Chương 4 Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 12. Thành viên đoàn kiểm tra và kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập
1. Trách nhiệm của thành viên đoàn kiểm tra và kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập:
a) Tuân thủ đúng quy định của Cơ sở về vệ sinh cá nhân trước khi vào Cơ sở;
b) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp kiểm tra tạp chất theo quy định tại Thông tư này;
c) Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở theo quy định của pháp luật; đảm bảo công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;
d) Không yêu cầu thêm các nội dung khác ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở;
đ) Chấp hành sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra và Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra trước Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật;
e) Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, dung dịch thử, tài liệu kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm tra;
g) Kiểm tra tình trạng mẫu lưu và mã hóa mẫu (có ký hiệu nhận biết) trước khi gửi mẫu đến Phòng kiểm nghiệm để kiểm nghiệm khi có yêu cầu.
2. Quyền hạn của thành viên đoàn kiểm tra và kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập:
a) Yêu cầu Cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật và cử nhân viên làm việc nhằm phục vụ cho công tác kiểm tra;
b) Ra vào các khu vực sản xuất, khu tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu và các khu vực phụ trợ khác khi có nhân viên cơ sở đi cùng hoặc đã báo với nhân viên của cơ sở;
c) Xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra.
1. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra:
a) Có trách nhiệm theo quy định tại
b) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn kiểm tra để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Xử lý các ý kiến, kết quả kiểm tra của các thành viên trong đoàn kiểm tra và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản kiểm tra;
d) Mời đại diện hoặc nhân viên cơ sở tham dự công bố Quyết định đoàn kiểm tra và đi cùng đoàn kiểm tra;
đ) Rà soát, ký biên bản kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn kiểm tra thực hiện.
2. Quyền hạn của Trưởng đoàn kiểm tra:
a) Có trách nhiệm theo quy định tại
b) Đề xuất với Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn kiểm tra để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra.
1. Xây dựng kế hoạch hàng năm kèm theo dự trù kinh phí; hành cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức kiểm tra tạp chất theo quy định tại Thông tư này.
3. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
4. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ có liên quan đến kết quả kiểm tra, báo cáo đầy đủ và chính xác về các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra tạp chất khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
5. Bảo mật thông tin liên quan đến bí mật sản xuất, kinh doanh của các Cơ sở được kiểm tra tạp chất.
Điều 15. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan: chủ cơ sở nuôi, cơ sở thu mua, sơ chế, đại lý thu mua, cơ sở chế biến thủy sản về tác hại của tạp chất và các quy định của Nhà nước về kiểm tra, ngăn chặn vi phạm về tạp chất;
2. Tổ chức đào tạo về phương pháp kiểm tra, phát hiện tạp chất trong thủy sản cho các cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra tạp chất cấp huyện, cấp xã;
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đột xuất, ngăn chặn vi phạm về tạp chất. Bố trí đủ kinh phí để phục vụ cho các hoạt động kiểm tra;
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp tại địa phương tổ chức các hoạt động phổ biến tuyên truyền về tác hại của tạp chất, quy định về kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm về tạp chất;
5. Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản sẵn sàng tiếp nhận vụ việc do đoàn kiểm tra của Cơ quan kiểm tra trung ương bàn giao và xử lý theo quy định của pháp luật;
6. Riêng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang chỉ đạo thành lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin tố cáo vi phạm tạp chất; lập danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế và tổ chức ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và không sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất.
Điều 16. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cơ quan kiểm tra nêu tại
2. Thực hiện đào tạo kỹ thuật phát hiện tạp chất cho các kiểm tra viên cấp Trung ương và cấp tỉnh;
3. Hàng năm, chủ trì và phối hợp với các Cơ quan kiểm tra trung ương xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động liên quan đến kiểm soát tạp chất trong tôm kèm theo dự trù kinh phí trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
4. Hướng dẫn thống nhất các cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh, thành phố về nội dung tuyên truyền, phổ biến về tác hại của tạp chất và các quy định của Nhà nước về kiểm tra, ngăn chặn vi phạm về tạp chất;
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc và khen thưởng động viên các tổ chức, cá nhân làm tốt trong công tác kiểm tra phát hiện vi phạm về tạp chất.
1. Kiểm tra tình trạng mẫu, tình trạng niêm phong mẫu, tập biên bản tiếp nhận và thể hiện tình trạng mẫu, tình trạng niêm phong mẫu trên kết quả kiểm nghiệm;
2. Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm;
3. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm tạp chất đúng quy định và xuất trình khi Cơ quan thẩm quyền yêu cầu.
Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 07/2018/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/07/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Văn Tám
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Cơ quan kiểm tra và hình thức kiểm tra
- Điều 5. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
- Điều 6. Thành lập Đoàn kiểm tra, phân công kiểm tra
- Điều 7. Trình tự kiểm tra tạp chất tại cơ sở
- Điều 8. Nội dung và phương pháp kiểm tra tạp chất
- Điều 9. Lấy mẫu, kiểm tra tại chỗ và lấy mẫu lưu, kiểm tra tạp chất tại phòng kiểm nghiệm