Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-GDĐT | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 1997 |
Thực hiện Nghị định số 338/HĐBT ban hành ngày 26/10/1991 về thực hiện Luật Phổ cấp giáo dục tiểu học và Chỉ thị 01/HĐBT ngày 2/1/1990 về công tác chống nạn mù chữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tiên chuẩn và thể thức kiểm tra đánh giá kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học như sau:
A. TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN BIẾT CHỮ VÀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
I. CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1. Đối với cá nhân:
Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học phải tốt nghiệp chương trình tiểu học trước 15 tuổi.
2. Đối với đơn vị cơ sở (xã, phường và tương đương):
Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tốt nghiệp chương trình tiêu học.
Riêng đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tốt nghiệp chương trình tiểu học.
3. Đối với tỉnh, huyện và tương đương:
Lấy đơn vị cơ sở (xã, phường) để tính công nhận đạt chuẩn.
- Tỉnh, huyện được công nhận đạt tiêu chuẩn về PCGDTH phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở (xã, phường) được công nhận đạt chuẩn.
- Riêng đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở (xã, phường) được công nhận đạt chuẩn.
II. CHUẨN CÔNG NHẬN BIẾT CHỮ
1. Đối với cá nhân:
Người được công nhận biết chữ phải được kiểm tra công nhận hết mức 3 chương trình chống mù chữ (hoặc hết lớp 3 tiểu học).
2. Đối với đơn vị cơ sở (xã, phường).
Phải có 90% trở lên số người trong độ tuổi 15-35 được công nhận biết chữ. Riêng miền núi, vùng có khó khăn phải có 90% trở lên số người trong độ tuổi 15-25 được công nhận biết chữ. 3. Đối với tỉnh, huyện và đơn vị tương đương.
Lấy đơn vị cơ sở (xã, phường) để tính công nhận đạt chuẩn.
Phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở (xã, phường) được công nhận đạt chuẩn.
- Riêng miền núi, vùng có khó khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở (xã, phường) được công nhận đạt chuẩn.
B. THỂ THỨC KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
I. VỀ THỂ THỨC KIỂM TRA
- Căn cứ vào tiêu chuẩn đã nêu trên, đơn vị cơ sở (xã phường) dựa vào chứng nhận học lực đã có hoặc tổ chức kỳ kiểm tra để công nhận người biết chữ hoặc phổ cập giáo dục tiểu học. Sau khi tự kiểm tra, nếu thấy đạt tiêu chuẩn CMC-PCGDTH thì làm báo cáo đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận. Trong khi chờ đợi cấp trên về kiểm tra, đơn vị cơ sở vẫn phải tiếp tục vận động người mới được công nhận biết chữ tiếp tục đi học để không bị mù chữ trở lại.
- Việc công nhận đơn vị đạt chuẩn CMC và PCGDTH do:
+ UBND huyện, quận và cấp tương đương quyết định công nhận đối với xã, phường.
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công nhận đối với huyện, quận...
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. VỀ HỒ SƠ CÔNG NHẬN:
1. Hồ sơ công nhận CMC và PCGDTH ở đơn vị cơ sở (xã, phường...):
a. Sổ theo dõi phổ cập giáo dục tiểu học.
b. Tờ ghi tên, ghi điểm học sinh thi tốt nghiệp tiểu học các năm. c. Biểu thống kê tổng hợp trẻ em trong độ tuổi đi học và kết quả PCGDTH.
d. Sổ chống mù chữ của đơn vị.
e. Danh sách học viên được công nhận biết chữ.
f. Báo cáo về quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả CMC và PCGDTH, biện pháp phát huy ưu điểm và khắc phục thiếu sót.
g. Quyết định của cấp trên công nhận đơn vị đạt chuẩn.
2. Hồ sơ công nhận CMC và PCGDTH ở đơn vị huyện, quận... và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a. Biểu thống kê trẻ em trong độ tuổi đi học và kết quả PCGDTH và biểu tổng hợp kết quả CMC của huyện, tỉnh và các đơn vị trực thuộc.
b. Biên bản kiểm tra công nhận các đơn vị trực thuộc.
c. Các văn bản chỉ đạo CMC và PCGDTH của địa phương.
d. Báo cáo tình hình và kết quả về CMC và PCGDTH của địa phương.
e. Quyết định của cấp trên công nhận đơn vị đạt chuẩn.
III. CÁCH TÍNH KẾT QUẢ (TỶ LỆ %) ĐẠT CHUẨN CMC VÀ PCGDTH ỞĐƠN VỊ CƠ SỞ NHƯ SAU:
Tổng số người biết chữ trong độ tuổi quy định | |||
| = | % | |
Tổng số người trong độ tuổi quy định |
Tổng số trẻ 14 tuổi đã tốt nghiệp tiểu học (cột 14) | |||
| = | % | |
Tổng số trẻ 14 tuổi phải PCGDTH (cột 8) |
Các đơn vị được công nhận đã đạt chuẩn ở thời điểm kiểm tra, có thể không còn đạt chuẩn ở thời điểm sau. Do đó cần có kế hoạch thường xuyên phấn đấu, đặc biệt chú ý giải quyết những đối tượng chưa đạt chuẩn CMC và PCGDTH để nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn, giữ vững kết quả đã đạt được.
Các đơn vị chưa đạt chuẩn cũng cần được kiểm tra giúp đỡ để nâng cao tính đồng đều trong việc thực hiện CMC-PCGDTH ở địa phương.
Xây dựng nền nếp báo cáo kịp thời, chính xác và đầy đủ. Từng đơn vị phải báo cáo tình hình thực hiện lên cấp trên trực tiếp. Tỉnh, thành phố báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban Quốc gia Chống mù chữ.
Công tác chống mù chữ và Phổ cập Giáo dục tiểu học trong những năm sắp tới còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng ta vẫn phải kiên trì và khẩn trương thực hiện.
Bộ yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo chặt chẽ các ngành, các đơn vị ở địa phương và cơ sở thực hiện Thông tư này.
Sở Giáo dục Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng Giáo dục đào tạo các quận, huyện, các trường học và toàn ngành giáo dục phải là lực lượng nòng cốt thực hiện CMC-PCGDTH ở địa phương. Các cấp quản lý ngành giáo dục cần tham mưu với chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể để có sự đầu tư thích đáng về kinh phí, về cơ sở vật chất, cán bộ, giáo viên tạo điều kiện cho ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ CMC-PCGDTH.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy điều gì chưa hợp lý hoặc chưa rõ thì phản ánh kịp thời về Bộ giải quyết.
Trần Hồng Quân (Đã ký) |
- 1Thông báo số 54/1999/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị lần thứ 2 về công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học các tỉnh khó khăn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 4Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 582/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2016 và hết hiệu lực theo quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- 3Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991
- 2Nghị định 338-HĐBT năm 1991 thi hành Luật phổ cập giáo dục tiểu học do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông báo số 54/1999/TB-VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị lần thứ 2 về công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học các tỉnh khó khăn do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư 14-GDĐT-1997 về tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra, đánh giá kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- Số hiệu: 14-GDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/08/1997
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 20/08/1997
- Ngày hết hiệu lực: 10/05/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra