Mục 2 Chương 2 Thông tư 108/2013/TT-BTC quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Mục 2. Xây dựng, thẩm định, ban hành định mức
Điều 10. Căn cứ xây dựng định mức
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính ban hành và các tài liệu kỹ thuật khác (nếu có).
2. Định mức đã ban hành còn phù hợp với thực tế nhưng hết thời hiệu sử dụng (nếu có).
3. Số liệu thống kê tình hình thực hiện định mức: Đối với các mặt hàng chưa có định mức dựa vào thống kê chi phí thực hiện công tác nhập, bảo quản, xuất và hao hụt hàng dự trữ quốc gia của 3 năm trước liền kề và các tài liệu cần thiết do đơn vị trực tiếp thực hiện cung cấp; các tài liệu, báo cáo kiểm tra của tổ chức thẩm tra định mức kinh tế - kỹ thuật.
4. Tình hình hoạt động thực tế theo đặc thù về địa lý, kinh tế của từng vùng, miền, đơn vị dự trữ nhà nước; các điều kiện giao nhận, vận chuyển (đối với định mức phí nhập, xuất), bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia và cơ sở vật chất (kho tàng, trang thiết bị bảo quản), những tiến bộ về khoa học công nghệ.
Điều 11. Phương pháp xây dựng định mức
Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về từng mặt hàng để vận dụng một hoặc đồng thời các phương pháp sau:
1. Phương pháp thống kê tổng hợp: Dựa vào số liệu thống kê hàng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo cơ sở pháp lý, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt); dựa vào kinh nghiệm hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức.
2. Phương pháp phân tích thực nghiệm: Dựa trên cơ sở triển khai khảo sát, thực nghiệm công tác quản lý hàng dự trữ quốc gia của đơn vị dự trữ nhà nước theo từng quy trình nội dung công việc: nhập kho, bảo quản, xuất kho để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức, kết hợp với kết quả trong phòng thí nghiệm để xây dựng định mức.
3. Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở, số liệu thực hiện định mức qua các năm; điều kiện để so sánh phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
Điều 12. Nội dung xây dựng định mức
1. Xây dựng danh mục nội dung của một định mức: Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia để thực hiện mô tả từng nội dung công việc, từng bước công việc; tổng hợp tiêu hao vật tư, nhân công liên quan đến việc nhập, bảo quản, xuất với số lượng danh mục định mức cần thiết theo từng nội dung công việc; lập biểu tổng hợp.
2. Xây dựng định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia phải căn cứ vào kết quả của 2 phương pháp:
a) Số liệu thống kê về tỷ lệ hao hụt trong vòng 3 năm liền kề (phương pháp thống kê tổng hợp) dựa trên báo cáo quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Số liệu nghiên cứu, thực nghiệm về tỷ lệ hao hụt trong từng trường hợp cụ thể (phương pháp phân tích thực nghiệm): Phải có biên bản tổ chức thẩm định, thẩm tra định mức xác định số liệu nghiên cứu thực nghiệm và có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
Đối với định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia chỉ xác định một chỉ tiêu lượng hàng hao hụt tính theo tỷ lệ % so với khối lượng ban đầu.
3. Xác định các yếu tố chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách của danh mục định mức.
4. Đơn giá và trị giá bằng tiền của danh mục định mức: Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định giá thì áp dụng theo giá quy định của Nhà nước. Đối với hàng hóa, dịch vụ Nhà nước chưa quy định giá thì thực hiện theo giá cả thị trường tại thời gian và địa điểm nhất định do đơn vị thẩm định giá hoặc cơ quan vật giá tài chính địa phương xác định.
5. Thời gian có hiệu lực của định mức: Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại định mức (định mức nhập, bảo quản, xuất và định mức hao hụt) và sự biến động về giá, phương pháp, công nghệ bảo quản mà quy định cụ thể về thời gian hiệu lực của loại định mức đó.
Điều 13. Quy trình xây dựng định mức
Quy trình, Hồ sơ xây dựng định mức trình cấp có thẩm quyền xét duyệt, ban hành theo các bước sau:
1. Bước 1: Bộ, ngành chỉ định cơ quan chuyên môn xây dựng dự thảo định mức.
2. Bước 2: Xây dựng dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan; hoàn chỉnh dự thảo.
3. Bước 3: Bộ, ngành tổ chức thẩm tra định mức kinh tế - kỹ thuật, hoàn chỉnh dự thảo và có Công văn đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, ban hành định mức; hồ sơ gửi kèm gồm:
a) Dự thảo Thông tư ban hành định mức kèm theo thuyết minh;
b) Biên bản thẩm tra định mức ngành;
c) Bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo và các tài liệu khác;
d) Bảng tổng hợp đơn giá vật tư, nhân công cần thiết để xây dựng định mức.
4. Bước 4: Thẩm định định mức.
Bộ Tài chính giao Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện các công việc sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ xây dựng định mức của các Bộ ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;
b) Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 10, 11, 12 và từ bước 1 đến bước 3
c) Tổ chức thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia theo quy định;
d) Trên cơ sở kết quả thẩm định định mức, tiến hành thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét ban hành thông tư.
5. Bước 5: Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia.
Thông tư 108/2013/TT-BTC quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 108/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/08/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 521 đến số 522
- Ngày hiệu lực: 01/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Giá trị pháp lý của định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia
- Điều 4. Phân loại định mức
- Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành định mức
- Điều 6. Tổ chức thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật
- Điều 7. Tổ chức thẩm tra định mức kinh tế - kỹ thuật
- Điều 8. Lập, phê duyệt kế hoạch hàng năm về xây dựng định mức
- Điều 9. Điều chỉnh kế hoạch xây dựng định mức