Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ TRẺ EM | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1-UB/TT | Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 1973 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC XẾP VÀO THANG LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI CÔ NUÔI DẠY TRẺ THUỘC KHU VỰC NHÀ NƯỚC.
Trong nghị quyết số 140-CP ngày 15-7-1971 về việc tăng cường tổ chức và quản lý nhà trẻ, Hội đồng Chính phủ đã nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ cô nuôi trẻ và cán bộ quản lý nhà trẻ. Muốn nuôi trẻ trong các khâu tuyển lựa; đào tạo và chính sách đãi ngộ.
Vì vậy Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 66-CP ngày 12-4-1972 về chế độ đãi ngộ đối với cô nuôi dạy trẻ thuộc khu vực Nhà nước.
Căn cứ vào quyết định trên, sau khi được Bộ Lao động thỏa thuận trong công văn số 52-LĐ/TL ngày 1-2-1973 Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương ra thông tư hướng dẫn việc xếp vào thang lương mới để các cấp các ngành thi hành.
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU
Việc sắp xếp các cô nuôi dạy trẻ vào thang lương mới nhằm góp phần vào việc ổn định đội ngũ cô nuôi dạy trẻ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, yên tâm công tác, yêu nghề, đi sâu vào học tập văn hóa nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dạy các cháu.
Vì vậy phải làm cho cô nuôi dạy trẻ thông suốt mục đích ý nghĩa của việc sắp xếp vào thang lương mới, thấy rõ sự quan tâm của Nhà nước tự mình phấn đấu nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ, đoàn kết giúp đỡ nhau để làm tốt công tác nuôi dạy các cháu. Đi đôi với việc xếp lương, các đơn vị phải có biện pháp nâng cao chất lượng nhà trẻ, phải có kế hoạch bồi dưỡng để dần dần nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ của cô nuôi dạy trẻ thuộc đơn vị mình
II. THANG LƯƠNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHUẨN XẾP LƯƠNG
A. Thang lương của cô nuôi dạy trẻ :
Số thứ tự | Chức vụ và trình độ | Bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | ||
| Cô nuôi dạy trẻ sơ cô nuôi dạy trẻ sơ cấp | 36đ00 | 41đ00 | 47đ00 | 53đ00 | 62đ00 | 72đ00 |
| Cô nuôi dạy trẻ trung cấp | 45đ00 | 50đ00 | 58đ00 | 68đ00 | 78đ00 |
|
B.Việc đào tạo cô nuôi dạy trẻ theo chương trình trung học và sơ học chuyên nghiệp nuôidạy trẻ thuộc khu vực Nhà nước đang bắt đầu tiến hành; những cô nuôi dạy trẻ hiện nay đều được rèn luyện qua thực tế công tác và phần lớn đãđược bồi dưỡng qua các lớp từ 7 ngày đến 3 tháng, nên nói chung đều đảm nhiệm được công tác nuôi dạy trẻ.
Căn cứ vào tình hình trên, những đối tượng sau đây được sắp xếp vào thang lương cô nuôi dạy trẻ
1. Những người hiện nay đang làm công t ác nuôi dạy trẻ có đủ tiêu chuẩn chức vụ như đã qui định trong thông tư số 44-TTUB ngày 23-11-1972 của Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em TU đều được xếp vào các bậc của thang lương cô nuôi dạy trẻ sơ cấp. Khi sắp xếp phải căn cứ vào tiêu chuẩn xếp lương, dựa trên mức lương đang hưởng mà sắp xếp vào bậc mới theo nguyên tắc nêu ở mục II tiết C dưới đây.
2. Những người tốt nghiệp chương trình sơ học chuyên nghiệp nuôi dạy trẻ và được sử dụng vào công tác nuôi dạy trẻ thì tập sự và hưởng lương theo chế độ hiện hành.
Những người đang làm công tác khác mới chuyển sang công tác nuôi dạy trẻ từ năm 1972 đến này và từ nay trở đi, nếu chưa được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ thì giữ nguyên mức lương đang hưởng. Khi có điều kiện đơn vị cho chị em đi học và sau khi tốt nghiệp thì được xếp vào thang lương mới theo chế độ hiện hành.
3. Đối với nhóm trẻ, nhà trẻ nhỏ, việc phân công chưa đi vào chuyên môn nên tất cả những người làm công tác ở nhóm trẻ, nhà trẻ đều xếp vào thang lương của cô nuôi dạy trẻ sơ cô nuôi dạy trẻấp.
Ở các nhà trẻ lớn việc phân công đã rõ rệt ngoài cô nuôi dạy trẻ còn có những người làm công tác nấu ăn, vệ sinh, y tế kế toánv.v…. thì làm việc gì xếp vào thang lương qui định cho việc đó (nấu ăn xếp vào thang lương nấu ăn, vệ sinh xếp vào thang lương nhân viên tạp vụ, y tế xếp vào thang lương y tế, kế toán xếp vào thang lương nghiệp vụ kế toán). Những cán bộ chuyên trách quản lý nhà trẻ không xếp vào thang lương này.
C. Nguyên tắc và tiêu chuẩn xếp lương
a) Việc xếp vào thang lương mới cho cô nuôi dạy trẻ tiến hành trong tình hình Nhà nước hoãn việc nâng bậc lương vì vậy việc sắp xếp vào các bậc của thang lương mới chủ yếu là chuyển ngang nghĩa là căn cứ vào mức lương hiện hưởng và nếu kết quảcông tác trung bình th ì chuyển vào mức lương kế cận ( thí dụ 40đ chuyển ngang sang 41đ, 45đ chuyển ngang sang 47đ…)Những trường hợp quá yếu như tinh thần trách nhiệm kém, trình độ nghiệp vụ yếu nên xếp kết quả công tác so với người khác không thể xếp cùng bậc thì giữ nguyên mức lương hiện hưởng, bản thân người đó phải phấn đấu, cơ quan phải tạo điều kiện để bồi dưỡng cho chị em đó để khi nào đạt tiêu chuẩn thì xếp vào bậc của thang lương mới có mức lương cao hơn mức lương cũ. Những trường hợp xuất sắc có tinh thần trách nhiệm cao, có k inh nghiệm trong việc nuôi dạy các cháu và đã lâu không được nâng bậcthì có thể xếp vào bậc trên ( thí dụ 35đ xếp vào bậc 2 mới 41đ, 40đ xếp vào bậc 3 mới 47đ ). Việc xếp này không phảilà nâng bậc mà là căn cứ vào kết quả công tác để xếp đúng với trình độ và khả năng của người đó.
b) Tiêu chuẩn xếp lương phải căn cứ chủ yếu vào kết quả công tác được giao cho từng người. kết quả công tác của mỗi người tùy thuộc vào hai mặt : tinh thần trách nhiệm và trình độ thành thạo về nghiệp vụ.
đối với cô nuôi dạy trẻ kết quả công tác thể hiện ở chỗ có tinh thần thương yêu cháu, khắc phục khó khăn, bảo đảm kỷ luật lao động, có năng suất công tác, thực hiện đầy đủ các qui định và chế độ về nuoi dạy, biết nuôi dạy các cháu theo đúng phương phá, có kinh nghiệm công tác nên hoàn thành công việc được giao, được các cháu và các bà mẹ quý mến.
III.- KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1) Việc tiến hành nên làm theo trình tự sau:
- Phổ biến quyết định số 66-CP và thông tư này (gắn liền với nghị quyết số 140-CP ngày 15-7-1971 của Hội đồng Chính phủ về tăng cường tổ chức và quản lý công tác nhà trẻ) trong các cán bộ chủ chốt của đơn vị nhằm làm chomọi người thấy tính chất quan trọng của sự nghiệp nhà trẻ, vai trò của cô nuôi dạy trẻ, mục đích ý nghĩa của việc xếp các cô nuôi dạy trẻ vào thang lương mới.
- Đơn vị nắm lại toàn bộ cô nuôi dạy trẻ có đủ tiêu chuẩn chức vụ về các mặt quá trình công tác, tinh thần trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ, văn hóa của từng người để chuẩn bị cho việc sắp xếp cụ thể. Việc nhận xét tinh thần trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ phải dựa vào ý kiến của công đoàn cơ sở và phải tham khảo ý kiến của các bà mẹ có con gửi nhà trẻ.
- Tổ chức học tập cho các cô nuôi dạy trẻ làm cho các cô nắm vững được mục đích ý nghĩa của việc xếp lương, thang lương và tiêu chuẩn xếp lương. Trên cơ sở học tập, các cô nuôi dạy trẻtự liên hệ về tinh thần và trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ và kết quả công tác để ra mức phấn đấu cụ thể.
- Thủ trưởng đơn vị, Ban bảo vệ bà mẹ trẻ emvà Công đoàn cơ sở tập hợp ý kiến của cô nuôi dạy trẻ, của các bà mẹ và xét việc xếp bậc của từng người.
- Quyết định xếp lương mới, đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng nhà trẻ và đội ngũ cô nuôi dạy trẻ, báo cáo lên Uỷ ban bảo vệ bà mẹ trẻ em tỉnh thành có mẫu kèm theo(1).
2. Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc xếp vào thang lương mới cho cô nuôi dạy trẻ ở địa phương mình. Việc xếp lương chocô nuôi dạy trẻ phải thận trọng, xem xét kỹlưỡng để đạt được mục đích nêu ở trên nhưng phải làm từng bước không nhất thiết làm hàng loạt. Nơi có điều kiện làm trước nhưng tđồng thời phải khẩn trương để hoàn thành về căn bản trong năm 1973.
3. Các cô nuôi dạy trẻ được hưởng theo mức lương mới kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp lương.
4. Sau khi xếp vào thang lương mới, các đơn vị không được điều động cô nuôi dạy trẻ đi làm công tác khác. Trường hợp sau này cô nuôi dạy trẻ không đủ điều kiện để làm công tác nuôi dạy trẻ (mắc bệnh lây,v.v…) thì đơn vị quản lý phải báo cáo với Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương trước khi chuyển công tác khác. Trường hợp do khách quan như số trẻ giảm đi, cô nuôi dạy trẻ dôi ra thì đơn vị quản lý phải trao đổi với Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em địa phương để góp ý kiến giải quyết theo phương hướng cố gắng điều động, sử dụng đúng với nghiệp vụ đã có và tiết kiệm lao độg
Những quy định trong thông tư này chỉ dùng để sắp xếp cho các cô nuôi dạy trẻ hiện nay có đủ tiêu chuẩn chức vụ vào thang lương mới. Trong khi thi hành có những vướng mắc gì các đơn vị phản ảnh cho Ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp biết để góp ý kiến giải quyết.
CHỦ NHIỆM ỦY BAN BẢO VẸ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRUNG ƯƠNG |
(1) Không in bản thảo
- 1Nghị quyết số 140-CP về việc tăng cường tổ chức và quản lý công tác nhà trẻ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 66-CP năm 1972 về chế độ đãi ngộ đối với cô nuôi trẻ thuộc khu vực Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 52/LĐTBXH-TL ngày 8/01/2003 của Bộ Lao đông - Thương binh và xã hội về việc xếp lương đối với công nhân ghi số đồng hồ và thu tiền nước
- 1Nghị quyết số 140-CP về việc tăng cường tổ chức và quản lý công tác nhà trẻ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 66-CP năm 1972 về chế độ đãi ngộ đối với cô nuôi trẻ thuộc khu vực Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 52/LĐTBXH-TL ngày 8/01/2003 của Bộ Lao đông - Thương binh và xã hội về việc xếp lương đối với công nhân ghi số đồng hồ và thu tiền nước
Thông tư 1-UB/TT-1973 hướng dẫn việc xếp vào thang lương mới đối với cô nuôi dạy trẻ thuộc khu vực Nhà nước do Uỷ ban bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em ban hành
- Số hiệu: 1-UB/TT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 16/02/1973
- Nơi ban hành: Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em
- Người ký: Đinh Thị Cẩn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra