- 1Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 3Quyết định 145/QĐ-BTP năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2019-2023
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2014/TT-BTP | Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014 |
QUY ĐỊNH NGHĨA VỤ THAM GIA BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA LUẬT SƯ
Căn cứ Luật luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; xử lý luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ (sau đây gọi tắt là nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng); học phí tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; trách nhiệm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư đối với việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng; xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Thông tư này áp dụng đối với các luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư, cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện bồi dưỡng
Việc thực hiện bồi dưỡng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1. Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư.
2. Bảo đảm đúng, đủ thời gian, nội dung, chương trình và chất lượng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.
3. Bảo đảm trách nhiệm, hiệu quả của việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Điều 3. Trách nhiệm của luật sư
1. Tham gia đầy đủ thời gian bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Lựa chọn nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực hành nghề của mình.
3. Đóng học phí tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư (sau đây gọi tắt là lớp bồi dưỡng) theo quy định tại
4. Gửi Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên một trong các giấy tờ quy định tại
5. Các trách nhiệm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2013/NĐ-CP) và Thông tư này.
Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức hành nghề luật sư
1. Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
2. Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng đối với luật sư của tổ chức mình.
3. Gửi Sở Tư pháp, Đoàn luật sư nơi có trụ sở danh sách luật sư đã tham gia lớp bồi dưỡng do tổ chức hành nghề luật sư thực hiện trước ngày 15/12 hàng năm.
4. Các trách nhiệm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP và Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
1. Đoàn luật sư có trách nhiệm sau đây:
a) Lập danh sách các luật sư thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng hàng năm của Đoàn mình, gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam đồng gửi Sở Tư pháp nơi có trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc thông báo tại trụ sở của Đoàn luật sư;
b) Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng của luật sư là thành viên của Đoàn mình;
c) Xử lý kỷ luật luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng theo quy định của Luật luật sư, Thông tư này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư theo quy định của Luật luật sư, Thông tư này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
đ) Các trách nhiệm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu, kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp;
b) Quy định khung mức thu học phí của luật sư tham gia lớp bồi dưỡng, đối tượng miễn, giảm học phí tham gia lớp bồi dưỡng sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả của lớp bồi dưỡng do các tổ chức quy định tại
d) Lập danh sách các luật sư trên phạm vi toàn quốc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng hàng năm và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
đ) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trên phạm vi toàn quốc;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư theo quy định của Luật luật sư, Thông tư này và Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
g) Trước ngày 31/12 hàng năm hoặc theo yêu cầu, báo cáo Bộ Tư pháp về việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng của luật sư trong phạm vi cả nước;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP và Thông tư này.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn của Liên đoàn luật sư Việt Nam về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư trái với các quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP và Thông tư này;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quy định, hướng dẫn, quyết định của Liên đoàn luật sư Việt Nam liên quan đến bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư.
2. Cục Bổ trợ tư pháp giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều này có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Cho ý kiến đối với nội dung, chương trình, tài liệu, kế hoạch bồi dưỡng hàng năm do Liên đoàn luật sư Việt Nam xây dựng;
b) Cho ý kiến đối với quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam về khung mức thu học phí, đối tượng miễn, giảm học phí tham gia lớp bồi dưỡng;
c) Kiểm tra, thanh tra việc ban hành, thực hiện các quy định, hướng dẫn về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư và việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư nhằm đảm bảo sự phù hợp với các quy định của pháp luật;
d) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp đình chỉ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư trái với quy định của pháp luật;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quy định, hướng dẫn, quyết định của Liên đoàn luật sư Việt Nam liên quan đến bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư;
e) Các trách nhiệm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP và Thông tư này.
BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA LUẬT SƯ
Điều 8. Thời gian tham gia bồi dưỡng
Thời gian tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ làm việc/năm).
Điều 9. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
1. Luật sư được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng trong thời hạn một năm trong trường hợp do yêu cầu điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc đang tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài hoặc các lý do chính đáng khác và được tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư hành nghề hoặc Đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân xác nhận. Luật sư có trách nhiệm hoàn thành đủ thời gian bồi dưỡng của năm đó vào năm kế tiếp.
2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có thẩm quyền quyết định cho luật sư tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng, gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam danh sách luật sư tạm hoãn và thời gian tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Điều 10. Hình thức thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
1. Luật sư tham gia lớp bồi dưỡng do các tổ chức quy định tại
2. Luật sư được miễn tham gia lớp bồi dưỡng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tham gia giảng dạy tại lớp bồi dưỡng do các tổ chức quy định tại
b) Tham gia giảng dạy về pháp luật, kỹ năng hành nghề luật sư, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài.
3. Thời gian tham gia một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất phải bằng thời gian tham gia bồi dưỡng quy định tại
Điều 11. Các tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng
1. Các tổ chức thực hiện lóp bồi dưỡng bao gồm:
a) Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Đoàn luật sư;
c) Cơ sở đào tạo nghề luật sư;
d) Tổ chức hành nghề luật sư.
2. Đoàn luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện lớp bồi dưỡng sau khi có ý kiến thống nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam về nội dung, chương trình, tài liệu và kế hoạch bồi dưỡng; trước ngày 15/12 hàng năm hoặc theo yêu cầu, báo cáo Liên đoàn luật sư Việt Nam về việc thực hiện lớp bồi dưỡng.
3. Hàng năm, trên cơ sở thống nhất ý kiến với Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư quyết định danh sách các tổ chức hành nghề luật sư đủ năng lực, điều kiện thực hiện lớp bồi dưỡng và công bố danh sách trên trang thông tin điện tử của Đoàn luật sư hoặc thông báo tại trụ sở của Đoàn luật sư.
Điều 12. Nội dung và tài liệu của lớp bồi dưỡng
1. Nội dung của lớp bồi dưỡng bao gồm:
a) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật;
b) Kỹ năng hành nghề luật sư chuyên sâu theo từng lĩnh vực;
c) Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề luật sư;
d) Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư.
2. Tài liệu của lớp bồi dưỡng do các tổ chức quy định tại
3. Chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức lớp bồi dưỡng, các tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng quy định tại các
4. Chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày tổ chức lớp bồi dưỡng, Liên đoàn luật sư Việt Nam gửi nội dung, chương trình, tài liệu, kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng do mình thực hiện để Bộ Tư pháp xem xét, cho ý kiến.
Điều 13. Học phí tham gia lớp bồi dưỡng
Học phí tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư nhằm bù đắp các chi phí tổ chức lớp bồi dưỡng của các tổ chức thực hiện bồi dưỡng. Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định khung mức thu học phí, đối tượng miễn, giảm học phí tham gia lớp bồi dưỡng và gửi Bộ Tư pháp xem xét, cho ý kiến chậm nhất 15 ngày trước ngày ban hành.
Điều 14. Giấy tờ chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
Luật sư nộp bản sao một trong các giấy tờ sau đây để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng:
1. Giấy chứng nhận do các tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng cấp.
2. Giấy xác nhận tham gia giảng dạy do các tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng cấp.
3. Giấy xác nhận tham gia giảng dạy do cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư cấp.
4. Chứng chỉ, Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ khác chứng minh việc tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về luật sư và hành nghề luật sư ở nước ngoài.
XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 15. Xử lý kỷ luật đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
1. Luật sư có hành vi vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến mười hai tháng.
Cùng với việc chấp hành hình thức kỷ luật, luật sư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng của năm đó vào năm kế tiếp.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định cụ thể về hành vi vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng và hình thức xử lý kỷ luật tương ứng.
3. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định kỷ luật luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
Điều 16. Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng
Luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật về việc vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 86 của Luật luật sư.
Điều 17. Xử lý vi phạm đối với tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng
Tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng có một trong các hành vi vi phạm sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
1. Gian dối trong việc cấp Giấy chứng nhận tham gia lớp bồi dưỡng.
2. Thu học phí tham gia lớp bồi dưỡng vượt khung mức thu học phí theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
3. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của Luật luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP và Thông tư này.
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm quy định của Thông tư này. Việc giải quyết tố cáo tuân theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2014.
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TPL-LS-01 |
Tên tổ chức thực hiện | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA LỚP BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA LUẬT SƯ
Tên tổ chức thực hiện lớp bồi dưỡng: ......................................................................
Địa chỉ trụ sở: ...........................................................................................................
Điện thoại: ................................................................................................................
Fax: ..........................................................................................................................
Website (Nếu có): ....................................................................................................
CHỨNG NHẬN
Ông/Bà: ....................................................................................................................
Số Thẻ luật sư: ……………………………………. Cấp ngày: ……./ ……/ ...............
Thuộc Đoàn luật sư tỉnh/thành phố: ...........................................................................
Nơi hành nghề/Nơi làm việc: ......................................................................................
Đã tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức ngày ……/ ……/ ……… tại ……… ………………………………… về nội dung ………....................................................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
trong thời gian …………….. ngày/giờ.
Giấy chứng nhận này có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn một năm kể từ ngày cấp.
Tỉnh (thành phố)..., ngày ... tháng ... năm ... |
- 1Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 02/2015/TT-BTP Quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Nghị định 129/2015/NĐ-CP Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
- 4Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 6Quyết định 145/QĐ-BTP năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 02/2019/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 24/QĐ-BTP năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019
- 3Quyết định 145/QĐ-BTP năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2019-2023
- 1Luật Luật sư 2006
- 2Luật Luật sư sửa đổi 2012
- 3Nghị định 22/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 4Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư
- 6Thông tư 02/2015/TT-BTP Quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Nghị định 129/2015/NĐ-CP Quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân
Thông tư 10/2014/TT-BTP quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 10/2014/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/04/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Hoàng Thế Liên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 457 đến số 458
- Ngày hiệu lực: 21/05/2014
- Ngày hết hiệu lực: 05/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực