Mục 2 Chương 2 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Mục 2. SỬ DỤNG GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRONG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Điều 13. Nghiệp vụ thị trường mở
1. Ngân hàng Nhà nước mua hẳn hoặc mua kỳ hạn giấy tờ có giá
Căn cứ hợp đồng mua bán giấy tờ có giá đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn hoặc Thông báo kết quả đấu thầu đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua hẳn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thanh toán tiền mua giấy tờ có giá và thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với giấy tờ có giá trúng thầu.
Đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn giấy tờ có giá, vào ngày đáo hạn hợp đồng, thành viên thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá. Sau khi nhận được đầy đủ số tiền mua lại giấy tờ có giá từ thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
2. Ngân hàng Nhà nước bán hẳn hoặc bán kỳ hạn giấy tờ có giá
Căn cứ hợp đồng mua bán giấy tờ có giá đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán kỳ hạn hoặc Thông báo kết quả đấu thầu đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán hẳn, thành viên thanh toán tiền mua giấy tờ có giá và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
Đối với giao dịch Ngân hàng Nhà nước bán kỳ hạn giấy tờ có giá, vào ngày đáo hạn hợp đồng, thành viên bán lại giấy tờ có giá trong hợp đồng cho Ngân hàng Nhà nước. Căn cứ chứng từ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển tiền cho thành viên và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên
1. Sau khi nhận được đề nghị chiết khấu giấy tờ có giá của thành viên, trường hợp chấp nhận đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với những giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu.
2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải lớn hơn thời hạn chiết khấu.
Sau khi thành viên thanh toán theo cam kết mua lại giấy tờ có giá đã được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
Điều 15. Các nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
1. Sau khi thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đề nghị của thành viên, thành viên chuyển giao các giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp giải ngân tại Sở Giao dịch: Sau khi hoàn tất việc cầm cố giấy tờ có giá, Sở Giao dịch thực hiện chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp giải ngân tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Sau khi hoàn tất việc cầm cố giấy tờ có giá, Sở Giao dịch thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi thực hiện giải ngân khoản vay.
2. Trường hợp thành viên có nhu cầu đổi giấy tờ có giá, căn cứ vào Giấy đề nghị đổi giấy tờ có giá của thành viên theo Phụ lục 2b/LK ban hành kèm theo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nuớc (Sở Giao dịch) thực hiện kiểm tra và hạch toán theo quy định bảo đảm nguyên tắc giải tỏa tài sản bảo đảm sau khi đã hoàn thành việc bổ sung tài sản bảo đảm mới.
3. Trường hợp thành viên hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi, căn cứ vào đề nghị hoàn trả của thành viên và chứng từ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện giải tỏa và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
1. Sau khi nhận được đề nghị của thành viên về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá theo Phụ lục 2c/LK ban hành kèm theo Thông tư này để thiết lập hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và thực hiện chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên trong trường hợp giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ của thành viên đến hạn thanh toán hoặc thành viên dùng giấy tờ có giá khác để thay thế hoặc khi thành viên có nhu cầu giảm hoặc không còn nhu cầu duy trì hạn mức thấu chi, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện giải tỏa giấy tờ có giá đến hạn thanh toán, một phần hoặc toàn bộ giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ theo đề nghị của thành viên và chuyển giấy tờ có giá từ tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố sang tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.
3. Để giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đề nghị đổi giấy tờ có giá theo Phụ lục 2b/LK ban hành kèm theo Thông tư này hoặc đề nghị giải tỏa giấy tờ có giá cầm cố, ký quỹ theo Phụ lục 2d/LK ban hành kèm theo Thông tư này. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tiến hành các thủ tục giải tỏa giấy tờ có giá cho thành viên.
Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) không giải tỏa giấy tờ có giá đang cầm cố, ký quỹ cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong nghiệp vụ cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử.
Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 16/2022/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/11/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 903 đến số 904
- Ngày hiệu lực: 17/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
- Điều 7. Thay đổi thông tin tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
- Điều 10. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá
- Điều 11. Rút giấy tờ có giá
- Điều 12. Đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
- Điều 13. Nghiệp vụ thị trường mở
- Điều 14. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên
- Điều 15. Các nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
- Điều 16. Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng, hạn mức thanh toán tập trung, hạn mức bù trừ điện tử