Điều 8 Thông tư 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:
a) Các hồ sơ kiểm soát chi, kiểm soát cam kết chi NSNN do đơn vị giao dịch lập trực tiếp trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN (theo các mẫu hồ sơ tương ứng của chế độ kiểm soát chi NSNN hiện hành) hoặc được lập trên các chương trình ứng dụng tại đơn vị giao dịch hoặc được chuyển đổi từ hồ sơ bằng giấy sang dạng điện tử gửi kèm chứng từ chuyển tiền (nếu có) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; các hồ sơ đơn vị giao dịch gửi KBNN về việc đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; đăng ký rút tiền mặt của đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.
b) Các thông báo của KBNN gửi đơn vị giao dịch (thông báo về kết quả kiểm soát chi; thông báo kết quả xử lý việc mở và sử dụng tài khoản; thông báo về kết quả đăng ký rút tiền mặt) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.
c) Các văn bản điện tử giữa các đơn vị cung cấp thông tin với KBNN theo quy định tại Điều 16, 17 và 18 Nghị định số 25/2017/NĐ-CP.
d) Các văn bản điện tử giữa KBNN với các tổ chức khác.
đ) Các văn bản điện tử trong GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính và trong nội bộ hệ thống KBNN.
2. Các văn bản điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy nêu phù hợp với quy định tại Điều 35 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2007/NĐ-CP). Đối với các văn bản điện tử không đáp ứng điều kiện nêu trên, thì thông tin trên văn bản chỉ có giá trị tham khảo.
Đối với các văn bản điện tử quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này phải được ký chữ ký số theo quy định tại
3. Trường hợp đơn vị giao dịch có đề nghị chuyển đổi văn bản điện tử sang văn bản giấy để dùng làm căn cứ pháp lý cho các hoạt động giao dịch, thì KBNN cấp văn bản chuyển đổi có chữ ký và đóng dấu xác nhận của KBNN cho đơn vị giao dịch.
4. Việc quản lý văn bản điện tử được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 64/2007/NĐ-CP.
5. Việc lưu trữ văn bản điện tử được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với văn bản giấy. Việc thực hiện lưu trữ văn bản điện tử trong một số trường hợp đặc thù được thực hiện tương tự như quy định tại
Thông tư 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 133/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/12/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 01/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 5. Điều kiện thực hiện GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 6. Chữ ký số
- Điều 7. Chứng từ điện tử
- Điều 8. Văn bản điện tử
- Điều 9. Số định danh giao dịch
- Điều 10. Bảo mật thông tin trong các GDĐT
- Điều 11. Thông báo tham gia hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN
- Điều 12. Thời gian gửi, xử lý chứng từ điện tử và văn bản điện tử
- Điều 13. Gửi và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi
- Điều 14. Gửi và trả kết quả đối với hồ sơ đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký
- Điều 15. Đăng ký rút tiền mặt
- Điều 16. Tra cứu thông tin và đối chiếu số dư tài khoản
- Điều 17. Xử lý sự cố
- Điều 18. Các khoản chi phí