Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2022/TT-BQP

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH XÉT, CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú”;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định, đối tượng tiêu chuẩn, hồ sơ, quy trình xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (sau đây gọi chung là nhà giáo) đang trực tiếp giảng dạy, nuôi dạy, làm công tác quản lý giáo dục tại các học viện, trường sĩ quan, đại học; trường cao đẳng, trung cấp; trường quân sự quân khu, quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, trường hạ sĩ quan; trường mầm non (sau đây gọi chung là nhà trường) trong Quân đội.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan tới công tác xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng.

Điều 3. Danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng

1. Danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng để ghi nhận, biểu dương, tôn vinh các nhà giáo có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.

2. Danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng gồm:

a) Danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở (cấp nhà trường).

b) Danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

Điều 4. Nguyên tắc xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi

1. Căn cứ các tiêu chuẩn Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi quy định ở từng cấp.

a) Cấp cơ sở: Đánh giá kết quả thực hành dạy thông qua hội thi, hội giảng kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra, kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học theo tiêu chuẩn Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi quy định tại Thông tư này.

b) Cấp Bộ Quốc phòng: Thành lập Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng xét duyệt thông qua hồ sơ theo tiêu chuẩn Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi quy định tại Thông tư này.

2. Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, minh bạch, khách quan, thực chất và trung thực.

3. Đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng.

4. Kết quả xét Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi của cấp cơ sở phải thông qua cấp ủy cùng cấp trước khi tổng hợp, báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 5. Thời gian xét, công nhận và trao quyết định, giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi

1. Xét, công nhận danh hiệu: cấp cơ sở thực hiện 01 lần theo từng năm học, xong trước ngày 31 tháng 7 hằng năm; cấp Bộ Quốc phòng thực hiện 02 năm một lần, xong trước ngày 31 tháng 10 năm xét.

2. Tổ chức trao quyết định, giấy chứng nhận danh hiệu vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11; các nhà trường trao quyết định và giấy chứng nhận cấp cơ sở; Bộ Quốc phòng trao quyết định và giấy chứng nhận cấp Bộ Quốc phòng.

Điều 6. Kinh phí bảo đảm nhiệm vụ xét, công nhận và mức tiền thưởng danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi

1. Kinh phí sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng (mục Huấn luyện tại học viện, trường) trong dự toán ngân sách được giao hằng năm.

2. Mức tiền thưởng (tính theo lương cơ sở hiện hành): Danh hiệu cấp cơ sở bằng hệ số 0,3 x 01 tháng lương; danh hiệu cấp Bộ Quốc phòng bằng hệ số 1,0 x 01 tháng lương.

Chương II

DANH HIỆU GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ

Mục 1. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ

Điều 7. Tiêu chuẩn chung

1. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Nắm vững và vận dụng đúng đắn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, quy định của đơn vị và địa phương nơi cư trú.

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, lối sống trong sạch, lành mạnh được tập thể nhà trường, khoa (bộ môn) và học viên tín nhiệm.

c) Trong năm học được đánh giá xếp loại cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; đối với giáo viên mầm non phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định mức độ Khá trở lên.

2. Trình độ học vấn

Đạt trình độ học vấn theo quy định hiện hành đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm, có văn bằng tốt nghiệp đào tạo giảng viên, giáo viên hoặc có các chứng chỉ theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

3. Về giảng dạy

a) Đạt định mức về giờ chuẩn giảng dạy của năm học đối với nhà giáo trong Quân đội theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng.

b) Có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 03 năm trở lên trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét, công nhận Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.

c) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy tốt. Kết quả thực hành giảng dạy đạt loại Giỏi trở lên trong hội thi, hội giảng do nhà trường tổ chức của năm học.

d) Kết quả học tập của các đơn vị (lớp) học viên do nhà giáo được phân công giảng dạy học phần hoặc môn học trong năm học: Từ 90% đạt yêu cầu trở lên, trong đó, có trên 50% đạt khá, giỏi.

4. Đạt định mức về nghiên cứu khoa học của năm học đối với nhà giáo trong Quân đội theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng, trong đó phải có dù tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 8. Tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học

1. Đối với nhà giáo thuộc các học viện, trường sĩ quan, đại học: Trong năm học được xét phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a và một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c, d Khoản này.

a) Tác giả chính 01 bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, liên ngành, kỷ yếu hội thảo cấp trường trở lên.

b) Chủ trì 01 hoặc tham gia 02 đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (cấp trường) trở lên đã nghiệm thu, đánh giá Đạt trở lên.

c) Chủ biên 01 hoặc tham gia biên soạn 02 giáo trình, tài liệu hoặc tác giả chính 01 sách tham khảo, sách chuyên khảo sử dụng trong giảng dạy cho các đối tượng đào tạo của trường.

d) Hướng dẫn 01 học viên cao học hoặc 01 học viên đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú hoặc 02 học viên đại học đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc 01 học viên đạt giải Ba trở lên tại các cuộc thi cấp bộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế, giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo, tham gia dự thi Olympic hoặc 01 học viên nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở được đánh giá, nghiệm thu Đạt trở lên.

2. Đối với nhà giáo thuộc các trường cao đẳng, trung cấp; trường quân sự quân khu, quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, trường hạ sĩ quan: Trong năm học được xét phải đạt một trong hai tiêu chuẩn như sau:

a) Chủ trì 01 hoặc tham gia 02 đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã nghiệm thu, đánh giá Đạt trở lên.

b) Chủ biên hoặc tham gia biên soạn 01 giáo trình, tài liệu sử dụng trong giảng dạy cho các đối tượng đào tạo của trường.

3. Đối với nhà giáo thuộc các trường mầm non, trong năm học được xét phải chủ trì 01 biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, nuôi dạy trẻ, quản lý giáo dục được Hội đồng thi đánh giá, xếp loại đạt Khá trở lên hoặc đạt giải trong các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tổng cục hoặc tương đương trở lên.

Mục 2. HỒ SƠ, QUY TRÌNH XÉT, CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP CƠ SỞ

Điều 9. Hồ sơ của cá nhân nhà giáo

1. Đơn đề nghị theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Bản kê khai thành tích theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Các tài liệu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Hồ sơ của nhà giáo được đóng thành quyển, khổ giấy A4, bìa hồ sơ màu xanh da trời, không đóng bìa cứng, trình bày theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Quy trình xét, đề nghị cấp tổ, bộ môn, khoa

1. Cấp tổ, bộ môn

a) Nhà giáo căn cứ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này, tự nguyện lập hồ sơ (03 bộ), nộp cho tổ, bộ môn để đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.

b) Chỉ huy tổ, bộ môn tổ chức họp toàn thể nhà giáo trong tổ, bộ môn để xét nhà giáo có đủ tiêu chuẩn theo quy định.

c) Tổ chức lấy tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Nhà giáo đạt 90% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số nhà giáo trong tổ, bộ môn, được báo cáo lên khoa; hồ sơ gồm: Danh sách đề nghị theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo Hồ sơ của nhà giáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

d) Đối với cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện quy trình xét, đề nghị như quy định tại các điểm a, b Khoản này.

2. Cấp khoa

a) Chỉ huy khoa tổ chức phiên họp toàn thể nhà giáo trong khoa để xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

b) Tổ chức lấy tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín (đối với các trường mầm non lấy ý kiến toàn thể giáo viên của trường). Nhà giáo đạt 90% số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số nhà giáo trong khoa, được khoa đề nghị lên Hội đồng cấp cơ sở, hồ sơ gồm: Các văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; Biên bản phiên họp xét, đề nghị theo Mẫu số 06; Biên bản kiểm phiếu xét, đề nghị theo Mẫu số 07; Phiếu bầu theo Mẫu số 08; Danh sách nhà giáo được công nhận danh hiệu theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Quy trình xét, đề nghị, công nhận cấp cơ sở

1. Hội đồng cấp cơ sở

a) Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở, có số lượng từ 11 đến 17 người. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thư ký, Ủy viên; trong đó, Giám đốc, Hiệu trưởng hoặc Chính ủy, Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng, Phó Chính ủy; các Ủy viên Hội đồng gồm: Thủ trưởng cơ quan Đào tạo là Ủy viên thư ký và Thủ trưởng các cơ quan, chủ nhiệm khoa chuyên ngành. Hội đồng cấp cơ sở trường mầm non do cấp quản lý trường thành lập.

b) Nhà giáo đăng ký, nộp hồ sơ xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi không tham gia Hội đồng.

c) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín. Các cuộc họp của Hội đồng phải có từ 2/3 số thành viên trở lên tham dự. Thành viên Hội đồng vắng mặt phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi phiếu bầu đến Hội đồng xem xét tại phiên họp để bảo đảm đủ 100% phiếu bầu.

d) Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng.

đ) Cơ quan Đào tạo là cơ quan thường trực Hội đồng.

2. Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập Ban Thư ký để giúp việc cho Hội đồng.

3. Thẩm định hồ sơ

a) Cơ quan thường trực Hội đồng tổng hợp đề nghị của các khoa, bàn giao hồ sơ cho Ban Thư ký thẩm định.

b) Ban Thư ký thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ và các tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kết quả thẩm định nhà giáo đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi, đề nghị Chủ tịch Hội đồng cho thông báo công khai và đăng trên trang thông tin điện tử của nhà trường, chậm nhất 10 ngày trước khi tổ chức phiên họp Hội đồng về kết quả thẩm định của Ban Thư ký.

c) Ban Thư ký tổng hợp, thống nhất danh sách nhà giáo đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; gửi hồ sơ, tài liệu đến các thành viên Hội đồng và chuẩn bị phiên họp của Hội đồng cấp cơ sở.

4. Họp Hội đồng và hoàn thiện hồ sơ

a) Hội đồng xem xét, thảo luận về tiêu chuẩn của các nhà giáo tham gia xét, công nhận Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi; Hội đồng xem xét kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), biểu quyết thông qua danh sách đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn.

b) Tổ chức lấy tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín đối với nhà giáo được đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Nhà giáo đạt từ 2/3 số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng, được Hội đồng đưa vào danh sách đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

c) Ban Thư ký hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo cấp ủy và đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 5 Điều này ra quyết định công nhận.

5. Thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở

a) Đối với các nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng: Căn cứ đề nghị của Hội đồng cơ sở, Giám đốc, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận và Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

b) Đối với các nhà trường không trực thuộc Bộ Quốc phòng: Căn cứ đề nghị của Hội đồng cơ sở, Giám đốc, Hiệu trưởng báo cáo bằng văn bản với Thủ trưởng cấp quản lý trường ký quyết định công nhận và Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

c) Đối với trường mầm non, cấp quản lý trường ký quyết định và Giấy chứng nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

6. Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

DANH HIỆU GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP BỘ QUỐC PHÒNG

Mục 1. TIÊU CHUẨN GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 12. Tiêu chuẩn chung

1. Về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Nắm vững và vận dụng đúng đắn những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội, quy định của đơn vị và địa phương nơi cư trú.

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, lối sống trong sạch, lành mạnh được tập thể nhà trường, khoa (bộ môn) và học viên tín nhiệm.

c) Các năm học phải được đánh giá xếp loại cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; đối với giáo viên mầm non, các năm học phải đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức Khá trở lên.

2. Có ba năm liên tục, hoặc bốn năm không liên tục đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, trong đó có năm liền kề hoặc trùng với năm đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng; riêng đối với giáo viên mầm non, có 01 năm đạt Giáo viên dạy giỏi cấp toàn quân do Tổng cục Chính trị tổ chức hoặc đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên. Lần xét sau không tính thành tích của lần xét trước đã được công nhận.

3. Có đủ tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học quy định tại Điều 13 Thông tư này.

Điều 13. Tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học

1. Đối với nhà giáo thuộc các học viện, trường sĩ quan, trường đại học, đến năm được xét phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Tác giả chính 03 bài báo khoa học đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, liên ngành, kỷ yếu hội thảo cấp trường trở lên.

b) Chủ trì 01 đề tài hoặc 02 sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (do Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng tổng cục, Thủ trưởng cấp quản lý trường phê duyệt) trở lên hoặc tham gia 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên đã nghiệm thu, đánh giá Đạt trở lên.

c) Chủ biên 02 hoặc tham gia biên soạn 03 giáo trình, tài liệu hoặc tác giả chính 02 sách tham khảo, sách chuyên khảo sử dụng trong giảng dạy cho đối tượng đào tạo của trường.

d) Hướng dẫn 02 học viên cao học hoặc 02 học viên đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú hoặc 03 học viên đại học đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp, đồ án, khóa luận tốt nghiệp hoặc 02 học viên đạt giải Ba trở lên tại các cuộc thi cấp bộ, cấp quốc gia, cấp quốc tế, giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo, tham gia dự thi Olympic hoặc 02 học viên nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở được đánh giá, nghiệm thu Đạt trở lên.

2. Đối với nhà giáo thuộc các trường cao đẳng, trung cấp; trường quân sự quân khu, quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, trường hạ sĩ quan đến năm được xét phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

a) Tác giả chính 02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

b) Chủ trì 02 hoặc tham gia 03 đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc tham gia 02 đề tài, sáng kiến nghiên cứu khoa học cấp cơ sở (do Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng tổng cục, Thủ trưởng cấp quản lý trường phê duyệt) trở lên đã nghiệm thu, đánh giá Đạt trở lên.

c) Chủ biên 01 hoặc tham gia biên soạn 02 giáo trình, tài liệu sử dụng trong giảng dạy cho các đối tượng đào tạo của trường.

3. Đối với nhà giáo thuộc trường mầm non, đến năm được xét phải có đủ tiêu chuẩn sau:

Chủ trì 02 biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, công tác quản lý giáo dục, được áp dụng hiệu quả trong cơ sở giáo dục mầm non, được Hội đồng thi cấp huyện, tổng cục hoặc tương đương đánh giá xếp loại Khá trở lên.

Mục 2. HỒ SƠ, QUY TRÌNH XÉT, CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 14. Hồ sơ xét, đề nghị, công nhận cấp Bộ Quốc phòng

1. Hồ sơ gồm:

a) Hồ sơ đề nghị của nhà giáo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

b) Các văn bản theo Mẫu số 04, 05, 06, 07, 08, 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với các nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng: Nhà trường gửi báo cáo kèm theo hồ sơ, tờ trình đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi về Cục Nhà trường - Cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng.

3. Đối với các nhà trường không trực thuộc Bộ Quốc phòng: Cấp quản lý trường báo cáo kèm theo hồ sơ của trường, tờ trình đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi về Cục Nhà trường - Cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng.

Điều 15. Quy trình xét, đề nghị, công nhận cấp Bộ Quốc phòng

1. Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng, có số lượng từ 15 hoặc 19 người. Thành phần Hội đồng gồm:

- Chủ tịch: Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Phó Chủ tịch: 01 đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng là Phó Chủ tịch Thường trực; 01 đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

- Ủy viên thường trực: Cục trưởng Cục Nhà trường.

- Ủy viên kiêm Trưởng ban Thư ký: 01 Phó Cục trưởng Cục Nhà trường.

- Ủy viên: 01 Thủ trưởng Cục Khoa học quân sự; 01 Thủ trưởng Cục Quân lực; 01 Thủ trưởng Cục Cán bộ; 01 Thủ trưởng Cục Tuyên huấn; Trưởng ban Phụ nữ Quân đội; Thủ trưởng Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu một số nhà trường.

b) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín. Các cuộc họp của Hội đồng phải có từ 2/3 số thành viên trở lên tham dự. Thành viên Hội đồng vắng mặt phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi phiếu bầu đến Hội đồng xem xét tại phiên họp để bảo đảm đủ 100% phiếu bầu.

c) Nhà giáo đăng ký, nộp hồ sơ xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi không tham gia Hội đồng.

d) Hội đồng được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.

đ) Cục Nhà trường là Cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

2. Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập Ban Thư ký giúp việc cho Hội đồng.

3. Thẩm định hồ sơ

a) Cơ quan thường trực Hội đồng tổng hợp hồ sơ đề nghị của các Hội đồng cơ sở, bàn giao cho Ban Thư ký thẩm định.

b) Ban Thư ký thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ và các tiêu chuẩn của nhà giáo theo quy định, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kết quả thẩm định nhà giáo đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi, đề nghị Chủ tịnh Hội đồng cho lấy ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng có liên quan và ý kiến nhà trường có ứng viên đăng ký xét về kết quả thẩm định của Ban Thư ký.

c) Ban Thư ký tổng hợp, thống nhất danh sách nhà giáo đủ tiêu chuẩn và không đủ tiêu chuẩn xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi, báo cáo Chủ tịch Hội đồng; gửi hồ sơ, tài liệu đến các thành viên Hội đồng và chuẩn bị phiên họp của Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng.

4. Họp Hội đồng

a) Hội đồng xem xét, thảo luận về tiêu chuẩn của các nhà giáo được đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi; Hội đồng xem xét kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), biểu quyết thông qua danh sách đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn.

b) Tổ chức lấy tín nhiệm theo hình thức bỏ phiếu kín đối với nhà giáo được đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng. Nhà giáo đạt 2/3 số phiếu tín nhiệm trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng, được Hội đồng đưa vào danh sách đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

c) Ban Thư ký hoàn chỉnh hồ sơ, Cơ quan thường trực báo cáo Chủ tịch Hội đồng ký văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

5. Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 16. Bộ Tổng Tham mưu

1. Chủ trì, tham mưu, giúp Quân ủy Trung ương và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi gắn với kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo trong Quân đội.

2. Chỉ đạo Cục Nhà trường

a) Tham mưu giúp Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường Quân đội.

b) Thực hiện chức năng cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra các nhà trường trong Quân đội thực hiện xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng.

c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị chuẩn bị tài liệu để Hội đồng tổ chức họp xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

d) Cục trưởng Cục Nhà trường - Ủy viên thường trực Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng chỉ đạo Ban Thư ký kiểm tra, thẩm định hồ sơ của từng nhà giáo, tổng hợp kết quả xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi báo cáo Chủ tịch Hội đồng đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan làm công tác tổ chức Lễ trao Quyết định và Giấy chứng nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

3. Chỉ đạo Cục Quân lực

Thẩm định phẩm chất đạo đức của các nhà giáo được xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng thuộc diện cơ quan quân lực quản lý.

Điều 17. Tổng cục Chính trị

1. Tham mưu, giúp Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công tác xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi gắn với kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội.

2. Chỉ đạo Cục Cán bộ

Thẩm định phẩm chất đạo đức của các nhà giáo được xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý.

3. Chỉ đạo Cục Tuyên huấn

Tuyên truyền công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và công tác thi đua trong các nhà trường Quân đội. Phối hợp với Cục Nhà trường và các nhà trường, cơ quan, đơn vị thực hiện công tác khen thưởng theo đúng quy định.

4. Chỉ đạo Ban Phụ nữ Quân đội

Thẩm định chuyên môn các nhà giáo được xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng thuộc các trường mầm non trong Quân đội.

Điều 18. Các nhà trường trong Quân đội

1. Xây dựng nghị quyết, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo quy định. Thường xuyên quan tâm, chăm lo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện các nhà giáo nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt; quan tâm, tạo điều kiện, động viên khuyến khích đội ngũ nhà giáo phấn đấu đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi các cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2. Hằng năm, tổ chức hội thi, hội giảng giảng viên, giáo viên dạy giỏi cấp nhà trường, bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, chính xác, công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng, khách quan.

3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị lên Hội đồng cấp trên.

Điều 19. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin kê khai trong hồ sơ đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.

2. Được cấp giấy chứng nhận Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi kèm theo tiền thưởng; xem xét đề nghị khen thưởng theo quy định; được quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao phẩm chất năng lực toàn diện; hưởng các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

3. Tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt, phát huy vai trò Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi thực hiện có chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, phấn đấu đạt danh hiệu cao hơn; phát huy phẩm chất, đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, là gương sáng cho người học và đồng nghiệp.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022.

2. Quyết định số 130/2005/QĐ-BQP ngày 01 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn, quy trình xét và công nhận danh hiệu Giảng viên giỏi, Giáo viên giỏi trong Quân đội hết hiệu lực kê từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Đ/c Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thủ trưởng BQP, CNTCCT;
- Các đầu mối trực thuộc BQP;
- Các học viện, trường;
- C63, C56, C12, C85, C49;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng;
- Lưu: VT,NCTH.Toan.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Nguyễn Tân Cương

PHỤ LỤC I

MẪU VĂN BẢN XÉT, ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
(Kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BQP ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng)

Mẫu số 01: Tờ bìa Hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.

Mẫu số 02: Đơn đề nghị xét, công nhận đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi các cấp.

Mẫu số 03: Bản kê khai thành tích đề nghị xét, công nhận đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi.

Mẫu số 04: Tờ trình đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở lên cấp Bộ Quốc phòng.

Mẫu số 05: Danh sách đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi các cấp.

Mẫu số 06: Biên bản họp hội đồng xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi các cấp.

Mẫu số 07: Biên bản kiểm phiếu xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi các cấp.

Mẫu số 08: Phiếu bầu xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi các cấp.

Mẫu số 09: Danh sách nhà giáo được công nhận danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi (cấp cơ sở).

Mẫu số 10: Giấy chứng nhận công nhận đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

Mẫu số 11: Giấy chứng nhận công nhận đạt danh hiệu Giảng viên dạy giỏi, Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng./.

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT DANH HIỆU

GIẢNG VIÊN (GIÁO VIÊN) DẠY GIỎI CẤP………………………………

Họ và tên: NGUYỄN VĂN A

Cấp bậc:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………

……………, năm.…

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xét, công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp……………………

Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp.……………………

Họ và tên: …………………………………………….…………Nam, nữ:………………………

Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………………………………….

Cấp bậc: ……………………………………………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………… chức vụ cao nhất đã qua …..…………………

Đơn vị công tác: Bộ môn ……, Khoa ………, Nhà trường …..……………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại cá nhân: ……………………………………………………………………………

Địa chỉ Email: ………………………………………………………………………………………

Căn cứ tiêu chuẩn tại Thông tư ………………………………………………………………….

Đề nghị được xét, công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp:…………

………,ngày…… tháng ……năm ....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03

TÊN TRƯỜNG …………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày tháng năm

BẢN KHAI THÀNH TÍCH(*)

Đề nghị xét, công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp…………

I. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ BẢN THÂN

1. Họ và tên: (1) ……………………………………………………………Nam, nữ ……………

2. Ngày, tháng, năm sinh: (2) …………………………………………………………………….

3. Quê quán: ………………………………………………………………………………………..

4. Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………..………………………..

5. Dân tộc: ………………………………………………………………….……………………….

6. Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………

7. Cấp bậc: ………………………………………………………………………………………….

8. Chức vụ: (3) ………………………………………………………………………………………

9. Trình độ học vấn: (4) ……………………………………………………………………………

10. Chức danh khoa học: (5) ………………………………………………………………………

11. Số năm tham gia công tác giáo dục, đào tạo: (6)………………… số năm trực tiếp giảng dạy ………………

12. Điện thoại: ……………………………………Email: …………………………………………

13. Quá trình công tác: (7)

Thời gian

Cấp bậc

Chức vụ, đơn vị công tác

Từ tháng.....năm đến tháng....năm

…………………

…………………

14. Năm được công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp cơ sở: (8) ……………………………………………………………………………………………

15. Năm được công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp tỉnh, Bộ: (9)…………………………………………………………………………………………

II. PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

1. Phẩm chất chính trị:……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

2. Đạo đức, lối sống:………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

III. THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

1. Đề tài, sáng kiến NCKH, giáo trình, tài liệu, sách, bài báo, đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ

- Đề tài, sáng kiến NCKH: (10)

TT

Tên Đề tài, sáng kiến NCKH

Chủ trì

Tham gia

Cấp nghiệm thu

Năm nghiệm thu

1

2

- Giáo trình, tài liệu, sách: (11)

TT

Tên Giáo trình, tài liệu, sách

Chủ biên

Tham gia

Năm nghiệm thu

Năm xuất bản (sử dụng)

1

2

Bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế: (12)…………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

Đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, đại học: (13)

TT

Tên học viên

HD chính

HD phụ

Số quyết định hướng dẫn

Năm bảo vệ thành công

1

2

- Hướng dẫn học viên: (14)………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

2. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

- Danh hiệu chiến sĩ thi đua: (15) số lần ………………… năm…………………………………

- Danh hiệu giảng viên (giáo viên) dạy giỏi: (15) số lần ………………… năm………………..

TT

Năm

Danh hiệu

Số, ngày, tháng, năm quyết định công nhận danh hiệu; cơ quan ban hành quyết định

1

2

- Các hình thức khen thưởng (Từ bằng khen cấp tỉnh, Bộ hoặc tương đương trở lên): (16)

TT

Năm

Hình thức, nội dung khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm quyết định công nhận danh hiệu; cơ quan ban hành quyết định

1

2

3. Kỷ luật (Thời gian, hình thức, lý do)………………………………………………………….

Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin đã kê khai./.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

……………, ngày……… tháng……năm...

NGƯỜI KHAI
(Ký, ghi rõ họ tên)

* Ghi chú:

Đánh máy không quá 10 trang, không đóng quyển, người khai ký nhỏ bằng bút mực xanh góc dưới bên phải vào từng trang khai thành tích;

(1) Họ và tên viết chữ in hoa;

(2) Viết theo giấy khai sinh;

(3) Chức vụ hiện tại;

(4) Trình độ học vấn: Khai theo bằng cấp hiện có;

(5) Chức danh khoa học: GS, PGS;

(6) Khai bằng số (tổng số năm):

(7) Khai từ tháng.... năm ….. đến tháng....năm.... công tác tại đơn vị …….;

(8), (9), Khai năm được nhận danh hiệu;

(10) Khai đầy đủ tên đề tài, sáng kiến NCKH;

(11) Khai rõ tên giáo trình, sách, tài liệu (không viết tắt);

(12) Khai tên bài báo đã đăng;

(13) Khai theo thứ tự Tiến sĩ, thạc sĩ ……..;

(14) Khai rõ số lượng học viên đã hướng dẫn. VD: Hướng dẫn 02 học viên cao học;………..;

(15) Khai rõ lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, tỉnh, Bộ, toàn quân, toàn quốc (nếu có), hoặc Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cùng cấp. Lưu ý trong một năm nếu đạt nhiều danh hiệu thì cá nhân lựa chọn một danh hiệu để kê khai;

(16) Ghi rõ nội dung được khen thưởng.

Mẫu số 04

TÊN TRƯỜNG …………………
HỘI ĐỒNG CẤP CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /TTr-……

………………, ngày tháng năm …….

TỜ TRÌNH

Đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng

Kính gửi: Hội đồng xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.

Căn cứ Thông tư số ……/…… /TT-BQP, ngày ……tháng…… năm…… của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định xét, đề nghị công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi trong Bộ Quốc phòng.

Hội đồng cấp cơ sở của trường ……, xét, đề nghị công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp cơ sở đã họp vào ngày....tháng...năm ….. để xét, đề nghị công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp Bộ Quốc Quốc phòng cho ……nhà giáo, số nhà giáo đủ điều kiện đề nghị Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng xét là ……nhà giáo.

Đề nghị Hội đồng cấp Bộ Quốc phòng xét, công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng cho …………… nhà giáo (có danh sách và hồ sơ kèm theo)./.

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 05

TÊN TRƯỜNG…………… (1)
HỘI ĐỒNG
……………(2)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……………, ngày tháng năm

DANH SÁCH

Đề nghị xét, công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp....(3)
(Kèm theo Tờ trình số……………./TTr-...ngày ...tháng...năm ...của...)

TT

Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán

Cấp bậc, chức vụ

Chức danh khoa học

Giới tính

Thâm niên giảng dạy

Tỷ lệ % tín nhiệm

Ghi chú

1

Nguyễn Đình A

10/11/1975

Phù Cừ - Hưng Yên

3//

Trưởng bộ môn Khoa Chiến thuật

PGS.TS

Nam

25

99

2

...

Danh sách gồm ……………nhà giáo./.

* Ghi chú:

(1) Tên trường.

(2) Tên Hội đồng.

(3) Tên cấp xét, công nhận.

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 06

TÊN TRƯỜNG……………
HỘI ĐỒNG
……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BB-HĐ

BIÊN BẢN

Họp Hội đồng xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp……….

1. Thời gian bắt đầu: ……………………………………………………………………………..

2. Địa điểm: ………………………………………………………………………………..………

3. Thành phần tham dự:

- Chủ tịch Hội đồng: ………………………………………………………………….……………

- Thư ký Hội đồng: …………………………………………………………………………………

- Tổng số thành viên Hội đồng:………… người

- Số thành viên có mặt: …………người

- Số thành viên vắng mặt: …………người

3. Nội dung (diễn biến của cuộc họp):

4. Buổi họp kết thúc vào hồi ...giờ, phút, ……ngày…… tháng.... năm………, thông qua Hội đồng biểu quyết……/……= ……%

THƯ KÝ

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 07

TÊN TRƯỜNG……………
HỘI ĐỒNG
……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU

Xét, đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp……….

Vào hồi…………….,. ngày………. tháng………. năm ……….

1. Ban kiểm phiếu được Hội đồng cử ra gồm (3 hoặc 5 người):

- ……….……….……….……….……….……….……….……….Trưởng ban

- ……….……….……….……….……….……….……….……….Ủy viên

- ……….……….……….……….……….……….……….……….Ủy viên

- ……….……….……….……….……….……….……….……….Ủy viên

- ……….……….……….……….……….……….……….……….Ủy viên

2. Tổng số thành viên Hội đồng: …….……người.

- Số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu: …….……người.

- Số thành viên Hội đồng vắng mặt: …….……người.

3. Kết quả bỏ phiếu xét, đề nghị công nhận đạt danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp…….……

- Tổng số nhà giáo được đưa vào bỏ phiếu tín nhiệm xét, công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp…….…… là: …….……

- Số phiếu phát ra:…….…… ; Số phiếu thu về:…….…… ;

- Số phiếu hợp lệ:…….…… ; Số phiếu không hợp lệ: …….……

- Số nhà giáo đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là: …….……người

(có danh sách kết quả bỏ phiếu và phiếu bầu kèm theo).

- Số nhà giáo không đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là: …….……

Buổi họp kết thúc vào hồi ...giờ, phút, ngày…… tháng…… năm……, thông qua Hội đồng biểu quyết…/……= ……%./.

BAN KIỂM PHIẾU

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

(Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BAN

CÁC ỦY VIÊN

Mẫu số 08

TÊN TRƯỜNG……………
HỘI ĐỒNG
……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHIẾU BẦU

Đề nghị công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp………
Ngày.....tháng… năm………

TT

Họ và tên

Đơn vị

Đồng ý

Không đồng ý

1

Nguyễn Văn A

2

Nguyễn Văn B

3

………

* Ghi chú: Bầu cho ai thì đánh dấu X vào ô Đồng ý; không bầu cho ai đánh dấu X vào ô Không đồng ý./.

Mẫu số 09

TÊN TRƯỜNG……………
HỘI ĐỒNG
……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH

Nhà giáo được công nhận danh hiệu Giảng viên (Giáo viên) dạy giỏi cấp cơ sở

STT

Họ và tên

Đơn vị

Số phiếu tín nhiệm

Tỷ lệ %

Ghi chú

1

Nguyễn Văn A

2

……………

3

Danh sách gồm ……………đồng chí./.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC TÀI LIỆU TRONG HỒ SƠ XÉT, ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIẢNG VIÊN DẠY GIỎI, GIÁO VIÊN DẠY GIỎI

(Kèm theo Thông tư số: 13/2022/TT-BQP ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

1. Bằng cấp, chứng chỉ bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm (bản sao có công chứng hoặc chứng thực);

2. Bằng khen cấp Bộ trở lên (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

3. Chiến sĩ thi đua các cấp (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

4. Nhà giáo dạy giỏi các cấp (bản sao có công chứng hoặc chứng thực).

5. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (bản sao có công chứng hoặc chứng thực), bao gồm:

- Quyết định hoặc kế hoạch giao nhiệm vụ;

- Biên bản nghiệm thu;

- Quyết định đưa vào sử dụng.

6. Chứng nhận biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, công tác quản lý giáo dục trong trường mầm non (đối với giáo viên mầm non).

7. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giáo trình, tài liệu tham khảo, sách, bao gồm:

- Quyết định hoặc kế hoạch giao nhiệm vụ;

- Biên bản nghiệm thu;

- Quyết định đưa vào sử dụng, quyết định xuất bản;

- Trang bìa, trang mục lục của giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, chuyên khảo.

8. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hướng dẫn học viên, bao gồm:

- Quyết định giao nhiệm vụ hướng dẫn;

- Quyết định công nhận tốt nghiệp, Quyết định đạt giải thưởng của học viên,...

9. Bản photocopy bài báo đăng trên tạp chí bao gồm: Trang bìa, trang đầu bài báo, trang mục lục của cuốn tạp chí đã đăng./.