THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT |
Số: 178-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 1960 |
VỀ VIỆC THU TIỀN THỦY LỢI Ở CÁC HỆ THỐNG NÔNG GIANG
Kính gửi: | - Ủy ban hành chính các tỉnh có nông giang. |
Từ hòa bình lập lại Nhà nước bỏ nhiều tiền để phục hồi các hệ thống nông giang bị địch phá hoại trong chiến tranh và xây dựng nhiều hệ thống nông giang mới. Hàng năm, Nhà nước lại phải đài thọ những chi phí khá lớn để quản lý và tu bổ sửa chữa những hệ thống nông giang nói trên.
Việc Nhà nước hàng năm phải đài thọ chi phí về quản lý và tu bổ sửa chữa những hệ thống nông giang là không hợp lý, vì một mặt nó hạn chế việc tập trung khả năng tài chính để xây dựng nhanh chóng nhiều hệ thống nông giang nơi khác hỗ trợ cho phong trào nhân dân làm thủy lợi nhằm đẩy mạnh công cuộc thủy lợi hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế cải thiện đời sống nhân dân; mặt khác nó gây tư tưởng ỷ lại trong nông dân không phát huy được mạnh mẽ ý thức làm chủ công trình và trách nhiệm tham gia bảo vệ và cải tiến công tác quản lý nông giang, thực hiện tiết kiệm nước để mở rộng phạm vi tưới nước tránh được nhiều lãng phí.
Hiện nay ruộng đất được hưởng nước nông giang chiếm khoảng 1/5 diện tích trồng trọt (400.000 Ha). Hầu hết ruộng đất đó sản lượng cao, thu hoạch bảo đảm, chi phí sản xuất lại ít; thu nhập của nông dân ở đó được khá hơn, đời sống được cải thiện nhanh hơn, trong khi nông dân ở ngoài nông giang mỗi năm phải tốn rất nhiều công sức để chống hạn, chống úng mà thu hoạch có khi không được bảo đảm. Nhưng sự đóng góp của nông dân ở trong và ngoài nông giang không khác gì nhau. Đó là một hiện tượng không công bằng hợp lý, có ảnh hưởng không tốt đến khối đoàn kết giữa nông dân trong và ngoài nông giang, ảnh hưởng không tốt đến phong trào nhân dân làm thủy lợi, tự xây dựng các công trình trung tiểu thủy nông hoặc tự bỏ tiền để sử dụng máy bơm nhỏ tưới ruộng.
Vì những lý do trên, Chính phủ chủ trương thu tiền thủy lợi tức là thu lại số tiền chi về công tác quản lý và tu bổ sửa chữa các hệ thống nông giang.
Sau khi tiến hành thu thí điểm ở hai hệ thống nông giang tưới bằng máy bơm: Lâm thao (Phú Thọ) và Sơn Tây, trong vụ chiêm 1960, nay Thủ tướng Chính phủ quyết định tiến hành thu toàn bộ ở các loại hệ thống nông giang bắt đầu từ vụ mùa năm 1960.
Ba hệ thống tưới bằng máy bơm: Lâm thao (Phú Thọ), Sơn Tây, Chương Mỹ (Sơn Tây và Hà Đông) và Nam Nghệ An, đã được chỉ định thu thí điểm trong vụ chiêm vừa rồi phải thu đủ tiền thủy lợi toàn năm; nơi nào vụ chiêm thu chưa đủ hoặc chưa thu thì truy thu cho đủ trong dịp thu vụ mùa. Các hệ thống chỉ mới bắt đầu thu trong vụ mùa này, sẽ thu một nửa số quy định phải thu cho toàn năm.
Sau đây kèm theo đề cương chính sách thu tiền thủy lợi để các tỉnh vận dụng thi hành, đồng thời liên hệ với thực tế ở địa phương nghiên cứu góp ý kiến giúp trung ương có đủ tài liệu xây dựng và ban hành điều lệ thu tiền thủy lợi chính thức.
Công tác chuẩn bị và tiến hành thu tiền thủy lợi trong vụ mùa này sẽ chia làm hai đợt như sau:
Giữa hai đợt khoảng từ 25 đến
Công tác thu tiền thủy lợi là công tác mới và phức tạp, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của số đông nhân dân và hợp tác xã. Vụ chiêm vừa qua thu hoạch sút kém cũng là một khó khăn. Nhưng quá trình chống hạn, chống úng trong mấy năm qua, nhất là trong việc chống hạn 6, 7 tháng liền không mưa hoặc mưa không đáng kể trong vụ đông – xuân vừa qua, là một thực tế rõ ràng đã làm cho phần đông cán bộ và nhân dân nhận thức được tính chất công bằng hợp lý của việc thu tiền thủy lợi. Đó là thuận lợi căn bản. Nắm vững thuận lợi nói trên kết hợp với quyết tâm lãnh đạo sản xuất vụ mùa đạt thắng lợi nhất định sẽ tiến hành được tốt công tác thu tiền thủy lợi.
Kinh nghiệm thí điểm ở Sơn Tây và Phú Thọ cho biết: có làm được tốt việc phổ biến giáo dục chính sách làm cho cán bộ và nhân dân thông suốt ý nghĩa và mục đích của việc thu tiền thủy lợi thì mới tiến hành việc đăng ký ruộng đất phân loại định mức thu được đúng; và thực hiện việc đăng ký ruộng đất phân loại định mức thu được đúng là đã hoàn thành phần lớn và phần căn bản của việc thu tiền thủy lợi. Như thế công tác trong đợt đầu có tầm quan trọng quyết định cho toàn bộ việc thu tiền thủy lợi thực hiện được tốt.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban hành chính các tỉnh có nông giang phải chú trọng lãnh đạo đúng mức công tác này, phải cử một ủy viên đặc trách cùng với các ngành có liên quan: Tài chính, Thủy lợi, ban Công tác nông thôn, Địa chính… chỉ đạo cụ thể và giúp đỡ huyện, xã hoàn thành tốt những công tác nói trên trong thời gian quy định.
Đề nghị Bộ Thủy lợi và Điện lực, Bộ Tài chính:
- Có thông tư Liên bộ hướng dẫn dụ thể Ủy ban hành chính các tỉnh và chỉ thị cho các cấp của ngành dọc, biện pháp cụ thể thi hành thông tư này.
- Cử cán bộ lập thành đoàn xuống phối hợp với tỉnh chỉ đạo điển hình hai loại hệ thống nơi bắt đầu thu: một tưới bằng đập hoặc cống và một tưới bằng ảnh hưởng nước thủy triều.
- Cử cán bộ phụ trách đặc trách theo dõi nắm tình hình chung, kịp thời giúp các tỉnh giải quyết những khó khăn mắc mứu, chuẩn bị hội nghị sơ kết ở trung ương đồng thời nghiên cứu sưu tầm tài liệu để xây dựng điều lệ chính thức trình Chính phủ ban hành trước khi bắt tay vào việc thu tiền thủy lợi.
Đề nghị Ban Công tác nông thôn trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Thủy lợi và Điện lực và Bộ Tài chính, và chỉ thị cho các cấp ở địa phương, làm tốt việc tuyên truyền giáo dục chính sách trong hợp tác xã và nông dân để đảm bảo việc thu tiền thủy lợi đạt được kết quả tốt.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển các công trình thủy lợi, đảm bảo việc đóng góp công bằng hợp lý, đồng thời thúc đẩy việc cải tiến công tác quản lý nông giang, tăng cường ý thức bảo vệ nông giang và tiết kiệm nước nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Hội đồng Chính phủ quyết định thu tiền thủy lợi trong các hệ thống nông giang.
1. Tất cả các hệ thống nông giang do Nhà nước bỏ vốn phục hồi hoặc mới xây dựng đã khai thác được trên một năm hoặc hai vụ liền, đều do nhân dân, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, có ruộng đất được hưởng nước đảm nhiệm các khoản phí tổn về quản lý, tu bổ và sửa chữa gọi là tiền thủy lợi. Tiền thủy lợi, chủ yếu trả bằng thóc hay nông sản, trường hợp thật đặc biệt mới trả bằng tiền.
2. Tiền thủy lợi sẽ thu vào tổng dự toán ngân sách của mỗi tỉnh để chi về quản lý, tu bổ hàng năm và sửa chữa các công trình của hệ thống nông giang trong tỉnh. Tỉnh nào thu được trội hơn mức chi phí nói trên được dùng số tiền thừa để kiến thiết thêm công trình thủy nông trong tỉnh. Trong những năm đầu, tiền thủy lợi thu được trừ chi phí và sửa chữa nhỏ hàng năm chưa tích lũy được nhiều, Trung ương có thể trợ cấp thêm một phần để đại tu bổ hoặc xây dựng thêm những công trình lớn nhằm tiếp tục củng cố và hoàn chỉnh căn bản các hệ thống nông giang.
3. Để khuyến khích những người có ruộng đất hưởng nước nông giang, tích cực phát triển sản xuất, mức thu tiền thủy lợi cao nhất không quá 5% so với sản lượng cố định thuế nông nghiệp.
4. Mức thu tiền thuỷ lợi căn cứ vào cách tưới (tưới thẳng hay phải tát), vào loại hệ thống nông giang (hệ thống lấy nước bằng máy bơm, đập, cống, hoặc bằng ảnh hưởng nước thủy triều) tức là căn cứ vào lợi ích đem lại được nhiều hay ít, căn cứ vào tổn phí về xây dựng và quản lý nhiều hay ít để quy định.
C. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH MỨC THU
Căn cứ vào những nguyên tắc trên, nay phân loại hệ thống và mức thu cả năm cho mỗi éc-ta ruộng đất hưởng nước nông giang (tính bằng cân thóc) như sau:
1. Các hệ thống nông giang tưới bằng máy bơm:
- Hệ thống Sơn Tây, Chương Mỹ.
- Hệ thống Lâm Thao, Hà Mão (Phú Thọ).
- Hệ thống Nam Nghệ An.
a) Ruộng được tưới thẳng từ 140 cân đến 180 cân.
b) Ruộng phải tát, từ 40 cân đến 60 cân.
2. Các hệ thống tưới bằng cống, đập: Sông Cầu, Cầu Sơn, Liễn Sơn, Hà Đông – Hà Nam, sông Chu, bắc Nghệ An.
a) Ruộng được tưới thẳng hoặc đảm bảo tiêu thủy, từ 90 cân đến 140 cân.
b) Ruộng phải tát, từ 30 cân đến 50 cân.
3. Các hệ thống tưới bằng ảnh hưởng nước thủy triều: An kim hải, bắc Thái Bình, nam Thái Bình và đông
Ngoài ra có một số hệ thống nhỏ nằm trong phạm vi một huyện, như Nam Sách (Hải Dương), Ngô Đồng (Nam Định), Thủy Nguyên (Hải Phòng)… sẽ do Ủy ban hành chính tỉnh tùy theo tác dụng của công trình và chi phí quản lý hàng năm mà định mức thu thích hợp, có thể dưới 40 cân một ecta.
Ủy ban hành chính các tỉnh sẽ căn cứ vào nguyên tắc và mức thu hướng dẫn trên đây mà xây dựng biểu thu cho hệ thống nông giang của tỉnh mình và trình Liên bộ Tài chính - Thủy lợi và Điện lực xét duyệt trước khi thi hành.
1. Tiền thủy lợi tính chung cho cả năm, tùy khả năng của nhân dân có thể chia ra trả làm một hoặc hai lần cung một lúc với thuế nông nghiệp.
2. Ruộng đất của hợp tác xã cấp cao cũng như cấp thấp đều do hợp tác xã đăng ký và trả tiền thủy lợi. Trong hợp tác xã cấp thấp, tùy theo tình hình cụ thể từng nơi nếu xét thấy cần thì người xã viên có ruộng đất phải trả một phần tiền thủy lợi lại cho hợp tác xã. Việc phân chia đài thọ tiền thủy lợi sẽ giải quyết trong nội bộ hợp tác xã thỏa thuận giữa hợp tác xã và những xã viên có ruộng đất.
3. Để khuyến khích sản xuất:
Những ruộng đất cao quá 1m50 so với mực nước trung bình của nông giang phải tát trên một đợt gầu giai hoặc hai đợt gầu sòng không phải trả tiền thủy lợi.
- Những ruộng đất làm ba vụ trong một năm cũng chỉ trả tiền thủy lợi như ruộng đất làm hai vụ.
4. Để khuyến khích việc tiết kiệm nước và phát triển diện tưới:
- Những ruộng đất nằm trong phạm vi nông giang mà từ trước đến nay chưa hưởng nước nông giang, nay do Nhà nước bỏ vốn xây dựng thêm công trình, mở rộng diện tích tưới nước hoặc tiêu thủy của nông giang mới được hưởng thì được miễn trả tiền thủy lợi trong một năm hoặc hai vụ liền.
Nếu do nông dân hoặc hợp tác xã tự bỏ vốn và công sức đào đắp, xây dựng thêm công trình để mở rộng phạm vi tưới hoặc tiêu nước của nông giang theo kế hoạch và sự hướng dẫn của Ty Thủy lợi thì sẽ được miễn trả tiền thủy lợi từ 3 đến 5 năm kể từ ngày được hưởng nước tùy theo số vốn và công sức của nông dân hoặc hợp tác xã có ruộng đất tự bỏ ra nhiều hay là ít.
- Những ruộng đất hưởng nước nông giang, do nông dân tích cực đào đắp làm thêm công trình nhỏ để trữ nước hoặc giữ nước trên ruộng, do đó tiết kiệm được nước và tạo khả năng mở rộng thêm diện tích tưới hoặc tiêu thủy của nông giang thì sẽ được chiếu cố với mức thu nhẹ hơn.
- Trường hợp do thiên tai (bão, lụt…) làm cho thu hoạch bị sút kém thì được miễn giảm theo như chế độ miễn giảm tiền thủy lợi như sau:
Thu hoạch mất dưới 20% không giảm; thu hoạch mất từ 20 đến 40% được giảm 50%; thu hoạch mất trên 40% được miễn hẳn.
Chế độ miễn giảm trên đây chỉ áp dụng cho từng khu vực ruộng đất lớn. Nếu chủ ruộng đất cố gắng làm giảm nhẹ thiệt hại thì vẫn được miễn giảm theo mức thiệt hại chung. Ngược lại nếu lơ là không chịu chăm bón, thì dù mức thiệt hại có nhiều hơn cũng vẫn tính miễn giảm theo mức thiệt hại chung.
- Trường hợp chủ ruộng đất không thi hành đúng kế hoạch phân phối nước hoặc không chịu làm những phần việc đã quy định phải tự làm như tu bổ mương máng nhỏ, đắp bờ giữ nước… làm cho việc tưới nước hoặc tiêu thủy không được bảo đảm, do đó thu hoạch bị sút kém thì không được hưởng chế độ miễn giảm nói trên.
Thông tư 178-TTg năm 1960 về việc thu tiền thủy lợi ở các hệ thống nông giang do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- Số hiệu: 178-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/08/1960
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: 31/08/1960
- Số công báo: Số 37
- Ngày hiệu lực: 31/08/1960
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định