Chương 2 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Điều 13. Hợp đồng mua, bán nợ
1. Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
2. Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
b) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
c) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
d) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;
e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
g) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
h) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
i) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Điều 14. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ
3. Bên mua nợ, bên nợ và bên bảo đảm có thể thỏa thuận việc điều chỉnh biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ được mua, bán phù hợp quy định của pháp luật.
Điều 15. Mua, bán nợ từ cấp tín dụng hợp vốn
1. Trường hợp thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn bán một phần hay toàn bộ khoản nợ của mình, thành viên là bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận thống nhất phương án mua, bán nợ; đồng thời bên bán nợ thông báo việc mua, bán nợ cho các thành viên còn lại bằng văn bản. Trường hợp bán phần nợ của thành viên đầu mối (đầu mối dàn xếp cấp tín dụng hợp vốn, đầu mối cấp tín dụng hợp vốn, đầu mối thanh toán, đầu mối nhận tài sản bảo đảm), bên bán nợ, bên mua nợ và các thành viên còn lại thỏa thuận thống nhất các nội dung thay đổi tại hợp đồng hợp vốn.
Hợp đồng mua, bán nợ trong trường hợp này là bộ phận không tách rời của hợp đồng hợp vốn, hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn ban đầu. Các nội dung quy định tại hợp đồng mua, bán nợ không trái với các nội dung quy định đối với phần nợ tại hợp đồng hợp vốn, hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn.
2. Trường hợp bán toàn bộ khoản nợ, các thành viên cấp tín dụng hợp vốn thỏa thuận thống nhất phương án bán khoản nợ, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật liên quan.
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ
1. Bên mua nợ có các quyền:
a) Yêu cầu bên bán nợ cung cấp thông tin về khoản nợ được mua, bán (bao gồm cả thông tin liên quan đến hình thành, quản lý khoản nợ);
b) Kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để chuyển giao đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ, phù hợp với thỏa thuận của các bên tại hợp đồng mua, bán nợ và quy định pháp luật;
d) Yêu cầu bên bán nợ thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ cam kết theo thỏa thuận;
đ) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
2. Bên mua nợ có các nghĩa vụ:
a) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ;
b) Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận;
c) Kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ
1. Bên bán nợ có các quyền:
a) Yêu cầu bên mua nợ thanh toán theo thỏa thuận;
b) Yêu cầu bên mua nợ phải thực hiện theo đúng các nghĩa vụ cam kết
c) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
2. Bên bán nợ có các nghĩa vụ:
a) Thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên liên quan những nội dung của việc bán nợ chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày các bên ký kết đồng mua, bán nợ hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua, bán nợ. Trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc theo thỏa thuận giữa bên bán nợ và bên nợ hoặc trong trường hợp cần thiết, bên bán nợ thông báo bằng văn bản việc bán nợ cho bên nợ trước khi ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
b) Cung cấp các thông tin liên quan đến khoản nợ được bán theo yêu cầu của bên mua nợ, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và không trái với các thỏa thuận tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết;
c) Chuyển giao đầy đủ, đúng hạn nguyên trạng hồ sơ khoản nợ theo thỏa thuận cho bên mua nợ;
d) Chuyển giao nguyên trạng quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ được bán bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với biện pháp bảo đảm của khoản nợ, bảo hiểm của khoản nợ (nếu có) cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ và quy định của pháp luật;
đ) Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận;
e) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định pháp luật.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
1. Bên môi giới có các quyền:
a) Dàn xếp việc mua, bán các khoản nợ cho các bên mua nợ, bên bán nợ;
b) Nhận phí môi giới và được thanh toán các khoản chi phí hợp lý khác liên quan theo thỏa thuận của các bên tại hợp đồng môi giới;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
2. Bên môi giới có các nghĩa vụ:
a) Phản ánh trung thực các thông tin liên quan đến giao dịch mua, bán nợ do các bên cung cấp;
b) Chịu trách nhiệm pháp lý về các thông tin do mình cung cấp;
c) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của các bên mua nợ, bên bán nợ và các bên liên quan của khoản nợ;
d) Bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện môi giới và hoàn trả đầy đủ các tài liệu đó cho các bên mua nợ, bên bán nợ sau khi hoàn thành công việc môi giới;
đ) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Điều 19. Xử lý tranh chấp
1. Việc xử lý tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua, bán nợ thực hiện theo thỏa thuận của các bên tại hợp đồng mua, bán nợ nhưng không trái với quy định của pháp luật.
2. Trường hợp mua, bán nợ có yếu tố nước ngoài, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng, tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với giao dịch mua, bán nợ nếu việc thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Quản lý đối với các khoản nợ đã mua, bán
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ phải hạch toán theo dõi riêng theo giá mua thực tế của khoản nợ được mua, bán đảm bảo phân định được các khoản nợ mua với các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính số tiền mua nợ vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên nợ;
2. Tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều này quản lý khoản nợ đảm bảo không trái quy định của pháp luật.
1. Xử lý đối với phần chênh lệch giữa giá mua, bán nợ và giá trị ghi sổ khoản nợ của bên bán nợ:
a) Đối với các khoản nợ đang được hạch toán nội bảng:
- Trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị ghi sổ khoản nợ thì phần chênh lệch cao hơn được hạch toán vào thu nhập trong năm tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Trường hợp giá mua, bán nợ thấp hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường hợp tổn thất đã được xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập trong chi phí, phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong kỳ.
b) Đối với các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng, khoản nợ đã xuất toán ra khỏi bảng cân đối kế toán, thì số tiền bán khoản nợ được hạch toán vào thu nhập khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Việc hạch toán, kế toán trong mua, bán nợ được thực hiện theo định hiện hành về chế độ kế toán.
Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 09/2015/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/07/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Đồng Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 877 đến số 878
- Ngày hiệu lực: 01/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện khoản nợ được mua, bán
- Điều 5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
- Điều 6. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 7. Trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ
- Điều 8. Đồng tiền giao dịch
- Điều 9. Quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ
- Điều 10. Phương thức mua, bán nợ
- Điều 11. Hội đồng mua, bán nợ
- Điều 12. Định giá khoản nợ
- Điều 13. Hợp đồng mua, bán nợ
- Điều 14. Chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ
- Điều 15. Mua, bán nợ từ cấp tín dụng hợp vốn
- Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
- Điều 19. Xử lý tranh chấp
- Điều 20. Quản lý đối với các khoản nợ đã mua, bán
- Điều 21. Xử lý tài chính, hạch toán kế toán trong nghiệp vụ mua, bán nợ