Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ QUỐC PHÒNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/2021/TT-BQP | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2021 |
Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 nấm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về dấu nghiệp vụ, quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
1. Thông tư này quy định về dấu nghiệp vụ, quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn trang bị Đo lường-Thử nghiệm và hoạt động thử nghiệm vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng (sau đây gọi tắt là lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm).
2. Dấu nghiệp vụ quy định tại Thông tư này không phải là dấu hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Thông tư số 125/2021/TT-BQP ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu con dấu, tổ chức khắc dấu, đăng ký và quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị các cấp trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác, sử dụng trang bị Đo lường-Thử nghiệm; đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Trang bị Đo lường-Thử nghiệm là các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để thực hiện truyền chuẩn, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường trong Quân đội. Trang bị Đo lường-Thử nghiệm được quản lý và sử dụng trong Quân đội theo các quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Kiểm định là hoạt động đánh giá và xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của trang bị Đo lường-Thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
3. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của trang bị Đo lường-Thử nghiệm với giá trị đo của đại lượng cần đo.
4. Thử nghiệm là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật của vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng theo những thủ tục, quy trình xác định.
5. Cơ sở Đo lường-Chất lượng là đơn vị được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường- Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu công nhận năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với chuẩn mực công nhận theo tiêu chuẩn hiện hành của Quân đội.
6. Mã Quản lý là mã hiệu do Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu quy định cho mỗi cơ sở Đo lường-Chất lượng.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng dấu nghiệp vụ không do Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu cấp phát.
2. Quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ không theo quy định tại
3. Sử dụng dấu nghiệp vụ của cơ sở Đo lường-Chất lượng bị giải thể, bị đình chỉ công nhận năng lực, bị hủy bỏ công nhận năng lực.
4. Mua, bán, mượn, cho mượn, tiêu hủy, sử dụng con dấu nghiệp vụ của cơ sở Đo lường-Chất lượng khác.
5. Cố ý sửa chữa, làm biến dạng nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
6. Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật và của Bộ Quốc phòng.
Chương II
Điều 5. Các loại dấu nghiệp vụ
Dấu nghiệp vụ sử dụng trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bao gồm:
1. Dấu Kiểm định.
2. Dấu Hiệu chuẩn.
3. Dấu Thử nghiệm.
4. Dấu Kẹp chì.
Điều 6. Hình thể, kích thước và nội dung con dấu nghiệp vụ
1. Dấu Kiểm định
a) Hình thể
Dấu hình tròn. Mặt con dấu được tạo bởi 02 đường tròn đồng tâm, đường tròn ngoài có đường chỉ rộng 0,3 mm, đường tròn trong có đường chỉ rộng 0,2 mm; giữa con dấu có đường chỉ ngang rộng 0,3 mm chia mặt con dấu thành 02 phần bằng nhau.
Khoảng cách giữa đường chỉ của đường tròn ngoài và đường chỉ của đường tròn trong là 0,3 mm.
b) Kích thước: Đường kính con dấu bằng 16 mm.
c) Nội dung
Nửa mặt con dấu phía trên khắc ngôi sao 05 cánh nội tiếp trong đường tròn có đường kính 04 mm, được đặt cân đều và tâm tại điểm một phần tư của đường kính dọc dấu. Nửa mặt con dấu phía dưới khắc mã Quản lý là chữ và chữ số, kiểu chữ in hoa không chân, nét đều và chữ số Ả rập, cao 03 mm, có đường trung bình đi qua điểm ba phần tư của đường kính dọc dấu.
Mẫu dấu Kiểm định được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Dấu Hiệu chuẩn
a) Hình thể
Dấu hình elip. Mặt con dấu được tạo bởi 02 đường elip đồng trục, đường elip ngoài có đường chỉ rộng 0,3 mm, đường elip trong có đường chỉ rộng 0,2 mm; giữa con dấu có đường chỉ ngang rộng 0,3 mm chia mặt con dấu thành 02 phần bằng nhau.
Khoảng cách giữa đường chỉ của đường elip ngoài và đường chỉ của đường elip trong là 0,3 mm.
b) Kích thước: Kích thước trục đứng con dấu bằng 16 mm, kích thước trục ngang con dấu bằng 26 mm.
c) Nội dung
Nửa mặt con dấu phía trên khắc ngôi sao 05 cánh nội tiếp trong đường tròn có đường kính 04 mm, được đặt cân đều và tâm tại điểm một phần tư của trục đứng con dấu. Nửa mặt con dấu phía dưới khắc mã Quản lý là chữ và chữ số, kiểu chữ in hoa không chân, nét đều và chữ số Ả rập, cao 03 mm, có đường trung bình đi qua điểm ba phần tư của trục đứng con dấu.
Mẫu dấu Hiệu chuẩn được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Dấu Thử nghiệm
a) Hình thể
Dấu hình tam giác đều có tạo đường cong ở các góc và một đỉnh quay lên trên. Mặt con dấu được tạo bởi 02 tam giác đều. Các cạnh của 02 tam giác song song với nhau, cạnh ngoài là đường chỉ rộng 0,3 mm, cạnh trong là đường chỉ rộng 0,2 mm. Khoảng cách giữa hai đường chỉ là 0,3 mm. Giữa con dấu có đường chỉ ngang rộng 0,3 mm đi qua trung điểm hai cạnh bên của tam giác chia mặt con dấu thành 02 phần.
b) Kích thước: Độ dài các cạnh con dấu bằng 30 mm.
c) Nội dung
Nửa mặt con dấu phía trên khắc ngôi sao 05 cánh nội tiếp trong đường tròn có đường kính 04 mm, được đặt cân đều và tâm tại điểm một phần ba của đường cao tam giác. Nửa mặt con dấu phía dưới khắc mã Quản lý là chữ và chữ số, kiểu chữ in hoa không chân, nét đều và chữ số Ả rập, cao 04 mm, có đường trung bình đi qua điểm ba phần tư của đường cao tam giác.
Mẫu dấu Thử nghiệm được quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Dấu Kẹp chì
a) Hình thể
Dấu hình tròn. Mặt con dấu được tạo bởi 01 đường tròn có đường chỉ rộng 0,2 mm. Bề mặt dấu được khắc bậc, chênh nhau 01 mm chia mặt dấu thành 02 phần bằng nhau.
b) Kích thước: Đường kính con dấu bằng 10 mm.
c) Nội dung
Tại điểm một phần tư và ba phần tư của đường kính dọc dấu khắc nổi mã Quản lý là chữ và chữ số, kiểu chữ in hoa không chân, nét đều và chữ số Ả rập (chia thành 02 hàng), nửa trên cao 2,5 mm, nửa dưới cao 02 mm. Dấu làm bằng kim loại, bề mặt dấu có độ cứng không nhỏ hơn 50 đơn vị đo độ cứng Rockwell thang C (50 HRC).
Mẫu dấu Kẹp chì được quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DẤU NGHIỆP VỤ
Điều 7. Tổ chức khắc và quản lý dấu nghiệp vụ
1. Tổ chức khắc, cấp phát và thu hồi, hủy bỏ dấu nghiệp vụ
Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu tổ chức khắc, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ con dấu nghiệp vụ.
2. Quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ tại cơ sở Đo lường-Chất lượng
a) Cơ sở Đo lường-Chất lượng chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ của đơn vị mình.
b) Dấu Kiểm định, dấu Hiệu chuẩn, dấu Thử nghiệm được giao cho văn thư của cơ sở Đo lường-Chất lượng quản lý và sử dụng. Trường hợp cơ sở Đo lường-Chất lượng không tổ chức bộ phận văn thư thì Thủ trưởng cơ sở Đo lường-Chất lượng chỉ định một cán bộ trực tiếp quản lý và sử dụng.
c) Dấu Kẹp chì được cất giữ, bảo quản và sử dụng tại vị trí làm việc của cơ sở Đo lường-Chất lượng.
Điều 8. Phạm vi sử dụng dấu nghiệp vụ
1. Dấu Kiểm định sử dụng để đóng lên Giấy chứng nhận kiểm định và Lý lịch phương tiện đo cho trang bị Đo lường-Thử nghiệm đã kiểm định đạt yêu cầu. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
2. Dấu Hiệu chuẩn sử dụng để đóng lên Giấy chứng nhận hiệu chuẩn và Lý lịch phương tiện đo cho trang bị Đo lường-Thử nghiệm đã được hiệu chuẩn. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
3. Dấu Thử nghiệm sử dụng để đóng lên văn bản công bố kết quả thử nghiệm. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
4. Dấu Kẹp chì sử dụng để niêm phong trang bị Đo lường-Thử nghiệm, mẫu thử nghiệm.
1. Dấu nghiệp vụ cấp cho cơ sở Đo lường-Chất lượng phù hợp với lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận.
2. Nguyên tắc cấp dấu nghiệp vụ
a) Cấp mới các dấu nghiệp vụ cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được công nhận năng lực lần đầu.
b) Cấp thay thế dấu nghiệp vụ trong các trường hợp dấu cũ bị hỏng, không còn giá trị sử dụng.
c) Khi cấp dấu phải lập biên bản giao, nhận con dấu. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ phải có mẫu con dấu và ghi rõ tình trạng con dấu vào cột “Ghi chú” của Biên bản. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ lập thành hai bản; một bản lưu tại Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu và một bản gửi cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được cấp dấu.
Mẫu Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ
1. Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ.
2. Hằng năm, cơ sở Đo lường-Chất lượng báo cáo việc quản lý, sử dụng dấu theo quy định của Ngành Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
3. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra mẫu dấu, hiện trạng của các dấu nghiệp vụ đang sử dụng và việc sử dụng dấu nghiệp vụ.
4. Chế độ kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Điều 11. Thu hồi và hủy dấu nghiệp vụ
1. Thu hồi dấu nghiệp vụ
a) Dấu nghiệp vụ phải thu hồi, gồm: Dấu cũ bị hỏng sau khi cấp thay thế; dấu của cơ sở Đo lường-Chất lượng bị hủy bỏ công nhận năng lực hoặc bị giải thể.
b) Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đầu mối Ngành thu hồi dấu và nộp dấu về Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu trong thời gian 30 ngày kể từ khi cơ sở Đo lường-Chất lượng được cấp dấu mới hoặc từ khi quyết định hủy bỏ công nhận năng lực hoặc quyết định giải thể có hiệu lực.
c) Khi thu hồi phải lập biên bản giao, nhận con dấu. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ khi thu hồi phải ghi rõ tình trạng con dấu vào cột “Ghi chú” của Biên bản. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ lập thành hai bản; một bản lưu tại cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đầu mối Ngành và một bản gửi kèm theo dấu nghiệp vụ bị thu hồi.
2. Hủy dấu nghiệp vụ
Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu tổ chức hủy dấu nghiệp vụ đã được thu hồi. Thành phần tổ hủy dấu gồm đại diện các cơ quan Quản lý Đo lường và cơ quan Hành chính-Hậu cần của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu. Biên bản hủy dấu nghiệp vụ phải có mẫu dấu nghiệp vụ bị hủy (trường hợp con dấu cần hủy bị hỏng, vỡ không thể lấy mẫu dấu thì phải ghi rõ tình trạng thực tế vào cột “Ghi chú” của Biên bản) và được lưu trữ tại Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu. Khi hủy dấu của cơ sở Đo lường-Chất lượng bị hủy bỏ công nhận năng lực hoặc bị giải thể phải ghi rõ hủy giá trị sử dụng con dấu nghiệp vụ.
Mẫu Biên bản hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu nghiệp vụ quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu quy định chi tiết mã Quản lý, những nội dung cụ thể về việc sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
2. Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo việc quản lý, sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
3. Kinh phí khắc, thu hồi, hủy dấu nghiệp vụ sử dụng nguồn kinh phí nghiệp vụ Ngành Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng được cấp hằng năm; việc cấp phát, sử dụng, thanh quyết toán thực hiện theo Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
1. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2021 và thay thế Thông tư số 215/2011/TT-BQP ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về dấu nghiệp vụ, quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định, thử nghiệm thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
2. Dấu nghiệp vụ đã được cấp theo quy định tại Thông tư 215/2011/TT-BQP tiếp tục được quản lý và sử dụng theo quy định mới ban hành.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thủ trưởng các tổng cục, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu) để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU DẤU NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 138/2021/TT-BQP ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
1. Mẫu số 01: Mẫu dấu Kiểm định
2. Mẫu số 02: Mẫu dấu Hiệu chuẩn
3. Mẫu số 03: Mẫu dấu Thử nghiệm
4. Mẫu số 04: Mẫu dấu Kẹp chì
Ghi chú:
- AA-BB: Mã Quản lý của cơ sở Đo lường-Chất lượng;
- Đường chỉ ở giữa trong mẫu dấu Kẹp chì thể hiện mặt bậc trên dấu.
MẪU BIÊN BẢN GIAO, NHẬN VÀ HỦY CON DẤU NGHIỆP VỤ
(Quy định)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 138/2021/TT-BQP ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
Mẫu số | Tên mẫu biểu |
Mẫu số 01 | Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ |
Mẫu số 02 | Biên bản hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu nghiệp vụ |
Mẫu số 01. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-(1)... | (2)..., ngày... tháng... năm... |
BIÊN BẢN
Giao, nhận con dấu nghiệp vụ
1. Bên giao: ....................................................................................................................
Đồng chí: ..................................... Cấp bậc: ....................... Chức vụ: ...........................
2. Bên nhận: .....................................................................................................................
Đồng chí: ..................................... Cấp bậc: ....................... Chức vụ: ...........................
Số CCCD/CMT/CMTQĐ: ..........................................................................................
Giấy giới thiệu số: .................................., ngày... tháng ... năm ...
Nhận tổng số: ........................... con dấu (bằng chữ) ...............................................
Trong đó:
- Cấp mới:... dấu (... dấu Kiểm định,... dấu Hiệu chuẩn,... dấu Thử nghiệm,... dấu Kẹp chì);
- Cấp thay thế: ... dấu (... dấu Kiểm định,... dấu Hiệu chuẩn,... dấu Thử nghiệm,... dấu Kẹp chì);
- Thu hồi: ... dấu (... dấu Kiểm định, ... dấu Hiệu chuẩn, ... dấu Thử nghiệm,... dấu Kẹp chì).
- Lý do thu hồi: (dấu cũ, hỏng hoặc cơ sở Đo lường-Chất lượng bị hủy bỏ công nhận năng lực, bị giải thể).
Biên bản này được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau./.
NGƯỜI NHẬN | NGƯỜI GIAO | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
THỐNG KÊ MẪU DẤU
TT | Mẫu con dấu | Ghi chú |
Ghi chú:
(1). Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản.
(2). Địa danh.
Mẫu số 02. Biên bản hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu nghiệp vụ
BỘ TỔNG THAM MƯU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-TĐC | Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ... |
BIÊN BẢN
Hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu nghiệp vụ
Căn cứ Thông tư số .../2021/TT-BQP ngày ... tháng ... năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về dấu nghiệp vụ, quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Hôm nay tại Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu, Tổ hủy con dấu nghiệp vụ, gồm:
1. Đồng chí: .......................... Cấp bậc: .................... Chức vụ: ......................., Tổ trưởng.
2. Đồng chí: .......................... Cấp bậc: .................... Chức vụ: ......................., Tổ viên.
3. Đồng chí: .......................... Cấp bậc: .................... Chức vụ: ......................., Thư ký.
Tiến hành hủy các con dấu nghiệp vụ của .......................................................
Tổng số con dấu được hủy: ................dấu (bằng chữ:.....................................).
Trong đó:
- Dấu Kiểm định: ........................dấu;
- Dấu Hiệu chuẩn: ...............................dấu;
- Dấu Thử nghiệm: ..................................dấu;
- Dấu Kẹp chì: ..................................dấu.
Việc hủy dấu kết thúc vào hồi.... giờ....... phút, ngày...... tháng .... năm ..........
Biên bản này lưu tại Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng./.
TỔ TRƯỞNG TỔ HỦY DẤU | TL. CỤC TRƯỞNG |
THỐNG KÊ MẪU CON DẤU
TT | Mẫu con dấu | Ghi chú |
Ví dụ: Hủy giá trị sử dụng con dấu. |
- 1Quyết định 17/2007/QĐ-BQP về con dấu của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Công văn 13041/BTC-TCCB năm 2016 sử dụng con dấu của Chi cục Kiểm tra sau thông quan do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 19/2019/QĐ-TTg về giữ lại con dấu hết giá trị sử dụng của một số cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước để lưu trữ, phục vụ nghiên cứu lịch sử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 17/2007/QĐ-BQP về con dấu của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 2Luật đo lường 2011
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu
- 5Công văn 13041/BTC-TCCB năm 2016 sử dụng con dấu của Chi cục Kiểm tra sau thông quan do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 19/2019/QĐ-TTg về giữ lại con dấu hết giá trị sử dụng của một số cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước để lưu trữ, phục vụ nghiên cứu lịch sử do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 138/2021/TT-BQP quy định về dấu nghiệp vụ, quản lý và sử dụng dấu nghiệp vụ trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 138/2021/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/10/2021
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Lê Huy Vịnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra