Mục 5 Chương 2 Thông tư 135/2012/TT-BTC hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Mục 5. Khả năng thanh toán, dự phòng nghiệp vụ và chế độ báo cáo
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
3. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phải cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu hai trăm (200) tỷ đồng Việt Nam.
Điều 32. Trích lập dự phòng nghiệp vụ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ như sau:
a) Dự phòng toán học, bao gồm:
- Dự phòng rủi ro bảo hiểm: là số lớn hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất cả các khoản chi phí trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng.
- Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết đơn vị là tổng số các khoản sau:
+ Tổng số các đơn vị đầu tư của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị quỹ tại ngày định giá;
+ Tổng số phí bảo hiểm đã nhận được từ bên mua bảo hiểm tại ngày định giá sau khi trừ đi các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm mà phần còn lại này dùng để mua các đơn vị quỹ nhưng chưa được thực hiện.
b) Dự phòng bồi thường: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
c) Dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung (resilience reserve): Dự phòng này dùng để bảo đảm cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm khi thị trường đầu tư có biến động lớn;
d) Các dự phòng khác sau khi được sự phê chuẩn của Bộ Tài chính.
2. Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm xác định phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp tính toán được thừa nhận rộng rãi theo thông lệ quốc tế.
Điều 33. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và chế độ báo cáo
1. Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Căn cứ Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, doanh nghiệp bảo hiểm ban hành các quy trình nghiệp vụ triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động.
3. Chuyên gia tính toán có trách nhiệm đánh giá việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Báo cáo đánh giá của chuyên gia tính toán được gửi cho Bộ Tài chính trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng. Trong trường hợp phát hiện sai phạm của doanh nghiệp bảo hiểm, chuyên gia tính toán phải báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày vi phạm được phát hiện.
4. Định kỳ hàng tháng, doanh nghiệp bảo hiểm tổng hợp tình hình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị để báo cáo Bộ Tài chính theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện báo cáo Bộ Tài chính số liệu trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm hợp tác và báo cáo tình hình thực tế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Thông tư 135/2012/TT-BTC hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 135/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/08/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 581 đến số 582
- Ngày hiệu lực: 01/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Bảo hiểm liên kết đơn vị
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Điều kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị
- Điều 5. Sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị
- Điều 6. Quyền lợi bảo hiểm liên kết đơn vị
- Điều 7. Phí
- Điều 8. Phí bảo hiểm đóng thêm
- Điều 9. Quỹ liên kết đơn vị đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí một lần
- Điều 10. Giá trị hoàn lại
- Điều 11. Phê chuẩn việc triển khai sản phẩm bảo hiểm
- Điều 12. Phân tích nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng
- Điều 13. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 16. Quỹ liên kết đơn vị
- Điều 17. Mục tiêu của các quỹ liên kết đơn vị
- Điều 18. Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị
- Điều 19. Định giá quỹ liên kết đơn vị
- Điều 20. Xác định giá bán và giá mua các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị
- Điều 21. Quy trình bán và mua các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị
- Điều 22. Hội đồng đầu tư
- Điều 23. Công ty quản lý quỹ
- Điều 24. Ngân hàng giám sát
- Điều 25. Tài liệu giới thiệu sản phẩm
- Điều 26. Tài liệu minh họa bán hàng
- Điều 27. Công bố thông tin cho bên mua bảo hiểm
- Điều 28. Thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng
- Điều 29. Công bố giá đơn vị quỹ liên kết đơn vị
- Điều 30. Quy định về thông tin, quảng cáo sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị
- Điều 31. Khả năng thanh toán
- Điều 32. Trích lập dự phòng nghiệp vụ
- Điều 33. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm và chế độ báo cáo