Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1350-KCM/TT

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 1995

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 1350-KCM/TT NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 02/CP NGÀY 5/1/1995 CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LÀ HOÁ CHẤT ĐỘC MẠNH, CHẤT PHÓNG XẠ,PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI KIM LOẠI VÀ PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI CÓ HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI VÀ MỘT SỐ LOẠI VẬT TƯ KỸ THUẬT CAO CẤP KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN Ở THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Căn cứ Nghị định 02/CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước;
Sau khi có sự thoả thuận của các bộ Thương mại, Y tế, Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện đối với các hàng hoá là hoá chất độc mạnh; chất phóng xạ; phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu, phế thải có hoá chất độc hại và một số loại vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Thông tư này áp dụng đối với các hàng hoá là hoá chất độc mạnh: chất phóng xạ; phế liệu, phế thải kim loại; phế liệu, phế thải có hoá chất độc hại và một số loại vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước.

Mọi tổ chức và cá nhân khi hoạt động kinh doanh thương mại (sau đây gọi tắt là chủ kinh doanh) hàng hoá này, không phân biệt thành phần kinh tế của Việt Nam hay nước ngoài đều phải thực hiện các quy định của Thông tư này.

1.2. Danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh cụ thể được quy định trong phụ lục số 1.1; 1.2; 1.3; 1.4 của Thông tư này.

Danh mục này có thể được Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố bổ sung hoặc sửa đổi tùy theo tình hình cụ thể sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH

2.1. Chủ kinh doanh muốn được kinh doanh hàng hoá quy định tại Thông tư này phải chuẩn bị đầy đủ các Điều kiện và lập hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem xét, cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

2.2.1. Đối với chủ kinh doanh cho tới ngày Thông tư này có hiệu lực chưa được cấp đăng ký kinh doanh hoặc muốn bổ sung đăng ký kinh doanh, hồ sơ bao gồm:

1) Bản sao (có công chứng) quyết định hoặc giấy phép thành lập.

2) Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (theo mẫu ở phụ lục số 2.1).

3) Bản kê khai về địa điểm kinh doanh, thiết bị kỹ thuật và trang bị phòng hộ lao động và an toàn, nhân viên kinh doanh (theo mẫu phụ lục số 3).

Đối với chủ kinh doanh hàng hoá phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu phế thải có hoá chất độc hại chỉ kê khai về địa điểm kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh vật tư kỹ thuật cao cấp chỉ kê khai về thiết bị kỹ thuật và trang bị phòng hộ, nhân viên kinh doanh.

4) Các giấy tờ chứng nhận sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê mua bán nhà đất hợp pháp nơi đặt địa điểm kinh doanh; văn bằng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên kinh doanh... (tương ứng với bản kê khai theo khoản 3) trên đây.

2.2.2. Đối với chủ kinh doanh đã có đăng ký kinh doanh trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề, hồ sơ như quy định trong điểm 2.2.1 trong đó thay cho bản sao quyết định hoặc giấy phép thành lập là bản sao (có công chứng) đăng ký kinh doanh.

2.2.3. Trường hợp chủ kinh doanh có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hàng hoá kinh doanh có điều kiện, mỗi điểm kinh doanh phải có hồ sơ riêng theo quy định tại Thông tư này.

2.2.4. Đối với chủ kinh doanh đã có đăng ký kinh doanh, đã được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề nếu hoàn toàn phù hợp với các điều kiện quy định tại Thông tư này thì không phải làm lại thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Nếu chưa đảm bảo một trong các điều kiện tương ứng đã quy định tại Thông tư này thì phải bổ sung đầy đủ.

Trường hợp này, chủ kinh doanh phải làm thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh để đổi chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề đã được cấp trước đây lấy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Hồ sơ xin chuyển đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gồm:

- Đơn xin đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo mẫu phụ lục 2.2

- Chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề.

2.3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.3.1 Cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận (gọi tắt là cơ quan chứng nhận) đủ điều kiện kinh doanh là:

a) Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn đặt trụ sở chính của chủ kinh doanh đối với hàng hoá chất độc mạnh, phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu, phế thải có hoá chất độc hại, một số vật tư kỹ thuật cao cấp.

b) Ban an toàn bức xạ và hạt nhân - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đối với hàng hoá phóng xạ.

2.3.2 Cơ quan chứng nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của chủ kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, cơ quan chứng nhận gửi trả hồ sơ cho chủ kinh doanh để chuẩn bị lại với những chỉ dẫn cần thiết.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cơ quan chứng nhận phải vào sổ theo dõi, có phiếu nhận, hẹn ngày giải quyết, giao cho chủ kinh doanh.

2.3.3. Trường hợp chủ kinh doanh dưới vốn pháp định theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992, khi xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hoá là phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu, phế thải có hoá chất độc hại, phải gửi hồ sơ như quy định tại Thông tư này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ là phòng hoặc ban ở quận, huyện được phân công trên địa bàn có địa điểm kinh doanh của chủ kinh doanh.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ căn cứ vào điều kiện quy định kiểm tra, xác định và có ý kiến vào hồ sơ, chuyển cho Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh, thành phố sở tại xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh để Uỷ ban nhân dân quận, huyện cấp hoặc bổ sung giấy phép kinh doanh cho chủ kinh doanh (chủ kinh doanh không phải trực tiếp đến Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh).

2.3.4. Tuỳ theo yêu cầu, đặc điểm của loại hàng hoá cơ quan chứng nhận có thể gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, cử cán bộ thẩm tra thực tại các điều kiện kinh doanh của chủ kinh doanh.

2.3.5 Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chứng nhận từ chối hoăc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá tương ứng cho chủ kinh doanh theo mẫu thống nhất tại phụ lục 3 của Nghị định 02/CP.

Trường hợp chủ kinh doanh có nhiều điểm kinh doanh hàng hoá, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện kinh doanh.

2.4. Giải quyết khiếu nại về việc không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

Chủ kinh doanh khiếu nại phải làm đơn, cơ quan chứng nhận tiếp nhận đơn và trả lời cho chủ kinh doanh biết. Nếu chủ kinh doanh chưa đồng ý với ý kiến của cơ quan chứng nhận thì khiếu nại lên Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường là quyết định cuối cùng.

3. TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ KINH DOANH

3.1. Chủ kinh doanh xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải đóng lệ phí theo quy định hiện hành và phải tạo điều kiện thuận tiện để cơ quan chứng nhận thẩm tra nhanh chóng, rõ ràng các điều kiện kinh doanh của mình.

3.2. Chủ kinh doanh phải có trách nhiệm đảm bảo duy trì đúng các điều kiện kinh doanh như đã được chứng nhận trong quá trình kinh doanh hàng hoá tương ứng. Trong trường hợp có thay đổi về điều kiện kinh doanh, chủ kinh doanh phải thông báo bằng văn bản bổ sung tới cơ quan chứng nhận để được xác nhận lại điều kiện kinh doanh.

3.3. Chủ kinh doanh phải chịu sự thanh tra, giám sát định kỳ của cơ quan có trách nhiệm nói ở điểm 4.2 Thông tư này.

4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

4.1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

4.2. Các ông Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm:

- Phổ biến, hướng dẫn các ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện Thông tư hướng dẫn này.

- Tổ chức việc thanh tra, giám sát Điều kiện kinh doanh của chủ kinh doanh hàng hoá thuộc phạm vi quản lý trong Thông tư này.

4.3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực chủ kinh doanh đã được cấp đăng ký kinh doanh hàng hoá trước ngày Thông tư này có hiệu lực đều phải bổ sung các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Thông tư này hoặc nếu chưa được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề phải hoàn thành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá tương ứng.

Hết thời hạn này chủ kinh doanh nào không có hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sẽ phải ngừng hoạt động kinh doanh loại hàng hoá tương ứng cho đến khi thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Thông tư này.

4.4. Chủ kinh doanh trong quá trình kinh doanh hàng hoá tương ứng, không đảm bảo các điều kiện quy định tại Thông tư này đều bị coi là hành vi kinh doanh trái phép. Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận nếu có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái pháp luật tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành. Trong mọi trường hợp vi phạm điều kiện kinh doanh đã quy định tại Thông tư này mà chủ kinh doanh không kịp thời khắc phục. Cơ quan chứng nhận sẽ huỷ bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền thu hồi đăng ký kinh doanh của chủ kinh doanh.

4.5. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp trực thuộc thực hiện tốt Thông tư này.

Phạm Khôi Nguyên

(Đã ký)

PHỤ LỤC 1.1

HÀNG HOÁ LÀ HOÁ CHẤT ĐỘC MẠNH KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Danh mục hàng hoá là hoá chất độc mạnh

1.1. Hoá chất độc mạnh là chất mà khi tiếp xúc với cơ thể người trong những trường hợp vi phạm các yêu cầu về an toàn, có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ trong quá trình làm việc, trong hiện tại, trong các thế hệ tương lai.

1.2. Hàng hoá chất độc mạnh là những hoá chất độc thuộc nhóm I và II được phân loại trong TCVN 3164-1979.

1.3. Danh mục hàng hoá là hoá chất độc mạnh kinh doanh có Điều kiện:

TT

Tên hoá chất

Công thức

Nồng độ tối đa cho phép (mg/l)

1

2

3

4

1

Arolein

CH2=CH-CHO

+0,002

2

Amoniac

NH3,NH4OH

+0,002

3

Anhydric acseniơ và anhydrit acsenic (asen pentoxyt)

As2O3

As2O5

+0,0003

4

Acsenua hydro

AsH3

+0,0003

5+

Anhydit cacbonic

CO2

0,1% 0mg/1

6

Anhydrit cromic

CrO3

0,0001mg/1

7

Anilin

C6H5-NH2

0,005

8

Antimoan

Sb

0,0005

9

Axit clohydric & clorua hydro (tính ra clorua hydro)

HCL

0,010

10

Axit nitric (tính ra N2O5)

HNO3

0,005

11

Axit axetic

CH3COOH

0,005

12

Axit cyanhydric và muối của axit

HCN

0,0003

13

Cyangydric tính ra HCN

14

Axit sunfuric & anhydrit sunfuric

H2SO4

SO3

0,002

15

Axit photphoric

H3PO4

16

Axit piiric

C6H3K8O7

17

Bary oxyt chứa 10% SiO2 tự do

BaO

0,005

18

Bary + hợp chất dễ tan

(Ba)

0,0005

19

Benzidin

C12H22N2

0,001

20

Brom

Br2

1ml/m3

21

Bromua metyl

Br-CH3

10ml/m3

22

Bromofoc

CHBr3

23

Bicromat kiềm

Cr2O7 (Na,K)

0,0001

24

Chì và hợp chất vô cơ của chì (khí dung vàng bụi)

Pb

0,00001

25

Clo

CL2

0,0001

26

Clobenzen

C6H5CL

0,050

27

Clodiphenyl

0,001

28

Clo oxydiphonyl

0,0005

29

Clonaphtalin (triclo naphtalin)

C10H7CL

0,001

30

Hỗn hợp tetra & Pentanaphtalin bậc cao

0,0005

31

Cloropren

CH2 = CH-COL = OH2

0,002

32

Clopycrin

CCL3NO2

20mg/m3

60mg/m3

33

Clorua vôi (tính Cl)

Ca(CL) 2

0,001

34

Cồn Metylic

CH3OH

0,050

35

Dimetyl amin

(CH3) 2NH

0,001

36

Dimetyl focrmanit

CH3

HCO-N

CH3

0,001

37

Diclobenzen

38

Dinitroclobenzen

(NO2)2

C6H3

CL

0,001

39

Dinitrotoluen

0,001

40

Dinitrobenzen và các đồng dạng

41

Dioxit Clo

CLO2

0,0001

42

Đồng (muối)

0,000005

43

Etyl thuỷ ngân phot phát

0,000005

44

Etyl thuỷ ngân clorua

0,000

45

Focmaldehyt

HCHC

0,005

46

Florua hydro

FH

0,0005

47

Muối của axit Flohydric tính ra HF

0,001

48

Florosilicat kim loại tan và không tan

49

Hexacloro cyclohexan

C6H6CL6

0,0001

50

Hỗn hợp (666)

51

Hexacloro cyclohexan

0,00005

52

đồng phân (gamma)

53

Hydrazin và dẫn chất

0,0001

54

Iot

I2

0,001

55

Isopropylnitrat

C3H7NO2

0,005

56

Khí dung kiềm (hơi NaOH, KOH)

0,000

57

Long não

C10H160

0,003

58

Mangan và các hợp chất (tính ra MnO2)

MnO2

0,0003

59

Metaldehyt

60

Metyl paration (demetil paranitro photpho, Volfatoc...)

0,0001

61

Nhôm, oxyt nhôm và hợp kim nhôm

(AL,AL2O3...)

0,002

62

a Nitobenzen và các hợp chất

C6H5NO2

0,005

63

Nitroclobenzen

CL

C6H4

NO2

0,001

64

Nicotin

0,0005

65

Nitrit kim loại

NO2

66

Ozon

O3

0,0001

67

Oxyt cacbon

CO

0,030

68

Oxyt etylen

0,001

69

Oxyt kẽm

ZnO

0,005

70

Oxyt nitơ, tính ra N2O5

N2O,NO,NO2, N2O3, N2O5

0,005

71

Oxyt niken

NiO

0,0005

72

Oxyt sắt lẫn fluo và hợp chất mangan

0,004

73

Photpho trắng (Sesquisulfur phesphore)

P4

0,00003

74

Hợp chất photpho triclorua

0,00005

75

Photphua hydro

PH3

0,0003

76

Photphua kim loại

0,15-0,30g

77

Photphorit (quặng dưới 10% SiO2 tự do)

0,005

78

Photgen

COCL2

0,0005

79

Phenol

C6H5OH

0,005

80

Photphat dietyl

C10H14NO5PS

0,00005

81

Paranitropheny

5mg/kg

82

(Paration, thiophot)

(trừ sâu)

83

Sunfua chì

PbS

0,0005

84

Sunfua cacbon

SC2

0,010

85

Sunfua hydro

H2S

0,010

86

Tetraclorua cacbon

CCl4

0,050

87

Tetracloheptan

0,001

88

Tetra etyl chì

Pb(C2H5) 4

0,000005

89

Tetra nitrometan

CH3(NO2) 4

0,00003

90

Thuốc lá (bụi)

0,003

91

Thuỷ ngân kim loại và hợp chất vô cơ trừ HgC12 (Sublime)

Hg

0,00001

92

Thuỷ ngân (II)

93

Clorua (sublime)

HgCL2

0,0001

94

Trinitro clobenzen

0,001

95

Tricloetylen

0,001

96

Tricloetylen

C2HCL3

0,50

97

Trinitrobenzen và các hợp chất

C6H3(NO2)3

0,001

98

Toluen dihydroxyanat

0,0005

99

Toluidin

CH3-C6H4-NH2

0,003

100

Tetraetyl

C10H20N2S4

2. Những yêu cầu về điều kiện kinh doanh

2.1. Chủ thể kinh doanh:

2.1.1. Người kinh doanh được phép kinh doanh phải là doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng quản lý ngành kinh tế kỹ thuật.

2.1.2. Doanh nghiệp phải khai báo những hàng hoá chất độc mạnh xin kinh doanh trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.2. Địa điểm kinh doanh:

2.2.1. Địa điểm kinh doanh bao gồm cửa hàng, trạm, kho tàng phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng nhà, đất nơi đặt tại điểm kinh doanh và phải phù hợp với qui hoạch mạng lưới địa điểm kinh doanh của tỉnh, thành phố.

2.2.2. Địa điểm kinh doanh phải đảm bảo vệ sinh môi trường, nồng độ chất độc trong không khí vùng làm việc phải nằm trong phạm vi giới hạn cho phép ở mục 1.3.

2.2.3. Kho đựng hoá chất độc phải có nền và tường không thấm nước đặt ở nơi cao ráo đề phòng bị ngập nước, xa nơi dân cư, nguồn nước...

2.2.4. Cửa hàng phải có biển bảng, tên cửa hàng rõ ràng.

2.3. Trang bị kỹ thuật:

2.3.1. Địa điểm kinh doanh phải có trang bị phương tiện kỹ thuật hoặc có thể thuê thiết bị ở một nơi được chỉ ra để phát hiện được nồng độ chất độc trong không khí vùng làm việc. Các thiết bị đo này phải được kê khai trong hồ sơ xin chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.3.2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với hoá chất độc phải được trang bị đầy đủ (găng tay, mặt nạ phòng độc...) các phương tiện này phải được kê khai trong hồ sơ xin chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.3.3. Phải có dụng cụ và trang bị phòng cháy, chữa cháy đúng quy định của cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy.

2.4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

2.4.1. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có trình độ đại học về chuyên ngành hoá, nắm vững và hướng dẫn các nhân viên dưới quyền thực hiện đúng các quy định kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh hoá chất độc.

2.4.2. Nhân viên kinh doanh phải được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến mặt hàng kinh doanh hoá chất, nắm vững các quy định kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh hoá chất độc.

2.5. Qui định về bao gói, ghi nhãn hàng hoá chất độc:

2.5.1. Hàng hoá chất độc phải đựng trong các bình chứa, chai lọ đảm bảo bền với loại hoá chất đựng trong đó, kín, an toàn khi vận chuyển.

2.5.2. Ghi nhãn:

Trên tất cả bao bì đựng hàng hoá chất độc phải có nhãn hàng hoá ghi rõ các nội dung sau:

- Biểu chưng chất độc theo biểu chưng 6, phụ lục IV của TCVN 5507 - 1991.

- Tên cơ sở sản xuất.

- Ngày sản xuất và thời gian sử dụng.

- Khối lượng tính.

- Tên hàng hoá chất độc.

- Chế độ bảo quản.

- Các chỉ dẫn khác.

2.6. Cơ sở kinh doanh phải có qui chế hoạt động kinh doanh hàng hoá chất độc phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và TCVN 5507-91. Hoá chất nguy hiểm. Qui phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

PHỤ LỤC 1.2

HÀNG HOÁ PHÓNG XẠ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Danh mục hàng hoá phóng xạ

1.1. Chất phóng xạ là những chất có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70 Bq (2nCilg).

1.2. Hàng hoá phóng xạ là chất phóng xạ có cường độ bức xạ lớn hơn 100 Bq.

1.3. Danh mục hàng hoá phóng xạ kinh doanh có Điều kiện:

1.3.1. Nguồn xạ trị.

1.3.2. Nguồn xạ trong các phương tiện đo (thăm dò khoáng sản, dầu khí, tự động hoá trong dây chuyền sản xuất).

1.3.3. Nguồn xạ để bảo quản lương thực, thực phẩm.

1.3.4. Nguồn xạ dùng để kiểm định vàng bạc, đá quí.

1.3.5. Dược phẩm phóng xạ (iod, photpho...)

1.3.6. Hàng phóng xạ tiêu dùng (khi có tàng trữ số lượng lớn), thiết bị chống sét, các máy điện tử có nguồn phóng xạ.

2. Những yêu cầu về điều kiện kinh doanh

2.1. Chủ thể kinh doanh

2.1.1. Chủ thể kinh doanh được phép kinh doanh hàng hóa phóng xạ phải là các doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật.

2.1.2. Doanh nghiệp phải kê khai những mặt hàng phóng xạ xin kinh doanh trong hồ sơ xin chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.2. Địa điểm kinh doanh:

2.2.1. Địa điểm kinh doanh bao gồm cửa hàng, kho tàng phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng nhà, đất nơi đặt địa điểm kinh doanh và phải phù hợp qui hoạch mạng lưới địa điểm kinh doanh của tỉnh, thành phố.

2.2.2. Địa điểm kinh doanh phải được thiết kế đảm bảo an toàn về bức xạ cho người kinh doanh và môi trường xung quanh (không khí, nước thải).

Các giá trị giới hạn đối với từng nuclit phóng xạ trong không khí nơi làm việc, trong nước phải đảm bảo tuân thủ qui phạm an toàn bức xạ ion hoá được ban hành kèm theo Quyết định 505BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2.2.3. Địa điểm kinh doanh phải đảm bảo an toàn bức xạ cho người kinh doanh:

- Tại nơi làm việc thường xuyên với nguồn bức xạ (chế độ 40h/tuần) không vượt quá suất liều 1,2 mrem/h.

- Nơi làm việc dưới 20h/ tuần không vượt quá suất liều 2,4 mrem/h.

- Trong vùng giám sát không vượt quá suất liều 0,03 mrem/h

2.2.4. Tại địa điểm kinh doanh các biển bảng tên cửa hàng, các thiết bị, công tơ, bao bì, phương tiện vận chuyển... liên quan đến các nguồn phóng xạ đều phải có dấu hiệu nguy hiểm bức xạ.

2.3. Trang bị kỹ thuật:

Cơ sở kinh doanh phải có:

2.3.1. Trang bị kỹ thuật để kiểm xạ môi trường và cá nhân:

+ Máy kiểm xạ môi trường

+ Máy kiểm xạ cá nhân.

2.3.2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được trang bị đầy đủ: áo choàng và tạp dề bằng chất dẻo, mũ, găng tay, giầy nhẹ, ống bịt tay, bịt chân... các phươmg tiện phòng hộ phải được kê khai trong hồ sơ xin chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.3.3. Thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho cơ sở kinh doanh.

2.4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

2.4.1. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có trình độ đại học và chứng chỉ an toàn phóng xạ, nắm vững và hướng dẫn các nhân viên dưới quyền thực hiện đúng các quy định an toàn trong hoạt động kinh doanh hàng hoá phóng xạ.

2.4.2 Nhân viên kinh doanh hàng hoá phóng xạ phải:

+ Trên 18 tuổi.

+ Không đang mắc bệnh được quy định tại phụ lục 4 của Quyết định số 505BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

+ Phải có trình độ từ trung cấp kỹ thuật.

+ Có chứng chỉ về an toàn phóng xạ.

2.5. Qui định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản hàng hoá phóng xạ:

2.5.1, Bao gói:

Việc bao gói hàng hoá phóng xạ phải tuân theo điều 2 - Yêu cầu đối với bao bì và kiện hàng phóng xạ TCVN 4985:1989.

2.5.2. Ghi nhãn:

Tại các mặt ngoài bao bì ở chỗ dễ thấy nhất phải ghi rõ những điều sau đây:

+ Dấu hiệu nguy hiểm bức xạ.

+ Ký hiệu bao bì.

+ Ký hiệu cơ sở sản xuất.

+ Ngày xuất xưởng.

+ Khối lượng của hệ bao bì.

+ Khối lượng tịnh.

+ Hoạt độ phóng xạ.

+ Tên chất phóng xạ.

+ Các dấu hiệu phòng ngừa khác.

+ Ngày tháng năm kiểm tra định kỳ.

2.5.3. Vận chuyển:

Việc vận chuyển hàng hoá phóng xạ phải tuân thủ TCVN 4985-89 Qui phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ.

2.5.4. Bảo quản:

Kho tàng phải được thiết kế tuân thủ điều 2.2.3. Kho phải đặt ở mức thấp nhất của toà nhà (tầng ngầm hay tầng trệt). Các nguồn phóng xạ cần để ở những nơi riêng biệt. Số lượng các chất phóng xạ trong kho không được vượt quá quy định an toàn.

2.6. Cơ sở kinh doanh phải ban hành qui chế hoạt động kinh doanh chất phóng xạ phù hợp với qui phạm an toàn bức xạ ion hoá được ban hành kèm theo Quyết định số 505BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ Y tế.

PHỤ LỤC 1.3.

HÀNG HOÁ LÀ PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI KIM LOẠI VÀ PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI CÓ HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Danh mục hàng hoá là phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu, phế thải có hoá chất độc hại bao gồm các phế liệu, phế thải từ:

1.1. Kim loại đen.

1.2. Kim loại màu.

1.3. Nhựa.

1.4. Cao su, chất dẻo.

1.5. Thuỷ tinh.

1.6. Giấy loại.

1.7. Da và lông.

1.8. Bông, vải sợi.

Hoá chất độc hại gồm các hoá chất độc được phân loại trong TCVN3164 - 1979.

2. Những yêu cầu về Điều kiện kinh doanh:

2.1. Địa điểm kinh doanh (bao gồm cửa hàng, kho tàng, bến bãi).

2.1.1. Yêu cầu chung.

- Phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng nhà, đất nơi đặt địa điểm kinh doanh.

- Phải phù hợp với các yêu cầu về qui hoạch của tỉnh, thành phố.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, trật tự an toàn giao thông (không xâm lấn vỉa hè, lòng đường).

- Có đủ bến bãi để tập kết thuận tiện cho các phương tiện vận tải ra, vào.

- Phải có biển bảng ghi rõ tên cửa hàng.

2.1.2. Yêu cầu cụ thể.

- Không được bố trí tại các khu dân cư đông đúc chật chội, các đường phố trung tâm, gần các bệnh viện, nguồn nước sinh hoạt giếng nước ăn, ao hồ;

- Có diện tích tập kết, tồn trữ phế liệu, phế thải phù hợp với số lượng phế liệu, phế thải kinh doanh, nền lát gạch hoặc láng xi măng, có mái che mưa để chống nước mưa cuốn các chất độc hại đi nơi khác;

- Việc tồn trữ phế liệu, phế thải có hoá chất độc phải có kho kín hoặc bao bì đặt ở nơi cao ráo ngăn ngừa ngập lụt bất thường.

PHỤ LỤC 1.4.

MỘT SỐ LOẠI HÀNG HOÁ LÀ VẬT TƯ KỸ THUẬT CAO CẤP KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Danh mục hàng hoá là vật tư kỹ thuật cao cấp

Hàng hoá vật tư kỹ thật cao cấp là các loại hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, tinh vi, chính xác trong mỗi nhóm vật tư kỹ thuật sau đây:

- Thiết bị điện tử, tin học.

- Chuẩn, phương tiện đo lường chính xác.

- Thiết bị thử nghiệm, phân tích về hoá - lý.

- Thiết bị quang học.

- Thiết bị công nghệ.

2. Điều kiện kinh doanh hàng hoá vật tư kỹ thuật cao cấp

2.1. Chủ thể kinh doanh:

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện đều có thể kinh doanh hàng hoá vật tư kỹ thuật cao cấp quy định trong mục 1 của phụ lục này.

- Doanh nghiệp phải kê khai hàng hoá kinh doanh cụ thể trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.2. Trang bị kỹ thuật:

- Cơ sở kinh doanh phải có các trang bị thiết bị để đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho việc bảo quản tốt hàng hoá kinh doanh.

- Cơ sở kinh doanh phải có bộ phận hiệu chuẩn, bảo trì hoặc có mạng lưới công tác được chỉ rõ để bảo trì hàng hoá kinh doanh.

- Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với địa điểm kinh doanh.

2.3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Người phụ trách trực tiếp hoạt động kinh doanh phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với loại hàng hoá kinh doanh chính, có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh tối thiểu từ bằng C trở lên.

- Các nhân viên kinh doanh phải có bằng cấp chuyên môn do các trường, lớp đào tạo được Nhà nước công nhận cấp, tối thiểu từ trung cấp kỹ thuật và qua lớp đào tạo nghiệp vụ về sử dụng và bảo trì loại hàng hoá vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 1350-KCM/TT-1995 hướng dẫn NĐ 02/CP-1995 đối với hàng hoá là hàng hoá chất độc mạnh, chất phóng xạ, phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu, phế thải có hoá chất độc hại và một số loại vật tư kỹ thuật cao cấp kinh doanh có điều kiện ở thị trường trong nước do Bộ Khoa học,công nghệ và môi trường ban hành

  • Số hiệu: 1350-KCM/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 02/08/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: Phạm Khôi Nguyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản