Chương 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 19. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Sở Giao dịch
a) Thực hiện hạch toán lưu ký, thanh toán, thu lãi, thu phí lưu ký, cầm cố, ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định;
b) Thực hiện phân quyền giao dịch trên hệ thống lưu ký giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước cho các nhân sự của thành viên tham gia nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Cung cấp cho thành viên quyền tra cứu số dư lưu ký, tình hình sử dụng giấy tờ có giá của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước qua mạng và sao kê Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký;
d) Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
đ) Ký kết thỏa thuận với VSDC về việc sử dụng các dịch vụ của VSDC và kết nối truyền dữ liệu điện tử giữa hai bên trong nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Vụ Tài chính - Kế toán
Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với các giao dịch lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
3. Cục Công nghệ thông tin
a) Làm đầu mối, phối hợp với Sở Giao dịch và các đơn vị liên quan xây dựng, cài đặt, thực hiện bảo trì các chương trình phần mềm liên quan và bảo đảm hạ tầng mạng giao dịch và truyền thông cho nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Cấp chữ ký số, tài khoản truy cập cho nghiệp vụ lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước.
4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a) Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý vi phạm hành chính đối với thành viên theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật;
b) Thông báo cho Sở Giao dịch trong trường hợp thành viên bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc phá sản.
5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính
a) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ có giá và lưu giữ giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho các thành viên có Hội sở chính trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Thực hiện quản lý, theo dõi và giao trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ theo thông báo của Sở Giao dịch.
Điều20. Trách nhiệm của thành viên
1. Cung cấp và cập nhật đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của số liệu, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Thực hiện các cam kết và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng Nhà nước và các thành viên khác theo hợp đồng đã ký.
3. Ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
4. Thực hiện các yêu cầu trong thông báo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
5. Trả phí dịch vụ phát sinh từ việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có).
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức là thành viên được quy định tại
2. Các giao dịch liên quan đến giấy tờ có giá đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục được thực hiện theo thỏa thuận đã ký giữa các bên liên quan.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Thông tư số04/2016/TT-NHNNngày 15/4/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
3. Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
- Điều 7. Thay đổi thông tin tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
- Điều 10. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá
- Điều 11. Rút giấy tờ có giá
- Điều 12. Đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
- Điều 13. Nghiệp vụ thị trường mở
- Điều 14. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên
- Điều 15. Các nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
- Điều 16. Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử