Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2009/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2009

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng thống nhất đối với các cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.

2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành Công an, Quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng là loại ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211: 2003, TCVN 7271: 2003.

2. Trọng tải thiết kế của ô tô tải chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.

3. Trọng tải thiết kế của ô tô chuyên dùng được hiểu là trọng tải thiết kế của ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.

4. Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.

5. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.

6. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.

7. Hồ sơ gốc là hồ sơ do người lái xe tự bảo quản, gồm biên bản tổng hợp kết quả sát hạch, chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo lái xe. Hồ sơ gốc không hợp lệ là hồ sơ không có đủ hai loại tài liệu trên.

Phần II

ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Chương I

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE

Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE

Điều 4. Cơ sở đào tạo lái xe

Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 5. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe

Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩn dưới đây:

1. Hệ thống phòng học chuyên môn

a) Phòng học chuyên môn bảo đảm diện tích tối thiểu 50m2 cho lớp học không quá 35 học viên; đủ ánh sáng, không ảnh hưởng bởi tiếng ồn, bảo đảm môi trường sư phạm;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có đủ các phòng học chuyên môn: Luật Giao thông đường bộ, Cấu tạo và sửa chữa thông thường, Kỹ thuật lái xe, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe (có thể xếp chung với phòng học Nghiệp vụ vận tải) được bố trí tập trung và phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa;

c) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô hai bánh các hạng A1, A2 phải có 01 phòng học chung Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe.

2. Phòng học Luật Giao thông đường bộ

a) Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, đèn chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;

b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô và các hạng A3, A4 phải có phòng học lý thuyết trên máy tính bố trí riêng biệt gồm: máy chủ, máy in và ít nhất 10 máy tính được nối mạng, cài đặt phần mềm học lý thuyết do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao;

c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng 500 học viên trở lên phải có thêm phòng học lý thuyết đủ chỗ ngồi cho ít nhất 100 học viên; phòng học lý thuyết trên máy tính phải có ít nhất 20 máy tính để học viên ôn luyện phần lý thuyết.

3. Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường

a) Có mô hình cắt bổ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện;

b) Có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;

c) Có các cụm chi tiết tháo rời của ô tô.

4. Phòng học Kỹ thuật lái xe

a) Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (như băng đĩa, đèn chiếu,...);

b) Có hình hoặc tranh vẽ mô tả các động tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí giữ vô lăng,...);

c) Có ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt).

5. Phòng học Nghiệp vụ vận tải

a) Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách;

b) Có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng.

6. Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa

a) Có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nền nhà đủ cứng vững, phẳng, không gây bụi, không bị rạn nứt, không trơn trượt;

c) Bảo đảm cho lớp học không quá 18 học viên, được trang bị đồ nghề chuyên dùng với mức tối thiểu là 8 - 10 người /bộ và có tủ riêng đựng đồ nghề;

d) Có các hệ thống, tổng thành chủ yếu của ô tô như: động cơ tổng thành hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện;

đ) Có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.

7. Phòng điều hành giảng dạy

Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.

8. Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên

Có đủ bàn, ghế, bảng, tủ đựng tài liệu, đồ dùng dạy học cần thiết.

9. Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe

a) Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt;

b) Có đủ sức khoẻ theo quy định;

c) Trình độ văn hoá: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

d) Có chứng chỉ sư phạm.

10. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lý thuyết

Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên và hiểu biết về môn học được phân công giảng dạy;

b) Giáo viên dạy môn Luật Giao thông đường bộ và Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

11. Tiêu chuẩn giáo viên dạy thực hành

Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 9 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

a) Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo. Giáo viên dạy lái xe ô tô phải có giấy phép lái xe không thấp hơn hạng B2; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng B1, B2 từ 03 năm trở lên; thâm niên lái xe của giáo viên dạy các hạng C, D, E và F từ 05 năm trở lên;

b) Thuộc biên chế hoặc hợp đồng dài hạn ít nhất 02 năm với cơ sở đào tạo lái xe;

c) Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 1a, 1b.

12. Xe tập lái

a) Có đủ xe tập lái các hạng tương ứng với lưu lượng đào tạo ghi trong giấy phép đào tạo lái xe;

b) Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời hạn từ 01 năm trở lên với số lượng không vượt quá 30% số xe cùng hạng tương ứng của cơ sở đào tạo;

c) Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

d) Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong quá trình sử dụng và được ghi vào Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ;

đ) Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho người học;

e) Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe, kể cả xe hợp đồng phải kẻ tên cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp và điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2;

g) Ô tô phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng, lắp cố định ở trước và sau xe: Biển trước kích thước 10cm x 25cm lắp cố định trên thanh cản trước bên trái đối với các hạng xe; Biển sau kích thước 10cm x 25cm đối với xe hạng B, kích thước 35cm x 35cm đối với xe các hạng C, D, E, F lắp ở vị trí giữa thành sau không trùng với vị trí lắp đặt biển số đăng ký và không được dán lên kính sau xe;

h) Mô tô ba bánh, máy kéo có trọng tải đến 1000kg phải có 02 biển xe “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 3, được làm bằng kim loại nền xanh, chữ màu trắng ở phía trước và phía sau với kích thước: 15cm x 20cm đối với mô tô, 20cm x 25cm đối với máy kéo;

i) Có giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại các Phụ lục 4a, 4b do Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải cấp khi đủ điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 12 Điều này, thời hạn tương ứng thời gian được phép lưu hành của xe tập lái.

13. Sân tập lái xe

a) Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe. Nếu là sân hợp đồng phải có hợp đồng dài hạn, thời hạn hợp đồng phù hợp với thời hạn giấy phép đào tạo lái xe;

b) Trường hợp sử dụng sân hợp đồng chung với cơ sở đào tạo lái xe khác phải kèm theo kế hoạch sử dụng sân của chủ hợp đồng cho thuê;

c) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lưu lượng đào tạo 1000 học viên trở lên phải có ít nhất 02 sân tập lái xe;

d) Sân tập lái ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chương trình đào tạo. Kích thước các hình tập lái phù hợp tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe đối với từng hạng xe tương ứng;

đ) Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nước bảo đảm không bị ngập nước; bề mặt các làn đường và hình tập lái trong sân được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng, có đầy đủ vạch sơn kẻ đường;

e) Có diện tích dành cho cây xanh, có nhà chờ cho học viên học thực hành.

14. Diện tích tối thiểu của sân tập lái

a) Đào tạo các hạng A1, A2, A3 và A4 : 1.000m2;

b) Đào tạo các hạng B1 và B2 : 8.000m2;

c) Đào tạo đến hạng C : 10.000m2;

d) Đào tạo đến các hạng D, E và F : 14.000m2.

15. Đường tập lái xe

Đường giao thông công cộng được chọn để dạy lái xe phải có đủ các tình huống giao thông (giao cắt đồng mức, chỗ rộng, chỗ hẹp; có đoạn lên dốc, xuống dốc; mặt đường có đoạn tốt, xấu; mật độ giao thông vừa phải) phù hợp với nội dung chương trình đào tạo; tuyến đường tập lái phải được ghi rõ trong giấy phép xe tập lái.

16. Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô

a) Lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là số lượng học viên đào tạo lớn nhất tại mỗi thời điểm, được xác định bằng tổng lưu lượng học viên đào tạo các hạng giấy phép lái xe (bao gồm cả học lý thuyết và thực hành);

b) Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên và bộ máy quản lý, lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 2.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe

1. Tổ chức tuyển sinh theo hạng giấy phép lái xe được phép đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học về độ tuổi, sức khoẻ, thâm niên và số km lái xe an toàn đối với đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe.

2. Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô. Nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, kỹ năng lái xe đạt được, thời gian hoàn thành khóa học, mức học phí và phương thức thanh toán học phí. Ngoài các nội dung chủ yếu trên, hai bên có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không trái pháp luật hiện hành.

3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ sở đào tạo và người học biết, thực hiện.

4. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và chương trình, giáo trình quy định.

5. Thực hiện đăng ký sát hạch và đề nghị tổ chức kỳ sát hạch theo quy định của cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

6. Duy trì và thường xuyên chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.

7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan khoá đào tạo theo quy chế quản lý dạy nghề của nhà nước và các quy định của Bộ Giao thông vận tải về đào tạo lái xe.

8. Bảo đảm giáo viên dạy lái xe phải đeo phù hiệu "Giáo viên dạy lái xe", học viên tập lái xe trên đường phải có phù hiệu "Học viên tập lái xe". Phù hiệu có tên giáo viên dạy lái xe, học sinh tập lái xe, dán ảnh, ghi rõ tên cơ sở đào tạo và do Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5 và 6.

9. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.

10. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.

11. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định và có kế hoạch định kỳ bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

12. Thực hiện báo cáo theo quy định sau:

a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày;

b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe và danh sách học sinh theo mẫu quy định tại các Phụ lục 8a và 8b kèm theo kế hoạch đào tạo của khoá học theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe ngay sau khai giảng đối với các hạng A3, A4; không quá 07 ngày sau khai giảng đối với các hạng B1, B2, D, E, F và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C;

c) Báo cáo gửi bằng đường công văn hoặc qua mạng về Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải theo quy định; trưởng ban quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang.

Điều 7. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe

1. Có đủ giáo trình giảng dạy lái xe hiện hành theo các hạng xe được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Có tài liệu hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, thi và các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.

3. Có sổ sách, biểu mẫu phục vụ quản lý quá trình giảng dạy, học tập theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:

a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 9;

b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10;

c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11;

d) Sổ lên lớp theo quy định tại mẫu số 3 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

đ) Sổ giáo án lý thuyết theo quy định tại mẫu số 5 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;

e) Sổ giáo án thực hành theo quy định tại mẫu số 6 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với từng khóa học;

g) Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp theo quy định tại mẫu số 9 của Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng các loại sổ tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều này.

6. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A2, A3 sử dụng sổ nêu tại điểm d khoản 4 Điều này.

7. Mẫu Chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận tốt nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 do cơ sở đào tạo tự in và quản lý.

8. Thời gian lưu trữ hồ sơ:

a) Không thời hạn đối với Sổ cấp chứng chỉ sơ cấp nghề và Sổ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp;

b) 02 năm đối với các tài liệu còn lại;

Việc tiêu huỷ tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.

Mục 2. NGƯỜI HỌC LÁI XE

Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

2. Đủ tuổi, sức khoẻ, trình độ văn hóa theo quy định.

3. Người học lái xe hạng A2 phải thuộc đối tượng quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có thâm niên và số km lái xe an toàn như sau:

a) B1 lên B2: 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn;

b) B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng: 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn;

c) B2 lên D, C lên E: 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn.

Điều 9. Hình thức đào tạo

1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo; được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký đào tạo tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; đối với hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo.

2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo theo quy định.

Điều 10. Hồ sơ của người học lái xe

1. Hồ sơ của người học lái xe lần đầu

a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 13;

b) Bản photocopy giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

2. Hồ sơ của người học lái xe nâng hạng

Ngoài giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có:

a) Xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc bản khai có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nếu là chủ xe (hoặc xe của hộ gia đình) về thời gian và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại các Phụ lục 14a, 14b, 14c. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về việc xác nhận; cá nhân chịu trách nhiệm về cam kết trước pháp luật;

b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở có công chứng hoặc chứng thực đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E.

Mục 3. CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE

Điều 11. Cục Đường bộ Việt Nam

1. Cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.

2. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch định hướng cơ sở đào tạo lái xe; nội dung quản lý, nội dung chương trình đào tạo lái xe; hệ thống văn bản, biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành.

3. Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.

4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô theo định kỳ 05 năm; điều chỉnh hạng xe ô tô đào tạo, tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho các cơ sở đào tạo lái xe.

5. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn đội ngũ giáo viên dạy thực hành lái xe trong cả nước.

6. Kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo lái xe về công tác quản lý, đào tạo lái xe.

7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu quy định tại khoản 7 Điều 12 của Thông tư này.

Điều 12. Sở Giao thông vận tải

1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Căn cứ quy hoạch định hướng, đề xuất để Cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe và cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp.

4. Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe ô tô đến 20% so với lưu lượng ghi trong giấy phép đào tạo lái xe đã cấp cho cơ sở đào tạo lái xe.

5. Kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn và đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô hoặc điều chỉnh hạng và tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% cho các cơ sở đào tạo.

6. Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.

7. Lưu trữ các tài liệu sau:

a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe;

b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 15;

c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.

Điều 13. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe

1. Có trách nhiệm quản lý về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc theo quy định hiện hành.

2. Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo lái xe đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo cho cơ sở; thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo lái xe.

Điều 14. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép đào tạo lái xe

1. Cấp mới giấy phép đào tạo lái xe ô tô

Hồ sơ lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo;

b) Văn bản đề nghị của Sở Giao thông vận tải;

c) Văn bản chấp thuận chủ trương của Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 16;

đ) Hồ sơ giáo viên gồm: bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy chứng chỉ sư phạm, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe;

e) Hồ sơ xe tập lái gồm: bản sao giấy đăng ký xe có công chứng hoặc chứng thực; bản photocopy giấy phép xe tập lái, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

g) Biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe của Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 17a;

h) Biên bản thẩm định xét cấp giấy phép đào tạo lái xe của đoàn kiểm tra do Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì theo mẫu quy định tại Phụ lục 17b.

2. Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô

a) Hồ sơ cấp lại khi hết hạn giấy phép hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô trên 20% lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, b, d, g (khi giấy phép hết hạn) hoặc biên bản kiểm tra xét tăng lưu lượng đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 18 (khi tăng lưu lượng trên 20%) và hồ sơ giáo viên, xe tập lái (đối với những trường hợp thay đổi so với thời điểm cấp phép gần nhất) nêu tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này;

b) Hồ sơ cấp lại khi điều chỉnh hạng xe đào tạo lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, b, d và hồ sơ giáo viên, xe tập lái đối với hạng xe điều chỉnh tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này;

c) Hồ sơ cấp lại khi điều chỉnh lưu lượng đào tạo đến 20% lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, d, biên bản kiểm tra điều chỉnh lưu lượng đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 và hồ sơ giáo viên, xe tập lái tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này.

3. Cấp giấy phép đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3 và A4

Hồ sơ lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại cơ sở đào tạo, gồm tài liệu tại các điểm a, d, biên bản kiểm tra xét cấp giấy phép đào tạo lái xe mô tô, máy kéo theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 và hồ sơ giáo viên, xe tập lái tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này.

4. Thời hạn xử lý hồ sơ

a) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải phải tổ chức kiểm tra, cấp giấy phép hoặc đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường bộ Việt Nam phải tổ chức thẩm định cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trước khi giấy phép đào tạo lái xe hết hạn 30 ngày, cơ sở đào tạo phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép về Sở Giao thông vận tải.

5. Giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại các Phụ lục 21a và 21b.

6. Thời hạn của giấy phép đào tạo lái xe: 05 năm.

Chương II

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE

Mục 1. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU ĐÀO TẠO

Điều 15. Mục tiêu

Đào tạo người lái xe nắm được các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, có đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn.

Điều 16. Yêu cầu

1. Nắm vững các quy định của Luật Giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam; trách nhiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

2. Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng và một số phương tiện khác. Biết một số đặc điểm kết cấu của ô tô hiện đại; yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; biết được chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hỏng hóc thông thường của môtô, máy kéo hoặc ô tô trong quá trình hoạt động trên đường.

3. Nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lái xe; các thủ tục, phương pháp giao nhận, chuyên chở hàng hoá, phục vụ hành khách trong quá trình vận tải.

4. Điều khiển được phương tiện cơ giới đường bộ (ghi trong giấy phép lái xe) tham gia giao thông an toàn trên các loại địa hình, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, xử lý các tình huống để phòng tránh tai nạn giao thông.

Mục 2. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Điều 17. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4

1. Thời gian đào tạo

a) Hạng A1 : 10 giờ (lý thuyết: 8, thực hành lái xe: 2).

b) Hạng A2 : 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12).

c) Hạng A3, A4 : 112 giờ (lý thuyết: 52, thực hành lái xe: 60).

2. Các môn kiểm tra

a) Luật Giao thông đường bộ: đối với các hạng A2, A3, A4;

b) Thực hành lái xe: đối với các hạng A3, A4.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

Số TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

HẠNG A1

HẠNG A2

HẠNG A3, A4

CÁC MÔN HỌC

1

Luật Giao thông đường bộ

giờ

6

16

32

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

-

-

12

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

-

-

4

4

Kỹ thuật lái xe

giờ

2

4

4

5

Thực hành lái xe

- Số giờ học thực hành lái xe/học viên

- Số km thực hành lái xe/học viên

- Số học viên/1 xe tập lái

giờ

giờ

km

học viên

2

2

-

-

12

12

-

-

60

12

100

5

6

Số giờ/học viên/khoá đào tạo

giờ

10

32

64

7

Tổng số giờ một khoá đào tạo

giờ

10

32

112

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1

Số ngày thực học

ngày

2

4

14

2

Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

ngày

-

-

1

3

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

2

4

15

Điều 18. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C

1. Thời gian đào tạo

a) Hạng B1: 536 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 400);

b) Hạng B2: 568 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 400);

c) Hạng C : 888 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 720).

2. Các môn kiểm tra

a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;

b) Kiểm tra cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận tốt nghiệp khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn và lái xe trên đường.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

SỐ TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

HẠNG B1

HẠNG B2

HẠNG C

CÁC MÔN HỌC

1

Luật Giao thông đường bộ

giờ

80

80

80

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

20

24

24

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

-

24

24

4

Đạo đức người lái xe

giờ

12

16

16

5

Kỹ thuật lái xe

giờ

24

24

24

6

Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái

- Số giờ thực hành lái xe/học viên

- Số km thực hành lái xe/học viên

- Số học viên/1 xe tập lái

giờ


giờ

km

học viên

400


80

960

5

400


80

960

5

720


90

1000

8

7

Số giờ học/học viên/khoá đào tạo

giờ

216

248

258

8

Tổng số giờ một khoá đào tạo

giờ

536

568

888

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

ngày

4

4

4

2

Số ngày thực học

ngày

67

71

111

3

Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

ngày

15

15

21

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

86

90

136

Điều 19. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

1. Thời gian đào tạo

a) Hạng B1 lên B2 : 102 giờ (lý thuyết: 52, thực hành lái xe: 50);

b) Hạng B2 lên C : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

c) Hạng C lên D : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

d) Hạng D lên E : 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

đ) Hạng B2 lên D : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

e) Hạng C lên E : 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280);

g) Hạng B2, C, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).

2. Các môn kiểm tra

a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học;

b) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng lên B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn thực hành lái xe với 10 bài thi liên hoàn và lái xe trên đường. Đối với các hạng D, E phải bổ sung bài tiến lùi hình chữ chi;

c) Kiểm tra cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Luật Giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

SỐ TT

CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN

ĐƠN VỊ TÍNH

HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

B1 LÊN B2

B2 LÊN C

C LÊN D

D LÊN E

B2,C,D, E LÊN F

B2 LÊN D

C LÊN E

CÁC MÔN HỌC

1

Luật Giao thông đường bộ

giờ

16

16

16

16

16

20

20

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

giờ

-

8

8

8

8

8

8

3

Nghiệp vụ vận tải

giờ

24

8

8

8

8

8

8

4

Đạo đức người lái xe

giờ

12

16

16

16

16

20

20

5

Tổng số giờ học thực hành lái xe/1 xe tập lái

- Số giờ thực hành lái xe/học viên

- Số km thực hành lái xe/học viên

- Số học viên/1 xe tập lái

giờ


giờ


km


học viên

50


10


150


5

144


18


240


8

144


18


240


8

144


18


240


8

144


18


240


8

280


28


380


10

280


28


380


10

6

Số giờ học/học viên/ khoá đào tạo

giờ

62

66

66

66

66

84

84

7

Tổng số giờ một khoá đào tạo

giờ

102

192

192

192

192

336

336

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

ngày

2

2

2

2

2

2

2

2

Số ngày thực học

ngày

13

24

24

24

24

42

42

3

Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng

ngày

3

4

4

4

4

8

8

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

ngày

18

30

30

30

30

52

52

Điều 20. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học

1. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2

Số TT

Nội dung

Hạng A1: 10 giờ

Hạng A2: 32 giờ

Lý thuyết
(5)

Thực hành
(5)

Lý thuyết
(12)

Thực hành
(20)

1

Luật Giao thông đường bộ

- Những điều cần biết về Luật giao thông đường bộ

- Các nguyên tắc đi sa hình

- Kiểm tra

4

3


1

-

2

1


1

-

10

7


2

1

6

3


3

-

2

Kỹ thuật lái xe

- Kỹ thuật lái xe mô tô

- Quy trình sát hạch lái xe mô tô

1

0,5

0,5

1

1

-

2

1

1

2

2

-

3

Thực hành lái xe

- Tập lái xe trong hình

- Tập lái xe trong sân tập

- Tập phanh gấp

- Tập lái vòng cua

-

-

-

-

-

2

1,5

0,5

-

-

-

-

-

-

-

12

2

8

1

1

2. Đào tạo lái xe các hạng A3, A4

Số TT

Nội dung

Lý thuyết
(39)

Thực hành
(73)

1

Luật Giao thông đường bộ: 32 giờ

Phần I. Luật Giao thông đường bộ:

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương V: Vận tải đường bộ

Phần II. Biển báo hiệu đường bộ:

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông

- Chương III: Biển báo hiệu

Biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

Biển hiệu lệnh

Biển chỉ dẫn

Biển phụ

- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

Vạch kẻ đường

Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn

Cột kilômét

Mốc lộ giới

Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

Báo hiệu trên đường cao tốc

Báo hiệu cấm đi lại

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

- Các tính chất của sa hình

- Các nguyên tắc đi sa hình

- Kiểm tra

25

12

1

4

2

3


2

11

0,5

1

1

1

1

1

1

1

1

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1

0,5

0,5

1

7

-

-

-

-

-


-

6

-

1

1

1

1

1

1

-

-

-

-

-

-

-

1

-

1

-

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 12 giờ

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

- Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển

- Sửa chữa thông thường

6

2

2

2

6

1

2

3

3

Nghiệp vụ vận tải: 4 giờ

- Phân loại hàng hoá và hành khách

- Các thủ tục giấy tờ

- Khai thác hàng hoá vận chuyển trong cơ chế thị trường

4

1

1

2

-

-

-

-

4

Kỹ thuật lái xe: 4 giờ

- Kỹ thuật lái xe cơ bản

- Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3

- Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm

- Bài tập tổng hợp

4

1

1

1

1

-

-

-

-

-

5

Thực hành lái xe: 60 giờ

- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)

- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)

- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)

- Tập lái xe ban đêm

- Tập lái xe trên đường trung du, đèo núi

- Tập lái xe trên đường phức tạp

- Tập lái xe chở có tải

- Bài tập lái tổng hợp

- Kiểm tra

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

60

4

4

8

6

10

10

12

4

2

3. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C

a) Môn Luật Giao thông đường bộ

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
80 giờ

Hạng B2:
80 giờ

Hạng C:
80 giờ

Lý thuyết
(64)

Thực hành
(16)

Lý thuyết
(64)

Thực hành
(16)

Lý thuyết
(64)

Thực hành
(16)

1

Phần I. Luật Giao thông đường bộ

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương V: Vận tải đường bộ

24

2

9


5


5



3

-

-

-


-


-



-

24

2

9


5


5



3

-

-

-


-


-



-

24

2

9


5


5



3

-

-

-


-


-



-

2

Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông

- Chương III: Biển báo hiệu

Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu

Biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

Biển hiệu lệnh

Biển chỉ dẫn

Biển phụ

- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

Vạch kẻ đường

Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn

Cột kilômét

Mốc lộ giới

Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

Báo hiệu trên đường cao tốc

Báo hiệu cấm đi lại

22

1

1



1


3

3

2

3

1


2

1


1

1

-


1

1

8

-

1



-


1

1

1

1

1


1

-


-

-

1


-

-

22

1

1



1


3

3

2

3

1


2

1


1

1

-


1

1

8

-

1



-


1

1

1

1

1


1

-


-

-

1


-

-

22

1

1



1


3

3

2

3

1


2

1


1

1

-


1

1

8

-

1



-


1

1

1

1

1


1

-


-

-

1


-

-

3

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

- Chương I: Các đặc điểm của sa hình

- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình

- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình

8


2

4

2

6


-

4

2

8


2

4

2

6


-

4

2

8


2

4

2

6


-

4

2

4

Tổng ôn tập

10

2

10

2

10

2

b) Môn cấu tạo và sửa chữa thông thường

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
20 giờ

Hạng B2:
24 giờ

Hạng C:
24 giờ

Lý thuyết
(11)

Thực hành
(9)

Lý thuyết
(13)

Thực hành
(11)

Lý thuyết
(13)

Thực hành
(11)

1

Giới thiệu cấu tạo chung

1

-

2

-

2

-

2

Động cơ ô tô

1

2

2

2

2

2

3

Gầm ô tô

2

1

2

2

2

2

4

Điện ô tô

2

1

2

2

2

2

5

Nội quy xưởng, kỹ thuật an toàn, sử dụng đồ nghề

1

-

1

-

1

-

6

Bảo dưỡng các cấp

1

2

1

2

1

2

7

Sửa chữa các hư hỏng thông thường

2

3

2

3

2

3

8

Kiểm tra

1

-

1

-

1

-

c) Môn nghiệp vụ vận tải

Số TT

Nội dung học

Hạng B2: 24 giờ

Hạng C: 24 giờ

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

1

Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

4

1

4

1

2

Công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách

4

2

4

2

3

Các thủ tục trong vận tải

4

2

4

2

4

Trách nhiệm của lái xe

4

2

4

2

5

Kiểm tra

1

-

1

-

d) Môn đạo đức người lái xe

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
12 giờ

Hạng B2:
16 giờ

Hạng C:
16 giờ

Lý thuyết
(12)

Thực hành

Lý thuyết
(16)

Thực hành

Lý thuyết
(16)

Thực hành

1

Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay

3

-

3

-

3

-

2

Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe

4

-

4

-

4

-

3

Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải

4

-

4

-

4

-

4

Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải

-

-

4

-

4

-

5

Kiểm tra

1

-

1

-

1

-

đ) Môn kỹ thuật lái xe

Số TT

Nội dung học

Hạng B1:
24 giờ

Hạng B2:
24 giờ

Hạng C:
24 giờ

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

Lý thuyết
(17)

Thực hành
(7)

1

Cấu tạo, tác dụng các bộ phận trong buồng lái

1

1

1

1

1

1

2

Kỹ thuật lái xe cơ bản

6

2

6

2

6

2

3

Kỹ thuật lái xe trên các loại đường

4

2

4

2

4

2

4

Kỹ thuật lái xe chở hàng hoá

2

1

2

1

2

1

5

Tâm lý khi điều khiển ô tô

1

-

1

-

1

-

6

Thực hành lái xe tổng hợp

2

1

2

1

2

1

7

Kiểm tra

1

-

1

-

1

-

e) Môn thực hành lái xe

Số TT

Nội dung môn học

Hạng B1:
400 giờ

Hạng B2:
400 giờ

Hạng C:
720 giờ

1

Tập lái tại chỗ số nguội (không nổ máy)

8

8

8

2

Tập lái xe tại chỗ số nóng (có nổ máy)

8

8

8

3

Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)

32

32

48

4

Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái)

32

32

40

5

Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)

32

32

48

6

Tập lái trên đường trung du, đèo núi

40

40

64

7

Tập lái xe trên đường phức tạp

48

48

80

8

Tập lái ban đêm

40

40

48

9

Tập lái xe có tải

64

64

208

10

Bài tập lái tổng hợp

96

96

168

4. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

Số TT

Nội dung

Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

B1 lên B2
(giờ)

B2 lên C
(giờ)

C lên D
(giờ)

D lên E
(giờ)

B2,C,D,E lên F
(giờ)

B2 lên D
(giờ)

C lên E
(giờ)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Luật Giao thông đường bộ:

Phần I. Luật Giao thông đường bộ

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

- Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

- Chương V: Vận tải đường bộ

Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ

- Chương I : Quy định chung

- Chương II : Hiệu lệnh điều khiển giao thông

- Chương III : Biển báo hiệu

Biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

Biển hiệu lệnh

Biển chỉ dẫn

Biển phụ

- Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

Vạch kẻ đường

Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn

Cột kilômét

Mốc lộ giới

Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

Báo hiệu trên đường cao tốc

Báo hiệu cấm đi lại

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

- Chương I: Các đặc điểm của sa hình

- Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình

- Chương III: Vận dụng các tình huống giao thông trên sa hình.

16

4

0,5

1


1


1



0,5

9

0,5

0,5


1

1

1

1

0,5


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

3


1


1


1

16

4

0,5

1


1


1



0,5

9

0,5

0,5


1

1

1

1

0,5


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

3


1


1


1

16

4

0,5

1


1


1



0,5

9

0,5

0,5


1

1

1

1

0,5


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

3


1


1


1

16

4

0,5

1


1


1



0,5

9

0,5

0,5


1

1

1

1

0,5


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

3


1


1


1

16

4

0,5

1


1


1



0,5

9

0,5

0,5


1

1

1

1

0,5


0,5

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

3


1


1


1

20

6

1

2


1


1



1

10

0,5

1


1

1

1

1

0,5


1

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

4


1


1


2

20

6

1

2


1


1



1

10

0,5

1


1

1

1

1

0,5


1

0,5


0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

4


1


1


2

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

- Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái

- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ ô tô hiện đại

- Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện ôtô hiện đại

- Một số đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động ô tô hiện đại

- Kiểm tra

-

8

1


2


2


2

1

8

1


2


2


2

1

8

1


2


2


2

1

8

1


2


2


2

1

8

1


2


2


2

1

8

1


2


2


2

1

3

Nghiệp vụ vận tải

- Khái niệm chung về vận tải ô tô, quản lý vận tải, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

- Công tác vận chuyển hàng hoá, hành khách

- Các thủ tục trong vận tải

- Quy trình làm việc của người lái xe

- Kiểm tra

24

7



6


6

4

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

8

2



2


2

1

1

4

Đạo đức người lái xe

- Những vấn đề cơ bản và yêu cầu về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay

- Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe

- Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải

- Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải

- Kiểm tra

12

2



3


3


3

1

16

3



4


4


4

1

16

3



4


4


4

1

16

3



4


4


4

1

16

3



4


4


4

1

20

4



5


5


5

1

20

4



5


5


5

1

5

Thực hành lái xe

- Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái)

- Tập lái xe trên đường bằng (sân tập lái)

- Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép (sân tập lái)

- Tập lái xe trong hình chữ chi (sân tập lái)

- Tập lái xe tiến, lùi thẳng (sân tập lái)

- Tập lái trên đường trung du, đèo núi

- Tập lái xe trên đường phức tạp

- Tập lái ban đêm

- Tập lái xe có tải

- Bài tập lái tổng hợp

50


2


2


2


-

8

8

8

8

12

144

4


4


4


4


-

20

20

16

40

32

144

4


4


4


4


-

20

20

16

40

32

144

4


4


4


4


-

20

20

16

40

32

144

4


4


-


-


8

20

20

16

40

32

280

8


8


8


16


-

32

40

32

72

64

280

8


8


8


16


-

32

40

32

72

64

Phần III

SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Chương I

HỆ THỐNG GIẤY PHÉP LÁI XE

Điều 21. Phân hạng giấy phép lái xe

1. Hạng A1 cấp cho:

a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;

b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1000 kg.

5. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;

c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.

6. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

7. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;

b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;

c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

8. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

9. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;

b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

10. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

11. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;

b) Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô được quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;

c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;

d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô được quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Điều 22. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Hạng A1, A2, A3: không thời hạn.

2. Hạng A4, B1, B2: 05 năm kể từ ngày cấp.

3. Hạng C, D, E và các hạng F: 03 năm kể từ ngày cấp.

Chương II

SÁT HẠCH LÁI XE

Mục 1. TRUNG TÂM SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 23. Trung tâm sát hạch lái xe

1. Trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định phù hợp với quy hoạch và phân loại như sau:

a) Trung tâm sát hạch loại 1: sát hạch lái xe tất cả các hạng;

b) Trung tâm sát hạch loại 2: sát hạch lái xe đến hạng C;

c) Trung tâm sát hạch loại 3: sát hạch lái xe đến hạng A4.

2. Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 1 phải có ý kiến thoả thuận chủ trương của Bộ Giao thông vận tải, việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 2 hoặc nâng hạng loại 2 lên loại 1 phải có ý kiến thoả thuận chủ trương của Cục Đường bộ Việt Nam. Việc xây dựng mới trung tâm sát hạch loại 3 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; trường hợp nâng cấp sân tập lái thành trung tâm sát hạch lái xe loại 3 do Sở Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

3. Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 22a). Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 22b).

4. Giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động có hiệu lực trong thời hạn 05 năm. Trước khi giấy chứng nhận hết hạn 30 ngày hoặc trong quá trình hoạt động nếu có những thay đổi về phần mềm sát hạch, thiết bị chấm điểm, chủng loại ô tô sát hạch thì trung tâm sát hạch và Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý trung tâm phải có văn bản báo cáo để Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 24. Thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe

1. Bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2

Hồ sơ đề nghị thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 lập thành 03 bộ gửi Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và lưu tại trung tâm sát hạch lái xe, bao gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư;

b) Văn bản đồng ý chủ trương của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Văn bản chấp thuận chủ trương của Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường bộ Việt Nam;

d) Văn bản của Sở Giao thông vận tải đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam thỏa thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch cho trung tâm sát hạch lái xe gửi kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch, loại thiết bị chấm điểm tự động.

2. Sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra theo hồ sơ thiết kế đã được thỏa thuận và có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động lập thành 02 bộ gửi Sở Giao thông vận tải và lưu tại trung tâm sát hạch lái xe, bao gồm các giấy tờ sau:

a) Văn bản đề nghị xây dựng trung tâm sát hạch lái xe của chủ đầu tư;

b) Văn bản chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng mới; văn bản chấp thuận chủ trương của Sở Giao thông vận tải đối với trường hợp nâng cấp từ sân tập lái;

c) Văn bản đề nghị thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể của trung tâm sát hạch lái xe kèm theo hồ sơ gồm: dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ bố trí mặt bằng tổng thể, giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế kích thước hình sát hạch, loại xe cơ giới dùng để sát hạch;

d) Văn bản của trung tâm sát hạch đề nghị Sở Giao thông vận tải kiểm tra cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động.

4. Thời hạn xử lý hồ sơ:

a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 15 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải phải tiến hành kiểm tra để đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xem xét thỏa thuận hoặc cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động;

b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 25 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Sở Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam phải thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể và kích thước hình sát hạch hoặc tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 1, loại 2 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không thoả thuận hoặc không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động kể từ khi nhận được văn bản đề nghị kiểm tra của Trung tâm sát hạch, Sở Giao thông vận tải phải thoả thuận bố trí mặt bằng tổng thể hoặc tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe loại 3 đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không thoả thuận hoặc không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 25. Trách nhiệm của trung tâm sát hạch lái xe

1. Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị kiểm tra chấm điểm theo quy định để thực hiện các kỳ sát hạch đạt kết quả chính xác, khách quan; báo cáo về Sở Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam khi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch hoạt động không chính xác, không ổn định hoặc khi thay đổi thiết bị, phương tiện dùng cho sát hạch để xử lý kịp thời.

2. Phối hợp và tạo mọi điều kiện để các cơ sở đào tạo lái xe đưa học viên đến ôn luyện và các hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đúng kế hoạch, thuận tiện.

3. Chấp hành và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm chuẩn theo tiêu chuẩn của trung tâm sát hạch lái xe.

4. Xây dựng kế hoạch thu, chi hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy định.

5. Thực hiện các dịch vụ phục vụ cho hoạt động của trung tâm sát hạch; công khai mức thu phí sát hạch và giá các dịch vụ khác.

6. Bảo đảm an toàn cho các kỳ sát hạch lái xe; phối hợp các đơn vị, cơ quan liên quan giải quyết khi có các vụ việc xảy ra.

7. Thực hiện chế độ báo cáo và lưu trữ hồ sơ sát hạch theo quy định.

8. Nối mạng thông tin quản lý với cơ quan quản lý sát hạch trực tiếp.

Mục 2. NGƯỜI DỰ SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 26. Hồ sơ để được dự sát hạch lái xe

1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu

Sử dụng chung hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và bổ sung:

a) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2, C;

b) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.

2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B2, C, D, E và các hạng F

Sử dụng chung hồ sơ quy định tại Điều 10 của Thông tư này và bổ sung:

a) Chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nâng hạng;

b) Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo có tên của người dự sát hạch.

3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, hồ sơ gốc và giấy phép lái xe. Trường hợp giấy phép lái xe quá hạn và không còn hồ sơ gốc, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, giấy phép lái xe và đơn trình báo mất hồ sơ gốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.

4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, bị thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10, hồ sơ gốc và đơn trình báo mất giấy phép lái xe có xác nhận của cơ quan công an cấp xã hoặc quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Trường hợp mất giấy phép lái xe và mất hồ sơ gốc, hồ sơ sát hạch lại bao gồm giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 và đơn trình báo mất giấy phép lái xe, mất hồ sơ gốc có xác nhận của cơ quan công an cấp xã.

Điều 27. Bảo lưu kết quả sát hạch

Người dự sát hạch được quyền bảo lưu một lần đối với nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu của kỳ sát hạch trước nếu muốn dự sát hạch phải bảo đảm các điều kiện quy định đối với người học tại Điều 8, khoản 1, khoản 2 Điều 26 của Thông tư này và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của hội đồng sát hạch hoặc tổ sát hạch kỳ trước.

Mục 3. QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 28. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe

1. Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe ô tô phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động (sau đây gọi là trung tâm sát hạch).

2. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định tại phần 2 Tiêu chuẩn ngành số 22 TCN 286-01 ban hành kèm theo Quyết định số 4392/2001/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau:

a) Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1: thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính;

b) Sát hạch lý thuyết đối với các hạng A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F: thực hiện trên máy vi tính;

c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2, A3, A4 và các hạng F: thực hiện tại trung tâm sát hạch hoặc sân sát hạch;

d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E: thực hiện tại trung tâm sát hạch có thiết bị chấm điểm tự động, không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch;

đ) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông công cộng: áp dụng đối với các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F.

4. Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn cụ thể thực hiện việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định.

Điều 29. Chuẩn bị kỳ sát hạch

Ban quản lý sát hạch có các nhiệm vụ sau đây:

1. Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2

a) Tiếp nhận danh sách học sinh;

b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch theo quy định tại các Điều 26, Điều 27 của Thông tư này;

c) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có).

2. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F

a) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại các Phụ lục 23a và 23b. Báo cáo do cơ sở đào tạo lập gửi cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 07 ngày;

b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F theo quy định tại các Điều 26, Điều 27 của Thông tư này và phải có tên trong danh sách học sinh (báo cáo 1) và danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2);

Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ người dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 23c.

c) Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, bị thu hồi giấy phép lái xe, cơ quan quản lý sát hạch thuộc Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách thí sinh sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 24;

d) Dự kiến lịch sát hạch và thông báo cho cơ sở đào tạo và người dự sát hạch lại;

đ) Trình Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập hội đồng sát hạch, tổ sát hạch và tổ giám sát (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục 25a kèm theo danh sách thí sinh được phép dự sát hạch, sát hạch lại để cấp giấy phép lái xe các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 25b, 25c.

Điều 30. Hội đồng sát hạch

1. Hội đồng sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập.

a) Hội đồng làm việc phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, quyết định theo đa số; trường hợp các thành viên trong hội đồng có ý kiến ngang nhau thì thực hiện theo kết luận của Chủ tịch hội đồng;

b) Kết thúc kỳ sát hạch, hội đồng sát hạch tự giải thể.

2. Thành phần của hội đồng sát hạch

a) Chủ tịch hội đồng: đại diện ban quản lý sát hạch hoặc người được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải uỷ quyền;

b) Phó Chủ tịch hội đồng: Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe;

c) Các Uỷ viên, gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, tổ trưởng tổ sát hạch và uỷ viên thư ký (uỷ viên thư ký là người của ban quản lý sát hạch thuộc Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải).

3. Nhiệm vụ của hội đồng sát hạch:

a) Chỉ đạo kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;

b) Phân công và sắp xếp kế hoạch thực hiện kỳ sát hạch;

c) Phổ biến, hướng dẫn các quy định, nội quy sát hạch, thông báo mức phí, lệ phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe và các quy định cần thiết cho các sát hạch viên và người dự sát hạch;

d) Tổ chức kỳ sát hạch theo quy định;

đ) Lập biên bản xử lý các vi phạm quy định sát hạch theo quyền hạn được giao và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;

e) Yêu cầu cơ sở đào tạo và người dự sát hạch giải quyết bồi thường nếu để xảy ra tai nạn (do lỗi thí sinh gây ra) trong quá trình sát hạch lái xe trong hình;

g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và ký xác nhận biên bản;

h) Gửi, lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe và ban quản lý sát hạch.

Điều 31. Tổ sát hạch

1. Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành lập

a) Tổ sát hạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng sát hạch. Tổ sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lý sát hạch;

b) Kết thúc kỳ sát hạch tổ sát hạch tự giải thể.

2. Thành viên của tổ sát hạch gồm tổ trưởng và các sát hạch viên là công chức, viên chức của Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải hoặc của các cơ sở đào tạo lái xe.

3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:

a) Có tư cách đạo đức tốt;

b) Trình độ văn hoá: tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

c) Đã có giấy phép lái xe tương ứng với hạng xe sát hạch ít nhất 03 năm;

d) Được tập huấn về nghiệp vụ sát hạch và được Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cấp thẻ sát hạch viên.

4. Nhiệm vụ của tổ sát hạch

a) Kiểm tra phương tiện, trang thiết bị chấm điểm, sân sát hạch, phương án bảo vệ để bảo đảm an toàn trong quá trình sát hạch;

b) Yêu cầu thí sinh chấp hành quy định và nội quy sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch;

c) Sát hạch theo nội dung và quy trình quy định;

d) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc báo cáo hội đồng sát hạch;

đ) Sát hạch, tổng hợp kết quả, đánh giá kỳ sát hạch để báo cáo hội đồng sát hạch hoặc ban quản lý sát hạch (đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2);

e) Các sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sát hạch. Tổ trưởng tổ sát hạch chịu trách nhiệm về kết quả chung của kỳ sát hạch;

g) Khi thi hành nhiệm vụ, sát hạch viên phải mặc đồng phục theo quy định.

Điều 32. Trình tự tổ chức sát hạch

1. Phổ biến nội quy và nội dung có liên quan của kỳ sát hạch

a) Trước khi tổ chức sát hạch, Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong kỳ sát hạch;

b) Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến các nội dung có liên quan của kỳ sát hạch cho người dự sát hạch.

2. Sát hạch theo nội dung, quy trình sát hạch.

3. Kết thúc kỳ sát hạch

a) Đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F, Chủ tịch hội đồng sát hạch mời các thành viên của hội đồng, tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp để tổ trưởng sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch;

Chủ tịch hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 26 và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch theo quy định.

b) Đối với sát hạch lái xe mô tô hạng A1, A2: tổ trưởng sát hạch mời các thành viên của tổ sát hạch, tổ giám sát (nếu có) họp thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch.

Trưởng ban quản lý sát hạch ký tên và đóng dấu cơ quan xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của người dự sát hạch trúng tuyển và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, biên bản kết quả kỳ sát hạch theo quy định.

Điều 33. Giám sát kỳ sát hạch

1. Căn cứ tình hình thực tế, Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất một số kỳ sát hạch.

2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là thanh tra viên giao thông đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải; có hiểu biết về công tác đào tạo, sát hạch lái xe, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan. Số lượng cán bộ giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một người làm tổ trưởng.

3. Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặc trang phục theo quy định.

4. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động:

a) Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của hội đồng sát hạch, tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;

b) Giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;

c) Giám sát việc tổ chức sát hạch lái xe trên đường: thực hiện đúng đoạn đường cho phép tổ chức sát hạch; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;

d) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên.

5. Nhiệm vụ của tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch chưa lắp thiết bị chấm điểm tự động:

Ngoài nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, d khoản 4 Điều này phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu.

6. Quyền hạn của tổ giám sát

a) Khi phát hiện sai phạm, đề nghị hội đồng sát hạch, tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;

b) Báo cáo Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét xử lý.

7. Kết thúc kỳ sát hạch, tổ trưởng tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải.

Điều 34. Công nhận kết quả sát hạch

Ban quản lý sát hạch rà soát, tổng hợp kết quả, làm văn bản để Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27a, 27b.

Điều 35. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch

1. Sau mỗi kỳ sát hạch, ban

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 07/2009/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 19/06/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 347 đến số 348
  • Ngày hiệu lực: 03/08/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản