Hệ thống pháp luật

BỘ LÂM NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07-LS/CNR

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 1992

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LÂM NGHIỆP SỐ 07-LS/CNR NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 14-CT NGÀY 15 THÁNG 1 NĂM 1992CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ VIỆC GIAO CHO BỘ LÂM NGHIỆP THỐNG NHẤT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 14-CT ngày 15-1-1992 của Chủ tịch HĐBT giao cho Bộ Lâm nghiệp thống nhất quản lý Nhà nước về công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác;

I. BỘ LÂM NGHIỆP CÓ TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN MỌI TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THỰC HIỆN:

1. Quản lý tài nguyên rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng.

2. Xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản khác trong cả nước.

3. Xây dựng và ban hành chế độ, thể lệ, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn chế biến gỗ và lâm sản khác.

4. Tiến hành cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh theo các quy định về doanh nghiệp Nhà nước, công ty, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân và nhóm kinh doanh.

5. Sắp xếp lại các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản khác trong cả nước. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương sắp xếp lại các cơ sở chế biến của mình.

6. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chế độ, thể lệ chế biến gỗ và lâm sản khác.

II. UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VÀ CÁC BỘ,NGÀNH LIÊN QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM:

1. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản khác đã ban hành mà xây dựng mạng lưới chế biến của mình. Tiến hành xét duyệt quy hoạch này sau khi có sự nhất trí của Bộ Lâm nghiệp.

2. Tự sắp xếp lại cơ sở chế biến bao gồm cả trong quốc doanh, ngoài quốc doanh. Sau khi được Bộ Lâm nghiệp nhất trí trong từng trường hợp cụ thể, tiến hành cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác cho các cơ sở, theo mẫu thống nhất do Bộ Lâm nghiệp ban hành.

Cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai các vấn đề trên.

Các Bộ, ngành có chế biến gỗ và lâm sản khác mang tính đặc thù chuyên ngành, cần đăng ký với Bộ Lâm nghiệp để có sự phân công, phân cấp quản lý phù hợp.

III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC:

A. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác là văn bản xác nhận điều kiện kinh tế kỹ thuật cần có của doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác, được dùng để đưa vào hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh. Giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp Nhà nước, giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác được xem là ý kiến nhất trí của Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật về công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

Chỉ có các doanh nghiệp được cấp giấy phép mới được tiến hành chế biến gỗ và lâm sản khác.

2. Danh mục ngành hàng kinh doanh chế biến và lâm sản khác phải xin giấy phép, gồm:

a. Về công nghiệp chế biến gỗ, bao gồm:

- Cưa xẻ gỗ tròn thành gỗ bán thành phẩm.

- Chế biến gỗ thành các loại ván, nhân tạo: ván bóc, ván dán ép, ván ghép thanh, ván lạng, ván dăm, ván sợi ép;

- Chế biến gỗ thành dăm gỗ, mảnh gỗ, bột gỗ làm nguyên liệu giấy.

- Đồ mộc, gồm: mộc gia dụng, mộc nội thất, mộc xây dựng, mộc mỹ nghệ, mộc phục vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thể dục thể thao, văn hoá giáo dục và mộc phục vụ các ngành sản xuất khác.

b. Về chế biến lâm sản khác, bao gồm:

- Chế biến song, mây, tre, trúc.

- Chế biến nhựa thông và các loại dầu nhựa khác từ cây rừng.

3. Đối tượng phải xin giấy phép là tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động và các doanh nghiệp sẽ xin thành lập mới, bao gồm:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân và nhóm kinh doanh.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Điều kiện được cấp giấy phép:

Các doanh nghiệp có đủ điều kiện sau đây thì được xem xét cấp giấy phép:

a. Phù hợp với định hướng chế biến hoặc quy hoạch mạng lưới chế biến của Nhà nước.

b. Có nguồn nguyên liệu rõ ràng, ổn định.

c. Có cơ sở ổn định hoạt động trên địa bàn xác định và có địa chỉ cụ thể.

d. Có cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật và máy móc thiết bị chế biến phù hợp, cần thiết.

B. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP - THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP:

1. Hồ sơ xin giấy phép, gồm:

a. Đơn xin giấy phép (mẫu ở phụ lục Ia, Ib)

b. Quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh đã có.

c. Bản thuyết minh, giải trình các nội dung sau:

- Tổng công suất thiết kế, sản lượng hàng năm, sản phẩm và quy cách sản phẩm xuất khẩu.

- Nguồn nguyên liệu thông qua liên doanh, liên kết, trao đổi, mua bán hoặc gia công v.v. theo địa chỉ cụ thể (kèm theo hợp đồng).

- Giải pháp về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

2. Thẩm quyền cấp giấy phép:

a. Bộ Lâm nghiệp cấp giấy phép cho:

- Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trung ương, địa phương.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

b. Cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau khi được Bộ Lâm nghiệp chấp thuận danh sách.

Các doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nói trên bắt đầu từ ngày 1-5-1992. Đối với năm 1992, hạn cuối cùng nhận hồ sơ là ngày 30-7-92.

Thời hạn xem xét và cấp giấy phép là 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với doanh nghiệp có đủ điều kiện. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan cấp giấy phép sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, đồng thời gửi cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cấp giấy phép kinh doanh, cơ quan sáng lập, trọng tài kinh tế tỉnh biết. Kể từ ngày ký, giấy phép được cấp có giá trị 5 năm đối với doanh nghiệp Nhà nước và 3 năm đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ quan cấp giấy phép gửi bản sao giấy phép được cấp cho các cơ quan hữu quan.

C. KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM:

Khi thay đổi nội dung chế biến gỗ và lâm sản khác, doanh nghiệp phải xin giấy phép khác. Khi ngừng hoạt động phải báo cho cơ quan cấp giấy phép biết.

Các doanh nghiệp nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây sẽ bị xử phạt hành chính theo luật định:

1. Hoạt động ngoài nội dung giấy phép được cấp;

2. Sử dụng không đúng nguồn nguyên liệu theo đăng ký mà không có lý do chính đáng;

3. Vi phạm quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật, vi phạm quy định về sử dụng gỗ và lâm sản khác v.v gây lãng phí tài nguyên rừng, ảnh hưởng đến môi trường.

4. Nghỉ hoạt động liên tục trên 1 năm;

Cơ quan kiểm lâm chịu trách nhiệm kiểm tra nguồn nguyên liệu (gỗ và lâm sản khác) của doanh nghiệp theo giấy phép được cấp. Bộ Lâm nghiệp kiểm tra đột xuất trong cả nước, khi cần thiết.

Hàng năm, cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh báo cáo tổng hợp tình hình cấp giấy phép và thực hiện giấy phép được cấp thuộc phạm vi mình quản lý về Bộ Lâm nghiệp.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Phan Xuân Đợt

(Đã ký)

PHỤ LỤC IA

DÙNG CHO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày... tháng... năm 199...

ĐƠN XIN GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC

Kính gửi: Ông Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp

Tên tôi là:........................................... Năm sinh:..........................................

Nguyên quán:..................................... Trú quán:...........................................

Trình độ chuyên môn:...................................................................................

Chức vụ.........................................................................................................

được bổ nhiệm theo quyết định số......... ngày.............. của..........................

(kèm theo bản sao quyết định)

đại diện cho:..................................................................................................

xin cấp giấy phép CBG và LSK như sau:

1. Doanh nghiệp xin cấp giấy phép mang tên................................................

(Địa chỉ....................................................... Điện thoại............) được thành lập theo quyết định số......... ngày................. của........................ (nếu đã có thì gửi kèm theo bản sao quyết định).

2. Nội dung xin chế biến gỗ và lâm sản khác:

a. Tổng công suất thiết kế: ....................................................... m3 gỗ tròn/năm

Sản lượng hàng năm.......... m3 gỗ tròn/năm.

Sản phẩm và quy cách sản phẩm chủ yếu (ghi rõ sản phẩm xuất khẩu):

Cưa xẻ:....................................................................................................

Mộc:........................................................................................................

v.v...........................................................................................................

b. Nguồn nguyên liệu: (theo các địa chỉ cụ thể)

c. Cán bộ kỹ thuật và công nhân bậc cao về chế biến (ghi tên người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và kèm theo danh sách cán bộ kỹ thuật, công nhân từ bậc 3 trở lên) theo mẫu ở phụ lục Ic.

d. Máy móc, thiết bị chế biến chủ yếu: (có danh mục kèm theo, phụ lục Id).

e. Phạm vi hoạt động: (ghi rõ địa danh)

g. Thời hạn xin phép là một năm, kể từ ngày............

Khi được cấp giấy phép, tôi xin cam đoan hoạt động theo đúng giấy phép được cấp và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngành Lâm nghiệp về quản lý chế biến gỗ và lâm sản khác. Trường hợp vi phạm, tôi xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

NGƯỜI LÀM ĐƠN

PHỤ LỤC IIA

DÙNG CHO DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

BỘ LÂM NGHIỆP

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày... tháng... năm 199...

GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC

BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP

Cấp cho doanh nghiệp mang tên:.................................................................

(Địa chỉ......................................................... Điện thoại.............................)

được phép chế biến gỗ và lâm sản khác theo nội dung sau đây:

1. Sản lượng tối đa hàng năm....... m3 gỗ tròn/năm

2. Sản phẩm và quy cách sản phẩm chủ yếu:

Cưa xẻ:....................................................................................................

Ván sàn...................................................................................................

Mộc:........................................................................................................

v.v...........................................................................................................

3. Nguồn nguyên liệu

4. Phạm vi hoạt động

5. Thời hạn của giấy phép là..... năm, kể từ ngày................

BỘ TRƯỞNG

BỘ LÂM NGHIỆP

PHỤ LỤC IB

DÙNG CHO DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN,DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, CÁ NHÂN HOẶC NHÓM KINH DOANH)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày... tháng... năm 199...

ĐƠN XIN GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC

Kính gửi: Ông Giám đốc Sở Lâm nghiệp

(hoặc Sở Nông - Lâm nghiệp..................)

Tên tôi là..................................................... Năm sinh..............................

Nguyên quán............................................... Trú quán...............................

Chức vụ (nếu có).......................................................................................

Trình độ chuyên môn................................................................................

Nghề nghiệp hiện nay................................................................................

Là người (hoặc đại diện cho................) xin cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác như sau:

1. Doanh nghiệp xin cấp giấy phép mang tên............................................

(Địa chỉ...................................................................... Điện thoại...............

được thành lập hoặc kinh doanh theo giấy phép (nếu đã có thì gửi bản sao giấy phép).

2. Nội dung xin chế biến gỗ và lâm sản khác.

a. Tổng công suất thiết kế............ m3 gỗ tròn/năm

Sản lượng hàng năm..................... m3 gỗ tròn/năm

Sản phẩm và quy cách sản phẩm chủ yếu (ghi rõ sản phẩm khác xuất khẩu):

Cưa xẻ:....................................................................................................

Mộc:........................................................................................................

v.v...........................................................................................................

b. Nguồn nguyên liệu (theo các địa chỉ cụ thể)

c. Cán bộ kỹ thuật và công nhân bậc cao về chế biến (ghi tên người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và kèm theo danh sách cán bộ kỹ thuật, công nhân từ bậc 3 trở lên theo mẫu ở phụ lục Ic).

d. Máy móc, thiết bị chế biến chủ yếu: có danh mục kèm theo, phụ lục Id.

e. Phạm vi hoạt động (ghi rõ địa danh)

g. Thời gian xin phép là......... năm, kể từ ngày....................

Khi được cấp giấy phép tôi xin cam đoan hoạt động theo đúng giấy phép được cấp và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ Lâm nghiệp về quản lý chế biến gỗ và lâm sản khác. Trường hợp vi phạm, tôi xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.

NGƯỜI LÀM ĐƠN

PHỤ LỤC IIB

DÙNG CHO DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN,DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN, CÁ NHÂN HOẶC NHÓM KINH DOANH)

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH..............

SỞ LÂM NGHIỆP........

Số:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày... tháng... năm 199...

GIẤY PHÉP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC

Giám đốc Sở Lâm nghiệp:...........................................................................

Cấp cho doanh nghiệp mang tên:.................................................................

(Địa chỉ.................................................... Điện thoại.................................)

được phép chế biến gỗ và lâm sản khác theo nội dung sau đây:

1. Sản lượng tối đa hàng năm....... m3 gỗ tròn/năm

2. Sản phẩm và quy cách sản phẩm chủ yếu:

Cưa xẻ:....................................................................................................

Ván sàn:..................................................................................................

Mộc:........................................................................................................

v.v...........................................................................................................

3. Nguồn nguyên liệu:.........

4. Phạm vi hoạt động:...........

5. Thời hạn của giấy phép là............. năm, kể từ ngày.................

GIÁM ĐỐC SỞ LÂM NGHIỆP

PHỤ LỤC IC

DANH SÁCH CÁN BỘ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NHÂN BẬC CAO VỀ CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC

TT

Họ tên

Chuyên môn được đào tạo

Trình độ chuyên môn
kỹ thuật hiện nay

PHỤ LỤC ID

DANH MỤC MÁY MÓC - THIẾT BỊ CHỦ YẾU VỀ CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN KHÁC

TT

Tên máy ký mã hiệu nước sản xuất

Tính năng kỹ thuật chủ yếu

Công suất thiết kế
(m3 sản phẩm/năm)

Công suất thực tế
(m3 sản phẩm/năm)

Số lượng

Thời gian đã hoạt động (hoặc đánh giá % chất lượng còn lại)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 07-LS/CNR năm 1992 hướng dẫn Quyết định 14-CT 1992 về việc giao cho Bộ Lâm nghiệp thống nhất quản lý Nhà nước về công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác do Bộ Lâm nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 07-LS/CNR
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/04/1992
  • Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
  • Người ký: Phan Xuân Đợt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản