BỘ LAO ĐỘNG | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 10-LĐ-TT | Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 1963 |
QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CÁC MỨC TIỀN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG (SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 25 NGÀY 12-08-1960)
Kính gửi: | -Ủy ban hành chính các khu, thành phố và tỉnh; |
Từ năm 1958 đến nay, bộ Lao động đã phân cấp cho các ủy ban hành chính khu, thành phố, tỉnh quy định hướng dẫn và quản lý các loại tiền công địa phương. Các sở, ty, phòng lao động dựa vào hoạt động của Hội đồng tiền công địa phương đã giúp Ủy ban hành chính từng bước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn mà Bộ đã phân cấp cho địa phương. Nhiều địa phương đã hướng dẫn và quản lý tương đối tốt và toàn diện các mức tiền công. Nhưng cũng có một số địa phương chưa thực hiện được đầy đủ, có nơi còn muốn nâng giá công địa phương để dễ thu hút nhân lực nơi khác đến, làm trở ngại cho việc điều phối lao động một cách hợp lý.
Để bổ khuyết tình trạng trên đây và làm cho mức tiền công phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ngày càng phát triển, mặt khác để thi hành nghị định số 24-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 03 năm 1963 về chế độ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước, bộ Lao động ban hành thông tư này nhằm sửa đổi thông tư số 25 ngày 12 tháng 08 năm 1960 và hướng dẫn cụ thể như sau:
Mức tiền công cơ bản dựa vào các mức lương sau đây:
1) 27,đ30 một tháng, tính tròn một ngày là 1đ,05.
2) 31,đ50 một tháng, tính tròn một ngày là 1đ,20.
3) 37,đ00 một tháng, tính tròn một ngày là 1đ,40.
4) 43,đ10 một tháng, tính tròn một ngày là 1đ,70.
Trên cơ sở 4 mức lương này, tùy theo tình hình địa lý, tình hình nhân công và mức sinh hoạt từng vùng (huyện), các địa phương sẽ quy định bằng hoặc cao hơn với tỷ lệ cộng thêm 1% đến 10% và ban hành thành mức tiền công chính thức của địa phương mình. Dựa trên mức tiền công cơ bản đó, các đơn vị sử dụng nhân công sẽ cộng thêm định suất phụ cấp khu vực và các khoản phụ cấp khác (nếu có) như phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất v.v…
Các loại lao động phổ thông không phải qua thời kỳ thử nghề, làm công việc nào thì hưởng mức lương của công việc ấy từ ngày đầu mới vào làm việc theo các bảng mức tiền công của địa phương quy định.
Các địa phương quy định các mức tiền công bằng các mức lương của các thang lương hiện hành cùng ngành nghề và hướng dẫn áp dụng theo đúng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật đã ban hành.
Ví dụ: Làm nề mộc ở công trường xây dựng cơ bản theo thang lương công nhân xây dựng cơ bản; làm việc ở xí nghiệp loại nào theo thang lương công nhân xí nghiệp loại đó.
Các loại công nhân nói trên phải qua một thời gian thử nghề tùy theo yêu cầu của mỗi nghề và do Ủy ban hành chính địa phương quyết định, nhưng nhiều nhất không quá 30 ngày. Trong thời gian thử nghề, đương sự được hưởng mức lương tạm thời bằng 85% lương cấp bậc của công việc làm thử. Hết thời gian làm thử được trả đủ 100% tiền lương cấp bậc được sắp xếp và được tính lại tiền lương kể từ ngày đầu mới vào làm việc (được truy lĩnh hoặc truy hoàn số tiền lương tạm hưởng của thời kỳ làm thử).
Riêng công nhân thuộc các đội, tổ thợ là lực lượng thường trực do Ủy ban hành chính hoặc cơ quan lao động quản lý thì không cần phải qua thời gian thử nghề, việc trả lương sẽ theo giấy giới thiệu của Ủy ban hành chính hoặc của cơ quan lao động địa phương.
4. Đối với thợ thủ công là xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp:
Nhà nước không quy định chế độ tiền lương đối với khu vực tập thể, việc phân phối thu nhập của xã viên trong hợp tác xã dựa theo điều lệ của các hợp tác xã và do đại hội xã viên quyết định. Tuy nhiên thu nhập của xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp có quan hệ đến thu nhập của các tầng lớp nhân dân lao động khác và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân phối lao động một cách hợp lý giữa các ngành kinh tế quốc dân. Vì vậy Ủy ban hành chính các cấp cần quan tâm theo dõi tình hình thu nhập của các xã viên hợp tác xã thu công nghiệp và kịp thời có những biện pháp cần thiết để bảo đảm tương quan thu nhập hợp lý đối với các tầng lớp lao động khác. Muốn điều hòa thu nhập của các hợp tác xã được hợp lý, cần chú ý quy định đúng giá gia công đặt hàng và giá thu mua sản phẩm thủ công nghiệp.
Việc phân cấp quản lý các loại tiền công cho Ủy ban hành chính các địa phương có một ý nghĩa chính trị và kinh tế rất quan trọng, các địa phương cần quan tâm thực hiện một cách đúng đắn để tránh gây khó khăn chung trong việc điều hòa nhân công.
Thông tư này sửa đổi và thay thế thông tư 25-TT-LĐ ngày 12-08-1960 của bộ Lao động và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG |
Thông tư 10-LĐ-TT năm 1963 sửa đổi Thông tư 25-LĐ-TT ngày 12-08-1960 hướng dẫn thi hành các mức tiền công địa phương do Bộ Lao Động ban hành
- Số hiệu: 10-LĐ-TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/10/1963
- Nơi ban hành: Bộ Lao động
- Người ký: Nguyễn Đăng
- Ngày công báo: 23/10/1963
- Số công báo: Số 36
- Ngày hiệu lực: 04/10/1963
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định