- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 5Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 6Luật giáo dục đại học 2012
- 7Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 8Nghị định 141/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học
- 9Công văn 1028/VPCP-KGVX năm 2015 hướng dẫn tuyển sinh hệ cao đẳng và đào tạo liên thông năm 2015 do của Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08 /2015/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2015 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/ NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b, khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Công văn số 1028/VPCP-KGVX ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn tuyển sinh hệ cao đẳng và đào tạo liên thông năm 2015;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1.
“1. Có quyết định cho phép mở ngành đào tạo và đã có ít nhất 3 khóa tuyển sinh theo hình thức đào tạo chính quy đối với ngành dự kiến đào tạo liên thông”.
2.
“2. Người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
3.
“1. Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của cơ sở giáo dục đại học; chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học của cơ sở giáo dục đại học. Chỉ tiêu tuyển sinh và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy được xác định hằng năm cho từng ngành đào tạo, không vượt quá 15% chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành về khoa học sức khỏe và không vượt quá 20% chỉ tiêu chính quy của ngành đối với các ngành khác”.
4. Điều 9 được sửa đổi như sau:
“Điều 9. Tuyển sinh
1. Tuyển sinh liên thông có thể được thực hiện tối đa 2 lần trong một năm theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và ban hành Quy chế tuyển sinh liên thông. Quy chế tuyển sinh liên thông của cơ sở giáo dục đại học không trái với các quy định tại Thông tư này, Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (đối với tuyển sinh liên thông chính quy) hoặc Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học).
2. Thi tuyển:
a) Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển. Các môn thi tuyển gồm: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề.
Cơ sở giáo dục đại học công bố công khai các môn thi trong thông báo tuyển sinh trước kỳ thi 3 tháng;
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: điểm mỗi môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10;
c) Xác định thí sinh trúng tuyển: Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này, cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy đối với tuyển sinh liên thông chính quy hoặc theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học đối với tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học.
3. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia:
a) Tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành đào tạo liên thông phải cùng tổ hợp các môn xét tuyển vào ngành tương ứng của hệ đào tạo chính quy do cơ sở giáo dục đại học công bố;
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng của thí sinh liên thông không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng tương ứng của thí sinh hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố;
c) Xác định thí sinh trúng tuyển: Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định tại điểm b, khoản 3 Điều này, cơ sở giáo dục đại học tổ chức xét tuyển liên thông chính quy theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;
d) Không bảo lưu kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong xét tuyển thí sinh liên thông".
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 6 năm 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông tư 06/2008/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược do Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư liên tịch 27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng và đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 43/2011/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT về Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định 06/2008/QĐ-BGDĐT quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BGDĐT năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 287/QĐ-BGDĐT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2014-2018
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 4Thông tư 06/2008/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng y, dược do Bộ Y tế ban hành
- 5Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 6Thông tư liên tịch 27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng và đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 8Thông tư 43/2011/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT về Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định 06/2008/QĐ-BGDĐT quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Luật giáo dục đại học 2012
- 10Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 11Nghị định 141/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học
- 12Công văn 1028/VPCP-KGVX năm 2015 hướng dẫn tuyển sinh hệ cao đẳng và đào tạo liên thông năm 2015 do của Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH quy định đào tạo liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 08/2015/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 08/2015/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/04/2015
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Bùi Văn Ga
- Ngày công báo: 08/05/2015
- Số công báo: Từ số 541 đến số 542
- Ngày hiệu lực: 04/06/2015
- Ngày hết hiệu lực: 15/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực