- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 185/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- 4Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 5Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2012/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về điều kiện năng lực và điều kiện hành nghề của tổ chức, cá nhân tham gia lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là quy hoạch di tích), dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là dự án tu bổ di tích), báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích), thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là thiết kế tu bổ di tích) và thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là thi công tu bổ di tích); nội dung hồ sơ thiết kế tu bổ di tích, thẩm quyền thẩm định hồ sơ thiết kế tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi tiến hành lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích; thẩm định hồ sơ thiết kế tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hạ giải di tích là hoạt động tháo rời cấu kiện tạo thành kiến trúc của một di tích nhằm mục đích tu bổ di tích hoặc di chuyển cấu kiện đến một nơi khác để lắp dựng lại mà vẫn giữ gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện đó.
2. Gia cố, gia cường di tích là biện pháp làm tăng sự bền vững và ổn định của di tích hoặc các bộ phận của di tích.
3. Phục chế di tích là hoạt động tạo ra sản phẩm mới theo nguyên mẫu về chất liệu, hình thức và kỹ thuật để thay thế thành phần bị hư hỏng, bị mất của di tích.
4. Tôn tạo di tích là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
5. Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động chống đỡ, gia cố, gia cường tạm thời hoặc sửa chữa nhỏ để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ, hủy hoại.
Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động thiết kế tu bổ di tích
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Thiết kế tu bổ di tích được lập trên cơ sở kết quả khảo sát, tư liệu liên quan trực tiếp, gián tiếp đến di tích và phải tuân thủ nội dung dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.
3. Ưu tiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ truyền thống đã được sử dụng trong di tích. Trong trường hợp giải pháp kỹ thuật, công nghệ truyền thống không đáp ứng yêu cầu về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thì được áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại phù hợp, đã kiểm nghiệm trong thực tế và không làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của di tích.
4. Thiết kế tu bổ di tích được tiếp tục thực hiện trong quá trình thi công tu bổ di tích nhằm kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với những phát sinh, phát hiện mới về di tích.
5. Ưu tiên bảo quản, gia cố, gia cường di tích trước khi áp dụng phương án tu bổ, phục hồi di tích.
6. Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân trong suốt quá trình thiết kế tu bổ di tích.
Điều 4. Nguyên tắc trong hoạt động thi công tu bổ di tích
1. Tuân thủ thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động và các quy định pháp luật có liên quan trong quá trình thi công tu bổ di tích.
2. Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.
3. Khi có những phát sinh, phát hiện mới về di tích khác với thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt, đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát phải kịp thời thông báo với chủ đầu tư dự án tu bổ di tích. Trong trường hợp điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phải xem xét điều chỉnh thời gian thi công tu bổ di tích để đảm bảo chất lượng công trình.
4. Hoạt động thi công tu bổ di tích được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích và tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về di sản văn hóa.
5. Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.
6. Ghi nhận đầy đủ trong Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công mọi hoạt động thi công tu bổ di tích đã thực hiện tại công trường.
7. Bảo đảm an toàn cho di tích và khách tham quan.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích và thi công tu bổ di tích có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại
a) Lập quy hoạch di tích;
b) Lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích;
c) Thi công tu bổ di tích;
d) Giám sát thi công tu bổ di tích.
2. Cá nhân chủ nhiệm, chủ trì lập quy hoạch di tích; chủ nhiệm lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích hoặc giám đốc tư vấn quản lý dự án tu bổ di tích; chỉ huy trưởng công trường thi công tu bổ di tích phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại
Điều 6. Giấy chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề
1. Giấy chứng nhận hành nghề cấp cho tổ chức có đủ điều kiện năng lực tương ứng với hoạt động xin đăng ký hành nghề quy định tại
2. Chứng chỉ hành nghề cấp cho cá nhân có đủ điều kiện năng lực tương ứng với hoạt động xin đăng ký hành nghề theo quy định sau:
a) Hành nghề lập quy hoạch di tích được cấp cho người đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi chung là lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích) do viện nghiên cứu, trường đại học có chức năng đào tạo chuyên ngành xây dựng, kiến trúc hoặc liên quan đến hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích tổ chức; đã tham gia tư vấn lập ít nhất 03 (ba) quy hoạch di tích hoặc 05 (năm) dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt;
b) Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia tư vấn lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích ít nhất 03 (ba) di tích đã được phê duyệt;
c) Hành nghề thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng hoặc người có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã tham gia thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao;
d) Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích được cấp cho người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình; đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích; đã giám sát thi công ít nhất 03 (ba) công trình di tích được nghiệm thu và bàn giao.
3. Cá nhân là công chức đang làm công việc quản lý hành chính nhà nước thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề.
Điều 7. Điều kiện năng lực của tổ chức lập quy hoạch di tích
1. Có đủ điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Có ít nhất 02 (hai) người có Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch di tích, trong đó có người đủ điều kiện năng lực chủ nhiệm, chủ trì lập quy hoạch di tích theo quy định tại
3. Đã tham gia tư vấn lập ít nhất 01 (một) quy hoạch di tích hoặc ít nhất 02 (hai) dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được phê duyệt.
1. Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế hoặc tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Có ít nhất 03 (ba) người có Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích, trong đó có người đủ điều kiện năng lực chủ nhiệm lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích hoặc giám đốc tư vấn quản lý dự án tu bổ di tích theo quy định tại
3. Đã tham gia tư vấn lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt.
Điều 9. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công tu bổ di tích
1. Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Có ít nhất 03 (ba) người có Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích, trong đó có người đủ điều kiện năng lực chỉ huy trưởng công trường thi công tu bổ di tích theo quy định tại
3. Có đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Điều 10. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích
1. Có đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Có ít nhất 02 (hai) người có Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.
Điều 11. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm, chủ trì lập quy hoạch di tích
1. Có đủ điều kiện năng lực của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Có Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch di tích.
1. Có đủ điều kiện năng lực của chủ nhiệm lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế hoặc giám đốc tư vấn quản lý dự án theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Có Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.
Điều 13. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường thi công tu bổ di tích
1. Có đủ điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường theo quy định pháp luật về xây dựng;
2. Có Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.
Điều 14. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề
1. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Danh sách người có Chứng chỉ hành nghề, cá nhân đảm nhận các chức danh liên quan đến hoạt động xin cấp Giấy chứng nhận hành nghề quy định tại
c) Giấy tờ chứng minh điều kiện năng lực theo quy định pháp luật về xây dựng;
d) Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm tham gia lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích được phê duyệt.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận hành nghề (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này); trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Giấy chứng nhận hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 (năm) năm.
5. Việc thu và sử dụng lệ phí cấp Giấy chứng nhận hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận hành nghề.
Điều 15. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề
1. Cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề bao gồm:
a) Đơn xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, hành nghề kỹ sư xây dựng, hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề quy định tại
c) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng chỉ hoặc chứng nhận tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức tu bổ di tích;
d) Bản khai kinh nghiệm chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích liên quan đến hoạt động xin cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này). Bản khai phải có xác nhận của tổ chức nơi người đó đã làm việc hoặc đang làm việc; người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận;
đ) 02 (hai) ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm đề nghị cấp.
2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực trong thời hạn 05 (năm) năm.
5. Việc thu và sử dụng lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm cấp Chứng chỉ hành nghề.
Điều 16. Cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề
1. Giấy chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề được cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Hết hạn sử dụng;
b) Bị mất hoặc bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ) không sử dụng được;
c) Bị lỗi do in ấn hoặc nhầm lẫn;
d) Bổ sung nội dung hành nghề.
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề (Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề đã được cấp (đối với trường hợp Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng, bị lỗi hoặc bổ sung nội dung hành nghề);
- 02 (hai) ảnh mầu cỡ 3x4cm chụp trong năm đề nghị cấp lại (đối với trường hợp xin cấp lại Chứng chỉ hành nghề);
Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề đã cấp hoặc cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề bị mất thì phải gửi kèm theo hồ sơ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 14 hoặc tại
b) Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng, bị lỗi, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Đối với các trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề thì thời hạn cấp lại như cấp mới.
c) Việc thu và sử dụng lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề.
Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề bị lỗi thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp miễn phí theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
3. Nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau:
a) Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, bị lỗi, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề cũ;
b) Đối với trường hợp xin cấp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề cũ;
c) Đối với trường hợp hết hạn thì nội dung và thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận hành nghề, Chứng chỉ hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Điều 17. Hồ sơ thiết kế tu bổ di tích
Hồ sơ thiết kế tu bổ di tích bao gồm:
1. Báo cáo khảo sát;
2. Ảnh chụp hiện trạng;
3. Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
4. Thuyết minh;
5. Dự toán kinh phí.
Điều 18. Nội dung báo cáo khảo sát
1. Tổng hợp tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích.
2. Kết quả khảo sát tổng thể về:
a) Vị trí, mối liên hệ vùng, địa hình, không gian, môi trường cảnh quan di tích; danh sách toàn bộ các hạng mục công trình di tích;
b) Bố cục mặt bằng, hình thức kiến trúc, kết cấu, vật liệu xây dựng công trình; phân tích, xác định các yếu tố gốc cấu thành di tích và các thành phần mới bổ sung; phân tích, xác định tình trạng và nguyên nhân gây hư hỏng, xuống cấp di tích; phân tích, xác định các tác động tiêu cực của môi trường ảnh hưởng đến công trình và cảnh quan di tích; thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có); địa chất, nền móng; điều kiện vi khí hậu, mối, mọt, côn trùng, nấm mốc và các yếu tố gây hư hại khác đối với di tích; hệ thống kỹ thuật hạ tầng liên quan đến di tích;
c) Số lượng hiện vật, đồ thờ và phương án bố trí nội thất; tình trạng bảo tồn và nguyên nhân xuống cấp của hiện vật, đồ thờ.
3. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội và hoạt động văn hóa khác liên quan đến di tích.
4. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
5. Định hướng hồ sơ, tư liệu phải tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm trong quá trình thi công tu bổ di tích để phục vụ điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích.
Ảnh in màu, khổ 12 x 15cm trở lên, chụp tổng thể và chi tiết cảnh quan, các hạng mục công trình thuộc di tích tại thời điểm khảo sát. Ảnh chụp phải thể hiện được nội dung nêu trong báo cáo khảo sát quy định tại
Điều 20. Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Bản vẽ hiện trạng di tích bao gồm:
a) Bản vẽ vị trí di tích trên bản đồ hành chính cấp tỉnh thể hiện đường từ trung tâm hành chính cấp tỉnh đến di tích;
b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể hiện trạng di tích, mặt cắt tổng thể hiện trạng di tích, tỷ lệ 1/500 - 1/200 thể hiện hướng của di tích, các công trình kiến trúc hiện có, dấu vết nền móng hoặc bộ phận của công trình kiến trúc đã mất, hệ thống sân vườn, đường đi và hạ tầng kỹ thuật;
c) Bản vẽ các mặt bằng hiện trạng, các mặt đứng hiện trạng, các mặt cắt hiện trạng của công trình di tích được lập thiết kế tu bổ di tích, tỷ lệ 1/100 - 1/50 có chú thích về vật liệu, niên đại và tình trạng kỹ thuật của di tích;
d) Bản vẽ chi tiết điển hình của công trình di tích được lập thiết kế tu bổ di tích, tỷ lệ 1/20 - 1/10;
đ) Bản vẽ sơ đồ bố trí nội thất hiện trạng, tỷ lệ 1/100 và chi tiết nội thất hiện trạng, tỷ lệ 1/10 của công trình di tích được lập thiết kế tu bổ di tích.
2. Bản vẽ phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích bao gồm:
a) Bản vẽ phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể, phương án mặt cắt tổng thể, tỷ lệ 1/500 - 1/200;
b) Bản vẽ phương án các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt bảo quản, tu bổ, phục hồi công trình di tích, tỷ lệ 1/100 - 1/50;
c) Bản vẽ chi tiết bảo quản, tu bổ, phục hồi các bộ phận của công trình di tích, tỷ lệ 1/20 - 1/10;
d) Bản vẽ phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi nội thất của công trình di tích (nếu có), bao gồm bản vẽ sơ đồ bố trí nội thất, tỷ lệ 1/100 và bản vẽ chi tiết hiện vật, đồ thờ được bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1/20 - 1/10;
đ) Bản vẽ phương án tôn tạo, xây dựng công trình mới, hệ thống kỹ thuật hạ tầng và phòng, chống cháy, nổ.
Điều 21. Nội dung thuyết minh thiết kế tu bổ di tích
Nội dung thuyết minh thiết kế tu bổ di tích phải đáp ứng các yêu cầu về thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng, ngoài ra còn phải nêu rõ các nội dung sau:
1. Căn cứ pháp lý và khoa học lập thiết kế tu bổ di tích;
2. Đánh giá tổng hợp hiện trạng về cảnh quan di tích, các công trình di tích và công trình phụ trợ; niên đại của từng công trình di tích; nội thất và hiện vật, đồ thờ; hệ thống kỹ thuật hạ tầng; nguyên nhân gây hư hỏng, xuống cấp;
3. Phân tích sự biến đổi của di tích qua các thời kỳ để xác định yếu tố gốc cấu thành di tích có giá trị cần bảo tồn; phân tích kết quả nghiên cứu về kiến trúc - nghệ thuật, thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có), kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng và kết quả nghiên cứu khác về di tích;
4. Phân tích phương án thiết kế tu bổ di tích, bao gồm: phương án hạ giải công trình di tích (nếu có); phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi công trình di tích; phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi nội thất và hiện vật, đồ thờ; phương án bảo vệ hiện vật di chuyển được và không di chuyển được; phương án chống ẩm, phòng chống mối, mọt, côn trùng, nấm mốc; phương án tái định vị cấu kiện, thành phần kiến trúc; phương án phục chế vật liệu; phương án bảo vệ, phục hồi, tôn tạo cảnh quan di tích;
5. Phương án tôn tạo, xây dựng công trình mới phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, hệ thống kỹ thuật hạ tầng và phòng, chống cháy, nổ;
6. Phương án xây dựng nhà bao che bảo vệ công trình, bảo vệ cấu kiện kiến trúc sau khi hạ giải di tích;
7. Quy định về vật liệu xây dựng đưa vào công trình;
8. Quy trình và biện pháp thi công;
9. Tiến độ thi công;
10. Quy định bảo trì công trình;
11. Nội dung khác có liên quan.
Điều 22. Thẩm định thiết kế tu bổ di tích
1. Việc thẩm định thiết kế tu bổ di tích thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản về các nội dung được quy định tại
2. Thủ tục thỏa thuận thiết kế tu bổ di tích được thực hiện theo trình tự sau:
a) Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích gửi văn bản đề nghị kèm theo 01 (một) bộ hồ sơ thiết kế tu bổ di tích bằng cách nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư dự án tu bổ di tích kèm theo hồ sơ theo quy định tại
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm xem xét, thỏa thuận thiết kế tu bổ di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia.
Điều 23. Điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích
1. Sau khi hạ giải di tích mà có phát sinh, phát hiện mới về di tích, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phải tiến hành điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích cho phù hợp.
2. Việc điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích thực hiện theo quy định sau:
a) Tổ chức lập thiết kế tu bổ di tích có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích theo đề nghị bằng văn bản của chủ đầu tư dự án tu bổ di tích;
b) Việc điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.
3. Hồ sơ thiết kế tu bổ di tích điều chỉnh bao gồm:
a) Ảnh in màu, khổ 12x15cm trở lên;
b) Bản sao bản vẽ phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được phê duyệt liên quan đến nội dung điều chỉnh;
c) Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ phương án thiết kế tu bổ di tích điều chỉnh;
d) Thuyết minh nội dung điều chỉnh;
đ) Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích sau khi hạ giải di tích quy định tại
e) Dự toán điều chỉnh.
Tài liệu được quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản này phải thể hiện rõ những phát sinh, phát hiện mới về di tích.
4. Việc thỏa thuận thiết kế tu bổ di tích điều chỉnh được thực hiện trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc theo trình tự quy định tại
Điều 24. Chuẩn bị thi công tu bổ di tích
Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích và tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện những công việc sau:
1. Thống nhất với Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Phòng Văn hóa - Thông tin, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có di tích phương án bảo vệ di tích và kế hoạch thực hiện dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích;
2. Tổ chức tuyên truyền trong nhân dân địa phương nơi có di tích và đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề tham gia thi công tu bổ di tích về giá trị, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, nội dung dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích;
3. Nhận bàn giao mặt bằng và công trình được bảo quản, tu bổ, phục hồi;
4. Thực hiện phương án bảo vệ hiện vật;
5. Chuẩn bị vật liệu, nhân công, phương tiện phục vụ thi công và các công việc chuẩn bị khác.
Điều 25. Thực hiện thi công tu bổ di tích
1. Tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện xây dựng nhà bao che bảo vệ công trình và kho bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc hạ giải.
2. Tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu chúng vào cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc.
3. Tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện hạ giải di tích (nếu có), đưa cấu kiện, thành phần kiến trúc phải tháo dỡ vào kho bảo vệ.
4. Tổ chức thi công tu bổ di tích phối hợp với tổ chức lập thiết kế tu bổ di tích thực hiện nghiên cứu, đánh giá cấu kiện, thành phần kiến trúc và nền móng di tích sau khi hạ giải di tích.
5. Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích thành lập Hội đồng đánh giá di tích và quy định quy chế làm việc của Hội đồng. Thành phần Hội đồng gồm chủ đầu tư dự án tu bổ di tích, tổ chức lập thiết kế tu bổ di tích, tổ chức thi công tu bổ di tích, tổ chức giám sát thi công tu bổ di tích, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di tích và chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan. Hội đồng thực hiện việc kiểm tra kết quả công việc quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này. Kết quả làm việc của Hội đồng được lập thành biên bản.
6. Chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh thiết kế tu bổ di tích theo quy định tại
7. Tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện thi công tu bổ di tích theo thiết kế tu bổ di tích và thiết kế tu bổ di tích điều chỉnh được phê duyệt.
8. Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị hư hỏng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày.
9. Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa di tích vào sử dụng và thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 26. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công
1. Việc lập Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Nhật ký công trình bao gồm:
a) Hồ sơ viết ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích;
b) Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trước khi hạ giải, trong khi hạ giải và trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, khổ 12x15cm trở lên;
c) Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích; chi tiết các cấu kiện và vị trí các cấu kiện thay thế trong quá trình thi công tu bổ di tích.
3. Hồ sơ hoàn công bao gồm:
a) Hồ sơ ảnh di tích sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích;
b) Hồ sơ bản vẽ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích.
4. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày làm việc, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích chịu trách nhiệm gửi 01 (một) bộ Nhật ký công trình và 01 (một) bộ Hồ sơ hoàn công đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để lưu trữ; đối với di tích quốc gia đặc biệt, phải gửi thêm 01 (một) bộ Nhật ký công trình và 01 (một) bộ Hồ sơ hoàn công đến Cục Di sản văn hóa để lưu trữ.
Điều 27. Tu sửa cấp thiết di tích
1. Tu sửa cấp thiết di tích được tiến hành sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý Tổ tu sửa cấp thiết di tích. Tổ tu sửa cấp thiết di tích bao gồm 01 (một) cán bộ quản lý di tích của Sở và 01 (một) kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng có nhiệm vụ sau:
a) Lập báo cáo tu sửa cấp thiết di tích;
b) Thực hiện giám sát việc tu sửa cấp thiết di tích sau khi báo cáo tu sửa cấp thiết di tích được phê duyệt.
3. Báo cáo tu sửa cấp thiết di tích bao gồm:
a) Ảnh in màu, khổ 12x15cm, chụp hiện trạng di tích tại thời điểm lập báo cáo tu sửa. Ảnh chụp phải thể hiện được hiện trạng di tích và các bộ phận của di tích bị xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ;
b) Bản vẽ phương án tu sửa cấp thiết di tích;
c) Thuyết minh lý do tu sửa cấp thiết di tích, tình trạng kỹ thuật của di tích và đề xuất phương án tu sửa cấp thiết di tích;
d) Dự toán kinh phí.
4. Thủ tục phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết di tích:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện văn bản đề nghị kèm theo 01 (một) bộ hồ sơ báo cáo tu sửa cấp thiết di tích đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di tích;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết di tích và báo cáo bằng văn bản về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia.
THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
Điều 28. Thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
1. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo thẩm quyền.
2. Cục Di sản văn hóa tổ chức kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo thẩm quyền.
3. Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
4. Tổ chức có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
1. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi phát hiện sai phạm trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, có quyền lập biên bản, đình chỉ thi công tu bổ di tích trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi phát hiện sai phạm trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn quản lý, có quyền lập biên bản, đình chỉ thi công tu bổ di tích trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Thanh tra Bộ).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Thiết kế tu bổ di tích được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải trình duyệt lại; các nội dung công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
1. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| (Tên địa phương), ngày … tháng … năm …. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề (viết bằng chữ in hoa): …………………...............................................................................................................
- Địa chỉ: .......................................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................................
- Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp) ..........................................................
2. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ........................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................................................
- Chức danh: ................................................................................................................
- Giấy CMND: Số ........................ ngày cấp ......../......./.............. nơi cấp..............
Căn cứ quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, ....... (tên tổ chức) trân trọng đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho các hoạt động sau: (căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL để xác định hoạt động đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề)
3. Cam kết: ................ (tên tổ chức) chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (gửi kèm hồ sơ); thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
| TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN (Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ người ký, đóng dấu) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GCN-BVHTTDL | Hà Nội, ngày … tháng … năm …… |
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa,
CHỨNG NHẬN:
Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề (viết bằng chữ in hoa): ............................................................................................................................................
- Địa chỉ: ........................................................................................................................
- Điện thoại: ..................................................................................................................
- Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp) ...........................................................
Đủ điều kiện hành nghề (lập quy hoạch di tích; lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích; tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích):
1................................................................................................................................
2................................................................................................................................
3................................................................................................................................
4................................................................................................................................
Chứng nhận có giá trị trên phạm vi toàn quốc đến ngày: …....../…...../…....…
| BỘ TRƯỞNG (Ký, họ và tên, đóng dấu) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
(Tên địa phương), ngày.......tháng....... năm......
HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): .....................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh: ..........................................................................................
- Nơi sinh: ....................................................................................................................
- Quốc tịch: ..................................................................................................................
- Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài): .........................................................................................................
- Địa chỉ thường trú: ..................................................................................................
2. Trình độ chuyên môn(ghi rõ chuyên ngành đào tạo được ghi trong văn bằng, chứng chỉ đã được cấp): ....................................................................................
3. Kinh nghiệm chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích liên quan đến hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề (ghi theo bản khai kinh nghiệm chuyên môn đã được tổ chức nơi đã làm việc hoặc đang làm việc xác nhận):...................................................................................................................................
Căn cứ quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, tôi trân trọng đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho các hoạt động sau: (căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL để xác định hoạt động đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề).
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (gửi kèm hồ sơ); cam kết hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo đúng nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề được cấp, thực hiện đúng quy định tại Thông tư số ........./2012/TT-BVHTTDL và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
| CÁ NHÂN LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ và tên) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
BẢN KHAI KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN
VỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH
1. Họ và tên(viết bằng chữ in hoa): ..................................................................................
2. Quá trình hoạt động chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:
STT | Thời gian hoạt động chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (từ tháng, năm, đến tháng, năm). | Tên tổ chức nơi hoạt động chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. | Nội dung hoạt động chuyên môn về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (lập quy hoạch di tích; lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích; tư vấn giám sát thi công tu bổ di tích), tại công trình nào? chủ trì hay tham gia? | Tên tổ chức chủ trì lập quy hoạch di tích; tên chủ đầu tư dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích. |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xác nhận của những tổ chức có liên quan (Tổ chức được cá nhân ghi tại Cột thứ 3 trong Bản khai) (Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ người ký, đóng dấu) | CÁ NHÂN KHAI (Ký, ghi rõ họ và tên) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Trách nhiệm của người được cấp Chứng chỉ hành nghề: - Thực hiện hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong phạm vi cho phép của Chứng chỉ hành nghề; - Tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định của pháp luật khác có liên quan; - Không được cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng Chứng chỉ hành nghề; - Không tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề; - Xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. (Trang 4-mặt ngoài ) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH (Trang 1-mặt ngoài) | ||
_________________ Chữ ký của người được cấp chứng chỉ
Thông tin của người được cấp chứng chỉ: - Số CMTND (hoặc hộ chiếu): …….……… cấp ngày …/…/…... tại ……………………. - Quốc tịch: ………………………………... Số chứng chỉ: (Trang 2- mặt trong) | BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ___________________________ - Cấp cho Ông/Bà: ………………...….….…… - Ngày tháng năm sinh: ……………..……....… - Địa chỉ thường trú: ………………..…………. ……...………………………………..………… - Được phép hành nghề hoạt động: 1. ……………………………………...……… 2. …………………………………..….……… 3. ……………………………………………… 4. ……………………………………..….…… Chứng chỉ có giá trị trên phạm vi toàn quốc đến ngày: …/…/…… Hà Nội, ngày .../…/…… BỘ TRƯỞNG (Ký, họ và tên, đóng dấu)
(Trang 3- mặt trong) |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
(Đối với trường hợp tổ chức yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề ) | (Tên địa phương), ngày … tháng … năm …. |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ KIỆN HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH (HOẶC CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH)
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề (viết bằng chữ in hoa): ……………………….................
- Địa chỉ: ..................................................................................................................
- Điện thoại: .............................................................................................................
- Số, ngày cấp, nơi cấp chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài (đối với trường hợp cá nhân đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề): .................................................................................................................................
2. Nội dung:
Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề.
- Số Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề đã cấp: ..........
- Ngày, tháng, năm cấp: ...........................................................................................
- Lý do cấp lại:
+ Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cấp hết hạn (nêu rõ thời hạn của Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cấp);
+ Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cấp bị mất (nêu rõ lý do bị mất);
+ Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cấp bị hỏng (nêu rõ lý do bị hỏng);
+ Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cấp bị lỗi (nêu rõ những lỗi của Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cấp);
+ Bổ sung nội dung hành nghề (nêu rõ những thông tin đề nghị bổ sung nội dung hành nghề).
3. Cam kết: Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hoặc Chứng chỉ hành nghề (gửi kèm hồ sơ); thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
TỔ CHỨC HOẶC CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ HOẶC CHỨC CHỈ HÀNH NGHỀ (Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ người ký, đóng dấu đối với tổ chức) (Ký, ghi rõ họ, tên đối với cá nhân) |
- 1Quyết định 13/2004/QĐ-BVHTT ban hành “Định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành
- 2Chỉ thị 73/CT-BVHTTDL năm 2009 về tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Thông tư 17/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế-kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Quyết định 01/QĐ-BVHTTDL năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/12/2013 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Quyết định 01/QĐ-BVHTTDL năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/12/2013 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Quyết định 13/2004/QĐ-BVHTT ban hành “Định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành
- 4Nghị định 185/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- 5Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 6Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 7Chỉ thị 73/CT-BVHTTDL năm 2009 về tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
- 9Thông tư 17/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế-kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12185:2017 về Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - Thi công và nghiệm thu kết cấu gỗ
Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 18/2012/TT-BVHTTDL
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Hoàng Tuấn Anh
- Ngày công báo: 14/02/2013
- Số công báo: Từ số 105 đến số 106
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Ngày hết hiệu lực: 20/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực