Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2010/TT-BTTTT | Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử,
QUY ĐỊNH:
Thông tư này quy định điều kiện, thủ tục đưa các kênh chương trình truyền hình quảng bá của các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát sóng truyền hình quảng bá trực tiếp trên vệ tinh.
Thông tư này áp dụng đối với các đài truyền hình, đài phát thanh – truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là đài phát thanh, truyền hình địa phương), các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ phát sóng truyền hình quảng bá trực tiếp trên vệ tinh tại Việt Nam
1. Phát sóng truyền hình quảng bá trực tiếp trên vệ tinh là việc phát sóng trực tiếp trên vệ tinh các kênh chương trình truyền hình quảng bá cho mọi tổ chức, cá nhân tự do sử dụng mà không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý, kiểm soát hoặc ràng buộc điều kiện đối với việc thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh.
2. Kênh chương trình truyền hình quảng bá của các đài phát thanh, truyền hình địa phương (sau đây gọi là kênh chương trình truyền hình địa phương) là các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương.
Kênh chương trình truyền hình bao gồm các chương trình truyền hình.
1. Thời lượng phát sóng
a) Tổng thời lượng phát sóng kênh chương trình truyền hình tối thiểu 15 tiếng/ngày.
b) Tổng thời lượng phát sóng phim nước ngoài tại khung giờ từ 20 giờ đến hết 21 giờ hàng ngày đối với kênh chương trình truyền hình không vượt quá 50% trong một tuần (không vượt quá 7 tiếng/tuần).
2. Nội dung kênh chương trình
a) Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích quy định trong Giấy phép hoạt động truyền hình hoặc Giấy phép hoạt động phát thanh và truyền hình.
b) Thời lượng chương trình tự sản xuất tối thiểu đạt 40%/thời lượng kênh chương trình trong 01 (một) ngày.
c) Nội dung chương trình tự sản xuất bảo đảm phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.
3. Tài chính, kỹ thuật
a) Có nguồn tài chính bảo đảm các yêu cầu triển khai thực hiện việc phát sóng trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh.
b) Có giải pháp kỹ thuật phù hợp, khả thi để thực hiện việc phát sóng trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh theo đúng các quy định của pháp luật về truyền dẫn phát sóng truyền hình.
1. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương muốn phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chương trình truyền hình của mình trên vệ tinh phải làm thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đề án phát sóng quảng bá kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh trong đó nêu rõ:
- Tôn chỉ, mục đích kênh chương trình;
- Thời lượng kênh chương trình;
- Khung phát sóng kênh chương trình;
- Năng lực sản xuất kênh chương trình đáp ứng các yêu cầu về thời lượng và nội dung kênh chương trình quy định tại
- Phương án kỹ thuật và phương án tài chính đầy đủ, rõ ràng, khả thi để thực hiện việc phát sóng trực tiếp các kênh chương trình truyền hình quảng bá địa phương trên vệ tinh.
b) Quyết định phê duyệt Đề án phát sóng kênh chương trình truyền hình quảng bá địa phương trên vệ tinh của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Bản sao Giấy phép hoạt động truyền hình hoặc Giấy phép hoạt động phát thanh và truyền hình.
Hồ sơ lập thành 02 bộ (01 bộ là bản chính, 01 bộ là bản sao) gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xét cấp giấy phép phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh.
Giấy phép phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh có giá trị 5 năm kể từ ngày ký và không vượt quá thời hạn có hiệu lực ghi trong Giấy phép hoạt động truyền hình hoặc Giấy phép hoạt động phát thanh và truyền hình của đài phát thanh, truyền hình địa phương.
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời và nêu rõ lý do.
4. Thay đổi một trong những nội dung đã ghi trong Giấy phép phải làm thủ tục đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép sửa đổi, bổ sung.
Thủ tục đề nghị cấp phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép phát sóng quảng bá trực tiếp các chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh áp dụng như thủ tục cấp phép mới.
1. Các đài phát thanh, truyền hình địa phương chỉ được phép đưa kênh chương trình truyền hình của mình phát sóng quảng bá trực tiếp trên vệ tinh sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép.
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát sóng truyền hình quảng bá trực tiếp trên vệ tinh có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện pháp lý trước khi ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ và chỉ được phép cung cấp dịch vụ cho các đài phát thanh, truyền hình địa phương sau khi có Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2010.
2. Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và các quy định tại Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, các đài phát thanh, truyền hình địa phương, các tổ chức có liên quan có trách nhiệm thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét điều chỉnh nội dung Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 9534/VPCP-KGVX năm 2013 Dự án xây dựng Kênh Truyền hình Nhân Dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 18/2016/TT-BTTTT Quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 2279/QĐ-BTTTT năm 2016 công bố Định mức tạm thời về truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình trên hạ tầng truyền hình số mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 2293/BTTTT-CTS năm 2019 về tạm dừng việc ngừng phát sóng các kênh truyền hình tương tự mặt đất tại tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Thông tư 94/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 307/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 16/2021/TT-BTTTT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Quyết định 138/QĐ-BTTTT năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021
- 8Quyết định 121/QĐ-BTTTT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2019-2023
- 9Công văn 3882/VPCP-QHQT năm 2024 về kết quả chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 16/2021/TT-BTTTT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 138/QĐ-BTTTT năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2021
- 3Quyết định 121/QĐ-BTTTT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông kỳ 2019-2023
- 1Luật Báo chí 1989
- 2Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 3Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 4Nghị định 187/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 5Công văn 9534/VPCP-KGVX năm 2013 Dự án xây dựng Kênh Truyền hình Nhân Dân do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 18/2016/TT-BTTTT Quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Quyết định 2279/QĐ-BTTTT năm 2016 công bố Định mức tạm thời về truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình trên hạ tầng truyền hình số mặt đất do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Công văn 2293/BTTTT-CTS năm 2019 về tạm dừng việc ngừng phát sóng các kênh truyền hình tương tự mặt đất tại tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Thông tư 94/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 307/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền do Bộ Tài chính ban hành
- 10Công văn 3882/VPCP-QHQT năm 2024 về kết quả chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 15/2010/TT-BTTTT quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng quảng bá trực tiếp các kênh chương trình truyền hình địa phương trên vệ tinh do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 15/2010/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/07/2010
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Đỗ Quý Doãn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 408 đến số 409
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra