Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2011/TT-BTP | Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2011 |
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Tư pháp quy định về phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ như sau:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
Thông tư này quy định việc phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong các đơn vị dự toán là các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp.
Riêng đối với Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan Thi hành án dân sự các nội dung quy định về thẩm quyền quản lý và điều hành ngân sách, mua sắm, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BTP ngày 17 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tư pháp về phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự. Các nội dung khác chưa quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BTP được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp và ủy quyền
1. Đảm bảo sự thống nhất, toàn diện trong quản lý tài chính, tài sản của Bộ Tư pháp đối với các cơ quan, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
2. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, đồng thời phát huy vai trò, tính chủ động của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân cấp trong quản lý tài chính, tài sản, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Bộ Tư pháp và các cơ quan đơn vị, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp;
3. Phân cấp và ủy quyền quản lý đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch trong công tác quản lý tài chính, tài sản.
NỘI DUNG PHÂN CẤP VÀ UỶ QUYỀN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN
Mục 1. NỘI DUNG PHÂN CẤP VÀ UỶ QUYỀN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH
Điều 3. Thẩm quyền quản lý tài chính và điều hành ngân sách
1. Bộ trưởng uỷ quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực phê duyệt dự toán của các đơn vị được giao phụ trách; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự phê duyệt tiêu chí điều hòa phí thi hành án dân sự hàng năm;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp thẩm định dự toán và kiểm tra (thẩm định) quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ, tổng hợp, trình Bộ xem xét, phê duyệt.
2. Bộ trưởng phân cấp
Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp II thực hiện
a) Tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc theo quy định của pháp luật gửi Bộ (Vụ Kế hoạch – Tài chính);
b) Giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm cho các đơn vị dự toán trực thuộc trong phạm vi ngân sách Bộ giao và tổng hợp phương án phân bổ dự toán ngân sách toàn đơn vị gửi Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) chậm nhất sau 7 ngày làm việc kể từ khi nhận quyết định giao dự toán ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
c) Điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện chế độ tự chủ của các đơn vị trực thuộc đảm bảo không làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao; điều chỉnh kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ trên cơ sở kết quả thẩm định của Bộ;
Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo phương án tự chủ tài chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra quyết toán ngân sách hàng năm và thông báo phê duyệt quyết toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc; tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán trực thuộc theo quy định của pháp luật và của Bộ.
3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ phê duyệt dự toán và quyết toán đoàn ra, đoàn vào theo quy định của pháp luật.
Mục 2. NỘI DUNG PHÂN CẤP VÀ UỶ QUYỀN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Điều 4. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản phục vụ hoạt động
1. Bộ trưởng ủy quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định thuê đối với tài sản có giá thuê từ bốn mươi triệu đồng đến tám mươi triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của các đơn vị dự toán;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định thuê đối với tài sản có giá thuê từ ba mươi triệu đồng đến dưới bốn mươi triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý.
2. Bộ trưởng phân cấp
a) Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ quyết định thuê đối với tài sản có giá thuê dưới ba mươi triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc theo đúng tiêu chuẩn, định mức và dự toán ngân sách được Bộ giao;
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định thuê đối với tài sản có giá thuê từ ba mươi triệu đồng đến dưới bốn mươi triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của các đơn vị dự toán thuộc quyền quản lý;
c) Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định thuê đối tài sản có giá thuê dưới ba mươi triệu đồng/tháng (tính cho một tài sản thuê) của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc theo đúng tiêu chuẩn, định mức và dự toán ngân sách được Bộ giao;
3. Trường hợp thuê tài sản có thời hạn thuê dưới một tháng thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Các nội dung quy định về điều kiện, lựa chọn nhà cung cấp, xác định giá thuê thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước
1. Bộ trưởng ủy quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định mua sắm đối với các tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự quyết định mua sắm đối với các tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định mua sắm đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng/đơn vị tài sản.
2. Bộ trưởng phân cấp
Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ quyết định mua sắm đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị dưới một trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc theo dự toán ngân sách được giao.
3. Việc mua sắm tập trung, mua sắm tài sản theo Đề án được Chính phủ phê duyệt, các dự án chiến lược mang tính tổng thể toàn ngành, có liên quan đến hoạt động của nhiều đơn vị trong ngành thực hiện theo Kế hoạch phê duyệt của Bộ trưởng.
4. Các nội dung quy định về trình tự, thủ tục mua sắm tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Thẩm quyền thu hồi tài sản Nhà nước
1. Bộ trưởng uỷ quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định thu hồi đối với các tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự quyết định thu hồi đối với các tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định thu hồi đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá dưới hai trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý.
2. Các nội dung quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản Nhà nước
1. Bộ trưởng uỷ quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định điều chuyển đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản giữa các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự quyết định điều chuyển đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản giữa các đơn vị thuộc hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định điều chuyển đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá dưới hai trăm triệu đồng/đơn vị tài sản giữa các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý (trừ các tài sản đã phân cấp cho thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II nêu tại khoản 2 Điều này).
2. Bộ trưởng phân cấp
Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II thuộc Bộ quyết định điều chuyển đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá dưới một trăm triệu đồng/đơn vị tài sản giữa các đơn vị dự toán trực thuộc.
3. Các nội dung quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản Nhà nước
1. Bộ trưởng uỷ quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định việc thanh lý đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô và các tài sản có nguyên giá từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự quyết định việc thanh lý đối với tài sản là trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô và các tài sản có nguyên giá từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định thanh lý đối với tài sản có nguyên giá từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng/đơn vị tài sản.
2. Bộ trưởng phân cấp
Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ quyết định thanh lý đối với tài sản có nguyên giá dưới một trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc, khi thực hiện thanh lý xong phải báo cáo kết quả về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính).
3. Các nội dung quy định về trình tự, hồ sơ, thủ tục và quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 9. Thẩm quyền quyết định bán tài sản Nhà nước
1. Bộ trưởng uỷ quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định bán đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự quyết định bán đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định bán đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của các đơn vị dự toán thuộc Bộ quản lý.
2. Bộ trưởng phân cấp
a) Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ quyết định bán đối với những tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá dưới một trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc;
b) Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định bán đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có nguyên giá từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quyết định bán đối với tài sản có nguyên giá dưới một trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của đơn vị mình và các đơn vị dự toán thuộc quyền quản lý.
3. Các nội dung quy định về điều kiện, phương thức, trình tự, thủ tục và quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục 3. NỘI DUNG PHÂN CẤP VÀ UỶ QUYỀN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1. Nội dung phân cấp và ủy quyền về thuê, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, thanh lý và bán tài sản nhà nước thực hiện theo quy định tại
2. Ngoài nhiệm vụ tại Khoản 1 nêu trên, đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, Thủ trưởng đơn vị được quyết định:
a) Mua sắm tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật;
b) Thuê tài sản từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn huy động phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật;
c) Cho thuê tài sản, sử dụng tài sản vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động
Bộ trưởng phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị
1. Quyết định mua sắm, bán tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất), thuê tài sản từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn huy động phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật;
2. Quyết định cho thuê tài sản, sử dụng tài sản vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật;
3. Thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển thực hiện theo quy định tại
4. Các nội dung quy định về điều kiện, phương thức, trình tự, thủ tục, hồ sơ thuê, cho thuê, mua sắm, bán, thanh lý, thu hồi, điều chuyển tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Trách nhiệm của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính
a) Thực hiện nhiệm vụ giúp Bộ quản lý nhà nước đối với quản lý ngân sách, tài sản Nhà nước do Bộ Tư pháp quản lý theo đúng quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, công khai, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
c) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp và ủy quyền.
2. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị dự toán
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước theo đúng các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Xây dựng quy chế quản lý sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của bộ phận, cá nhân được giao quản lý sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước; chỉ đạo, tổ chức việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm và hiệu quả;
c) Thực hiện công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác về quy chế và tình hình thực hiện quản lý sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại cơ quan, đơn vị theo đúng quy định; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tư pháp và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện chế độ báo cáo việc quản lý sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Bộ;
đ) Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
e) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2011. Bãi bỏ Quyết định số 16/QĐ-BTP ngày 12 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về phân cấp và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tư pháp để xem xét, hướng dẫn thực hiện./.
BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2007 về phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản đối với cục thuế, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 2Quyết định 16/QĐ-BTP năm 2009 về phân cấp và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Quyết định 760/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính thuộc Bộ Tư pháp năm 2015
- 4Quyết định 959/QĐ-BTC năm 2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 04/2019/TT-BTP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành trong lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng
- 6Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 7Quyết định 145/QĐ-BTP năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 16/QĐ-BTP năm 2009 về phân cấp và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Thông tư 04/2019/TT-BTP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành trong lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng
- 3Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 4Quyết định 145/QĐ-BTP năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2019-2023
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2007 về phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản đối với cục thuế, các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 4Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 5Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 6Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 7Thông tư 03/2011/TT-BTP về phân cấp quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản cho Tổng cục Thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Quyết định 760/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính thuộc Bộ Tư pháp năm 2015
- 9Quyết định 959/QĐ-BTC năm 2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư 16/2011/TT-BTP quy định về phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 16/2011/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/09/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Hà Hùng Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: 15/11/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra