Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/2014/TT-BTC | Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2014 |
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định tại đơn vị vũ trang nhân dân cho phù hợp.
Việc quản lý, tính hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị).
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất; phần mềm ứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 4. Tài sản cố định đặc thù
1. Những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm được quy định là tài sản cố định đặc thù.
2. Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ (như thủy tinh, gốm, sành, sứ...) phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được quy định là tài sản cố định đặc thù.
3. Căn cứ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này và đặc điểm tài sản sử dụng thực tế của ngành, lĩnh vực; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Danh mục tài sản cố định đặc thù (theo Mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương cho phù hợp để thống nhất quản lý.
Điều 5. Tài sản cố định đặc biệt
1. Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về hiện vật như: các cổ vật; hiện vật trưng bày trong bảo tàng; lăng tẩm; di tích lịch sử được xếp hạng.v.v. được quy định là tài sản cố định đặc biệt.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu quản lý đối với những tài sản quy định tại Khoản 1 Điều này; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc biệt (theo Mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương để thống nhất quản lý.
3. Nguyên giá tài sản cố định đặc biệt: Được xác định theo giá quy ước theo quy định tại Khoản 2 Điều này để ghi sổ kế toán.
Điều 6. Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản, bao gồm:
a) Tài sản cố định hữu hình
- Loại 1: Nhà, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác.
- Loại 2: Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác.
- Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:
+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác);
+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.
+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);
+ Phương tiện vận tải đường sắt;
+ Phương tiện vận tải khác.
- Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm: Máy vi tính để bàn; máy vi tính xách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác.
- Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm: phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.
- Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.
- Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.
- Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.
- Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.
- Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác.
b) Tài sản cố định vô hình
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác.
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;
c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;
d) Tài sản cố định được tặng cho;
đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.
3. Danh mục tài sản cố định hữu hình tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định
1. Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
2. Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
3. Một hệ thống gồm có nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và có chức năng hoạt động độc lập, đồng thời có sự đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
4. Súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
5. Vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập, có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất); hoặc từng cây lâu năm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định.
Điều 8. Xác định nguyên giá của tài sản cố định
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định quy định tại
1. Tài sản cố định hữu hình
a) Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm được xác định bằng công thức:
Nguyên giá TSCĐ do mua sắm | = | Giá trị ghi trên hóa đơn | - | Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá (nếu có) | + | Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử | - | Các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử | + | Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại | + | Chi phí khác (nếu có) |
b) Nguyên giá của tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành.
- Trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ghi sổ và hạch toán kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ hạch toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Giá trị đề nghị quyết toán;
+ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;
+ Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.
- Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được duyệt.
c) Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến được xác định như sau:
Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến | = | Giá trị ghi trên Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển | + | Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử | - | Các khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu do chạy thử | + | Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) | + | Chi phí khác (nếu có) |
d) Nguyên giá tài sản cố định được tặng cho được xác định như sau:
Nguyên giá TSCĐ được tặng cho | = | Giá trị của tài sản do cơ quan tài chính xác định | + | Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử | - | Các khoản thu hồi về sản phẩm phế liệu do chạy thử | + | Các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) | + | Chi phí khác (nếu có) |
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình
a) Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất
Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất thuê đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất thì nguyên giá được xác định là tiền sử dụng đất đã nộp để được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc số tiền thuê đất đã trả cho cả thời gian thuê đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
Đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì nguyên giá được xác định theo quy định của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cộng (+) các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
b) Nguyên giá của tài sản cố định vô hình (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
c) Nguyên giá tài sản cố định vô hình (phần mềm ứng dụng) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được phần mềm ứng dụng.
d) Nguyên giá tài sản cố định vô hình khác là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó.
Điều 9. Thay đổi nguyên giá tài sản cố định
1. Nguyên giá tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thực hiện nâng cấp tài sản cố định theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản cố định.
2. Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản cố định, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.
Điều 10. Quản lý tài sản cố định
1. Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, hạch toán kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
3. Tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH VỀ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Điều 11. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định
1. Các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn:
a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất;
b) Tài sản cố định đặc biệt được quy định tại
c) Tài sản cố định đơn vị đang thuê sử dụng;
d) Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ Nhà nước;
đ) Các tài sản cố định đã tính hao mòn đủ nhưng vẫn còn sử dụng được;
e) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được.
2. Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán hoặc bất thường. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có (trừ các tài sản cố định quy định tại Khoản 1 Điều này) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn.
Riêng các tài sản cố định tham gia toàn bộ thời gian vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị thì việc tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định tại
3. Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc tổng kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo chủ trương của Nhà nước thì hao mòn tài sản cố định được tính tại thời điểm có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 12. Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ tính hao mòn tài sản cố định
1. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng xe ô tô là 10 năm để phù hợp với tình hình thực tế xe ô tô hoạt động ở địa bàn khó khăn, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định:
a) Danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương (theo Mẫu tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời gian sử dụng tối thiểu của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 4 năm và không vượt quá 50 năm.
Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 4 năm để phù hợp với tình hình thực tế, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.
b) Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương (theo Mẫu tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 13. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định
1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định | = | Nguyên giá của tài sản cố định | x | Tỷ lệ tính hao mòn (% năm) |
Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cho năm đó theo công thức:
Số hao mòn tài sản cố định tính đến năm (n) | = | Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1) | + | Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n) | - | Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n) |
2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định đó để ghi sổ kế toán. Căn cứ vào tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định đặc thù theo quy định tại
3. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.
Điều 14. Quy định về trích khấu hao tài sản cố định
1. Tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tính hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư này; không trích khấu hao.
2. Mọi tài sản cố định của đơn vị sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật đều phải trích khấu hao tài sản cố định. Việc trích khấu hao tài sản cố định thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản cố định được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, đơn vị thực hiện chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết trích khấu hao theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định tương ứng quy định tại Thông tư này, đơn vị sử dụng tài sản báo cáo cơ quản quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Tỷ lệ khấu hao và số khấu hao trong năm (theo Mẫu tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này), đơn vị gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp trước ngày 01 tháng 01 hàng năm để theo dõi, quản lý.
b) Đối với những tài sản cố định vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị thì thực hiện như sau:
- Đơn vị tính toán, xác định tổng giá trị hao mòn trong năm của tài sản cố định vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ theo tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này.
- Căn cứ tình hình sử dụng tài sản (thời gian sử dụng, tần suất sử dụng hoặc khối lượng công việc hoàn thành); đơn vị tính toán phân bổ số khấu hao và số hao mòn trong tổng giá trị hao mòn đã xác định. Lập và gửi cơ quan quản lý thuế trực tiếp thông tin về số khấu hao và số hao mòn tài sản trong năm (theo Mẫu tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Thời hạn gửi trước ngày 01 tháng 01 hàng năm để theo dõi, quản lý.
- Đơn vị thực hiện phân bổ số khấu hao đã đăng ký để hạch toán kế toán vào chi phí cung ứng dịch vụ công, chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê cho phù hợp; thực hiện hạch toán kế toán hao mòn tài sản cố định đối với số hao mòn đã đăng ký.
c) Việc quản lý, sử dụng số tiền trích khấu hao
Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước, đơn vị được sử dụng để bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn huy động, đơn vị được sử dụng để hoàn trả gốc và lãi; số còn lại để bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
1. Việc tính hao mòn tài sản cố định năm 2014, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định của Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Việc tính hao mòn tài sản cố định từ năm 2015 trở đi, cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định tính đến hết năm 2014, thực hiện tính hao mòn theo tỷ lệ hao mòn quy định tại Thông tư này.
3. Căn cứ tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định quy định tại Thông tư này; cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện rà soát, loại bỏ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh mục tài sản cố định để theo dõi, quản lý, sử dụng như quản lý công cụ, dụng cụ lâu bền.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
2. Thông tư này thay thế Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
STT | Danh mục các nhóm tài sản | Thời gian sử dụng (năm) | Tỷ lệ hao mòn |
Loại 1 | Nhà | ||
- Biệt thự | 80 | 1,25 | |
- Nhà cấp I | 80 | 1,25 | |
- Nhà cấp II | 50 | 2 | |
- Nhà cấp III | 25 | 4 | |
- Nhà cấp IV | 15 | 6,67 | |
Loại 2 | Vật kiến trúc | ||
- Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn | 20 | 5 | |
- Kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu | 20 | 5 | |
- Giếng khoan, giếng đào, tường rào. | 10 | 10 | |
- Các vật kiến trúc khác | 10 | 10 | |
Loại 3 | Phương tiện vận tải | ||
1 | Phương tiện vận tải đường bộ | ||
1.1 | Ô tô | ||
a. | Xe ôtô phục vụ chức danh | ||
- Xe 4 đến 5 chỗ | 15 | 6,67 | |
- Xe 6 đến 8 chỗ | 15 | 6,67 | |
b. | Xe phục vụ chung | ||
- Xe 4 đến 5 chỗ | 15 | 6,67 | |
- Xe 6 đến 8 chỗ | 15 | 6,67 | |
- Xe 9 đến 12 chỗ | 15 | 6,67 | |
- Xe 13 đến 16 chỗ | 15 | 6,67 | |
c. | Xe ôtô chuyên dùng | ||
- Xe cứu thương | 15 | 6,67 | |
- Xe cứu hỏa | 15 | 6,67 | |
- Xe chở tiền, biên lai, ấn chỉ có giá trị như tiền | 15 | 6,67 | |
- Xe chở phạm nhân | 15 | 6,67 | |
- Xe quét đường | 15 | 6,67 | |
- Xe phun nước | 15 | 6,67 | |
- Xe chở rác | 15 | 6,67 | |
- Xe ép rác | 15 | 6,67 | |
- Xe sửa chữa lưu động | 15 | 6,67 | |
- Xe trang bị phòng thí nghiệm | 15 | 6,67 | |
- Xe thu phát điện báo | 15 | 6,67 | |
- Xe sửa chữa điện | 15 | 6,67 | |
- Xe kéo, xe cứu hộ, cứu nạn | 15 | 6,67 | |
- Xe cần cẩu | 15 | 6,67 | |
- Xe hộ đê | 15 | 6,67 | |
- Xe tập lái | 15 | 6,67 | |
- Xe thu phát tín hiệu truyền hình, truyền thông | 15 | 6,67 | |
- Xe thanh tra giao thông | 15 | 6,67 | |
- Xe chở diễn viên, vận động viên | 15 | 6,67 | |
- Xe phòng chống dịch | 15 | 6,67 | |
- Xe kiểm lâm | 15 | 6,67 | |
- Xe chống buôn lậu | 15 | 6,67 | |
- Xe phòng chống lụt bão | 15 | 6,67 | |
- Xe tải các loại | 15 | 6,67 | |
- Xe lễ tân nhà nước | 15 | 6,67 | |
- Xe ca trên 16 chỗ ngồi các loại | 15 | 6,67 | |
- Xe khám và điều trị bệnh nhân lưu động | 15 | 6,67 | |
- Xe đưa đón giáo viên, học sinh | 15 | 6,67 | |
- Xe phát sóng lên vệ tinh | 15 | 6,67 | |
- Xe văn hóa thông tin lưu động | 15 | 6,67 | |
- Xe chở chó nghiệp vụ | 15 | 6,67 | |
- Xe chuyên dùng khác | 15 | 6,67 | |
1.2 | Xe mô tô, gắn máy | 10 | 10 |
1.3 | Phương tiện vận tải đường bộ khác | 10 | 10 |
2 | Phương tiện vận tải đường sắt | 10 | 10 |
3 | Phương tiện vận tải đường thủy |
|
|
- Tàu biển chở hàng hóa | 10 | 10 | |
- Tàu biển chở khách | 10 | 10 | |
- Tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy | 10 | 10 | |
- Tàu chở hàng đường thủy nội địa | 10 | 10 | |
- Tàu chở khách đường thủy nội địa | 10 | 10 | |
- Phà đường thủy các loại | 10 | 10 | |
- Ca nô, xuồng máy các loại | 10 | 10 | |
- Ghe, thuyền các loại | 10 | 10 | |
- Phương tiện vận tải đường thủy khác | 10 | 10 | |
4 | Phương tiện vận tải đường không | 10 | 10 |
5 | Phương tiện vận tải khác | 10 | 10 |
Loại 4 | Máy móc, thiết bị văn phòng |
|
|
- Máy vi tính để bàn | 5 | 20 | |
- Máy vi tính xách tay | 5 | 20 | |
- Máy in các loại | 5 | 20 | |
- Máy chiếu các loại | 5 | 20 | |
- Máy Fax | 5 | 20 | |
- Máy hủy tài liệu | 5 | 20 | |
- Máy Photocopy | 8 | 12,5 | |
- Thiết bị lọc nước các loại | 5 | 20 | |
- Máy hút ẩm, hút bụi các loại | 5 | 20 | |
- Ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác | 5 | 20 | |
- Máy ghi âm | 5 | 20 | |
- Máy ảnh | 5 | 20 | |
- Thiết bị âm thanh các loại | 5 | 20 | |
- Tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động | 5 | 20 | |
- Thiết bị thông tin liên lạc khác | 5 | 20 | |
- Tủ lạnh, máy làm mát | 5 | 20 | |
- Máy giặt | 5 | 20 | |
- Máy điều hòa không khí | 8 | 12,5 | |
- Máy bơm nước | 8 | 12,5 | |
- Két sắt các loại | 8 | 12,5 | |
- Bộ bàn ghế ngồi làm việc | 8 | 12,5 | |
- Bộ bàn ghế tiếp khách | 8 | 12,5 | |
- Bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học | 8 | 12,5 | |
- Tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật | 8 | 12,5 | |
- Thiết bị mạng, truyền thông | 5 | 20 | |
- Thiết bị điện văn phòng các loại | 5 | 20 | |
- Thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu | 5 | 20 | |
- Các loại thiết bị văn phòng khác | 8 | 12,5 | |
Loại 5 | Thiết bị truyền dẫn | 5 | 20 |
- Phương tiện truyền dẫn khí đốt | 5 | 20 | |
- Phương tiện truyền dẫn điện | 5 | 20 | |
- Phương tiện truyền dẫn nước | 5 | 20 | |
- Phương tiện truyền dẫn các loại khác | 5 | 20 | |
Loại 6 | Máy móc, thiết bị động lực | ||
- Máy phát điện các loại | 8 | 12,5 | |
- Máy phát động lực các loại | 8 | 12,5 | |
- Máy móc thiết bị động lực khác | 8 | 12,5 | |
Loại 7 | Máy móc, thiết bị chuyên dùng | ||
- Máy công cụ | 10 | 10 | |
- Máy móc thiết bị xây dựng | 8 | 12,5 | |
- Thiết bị phòng cháy chữa cháy | 8 | 12,5 | |
- Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng | 8 | 12,5 | |
- Máy dùng cho nông, lâm nghiệp | 8 | 12,5 | |
- Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại | 10 | 10 | |
- Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hóa chất | 10 | 10 | |
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành, sứ, thủy tinh | 8 | 12,5 | |
- Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác | 12 | 8,33 | |
- Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in, văn phòng phẩm và văn hóa phẩm | 10 | 10 | |
- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt | 10 | 10 | |
- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc | 8 | 12,5 | |
- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy | 10 | 10 | |
- Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm | 10 | 10 | |
- Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế | 8 | 12,5 | |
- Máy móc, thiết bị viễn thông, truyền hình | 8 | 12,5 | |
- Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm | 8 | 12,5 | |
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng khác | 10 | 10 | |
Loại 8 | Thiết bị đo lường, thí nghiệm | ||
- Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học | 10 | 10 | |
- Thiết bị quang học và quang phổ | 10 | 10 | |
- Thiết bị điện và điện tử | 8 | 12,5 | |
- Thiết bị đo và phân tích lý hóa | 10 | 10 | |
- Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ | 10 | 10 | |
- Thiết bị chuyên ngành đặc biệt | 8 | 12,5 | |
- Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc | 5 | 20 | |
- Thiết bị đo lường, thí nghiệm khác | 10 | 10 | |
Loại 9 | Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm | ||
1 | Các loại súc vật | 8 | 12,5 |
2 | Cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. | 25 | 4 |
3 | Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh | 8 | 12,5 |
Loại 10 | Tài sản cố định hữu hình khác | 8 | 12,5 |
Bộ/ Tỉnh ……………………….. | (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
STT | Danh mục | Thời gian sử dụng | Tỷ lệ hao mòn |
Loại 1 | Quyền tác giả | ||
- Tài sản A | |||
- Tài sản B | |||
…………………… | |||
Loại 2 | Quyền sở hữu công nghiệp | ||
- Tài sản A | |||
- Tài sản B | |||
………………………… | |||
Loại 3 | Quyền đối với giống cây trồng | ||
- Tài sản A | |||
- Tài sản B | |||
…………………….. | |||
Loại 4 | Phần mềm ứng dụng | ||
- Cơ sở dữ liệu | |||
- Phần mềm kế toán | |||
- Phần mềm tin học văn phòng | |||
- Phần mềm ứng dụng khác | |||
Loại 5 | Tài sản cố định vô hình khác |
Bộ/ Tỉnh ……………………….. | (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ
STT | Danh mục | Thời gian sử dụng | Tỷ lệ hao mòn |
Loại 1 | …………………. | ||
- Tài sản A | |||
- Tài sản B | |||
- Tài sản C | |||
Loại 2 | …………………… | ||
- Tài sản A | |||
- Tài sản B | |||
- Tài sản C | |||
Loại 3 | |||
- Tài sản A | |||
- Tài sản B | |||
- Tài sản C | |||
…. | …………………….. |
Bộ/Tỉnh ……………………….. | (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
DANH MỤC VÀ GIÁ QUY ƯỚC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC BIỆT
STT | Danh mục | Giá quy ước |
Loại 1 | ………………..…………………. | |
- Tài sản A | ||
- Tài sản B | ||
- Tài sản C | ||
Loại 2 | ………………..…………………. | |
- Tài sản A | ||
- Tài sản B | ||
- Tài sản C | ||
Loại 3 | ………………..…………………. | |
- Tài sản A | ||
- Tài sản B | ||
- Tài sản C | ||
………………..…………………. |
Tên đơn vị: ………………………….. Mã số thuế: …………………………… Cơ quan quản lý cấp trên: ………………………….. | (Ban hành kèm theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính) |
ĐĂNG KÝ SỐ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH DỊCH VỤ
Năm ………………………….
Đơn vị tính: đồng
Stt | Tài sản | Nguyên giá | Số hao mòn/khấu hao (năm) | |||
Tỷ lệ (%) | Tổng số | Số khấu hao trong năm | Số hao mòn trong năm | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) = (6) + (7) | (6) | (7) |
A | Nhóm TSCĐ sử dụng toàn bộ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ | |||||
1 | - Tài sản A | |||||
2 | - Tài sản B | |||||
….. | ……………………. | |||||
B | Nhóm TSCĐ vừa sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ; vừa sử dụng vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị | |||||
1 | - Tài sản A | |||||
2 | - Tài sản B | |||||
…. | ………………… | |||||
Tổng cộng |
|
| ……., ngày …. tháng …. năm |
- 1Quyết định 351/1997/TC-QĐ-CĐKT về chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 32/2008/QĐ-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 185/QĐ-BTP năm 2012 quy định tiêu chuẩn nhận biết, danh mục, chế độ quản lý và tính hao mòn đối với tài sản đặc thù được quy định là tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 2134/QĐ-BTNMT năm 2011 về chế độ tính hao mòn tài sản cố định là phần mềm máy tính đối với cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 5Thông tư 120/2015/TT-BQP Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng
- 6Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 8Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 32/2008/QĐ-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 71/QĐ-BTC năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
- 4Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Quyết định 351/1997/TC-QĐ-CĐKT về chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 5Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 6Quyết định 185/QĐ-BTP năm 2012 quy định tiêu chuẩn nhận biết, danh mục, chế độ quản lý và tính hao mòn đối với tài sản đặc thù được quy định là tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 8Quyết định 2134/QĐ-BTNMT năm 2011 về chế độ tính hao mòn tài sản cố định là phần mềm máy tính đối với cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 9Thông tư 120/2015/TT-BQP Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn và chế độ báo cáo tài sản cố định là tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác quản lý tại đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng
Thông tư 162/2014/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 162/2014/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/11/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1067 đến số 1068
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Ngày hết hiệu lực: 02/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra