Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT |
Số: 129-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1962 |
Trong việc chuyên chở hàng hóa, khâu giao nhận giữ một vị trí quan trọng. Để đưa việc giao nhận vào nề nếp, điều 15 thông tư số 90-TTg ngày 06-04-1960 về hợp đồng vận tải đã quy định như sau:
“Việc giao nhận hàng hóa phải căn cứ vào giấy vận chuyển của cơ quan vận tải và dựa trên nguyên tắc lấy trọng lượng (tạ, tấn) làm cơ sở và nếu nhận bằng thùng trả bằng thùng, nhận bằng kiện trả bằng kiện, nhận bằng số lượng trả bằng số lượng, nhận trọng lượng trả trọng lượng, nhận hàng rời trả hàng rời…”.
Căn cứ vào điều quy định nói trên, việc giao nhận hàng hóa từ trước đến nay thường làm bằng cách cân, đo để xác định trọng lượng hay thể tích, chất lượng hàng hoặc bằng cách đếm các đơn vị hàng hóa và kiểm soát chất lượng: nhưng trong tình hình khối lượng vận tải ngày càng phát triển như hiện nay, nếu việc giao nhận các loại hàng hóa với khối lượng lớn vẫn phải làm theo các cách trên đây thì sẽ gây nhiều khó khăn cho cơ quan vận tải cũng như cho chủ hàng: thời gian giao nhận phải kéo dài, phương tiện vận tải phải đậu lâu ở bến không quay vòng được nhanh chóng, bến đậu bị bế tắc, giá thành vận tải tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến các ngành sản xuất, xây dựng cơ bản và lưu thông hàng hóa.
Để việc giao nhận hàng hóa được giải quyết nhanh chóng và căn cứ vào các ý kiến đã được nhất trí giữa Bộ Giao thông vận tải và các Bộ chủ hàng, Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào thông tư số 90-TTg ngày 06-04-1960 về hợp đồng vận tải một số điểm như sau:
Này quy định thêm phương pháp “giao nhận nguyên hầm” để áp dụng riêng cho việc vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn bằng tàu thủy và xà-lan. Theo phương pháp này cơ quan vận tải “nhận nguyên hầm” với cơ quan gửi hàng rồi lại “giao nguyên hầm” cho cơ quan nhận hàng không qua cân đo hoặc đếm hàng.
Trong quá trình vận chuyển cơ quan vận tải phải chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa chu đáo, giữ gìn dấu niêm phong trên cửa hầm đề phòng mất mát hư hỏng hàng hóa.
Để đảm bảo việc áp dụng phương pháp giao nhận này được tiến hành thuận lợi, một số vấn đề về thủ tục có liên quan đến trách nhiệm của cơ quan vận tải và chủ hàng cần được quy định như sau:
Căn cứ vào biên bản xử lý trường hợp tai nạn nói trên, hàng hóa bị rơi vãi mất mát do thiếu sót của thuyền trưởng thì thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng; nếu hàng hóa bị rơi vãi, mất mát, hao hụt trong trường hợp không thể tránh được do tai nạn gây ra, thì Bộ chủ hàng phải báo cáo thiệt hại đó cho Chính phủ quyết định.
Việc áp dụng phương pháp “giao nhận nguyên hầm” đòi hỏi cơ quan vận tải và chủ hàng phải thi hành đúng đắn những thủ tục trên đây. Trong khi thi hành hợp đồng vận tải nếu xảy ra những khó khăn mắc mứu xung quanh vấn đề giao nhận thì các cơ quan hữu quan phải báo ngay cho Bộ Giao thông vận tải biết để nghiên cứu giải quyết.
K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Thông tư 129-TTg năm 1962 áp dụng phương pháp giao nhận nguyên hầm đối với những hàng hóa vận chuyển bằng tàu thủy và xà-lan do Phủ Thủ Tướng ban hành.
- Số hiệu: 129-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/12/1962
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 48
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra