức (1)

Người

2

Lao động thực tế sử dụng BQ (1)

Người

3

Hệ số lương theo cấp bậc công việc BQ (1)

4

Hệ số phụ cấp BQ tính trong đơn giá (1)

5

Mức lương tối thiểu của công ty lựa chọn (TLmincty)

1.000đ/th

6

Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể:

Tr.đồng

7

Quỹ tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm tính trong đơn giá

Tr.đồng

8

Đơn giá tiền lương

9

Quỹ tiền lương năm kế hoạch theo đơn giá

Tr.đồng

10

Quỹ tiền lương bổ sung (1)

Tr.đồng

11

Quỹ phụ cấp, chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá (1)

Tr.đồng

12

Quỹ tiền lương làm thêm giờ ngoài kế hoạch (1)

Tr.đồng

13

Quỹ tiền lương làm việc vào ban đêm ngoài đơn giá (1)

Tr.đồng

14

Tổng quỹ tiền lương chung ( 9+10+11+ 12+ 13)

Tr.đồng

15

NSLĐ BQ theo sản phẩm tính theo lao động định mức :

Tr.đ/năm

16

NSLĐ BQ theo sản phẩm tính theo lao động thực tế sử dụng BQ

Tr.đ/năm

17

Tiền lương BQ tính theo lao động định mức

1.000đ/th

18

Tiền lương BQ tính theo lao động thực tế sử dụng BQ

1.000đ/th

III

QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA HĐQT; HĐTV HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC

1

Số thành viên HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV chuyên trách

Người

2

Số thành viên HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV không chuyên trách

Người

3

Tổng giám đốc, Giám đốc

4

Hệ số lương chức vụ bình quân (2)

Người

5

Hệ số phụ cấp bình quân (3)

6

Hệ số điều chỉnh quĩ tiền lương

7

Quỹ tiền lương

Tr.đồng

8

Quỹ tiền thưởng

Tr.đồng

9

Tiền lương bình quân

1000đ/th

10

Thu nhập bình quân (tiền lương + tiền thưởng)

1000đ/th

Ghi chú: (1) Các chỉ tiêu này đều là chỉ tiêu tổng hợp, công ty phải có giải trình và thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu này cho năm kế hoạch.

(2) và (3): tính bình quân theo số thành viên của Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên; Tổng Giám đốc, Giám đốc thực tế có mặt tại thời điểm xác định quỹ tiền lương kế hoạch.

......, ngày......tháng......năm......

Người lập biểu
( Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 3

Tên Tập đoàn kinh tế..........................

Hoặc tên công ty...........................................

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH, LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ; THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC NĂM: ........

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch

Thực hiện

Thực hiện KH %

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

I

CHỈ TIÊU SẢN XUẤT, KINH DOANH:

1

- Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi)

2

- Tổng doanh thu

Tr.đồng

3

- Tổng chi phí (chưa có lương)

Tr.đồng

4

- Tổng các khoản nộp ngân sách NN

Tr.đồng

5

- Lợi nhuận

Tr.đồng

II

CHỈ TIÊU LAO ĐỘNG:

1

- Lao động kế hoạch

Người

2

- Lao động sử dụng thực tế bình quân

Người

III

TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1

Quỹ tiền lương (kể cả lương làm đêm, thêm giờ)

Tr.đồng

2

Quỹ phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và chế độ khác phân phối trực tiếp cho người lao động (kể cả tiền ăn ca)

Tr.đồng

3

Tiền lương BQ theo lao động kế hoạch

1.000đ/thg

4

Tiền lương BQ theo lao động thực tế sử dụng BQ

1.000đ/thg

5

Thu nhập bình quân (gồm tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp...)

1.000đ/thg

6

Năng suất lao động bình quân tính theo doanh thu.

Tr.đồng

IV

QUỸ TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG CỦA HĐQT; HĐTV HOẶC CHỦ TỊCH CÔNG TY, KIỂM SOÁT VIÊN; TỔNG GIÁM ĐỐC, GIÁM ĐỐC:

1

Số thành viên chuyên trách HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV chuyên trách

Người

2

Số thành viên không chuyên trách HĐQT; HĐTV, Chủ tịch công ty và KSV không chuyên trách

Người

3

Tổng giám đốc, Giám đốc

Người

4

Quỹ tiền lương

Tr.đồng

5

Quỹ tiền thưởng

Tr.đồng

6

Tiền lương bình quân

1.000đ/thg

7

Thu nhập bình quân (tiền lương + tiền thưởng)

1.000đ/thg

Ghi chú: Khi báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, lao động tiền lương và thu nhập của Tập đoàn kinh tế theo biểu số 4 thì các chỉ tiêu là chỉ tiêu tổng hợp của công ty mẹ và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế, trong đó ngoài chỉ tiêu tổng hợp chung, đề nghị tách riêng theo 2 loại công ty con: công ty con 100% vốn nhà nước và công ty con khác.

......, ngày......tháng......năm........

Người lập biểu
( Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)



Mẫu số 4

Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố …………

Hoặc Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập………………

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH, LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG NĂM TRƯỚC VÀ KẾ HOẠCH NĂM ........

Số TT

Tên tập đoàn kinh tế

Chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh

Tiền lương của người lao động

Tiền lương của lao động quản lý

Sản phẩm (tấn, m3, chiếc)

Tổng doanh thu

Nộp ngân sách nhà nước

Lợi nhuận

Lao động

Tiền lương tối thiểu áp dụng

Quỹ tiền lương theo đơn giá

Quỹ lương, phụ cấp ngoài ĐG, thưởng, phúc lợi trực tiếp cho người lao động

Số thành viên chuyên trách: HĐQT, HĐTV, Chủ tịch Cty, TGĐ, GĐ, KSV

Hệ số lương, phụ cấp bình quân của thành viên chuyên trách: HĐQT, HĐTV, Chủ tịch Cty, TGĐ, GĐ,KSV

Quỹ tiền ương

Quỹ tiền thưởng được hưởng (Tr.đ)

TH năm trước

KH năm nay

TH năm trước (Tr.đ)

KH năm nay (Tr.đ)

TH năm trước (Tr.đ)

KH năm nay (Tr.đ)

TH năm trước (Tr.đ)

KH năm nay (Tr.đ

TH năm trước (người)

KH năm nay (người)

TH năm trước (1000đ)

KH năm nay (1000đ)

TH năm trước (Tr.đ)

KH năm Nay (Tr.đ)

TH năm trước (Tr.đ)

KH năm nay (Tr.đ)

TH năm trước

KH năm nay

TH năm trước

KH năm nay

TH năm trước (Tr.đ)

KH năm nay (Tr.đ)

TH năm trước (Trđ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

1

Tập đoàn A

2

Tổng cộng

......, ngày......tháng......năm........

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )

Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)