Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG LÂM
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07-TT

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 1957

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN BỒI DƯỠNG CHO MỘT SỐ CÁN BỘ CÔNG NHÂN LÀM NGHỀ CẦN THIẾT ĐỂ ĐỀ PHÒNG BỆNH

Để đề phòng bệnh nghề nghiệp cho một số anh chị em công tác các nghề cần thiết; có ảnh hưởng đến sức khỏe như hơi độc, nóng bức v .v… nên Bộ đã thống nhất với Bộ Lao động, Bộ Tài chính quy định các khoản cấp chi phí cho các loại công nhân sau đây hiện công tác ở nông lâm trường, các trại và các xưởng.

1. CÔNG NHÂN THỦ CÔNG NGHIỆP

- Công nhân quạt lúa quạt ngô: mỗi người được cấp một khẩu trao.

-Thợ máy phát điện: được cấp một yếm che ngực (tablier) bằng vải xanh công nhân

- Công nhân chăn bò dê: ở các nơi như Phe déng hay những nơi phải chăn ở trên núi, mỗi năm một người được cấp thêm một quàng vải bạt may theo lối áo chiến sĩ và nón. (Riêng quàng vải bạt khi nào rách không dùng được thì sắm cái khác chứ không nhất thiết một năm một cái)

- Công nhân dọn chuồng bò dê: đối với anh em công nhân làm chuyên môn mỗi năm cấp một đôi ghệt, một khẩu trao; còn đối với công nhân không làm chuyên môn: làm có tính cách thay phiên hoặc thỉnh thoảng mới làm thì không có hưởng khoản tiền trên mà sẽ dùng của công (do cơ quan có công nhân làm nghề đó sắm làm của công đến phiên ai người ấy dùng).

- Công nhân nấu thức ăn cho bò dê: cấp một yếm che ngực (tablier) bằng vải xanh công nhân, một khẩu trao.

- Công nhân phụ trách máy nổ chạy bằng củi: được cấp mỗi người một năm một yếm che ngực (tablier) bằng vải xanh công nhân, một khẩu trao và bồi dưỡng mỗi ngày làm việc 100đồng (một trăm đồng)

- Công nhân phụ trách xấy cà phê: mỗi người được cấp một khẩu trao, được thuốc nhỏ mắt sau khi làm việc xong và mỗi ngày làm việc của mỗi người được bồi dưỡng 200đ (hai trăm đồng).

Số tiền phụ cấp bồi dưỡng 200đồng nói trên áp dụng cho trường hợp công nhân làm hai kíp hoặc ba kíp cũng hưởng như nhau. Ngoài việc phụ cấp bồi dưỡng trên các kíp thay phiên cho nhau làm kíp nào phải làm cả khoảng từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng thì được hưởng thêm 25% lương theo thông tư đã quy định.

Trường hợp đặc biệt các nông trường không thể bố trí ba kíp được mà công nhân phải làm hai kíp thì phải bố trí nghỉ bù. Nếu nghỉ bù chưa đủ phải tính trả làm thêm giờ.

- Công nhân làm phân bắc: mỗi người được cấp một khẩu trao, một yếm che ngực (tablier) và được hưởng 300 đồng (ba trăm đồng) bồi dưỡng mỗi ngày thực tế làm phân bắc (ngày làm việc khác không hưởng).

2. CÔNG NHÂN CƠ KHÍ

- Thợ hàn điện: Thợ chính mỗi người được cấp một đôi kính hàn, một yếm ngực bằng vải bạt, một đôi găng tay, một đôi ghệt, một khẩu trao.

Thợ phụ: một đôi găng tay, một đôi kính râm, một khẩu trao. Ngoài ra mỗi người ngày làm việc được bồi dưỡng: thợ chính 300đồng (ba trăm đồng), thợ phụ 200đồng (hai trăm đồng).

- Thợ đúc đồng, gang: mỗi công nhân được cấp một đôi kính râm, một đôi găng tay, một yếm che ngực (tablier) bằng vải bạt, một đôi ghệt, một khẩu trao và 200 đồng (hai trăm đồng) bồi dưỡng một ngày làm việc.

Thợ rèn: mỗi công nhân được cấp một yến che ngực (tablier) bằng vải xanh công nhân và mỗi người được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng mỗi ngày làm việc:

Thợ đánh búa tạ: 200đ (hai trăm đồng)

Thợ đánh búa con: 150 đồng (một trăm năm mươi đồng)

Các khoản trên đây thi hành kể từ ngày 1-4-1957, các Sở, Viện, Xưởng 250 nghiên cứu, phổ biến, thực hiện

Chú ý: giải thích rõ ý nghĩa của nó để tránh tình trạng so bì và động viên tinh thần phấn khởi của anh chị em để đẩy mạnh công tác.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM
THỨ TRƯỞNG





Lê Duy Trinh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 07-TT năm 1957 về việc cung cấp phương tiện bồi dưỡng cho một số cán bộ công nhân làm nghề cần thiết để đề phòng bệnh do Bộ Nông Lâm ban hành.

  • Số hiệu: 07-TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 16/03/1957
  • Nơi ban hành: Bộ Nông lâm
  • Người ký: Lê Duy Trinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 12
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản