Chương 1 Thông tư 108/2013/TT-BTC quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia; bao gồm: xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia.
2. Đối tượng áp dụng: Các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, các đơn vị dự trữ quốc gia và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động dự trữ quốc gia.
1. Quá trình quản lý hàng dự trữ quốc gia tại Thông tư này được hiểu là quá trình bao gồm các nội dung:
- Nhập kho hàng dự trữ quốc gia (hàng trên phương tiện vận chuyển tại cửa kho dự trữ quốc gia);
- Bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
- Xuất kho hàng dự trữ quốc gia (hàng trong kho lên phương tiện vận chuyển tại cửa kho).
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia (dưới đây gọi tắt là Định mức) được hiểu là lượng lao động sống và lượng lao động quá khứ biểu hiện bằng thời gian lao động, bằng giá trị hoặc hiện vật được phép sử dụng; hoặc là lượng hàng dự trữ quốc gia được tiêu hao để hoàn thành một công việc trong quá trình quản lý hàng dự trữ quốc gia theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Nhà nước quy định.
Điều 3. Giá trị pháp lý của định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia
Định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia là cơ sở pháp lý để thực hiện các công việc sau:
a) Xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách chi cho quản lý dự trữ quốc gia gồm: Kế hoạch tài chính ngân sách chi cho công tác nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia.
b) Lập, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí nhập, bảo quản, xuất hàng dự trữ quốc gia.
c) Ký hợp đồng bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
d) Xác định giá trị hao hụt dự trữ quốc gia được phép ghi giảm nguồn vốn dự trữ quốc gia trong quá trình quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
e) Là một trong những tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị dự trữ nhà nước.
Định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia được phân loại như sau:
1. Định mức chi phí nhập: Là tổng mức chi phí tính bằng đồng Việt Nam được sử dụng để hoàn thành việc nhập một đơn vị hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật.
2. Định mức chi phí bảo quản: Là tổng mức chi phí (tính bằng đồng Việt Nam) được sử dụng cho quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo quản 01 đơn vị hàng hóa dự trữ quốc gia trong thời gian lưu kho theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Định mức chi phí bảo quản gồm:
a) Định mức chi phí bảo quản lần đầu: Là tổng mức chi phí tính bằng đồng Việt Nam được sử dụng để bảo quản lần đầu cho một đơn vị hàng hóa dự trữ quốc gia ngay sau khi nhập kho theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b) Định mức chi phí bảo quản thường xuyên hàng năm: Là tổng mức chi phí tính bằng đồng Việt Nam để bảo quản một đơn vị hàng dự trữ quốc gia được lưu kho trong một năm (12 tháng) theo quy định.
c) Định mức chi phí bảo quản định kỳ: Áp dụng cho hàng hóa dự trữ được bảo quản theo một chu kỳ thời gian nhất định (định mức bảo quản định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm/01 lần…).
3. Định mức chi phí xuất: Là tổng mức chi phí tính bằng đồng Việt Nam được sử dụng để hoàn thành việc xuất một đơn vị hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật.
4. Định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia: Là khối lượng hàng dự trữ quốc gia bị tiêu hao trong quá trình bảo quản do đặc điểm hàng hóa hoặc do lấy mẫu kiểm tra hàng dự trữ quốc gia sau một thời gian bảo quản theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Định mức hao hụt được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với khối lượng ban đầu.
Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành định mức
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật của hàng dự trữ quốc gia nào thì phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về loại hàng hóa dự trữ quốc gia đó; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, điều kiện tổ chức quản lý của hệ thống tổ chức dự trữ nhà nước.
2. Xây dựng, ban hành định mức phải đáp ứng yêu cầu chung về kết cấu của các loại định mức, tính tiên tiến, thống nhất và tính kế thừa của định mức trước đó.
3. Đảm bảo sự tập trung thống nhất trong quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia; đồng thời phát huy quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, đơn vị dự trữ nhà nước trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia.
4. Định mức được xây dựng, ban hành phải đảm bảo tính ổn định, được thực hiện trong thời gian dài. Khi có sự thay đổi về công nghệ, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc có sự biến động về giá cả làm cho định mức không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính để điều chỉnh hoặc xây dựng mới cho phù hợp.
Điều 6. Tổ chức thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật
Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện thẩm định định mức do các Bộ, ngành được Chính phủ giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, ban hành.
Điều 7. Tổ chức thẩm tra định mức kinh tế - kỹ thuật
Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thành lập Hội đồng thẩm tra hoặc chỉ định bộ phận chuyên môn trực thuộc tổ chức thẩm tra định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia do Bộ, ngành xây dựng, gửi Bộ Tài chính thẩm định, ban hành.
Thông tư 108/2013/TT-BTC quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 108/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/08/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 521 đến số 522
- Ngày hiệu lực: 01/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Giá trị pháp lý của định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia
- Điều 4. Phân loại định mức
- Điều 5. Nguyên tắc xây dựng, ban hành định mức
- Điều 6. Tổ chức thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật
- Điều 7. Tổ chức thẩm tra định mức kinh tế - kỹ thuật
- Điều 8. Lập, phê duyệt kế hoạch hàng năm về xây dựng định mức
- Điều 9. Điều chỉnh kế hoạch xây dựng định mức