Chương 2 Thông tư 18/2019/TT-BKHCN quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Việc đánh giá hoạt động của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phải dựa trên các quy định về các nhóm tiêu chí sau:
1. Nhóm tiêu chí 1 - Đánh giá định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động, gồm 02 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 1 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 1. Sự rõ ràng, đầy đủ và mức độ phù hợp của định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động so với vị trí, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức;
b) Tiêu chí 2. Tính khả thi và mức độ phù hợp của định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động của tổ chức với xu thế quốc tế và chiến lược của quốc gia, địa phương trong lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
2. Nhóm tiêu chí 2 - Đánh giá nguồn nhân lực, gồm 02 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 2 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 3. Đội ngũ cán bộ có cơ cấu phù hợp và ổn định để bảo đảm hoạt động của tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ;
b) Tiêu chí 4. Đội ngũ cán bộ có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động của tổ chức.
3. Nhóm tiêu chí 3 - Đánh giá trang thiết bị và cơ sở vật chất, gồm 03 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 3 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 5. Mức độ đáp ứng (về số lượng và chất lượng) của trang thiết bị để bảo đảm hoạt động chuyên môn của tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ;
b) Tiêu chí 6. Mức độ hợp lý trong việc sử dụng và phối hợp, chia sẻ việc sử dụng các trang thiết bị cho hoạt động chuyên môn;
c) Tiêu chí 7. Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất cơ bản: không gian phòng thí nghiệm, phòng làm việc, thiết bị văn phòng, việc ứng dụng công nghệ thông tin, an ninh, an toàn, vệ sinh và các điều kiện khác.
4. Nhóm tiêu chí 4 - Đánh giá nguồn kinh phí, gồm 03 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 4 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 8. Mức độ đa dạng và tăng trưởng các nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức (từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và nguồn khác từ trong nước và quốc tế);
b) Tiêu chí 9. Mức độ phát triển nguồn kinh phí từ việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ;
c). Tiêu chí 10. Mức độ tái đầu tư của tổ chức để phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ từ các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
5. Nhóm tiêu chí 5 - Đánh giá việc tổ chức hoạt động, gồm 04 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 5 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 11. Mức độ hợp lý trong việc phối hợp công việc giữa các bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của đơn vị;
b) Tiêu chí 12. Mức độ phổ biến thông tin cho cán bộ (về chiến lược, chính sách và kế hoạch hoạt động của đơn vị; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tài liệu, thông tin liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ tổ chức đang hoạt động...);
c) Tiêu chí 13. Mức độ nỗ lực trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, kết quả hoạt động của tổ chức tới các đối tác tiềm năng;
d) Tiêu chí 14. Phát triển được quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài.
6. Nhóm tiêu chí 6 - Đánh giá năng lực và kết quả công bố ấn phẩm, gồm 02 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 6 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 15. Công bố các ấn phẩm khoa học trong nước;
b) Tiêu chí 16. Công bố các ấn phẩm khoa học quốc tế.
7. Nhóm tiêu chí 7 - Đánh giá năng lực phát triển công nghệ và kết quả về triển khai công nghệ, gồm 02 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 7 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 17. Phát triển được các công nghệ mới có giá trị;
b) Tiêu chí 18. Đưa được công nghệ mới vào quản lý và sản xuất.
8. Nhóm tiêu chí 8 - Đánh giá năng lực và kết quả hoạt động đào tạo, cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ, gồm 02 tiêu chí thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Mục 8 Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiêu chí 19. Năng lực và kết quả đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ;
b) Tiêu chí 20. Năng lực và kết quả cung cấp dịch vụ.
Đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện trên cơ sở kết hợp hai phương pháp đánh giá định tính và đánh giá định lượng như sau:
1. Đánh giá định tính để mô tả và phân tích đặc điểm của đối tượng, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất những kiến nghị để cải thiện hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ. Chuyên gia đánh giá đưa ra những nhận định đánh giá định tính theo từng tiêu chí đánh giá để hỗ trợ đánh giá định lượng;
2. Đánh giá định lượng để chấm điểm đánh giá trên cơ sở xác định trọng số, mức đánh giá và tổng hợp điểm đánh giá theo mỗi tiêu chí, nhóm tiêu chí đánh giá;
3. Việc xác định trọng số phù hợp cho mỗi nhóm tiêu chí và cho từng tiêu chí đánh giá trong mỗi nhóm từ 0% trở lên phải căn cứ vào đặc trưng hoạt động chủ yếu của tổ chức được đánh giá. Các đặc trưng đó bao gồm: chức năng, nhiệm vụ, loại hình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ) và chuyên môn thuộc các lĩnh vực nghiên cứu (khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp; khoa học xã hội; và khoa học nhân văn) và các đặc trưng cụ thể khác;
4. Tổng trọng số của tất cả các nhóm tiêu chí đánh giá là 100%. Trọng số của từng nhóm tiêu chí (Tn) được xác định sao cho phù hợp và đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Trọng số của nhóm tiêu chí 1 quy định tại
b) Tổng trọng số của các nhóm tiêu chí từ nhóm tiêu chí 2 đến nhóm tiêu chí 5 quy định tại các Khoản 2 đến
c) Tổng trọng số của các nhóm tiêu chí từ nhóm tiêu chí 6 đến nhóm tiêu chí 8 quy định tại các Khoản 6 đến Khoản 8 là 40%;
5. Chấm điểm đánh giá
a) Chuyên gia đánh giá xác định mức độ đạt được tại từng tiêu chí đánh giá (Mi) theo 5 mức đánh giá: kém, trung bình, khá, tốt và xuất sắc với điểm số tương ứng lần lượt là 1, 2, 3, 4 và 5. Mô tả cụ thể về từng mức đánh giá tương ứng với mỗi tiêu chí đánh giá thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Điểm đánh giá (Đi) tại từng tiêu chí được xác định bằng cách nhân mức đánh giá (Mi) với trọng số tương ứng của tiêu chí đó (Ti):
Đi = Mi x Ti
6. Tổng số điểm đánh giá được tính như sau:
a) Điểm đánh giá cho mỗi nhóm tiêu chí (Đn) là tổng điểm đánh giá của các tiêu chí (Đj) trong nhóm:
Đn =
Trong đó j là số lượng các tiêu chí trong mỗi nhóm tiêu chí;
b) Điểm đánh giá cuối cùng cho tổ chức (Đt) là tổng điểm của tất cả 8 nhóm tiêu chí đánh giá (Đn) nhân với trọng số tương ứng của mỗi nhóm tiêu chí (Tn):
7. Xếp loại tổ chức dựa trên điểm đánh giá cuối cùng
a) Xuất sắc: khi tổng điểm đánh giá Đt đạt từ 4,5 điểm trở lên và không có tiêu chí nào đạt dưới 4 điểm.
b) Tốt: khi tổng điểm đánh giá Đt đạt từ 3,5 đến < 4,5 điểm và không có tiêu chí nào đạt dưới 3 điểm.
c) Khá: khi tổng điểm đánh giá Đt đạt từ 2,5 đến < 3,5 điểm và không có tiêu chí nào đạt dưới 2 điểm.
d) Trung bình: khi tổng điểm đánh giá Đt đạt từ 1,5 đến < 2,5 điểm và không có tiêu chí nào đạt dưới 1 điểm.
đ) Kém: khi tổng điểm đánh giá Đt đạt dưới 1,5 điểm.
e) Kết quả đánh giá tổ chức tại các điểm a, b, c và d khoản này hạ xuống mức liền kề khi có bất kỳ một tiêu chí không đạt điểm tối thiểu ở từng mức theo quy định.
1. Chuẩn bị đánh giá
a) Tổ chức đánh giá xây dựng Kế hoạch đánh giá và trình cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đặt hàng đánh giá) phê duyệt.
b) Sau khi Kế hoạch đánh giá được phê duyệt, tổ chức đánh giá thông báo cho tổ chức được đánh giá để phối hợp, cung cấp thông tin cho việc tiến hành đánh giá.
c) Tổ chức được đánh giá chuẩn bị hồ sơ đánh giá ban đầu và gửi cho Tổ chức đánh giá trước thời điểm đánh giá ít nhất 30 ngày.
d) Hồ sơ đánh giá gồm: Báo cáo về hoạt động của tổ chức, phiếu thông tin và các tài liệu kèm theo Mẫu phiếu thông tin về hoạt động của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quy định tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thành lập Tổ chuyên gia đánh giá
Căn cứ vào hồ sơ đánh giá, Tổ chức đánh giá sẽ lựa chọn các chuyên gia đánh giá phù hợp và thành lập Tổ chuyên gia đánh giá gồm 3 hoặc 5 hoặc 7 thành viên tùy thuộc vào quy mô, đặc thù của Tổ chức được đánh giá.
3. Xác định trọng số đánh giá: Tổ chức đánh giá và Tổ chuyên gia đánh giá thống nhất, quyết định trọng số cho mỗi tiêu chí, nhóm tiêu chí đánh giá và điền vào Phiếu đánh giá, Phiếu tổng hợp điểm đánh giá theo quy định tại Mẫu số 1.1, Mẫu số 1.2 Phụ lục 1c ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thực hiện đánh giá: Tổ chức đánh giá phối hợp với Tổ chuyên gia đánh giá thực hiện việc đánh giá theo tiêu chí và phương pháp quy định tại
a) Tổ chức đánh giá xây dựng Báo cáo phân tích thông tin, dữ liệu về hoạt động của Tổ chức được đánh giá theo các chỉ số ở từng tiêu chí đánh giá và đồng thời xác định những thông tin, dữ liệu cần tìm hiểu, bổ sung để đưa vào hồ sơ đánh giá cung cấp cho chuyên gia;
b) Đánh giá tại hiện trường: chuyên gia đánh giá nghiên cứu hồ sơ đánh giá và đến phỏng vấn, thảo luận với lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt của Tổ chức được đánh giá và khảo sát cơ sở vật chất để có đầy đủ thông tin, dữ liệu để đưa ra kết luận đánh giá. Báo cáo đánh giá hiện trường được bổ sung vào hồ sơ đánh giá;
c) Đánh giá dựa trên hồ sơ: từng thành viên của Tổ chuyên gia nghiên cứu hồ sơ đánh giá và đưa ra quan điểm, đánh giá của mình vào Phiếu đánh giá theo quy định tại Mẫu số 1.1 Phụ lục 1c ban hành kèm theo Thông tư này.
- Tổ chức đánh giá tổng hợp kết quả đánh giá và điền vào Phiếu tổng hợp kết quả đánh giá theo quy định tại Mẫu số 1.2 Phụ lục 1c ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trong trường hợp chuyên gia đánh giá trong Tổ chuyên gia xác định mức đánh giá đối với một tiêu chí chênh lệch nhau nhiều hơn 01 mức đánh giá thì Tổ chuyên gia phải thảo luận, đánh giá lại tiêu chí đó;
5. Xây dựng báo cáo kết quả đánh giá: Báo cáo kết quả đánh giá được thống nhất bởi Tổ chuyên gia đánh giá và Tổ chức đánh giá. Việc xây dựng Báo cáo kết quả đánh giá được thực hiện như sau:
a) Trên cơ sở các Phiếu đánh giá, Phiếu tổng hợp kết quả đánh giá của Tổ chuyên gia đánh giá, Tổ chức đánh giá xây dựng dự thảo Báo cáo đánh giá theo quy định tại Mẫu số 1.3 Phụ lục 1c ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tổ chuyên gia đánh giá và Tổ chức đánh giá thống nhất, hoàn thiện và chịu trách nhiệm về tính chuẩn xác của Báo cáo đánh giá theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức đánh giá gửi Báo cáo đánh giá cho cơ quan đặt hàng đánh giá phê duyệt.
7. Phê duyệt kết quả đánh giá: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo đánh giá, cơ quan đặt hàng có trách nhiệm xem xét và phê duyệt Báo cáo đánh giá.
Thông tư 18/2019/TT-BKHCN quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 18/2019/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/12/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 93 đến số 94
- Ngày hiệu lực: 10/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc, tần suất và kinh phí thực hiện đánh giá
- Điều 5. Tiêu chí đánh giá hoạt động của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Điều 6. Phương pháp thực hiện đánh giá hoạt động của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
- Điều 7. Quy trình đánh giá hoạt động của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Điều 8. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Điều 9. Phương pháp thực hiện đánh giá chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Điều 10. Quy trình đánh giá chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ