- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Quyết định 2590-GDĐT năm 1997 về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 4Bộ Luật Hình sự 1999
- 5Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 8Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Quyết định 85/2010/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Bộ Luật lao động 2012
- 11Quyết định 755/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 56/2013/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 1Luật Thống kê 2003
- 2Nghị định 40/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thống kê
- 3Quyết định 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 5Nghị định 84/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
- 6Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Thông tư 03/2019/TT-UBDT quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Quyết định 187/QĐ-UBDT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc tham mưu, ban hành kỳ 2019-2023
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2014/TT-UBDT | Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014 |
BAN HÀNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÔNG TÁC DÂN TỘC
Căn cứ Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 26/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính;
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Thông tư ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc
Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc gồm tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả công tác dân tộc, để thu thập thông tin thống kê phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của công tác dân tộc trong từng thời kỳ.
Điều 2. Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc
1. Giao Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc với các nội dung sau:
a) Xây dựng và phân công thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh;
b) Xây dựng và phân công thực hiện chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Vụ, đơn vị và cơ chế phối hợp công tác giữa các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc;
c) Xây dựng và thực hiện chương trình điều tra thuộc trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc;
d) Ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác thu thập, tổng hợp, xử lý và công bố số liệu thống kê công tác dân tộc;
2. Giao Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng Đề án Tổ chức bộ máy làm công tác thống kê ngành công tác dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt.
3. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc căn cứ nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc có trách nhiệm thu thập, tổng hợp trên phạm vi cả nước những chỉ tiêu được được phân công phụ trách, cung cấp cho Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng hợp, trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công bố.
Điều 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Giao Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh là cơ quan đầu mối tại địa phương chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin thống kê, các chỉ tiêu thống kê trên địa bàn; bố trí công chức chuyên trách, kinh phí và các trang thiết bị cần thiết để đảm bảo thực hiện công tác thống kê.
2. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các cơ quan chuyên môn khác thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc thu thập, tổng hợp các thông tin thống kê trên địa bàn thuộc lĩnh vực được giao, cung cấp cho cơ quan công tác dân tộc cùng cấp.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015.
1. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, tổng hợp thông tin thống kê, các chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thông tư này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Ủy ban Dân tộc (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban xem xét, quyết định.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
THỐNG KÊ CÔNG TÁC DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-UBDT, ngày 10/12/2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Phần I. Danh mục Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc
Phần II. Nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc
DANH MỤC HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÔNG TÁC DÂN TỘC
Mã số | Tên nhóm/chỉ tiêu | Phân tổ | Kỳ công bố | Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thuộc Ủy ban Dân tộc | |
Chủ trì | Phối hợp | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
I. Các chỉ tiêu liên quan đến người dân tộc thiểu số | |||||
1. Dân số người dân tộc thiểu số | |||||
0101 | Dân số dân tộc thiểu số | Dân tộc (Phân theo 53 dân tộc thiểu số); Giới tính; Nhóm tuổi; Tỉnh/thành phố; | 5 năm | Vụ Dân tộc thiểu số; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Viện Dân tộc |
0102 | Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; nhóm tuổi; tình trạng hôn nhân | 10 năm | ||
0103 | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0104 | Cơ cấu hộ gia đình người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0105 | Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số | Dân tộc (Phân theo 53 dân tộc thiểu số); Giới tính; Tỉnh/thành phố; | 10 năm | ||
0106 | Tỷ suất chết của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0107 | Tỷ suất chết của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi (Tỷ lệ chết của trẻ em) | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0108 | Tỷ suất chết của người mẹ người dân tộc thiểu số trong thời gian thai sản | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
2. Lao động, thu nhập người dân tộc thiểu số | |||||
0201 | Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; Nhóm tuổi; Tỉnh/thành phố | 5 năm | Vụ Chính sách Dân tộc; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Viện Dân tộc |
0202 | Số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế | Dân tộc; Giới tính; Nhóm tuổi; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0203 | Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm trên lực lượng lao động người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0204 | Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số làm việc trên dân số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0205 | Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0206 | Số lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp | Dân tộc; Giới tính; Nhóm tuổi; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0207 | Số lao động người dân tộc thiểu số thiếu việc làm | Dân tộc; Giới tính; Nhóm tuổi; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
3. Thu nhập và chi tiêu hộ gia đình người dân tộc thiểu số | |||||
0301 | Thu nhập bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Nguồn thu nhập; Tỉnh/thành phố | 2 năm | Vụ Chính sách Dân tộc; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Viện Dân tộc |
0302 | Chi tiêu bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
4. Đói nghèo và an sinh xã hội | |||||
0401 | Số hộ nghèo người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | Vụ Chính sách Dân tộc; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Điều phối Chương trình 13 5, Viện Dân tộc |
0402 | Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0403 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số cận nghèo | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0404 | Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tàn tật, người già cô đơn, không nơi nương tựa | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0405 | Số tiền, vật chất (quy ra tiền) trung bình hàng năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số được hỗ trợ | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0406 | Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số di cư tự do | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0407 | Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số du canh, du cư | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
5. An toàn xã hội và trật tự tư pháp | |||||
0501 | Số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiểu số nghiện ma túy | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | Vụ Pháp chế; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Dân tộc thiểu số, Vụ Tuyên truyền |
0502 | Số người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0503 | Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số tham gia trao đổi, tàng trữ và mua bán trái phép các chất ma túy | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0504 | Số vụ, số người là phụ nữ, trẻ em người dân tộc thiểu số bị mua bán | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0505 | Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số buôn lậu | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0506 | Số vụ ly hôn người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | Năm | ||
0507 | Số cuộc kết hôn người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | Năm | ||
0508 | Số cuộc kết hôn cận huyết người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0509 | Số cặp tảo hôn người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | năm | ||
6. Văn hóa, xã hội người dân tộc thiểu số | |||||
0601 | Số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiểu số thường xuyên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | Vụ Tuyên truyền; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ Dân tộc thiểu số, Viện Dân tộc |
0602 | Số hộ và tỷ lệ hộ người dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0603 | Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên người biết đọc và viết chữ của dân tộc mình | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0604 | Tỷ lệ người dân tộc thiểu số không biết tiếng của dân tộc mình | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0605 | Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng/chữ phổ thông | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0606 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0607 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0608 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0609 | Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng | Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0610 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe đài tiếng nói VN/đài địa phương | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0611 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình trung ương/địa phương | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
7. Tiếp cận giáo dục của người dân tộc thiểu số | |||||
0701 | Số lượng trường phổ thông dân tộc | Tỉnh/huyện | 2 năm | Vụ Tổng hợp; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Chính sách Dân tộc, Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Viện Dân tộc, Trường Cán bộ dân tộc |
0702 | Số giáo viên người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố; Cấp trường; | 2 năm | ||
0703 | Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số 3-6 tuổi đi học mẫu giáo | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố; | 2 năm | ||
0704 | Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố; | 2 năm | ||
0705 | Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố; | 2 năm | ||
0706 | Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số bỏ học | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố; Cấp trường | 2 năm | ||
0707 | Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số lưu ban | Dân tộc; Tỉnh/thành phố; Giới tính; Cấp trường | 2 năm | ||
8. Tiếp cận y tế của người dân tộc thiểu số | |||||
0801 | Tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (đúng theo tiêu chuẩn) | Tỉnh/thành phố | 2 năm | Vụ Tổng hợp | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Dân tộc thiểu số, Vụ Chính sách Dân tộc, Văn phòng Điều phối Chương trình 135 |
0802 | Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ | Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0803 | Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi | Tỉnh/Thành phố | 2 năm | ||
0804 | Số bác sĩ, y tá là người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0805 | Lương y, thầy thuốc là người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0806 | Số lượng, tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhân viên y tế | Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0807 | Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đến các cơ sở y tế khám thai | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0808 | Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0809 | Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đến các cơ sở y tế sinh đẻ | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0810 | Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đẻ tại nhà (có/không có bà đỡ) | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0811 | Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0812 | Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0813 | Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số ốm, đau chữa bệnh bằng cúng bái | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0814 | Số lượng, tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có dịch bệnh trong 5 năm (Các bệnh phổ biến: Sốt rét, bướu cổ, lao, tiêu chảy; quy mô dịch) | Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
0815 | Tỷ lệ người dân tộc dùng màn tránh muỗi | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/thành phố | 2 năm | ||
9. Tiếp cận cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của người dân tộc thiểu số | |||||
0901 | Diện tích đất ở bình quân của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | Vụ Chính sách Dân tộc | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Viện Dân tộc |
0902 | Số hộ gia đình người dân tộc thiếu đất ở | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0903 | Số hộ gia đình người dân tộc thiếu đất sản xuất | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0904 | Số lượng gia súc bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố; Loại gia súc | 5 năm | ||
0905 | Số lượng gia cầm bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố; Loại gia cầm | 5 năm | ||
0906 | Diện tích gieo trồng cây hàng năm của người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/thành phố | 5 năm | ||
0907 | Số lượng, tỷ lệ các thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới | Tỉnh/huyện/xã | Năm | ||
0908 | Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại (điện thoại để bàn/điện thoại di động) | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0909 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại (điện thoại để bàn/điện thoại di động) | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0910 | Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0911 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0912 | Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0913 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0914 | Tỷ lệ dân số người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0915 | Số lượng, tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 10 năm | ||
0916 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0917 | Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 2 năm | ||
0918 | Số lượng, tỷ lệ chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã | 5 năm | ||
10. Cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số | |||||
1001 | Số lượng đảng viên người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/huyện/xã | Năm | Vụ Tổ chức Cán bộ; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Vụ Chính sách Dân tộc, Viện Dân tộc |
1002 | Số lượng đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/huyện/xã; | 5 năm | ||
1003 | Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan hành chính các cấp | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/huyện/xã; Cấp hành chính | 5 năm | ||
1004 | Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị xã hội | Dân tộc; Giới tính; Tỉnh/huyện/xã; | 5 năm | ||
1005 | Số lượng người có uy tín vùng dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tỉnh/huyện/xã; Giới tính | Năm | ||
11. Tôn giáo của người dân tộc thiểu số | |||||
1101 | Số lượng các tín đồ là người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tôn giáo; Tỉnh/huyện/xã | 10 năm | Vụ Địa phương I; | Vụ Địa phương II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh |
1102 | Các chức sắc tôn giáo là người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tôn giáo; Tỉnh/huyện/xã | 10 năm | ||
1103 | Số cơ sở thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người dân tộc thiểu số | Dân tộc; Tôn giáo; Tỉnh/huyện/xã | 10 năm | ||
II. Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý nhà nước về công tác dân tộc | |||||
12. Nhân lực cho công tác dân tộc | |||||
1201 | Số người làm việc thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc | Dân tộc; Giới tính; Độ tuổi; Trình độ chuyên môn; Cấp hành chính; Tỉnh/thành phố; Trong biên chế/ngoài biên chế | Năm | Vụ Tổ chức Cán bộ; | Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Viện Dân tộc, Trường Cán bộ dân tộc |
1202 | Tăng/giảm biên chế thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc | Dân tộc; Giới tính; Độ tuổi; Trình độ chuyên môn; Cấp hành chính; Tỉnh/thành phố; | Năm | ||
1203 | Số người được đào tạo về công tác dân tộc | Dân tộc; Giới tính; Độ tuổi; Trình độ chuyên môn; Cấp hành chính; Tỉnh/thành phố; | Năm | ||
13. Tài chính cho công tác dân tộc | |||||
1301 | Chi ngân sách nhà nước cho công tác dân tộc | Nội dung chi; Tỉnh/thành phố | Năm | Vụ Kế hoạch Tài chính | Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ Hợp tác Quốc tế, Văn phòng Điều phối Chương trình 135, Vụ Dân tộc thiểu |
1302 | Chi cho các chương trình mục tiêu về công tác dân tộc | Chương trình chi | Năm | ||
1303 | Số các chính sách dành cho các dân tộc thiểu số phân theo thời kỳ | Lĩnh vực | Năm | số, Vụ Địa phương I, II, III và Văn Phòng Đại diện tại TP Hồ Chí Minh | |
1304 | Số các chương trình, dự án dành cho các dân tộc | Lĩnh vực | Năm | ||
1305 | Tổng số ngân sách nhà nước thực tế đã chi cho các chương trình, dự án dành cho đồng bào các dân tộc | Lĩnh vực | Năm | ||
14. Thanh tra công tác dân tộc | |||||
1401 | Số vụ khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dân tộc | Tỉnh/thành phố; Hình thức giải quyết | Năm | Thanh tra Ủy ban | Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách Dân tộc, Văn phòng Điều phối Chương trình 135 |
1402 | Số cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc | Tỉnh/thành phố; | Năm | ||
1403 | Số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc | Tỉnh/thành phố; Hình thức giải quyết | Năm | ||
1404 | Số vụ giải quyết về khiếu nại tố cáo | Tỉnh/thành phố; Hình thức giải quyết | Năm | ||
15. Hợp tác quốc tế lĩnh vực công tác dân tộc | |||||
1501 | Số dự án và tổng số vốn FDI được ký kết trong lĩnh vực công tác dân tộc | Ngành hợp tác; Hình thức hợp tác; Đối tác quốc tế; Đơn vị tiếp nhận; Tỉnh/thành phố | Năm | Vụ Hợp tác quốc tế | Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Dân tộc thiểu số, Vụ Chính sách Dân tộc, Văn phòng Điều phối Chương trình 135 |
1502 | Số dự án và tổng số vốn ODA được ký kết trong lĩnh vực công tác dân tộc | Ngành hợp tác; Hình thức hợp tác; Đối tác quốc tế; Đơn vị tiếp nhận; Tỉnh/thành phố | Năm | ||
1503 | Số dự án và tổng số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) trong lĩnh vực công tác dân tộc | Ngành hợp tác; Hình thức hợp tác; Đối tác quốc tế; Đơn vị tiếp nhận; Tỉnh/thành phố | Năm | ||
1504 | Số đoàn Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc | Nguồn kinh phí; Nước đến nghiên cứu | Năm | ||
1505 | Số người Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc | Dân tộc; Giới tính; Cấp hành chính; Tỉnh/huyện/xã | Năm | ||
1506 | Số đoàn nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc | Nguồn kinh phí; Nước cử đến nghiên cứu | Năm | ||
1507 | Số người nước ngoài vào Việt Nan nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc | Giới tính; Nước cử đến nghiên cứu | Năm | ||
16. Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số | |||||
1601 | Số trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi | Loại đào tạo; Tỉnh/thành phố | Năm | Viện Dân tộc | Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ Địa phương I, II, III và Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, Trường Cán bộ dân tộc |
1602 | Số cơ sở dạy nghề trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi | Loại đào tạo; Tỉnh/thành phố | Năm | ||
1603 | Số cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi | Loại đào tạo; Tỉnh/thành phố | Năm | ||
1604 | Số cơ sở nghiên cứu, giảng dạy về dân tộc học hoặc nghiên cứu, giảng dạy về dân tộc | Loại đào tạo; Tỉnh/thành phố | Năm | ||
1605 | Số giáo viên dạy trong các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi | Dân tộc; Giới tính; Trình độ chuyên môn; Tỉnh/huyện/xã | Năm | ||
1606 | Số giáo viên dạy trong các cơ sở dạy nghề trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi | Dân tộc; Giới tính; Trình độ chuyên môn; Tỉnh/huyện/xã | Năm | ||
1607 | Số giáo viên dạy trong các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi | Dân tộc; Giới tính; Trình độ chuyên môn; Tỉnh/huyện/xã | Năm | ||
1608 | Số học sinh/sinh viên của các cơ sở giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số | Loại đào tạo; Dân tộc; Giới tính; Tuyển mới/Đang theo học/Tốt nghiệp; Tỉnh/huyện/xã | Năm |
NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CÔNG TÁC DÂN TỘC
A. CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ
I. Dân số người dân tộc thiểu số
0101. Dân số người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Số lượng và phân bố dân số người dân tộc thiểu số là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản, quan trọng đối với việc xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch xây dựng, phát triển các dân tộc Việt Nam. Số lượng dân số người dân tộc thiểu số còn là chỉ tiêu cơ bản để tính toán các chỉ tiêu bình quân theo đầu người và các chỉ tiêu nhân khẩu học khác.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Dân số người dân tộc thiểu số chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v...) có đến một thời điểm hay trong một khoảng thời gian nhất định.
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc có ghi rõ:
“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
Trong thống kê dân số, dân tộc được thu thập dựa trên cơ sở tự xác định của đối tượng điều tra. Tên dân tộc của một người thường được quy định theo dân tộc của người cha. Tuy nhiên, đối với một số dân tộc còn theo chế độ mẫu hệ, thì tên dân tộc được ghi theo dân tộc của người mẹ.
Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm “Nhân khẩu thực tế thường trú”, khái niệm này phản ánh những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở hay chưa. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm:
a) Những người vẫn thường xuyên ăn ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.
b) Những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.
c) Những người “tạm vắng” bao gồm:
- Những người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;
- Những người đang bị tạm giữ;
- Những người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê chưa đủ 6 tháng (nếu đã rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê đủ 6 tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0102. Cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số theo giới tính, nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân là một trong những chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản, quan trọng đối với việc xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý và điều hành nền kinh tế; đặc biệt là các chính sách khuyến khích, ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
a) Cơ cấu dân số người dân tộc thiểu số theo giới tính
Tỷ số giới tính người dân tộc thiểu số cho biết có bao nhiêu nam tính trên 100 nữ của tập hợp dân số người dân tộc thiểu số đã cho.
Tỷ số giới tính người dân tộc thiểu số (%) = × 100
b) Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số theo nhóm tuổi
Tuổi là khoảng thời gian sống của một người tính từ ngày sinh đến một thời điểm nhất định. Trong thống kê dân số, tuổi được tính bằng số năm tròn (không kể số ngày, tháng lẻ) và thường được gọi là “tuổi tròn”.
Tuổi tròn được xác định như sau:
Nếu tháng sinh nhỏ hơn (xảy ra trước) tháng điều tra thì:
Tuổi tròn= Năm điều tra - Năm sinh
Nếu tháng sinh lớn hơn (sau) tháng điều tra thì:
Tuổi tròn= Năm điều tra - Năm sinh - 1
Ngoài phân tổ theo từng độ tuổi, cơ cấu dân số theo độ tuổi còn được phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi. Tuy nhiên, khi phân tổ theo nhóm 5 hoặc 10 độ tuổi, người ta vẫn tách riêng nhóm 0 tuổi. Bởi vậy, các nhóm tuổi hình thành như sau:
(1) Theo nhóm 5 độ tuổi:
- 0 tuổi;
- 1-4 tuổi;
- 5-9 tuổi;
- 10-14 tuổi;
…
- 75-79 tuổi;
- 80-84 tuổi;
- 85 tuổi trở lên.
Riêng nhóm 1-4 tuổi nhiều khi người ta tách riêng theo từng độ tuổi một.
(2) Theo nhóm 10 độ tuổi:
- 0 tuổi;
- 1-9 tuổi;
- 10-19 tuổi;
- 20-29 tuổi;
…
- 70-79 tuổi;
- 80-84 tuổi;
- 85 tuổi trở lên.
Đối với các mục đích nghiên cứu chuyên đề về giáo dục - đào tạo, sinh sản của dân số, lao động, kinh tế, người ta còn phân tổ thành các nhóm tuổi phù hợp với việc nghiên cứu độ tuổi đi học, độ tuổi kết thúc các cấp học, độ tuổi có khả năng sinh đẻ, độ tuổi tham gia lao động, v.v…
c) Cơ cấu dân số dân tộc thiểu số theo tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân là tình trạng của một người liên quan đến Luật Hôn nhân và Gia đình hoặc theo phong tục, tập tục của từng nước, từng địa phương.
Tình trạng hôn nhân bao gồm các phân tổ:
- Chưa vợ/chồng, hay chưa bao giờ kết hôn;
- Có vợ/có chồng;
- Goá (vợ hoặc chồng đã chết và hiện chưa tái kết hôn);
- Ly hôn (tòa án đã xử cho ly hôn và hiện chưa tái kết hôn);
- Ly thân (đã kết hôn nhưng không còn sống với nhau như vợ chồng).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tình trạng hôn nhân.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0103. Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chỉ đạo và thu thập thông tin trong nhiều cuộc điều tra; đồng thời cũng là ngu ồn thông tin quan trọng đối với việc ước lượng, dự báo hộ gia đình và dân số người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Hộ gia đình người dân tộc thiểu số (viết tắt là hộ) là một đơn vị xã hội. Hộ gia đình người dân tộc thiểu số là hộ gia đình có chủ hộ hoặc vợ/chồng của chủ hộ là người dân tộc thiểu số. Trong thống kê, hộ là đơn vị điều tra (thu thập thông tin), bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân; hoặc kết hợp cả hai.
Chỉ tiêu thống kê này chỉ bao gồm loại “hộ dân cư”, không tính các loại “hộ đặc thù” (do quân đội, công an hoặc các đơn vị do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý theo chế độ riêng,…).
Hộ và gia đình được phân loại như sau:
(1) Hộ một người.
(2) Hộ hạt nhân: Là loại hộ chỉ bao gồm một “gia đình hạt nhân đơn” và được phân tổ thành:
- Gia đình có một cặp vợ chồng:
+ Có (các) con đẻ;
+ Không có (các) con đẻ.
- Bố đẻ cùng với (các) con đẻ;
- Mẹ đẻ cùng với (các) con đẻ.
(3) Hộ mở rộng: Là hộ bao gồm một trong các trường hợp sau đây:
- Gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: một người bố đẻ cùng với (các) con đẻ và những người thân khác, hoặc một cặp vợ chồng với (các) người thân khác;
- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau mà không có những người khác. Ví dụ: có hai cặp vợ chồng trở lên cùng với (những) đứa con đẻ;
- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với những người có quan hệ gia đình với ít nhất một gia đình hạt nhân. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên với (những) người thân khác;
- Hai người trở lên có quan hệ gia đình với nhau, không có ai tạo thành một gia đình hạt nhân.
(4) Hộ hỗn hợp: Là hộ gồm các trường hợp sau đây:
- Một gia đình hạt nhân đơn cộng với những người khác, trong đó có một số người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân và một số người thì không. Ví dụ: mẹ đẻ cùng (các) con đẻ, ở với những người thân và người không phải người thân;
- Một gia đình hạt nhân đơn cộng với những người khác, trong đó không có ai có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: bố đẻ cùng (các) con đẻ và những người không có quan hệ gia đình;
- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với những người khác, trong đó có một số người có quan hệ gia đình với ít nhất một gia đình hạt nhân và một số thì không. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên với những người thân và không phải người thân khác;
- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với những người khác, trong đó không có ai có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên, trong đó có một hay trên một cặp có (các) con đẻ cùng (những) người không phải người thân;
- Hai gia đình hạt nhân trở lên không có quan hệ gia đình với nhau, có hay không có những người khác;
- Hai người trở lên có quan hệ gia đình với nhau nhưng không có ai tạo thành một gia đình hạt nhân, cộng với những người không có quan hệ gia đình;
- Chỉ có những người không có quan hệ gia đình.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0104. Cơ cấu hộ gia đình người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của quy mô hộ gia đình người dân tộc thiểu số, đồng thời phản ánh tác động giữa yếu tố vùng miền, sự phát triển kinh tế - xã hội đến quy mô hộ gia đình người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Cơ cấu hộ gia đình người dân tộc thiểu số theo quy mô hộ được tính bằng cách lấy tổng số hộ có cùng một quy mô (ví dụ 2 người trong một hộ) chia cho tổng số hộ nghiên cứu và nhân với 100.
Công thức tính:
Cơ cấu hộ gia đình người dân tộc thiểu số có n người (%) | = | Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có n người | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số nghiên cứu |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0105. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số được ứng dụng rộng rãi trong phân tích dân số dân tộc, chỉ tiêu này được sử dụng để so sánh mức độ chết giữa các thời kỳ, giữa các vùng; đồng thời được sử dụng để dự báo dân số dân tộc dài hạn. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, một vùng hay một địa phương.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của Bảng sống, biểu thị triển vọng một người dân tộc thiểu số mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mô hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì.
Công thức tính:
Trong đó:
edt =
edt - Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh của người dân tộc thiểu số;
T0 - Tổng số người dân tộc thiểu số năm của những người dân tộc thiểu số mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được;
l0 - Số người dân tộc thiểu số sống đến độ tuổi 0 của Bảng sống (tập hợp sinh ra sống ban đầu được quan sát).
Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là một trong những chỉ tiêu tổng hợp được tính toán từ Bảng sống. Bởi vậy, một trong những phương pháp tính chỉ tiêu này là phải lập bảng sống cho dân số cần nghiên cứu.
Bảng sống (hay còn gọi là Bảng chết) là một bảng thống kê bao gồm những chỉ tiêu biểu thị mức độ chết của dân số ở các độ tuổi khác nhau và khả năng sống của dân số khi chuyển từ độ tuổi này sang độ tuổi khác. Bảng sống chỉ ra rằng từ một tập hợp sinh ban đầu (cùng một đoàn hệ), sẽ có bao nhiêu người sống được đến 1 tuổi, 2 tuổi,...,100 tuổi,…; trong số đó có bao nhiêu người ở mỗi độ tuổi nhất định bị chết và không sống được đến độ tuổi sau; những người đã đạt được một độ tuổi nhất định sẽ có xác suất sống và xác suất chết như thế nào; tuổi thọ trung bình trong tương lai là bao nhiêu.
Ba phương pháp cơ bản để lập bảng sống được trình bày tóm tắt như sau:
(1) Phương pháp lập bảng sống dựa trên số liệu về số người chết và phân bố dân số theo độ tuổi (tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi-ASDRx)
Theo phương pháp này, việc lập bảng sống dựa trên hai loại số liệu: (i) số người chết chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) thu thập được trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 12 tháng), và (ii) dân số chia theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) tại thời điểm có liên quan đến thời kỳ thu thập số người chết đó. Từ hai loại số liệu này có thể tính được tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (hay nhóm tuổi) và xác suất chết theo từng độ tuổi hoặc nhóm tuổi (qx).
- Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (ASDRx) cho biết, bình quân cứ 1000 dân ở độ tuổi x sẽ có bao nhiêu người chết trong năm. Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi được tính theo công thức:
ASDRx = Dx/t.Px
Trong đó:
ASDRx: Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x);
Dx: Số người chết trong độ tuổi (x) trong khoảng thời gian t;
Px: Dân số trung bình của độ tuổi (x);
t: Khoảng thời gian tính theo năm.
- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo từng độ tuổi (x), có thể tính được xác suất chết trong độ tuổi (x) theo công thức:
qx =
Trong đó:
qx: Xác suất chết trong độ tuổi (x);
mx: Tỷ suất chết đặc trưng theo độ tuổi (x) của bảng sống tương ứng với ASDRx trong thực tế.
- Từ tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x+n), có thể tính được xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x+n) theo công thức:
nqx =
Trong đó:
nqx: Xác suất chết trong nhóm tuổi (x, x+n);
nmx: Tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi (x, x+n) của Bảng sống tương ứng với nASDRx trong thực tế;
nax: Số năm trung bình mà những người chết ở nhóm tuổi (x, x+n) sống được trong nhóm tuổi đó;
n: Độ dài của nhóm tuổi (x, x+n).
(2) Phương pháp hệ số sống giữa hai cuộc điều tra (sử dụng dân số chia theo độ tuổi của hai cuộc tổng điều tra dân số gần nhất)
Nếu hai cuộc tổng điều tra được tiến hành cách nhau 10 năm, thì dân số ở độ tuổi 10 tuổi của cuộc TĐTDS sau sẽ chính là số người ở độ tuổi 0 tuổi của cuộc TĐTDS lần trước còn sống sót. Bởi vậy, từ số liệu của hai cuộc TĐTDS, người ta có thể xác định được xác suất sống (và sau đó là xác suất chết) theo độ tuổi và lập được bảng sống trong đó có tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.
Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x+t được xác định theo công thức:
tpx= P1x+t/P0x
Trong đó:
tpx: Xác suất sống từ độ tuổi x đến độ tuổi x+t;
P0x: Dân số độ tuổi x của cuộc TĐTDS trước;
P1x+t: Dân số độ tuổi x+t của cuộc TĐTDS sau;
t: Khoảng thời gian giữa hai cuộc TĐTDS gần nhất tính theo năm.
Từ xác suất sống tpx, sử dụng Bảng sống mẫu có thể xác định được xác suất sống trong độ tuổi (x) và các chỉ tiêu còn lại của Bảng sống.
(3) Phương pháp ước lượng gián tiếp qua số liệu về tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) và Bảng sống mẫu
Do giá trị của tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phụ thuộc chủ yếu vào mức độ chết của trẻ em, nhất là tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, nên khi biết tỷ suất chết của trẻ dưới 1 tuổi, người ta có thể lập Bảng sống và ước lượng tuổi thọ trung bình của dân số thông qua Bảng sống mẫu.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) được tính theo công thức:
IMR = D0/B
Trong đó:
D0: Số trẻ em chết ở độ tuổi 0 tuổi trong năm;
B: Số trẻ em sinh trong năm.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0106. Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi phản ánh tình hình cung cấp các dịch vụ và phương tiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ em người người dân tộc thiểu số, đánh giá mức độ tử vong của nhóm dân số người dân tộc thiểu số có mức độ chết cao và tác động mạnh đến tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh, việc tăng/giảm tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi có tác động đến sự tăng/giảm của mức độ sinh.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em người dân tộc thiểu số trong năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là s ố trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi chết tính bình quân trên 1000 trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.
Công thức tính:
Idt = ´ 1000
Trong đó:
Idt - Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi người dân tộc thiểu số;
Ddt - Số trẻ em người dân tộc thiểu số chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong năm;
Bdt - Tổng số trường hợp trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0107. Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi là một chỉ tiêu quan trọng, đo lường mức độ chết cho cả nhóm 5 độ tuổi đầu là nhóm dân số người dân tộc thiểu số có mức độ chết cao, đồng thời cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Thế giới và Việt Nam.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi là số đo mức độ chết của trẻ em trong 5 năm đầu tiên của cuộc sống. Tỷ suất này được định nghĩa là s ố trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số chết tính bình quân trên 100 trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.
Công thức tính:
Qdt = ´ 100
Trong đó:
Qdt - Tỷ suất chết của trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi;
5Ddt - Số trẻ em người dân tộc thiểu số chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong năm;
Bdt - Tổng số trường hợp trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong năm.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0108. Tỷ suất chết của người mẹ người dân tộc thiểu số trong thời gian thai sản
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ suất chết của người mẹ là người dân tộc thiểu số trong thời gian thai sản là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ chết theo nguyên nhân chết, phục vụ đánh giá kết quả chăm sóc sức khỏe phụ nữ người dân tộc thiểu số trong quá trình thai sản nói riêng và các chương trình bảo vệ bà mẹ, trẻ sơ sinh nói chung.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số phụ nữ người dân tộc thiểu số chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ (không do những nguyên nhân khác như sốt rét, tai nạn, tự tử...), đã xảy ra trong thời gian từ khi mang thai cho đến 42 ngày sau đẻ tính bình quân trên 100.000 trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch).
Công thức tính:
MRdt = ´ 100.000
Trong đó:
MRdt - Tỷ suất chết của người mẹ trong thời gian thai sản người dân tộc thiểu số;
Dbdt - Số phụ nữ người dân tộc thiểu số chết do những nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh đẻ trong kỳ (năm lịch);
Bdt - Số trẻ em người dân tộc thiểu số sinh ra sống trong kỳ (năm lịch).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
II. Lao động, thu nhập người dân tộc thiểu số
0201. Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Số liệu thống kê về lực lượng lao động người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng dân tộc thiểu số của từng địa phương.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số (hay còn gọi là dân số người dân tộc thiểu số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
Có một số chỉ tiêu được dùng để đo lực lượng lao động người dân tộc thiểu số (mức độ tham gia hoạt động kinh tế) như sau:
a) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số thô
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số thô là chỉ tiêu tương đối, biểu hiện bằng số phần trăm những người dân tộc thiểu số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động người dân tộc thiểu số - LLLĐdt) chiếm trong tổng dân số người dân tộc thiểu số, tỷ lệ này bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc tuổi của dân số người dân tộc thiểu số.
Công thức tính:
Tỷ lệ tham gia LLLĐdt thô (%) | = | (Số người dân tộc thiểu số làm việc + thất nghiệp) trong 7 ngày qua | ´ 100 |
Tổng số người dân tộc thiểu số |
b) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số chung
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số chung là trường hợp đặc biệt của “Tỷ lệ tham gia LLLĐdt thô” khi chỉ tính những người dân tộc thiểu số trong độ tuổi có khả năng lao động. Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì công thức tính là:
Tỷ lệ tham gia LLLĐdt chung (%) | = | Dân số người dân tộc thiểu số 15 tuổi trở lên HĐKT (LLLĐdt) | ´ 100 |
Dân số người dân tộc thiểu số 15 tuổi trở lên |
Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao.
c) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động
Tỷ lệ tham gia LLLĐdt trong độ tuổi lao động là số phần trăm những người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động tham gia lao động chiếm trong tổng dân số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động. Luật Lao động hiện hành của Việt Nam quy định “tuổi lao động” bao gồm các độ tuổi từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo khái niệm “tuổi tròn”). Số còn lại là “ngoài tuổi lao động”.
Công thức tính:
Tỷ lệ tham gia LLLĐdt trong độ tuổi lao động (%) | = | Dân số người dân tộc thiểu số HĐKT (LLLĐdt) trong tuổi lao động | ´ 100 |
Dân số người dân tộc thiểu số trong tuổi lao động |
d) Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo giới tính
Cả ba số đo về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số thô, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số chung và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động) thường tính tách riêng cho nam và nữ. Khi đó, các tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo giới tính.
đ) Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo tuổi
Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo tuổi là tỷ lệ hoạt động kinh tế tính cho một độ/nhóm tuổi xác định. Công thức tính:
Tỷ lệ tham gia LLLĐdt đặc trưng theo độ/nhóm tuổi (a) (%) | = | Dân số người dân tộc thiểu số HĐKT độ/nhóm tuổi (a) | ´ 100 |
Dân số người dân tộc thiểu số độ/nhóm tuổi (a) |
Trong đó, (a) là một độ tuổi/nhóm tuổi xác định.
Tỷ lệ này có thể tính cho chung cả hai giới và nam, nữ riêng.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0202. Số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế
1. Mục đích, ý nghĩa
Phần lớn số người dân tộc thiểu số trong lực lượng lao động là những người đang làm việc. Lực lượng đông đảo này trực tiếp cung cấp sức lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ, là lực lượng chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi vùng, mỗi địa phương. Do vậy, số liệu về lực lượng lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tầm vĩ mô và vi mô.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Dân số người dân tộc thiểu số có việc làm/làm việc bao gồm những người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:
(1) Làm việc được trả lương/trả công:
- Làm việc: những người dân tộc thiểu số trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;
- Có việc làm nhưng không làm việc: những người dân tộc thiểu số hiện đang có việc làm, nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (như: vẫn được trả lương/trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thỏa thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời, v.v...).
(2) Tự làm hoặc làm chủ:
- Tự làm: những người dân tộc thiểu số trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;
- Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người dân tộc thiểu số hiện đang làm chủ doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua phải có ít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng.
Xử lý một số trường hợp đặc biệt:
· Những người dân tộc thiểu số có việc làm được trả lương/trả công nhưng đang nghỉ việc tạm thời vì ốm đau, nghỉ lễ hoặc nghỉ hè; do đình công hoặc dãn thợ; nghỉ tạm thời để học tập, tập huấn; nghỉ theo chế độ thai sản, con ốm hoặc tổ chức lại sản xuất; do thời tiết xấu, máy móc công cụ bị hư hỏng, thiếu nguyên/nhiên liệu, v.v... Tất cả các trường hợp này đều coi như có việc làm/làm việc.
· Những người dân tộc thiểu số tự làm/làm chủ được xem là “có việc làm” nếu trong thời gian nghỉ việc tạm thời, đơn vị nơi họ làm việc hoặc đơn vị mà họ làm chủ vẫn tiếp tục hoạt động và họ vẫn được tiếp tục làm việc trong thời gian tới.
· Những người dân tộc thiểu số giúp việc gia đình được trả công cũng được xếp vào nhóm “ tự làm/làm chủ”, nghĩa là không phân biệt số giờ mà họ đã làm việc trong khoảng thời gian tham chiếu (07 ngày qua).
· Những người dân tộc thiểu số tập sự hay học nghề được chi trả bằng tiền hay hiện vật được xếp vào nhóm “được trả lương/trả công”.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0203. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm trên lực lượng lao động người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của người dân tộc thiểu số, là một trong những căn cứ để lập kế hoạch, chính sách hỗ trợ việc làm đối với người dân tộc thiểu số
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm trên lực lượng lao động người dân tộc thiểu số là số người dân tộc thiểu số có việc làm tính bình quân trên 100 người trong lực lượng lao động người dân tộc thiểu số.
Công thức tính:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số có việc làm trên lực lượng lao động người dân tộc thiểu số (%) | = | Số người dân tộc thiểu số có việc làm/làm việc | ´ 100 |
Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0204. Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số làm việc trên dân số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng, triển khai, đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chính sách khuyến khích, ưu tiên tạo việc làm đối với người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số làm việc trên dân số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm tổng số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động có việc làm/làm việc chiếm trong tổng dân số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động.
Công thức tính:
Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số làm việc trên dân số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động (%) | = | Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động làm việc | ´ 100 |
Dân số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0205. Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo là số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong kỳ.
Công thức tính:
Tỷ lệ lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%) | = | Số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc tại thời điểm (t) đã qua đào tạo | ´ 100 |
Tổng số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc tại thời điểm (t) |
Số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo bao gồm những người thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:
(a) Là người lao động dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế (xem Chỉ tiêu 0202: “Số lao động người dân tộc thiểu số đang làm việc trong nền kinh tế”); và
(b) Là người dân tộc thiểu số đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và đã tốt nghiệp, được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê
0206. Số lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp
1. Mục đích, ý nghĩa
Số lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ phát triển của thị trường lao động người dân tộc thiểu số, phục vụ thiết thực công tác kế hoạch hóa và xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chính sách khuyến khích và ưu tiên tạo việc làm đối với người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp là những người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:
(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm; và
(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc.
Số lao động người dân tộc thiểu số thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp đặc biệt sau:
(i) Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới;
(ii) Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bố trí việc làm mới sau thời gian tạm nghỉ việc;
(iii) Những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công; hoặc
(iv) Những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0207. Số lao động người dân tộc thiểu số thiếu việc làm
1. Mục đích, ý nghĩa
Số liệu thống kê về số lao động người dân tộc thiểu số thiếu việc làm là chỉ tiêu bổ sung cho các thông tin về việc làm, thất nghiệp, bổ sung thông tin cho phân tích hiệu quả của thị trường lao động của người dân tộc thiểu số trên phương diện cung cấp đủ việc làm cho tất cả những ai có nhu cầu.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Người dân tộc thiểu số thiếu việc làm bao gồm những người dân tộc thiểu số có việc làm mà trong thời gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một (số) công việc để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii) muốn tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, (iv) hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.
Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ một tuần) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.
Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả các công việc đã làm trong tuần tham chiếu. Giống như các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là “đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu”.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
III. Thu nhập và chi tiêu hộ gia đình người dân tộc thiểu số
0301. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Thu nhập bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc thiểu số làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của dân cư, xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Thu nhập bình quân đầu người một tháng của người dân tộc thiểu số được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số cho số nhân khẩu bình quân năm của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức tính như sau:
Thu nhập bình quân đầu người của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số 1 tháng | = | Tổng thu nhập trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số | : 12 tháng |
Số nhân khẩu bình quân năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số (người) |
Thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Nguồn thu nhập gồm:
+ Thu từ tiền công, tiền lương;
+ Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
+ Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
+ Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm …
+ Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …:
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0302. Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng của người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng của người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu phản ánh mức và cơ cấu chi tiêu của các tầng lớp dân cư người dân tộc thiểu số để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo, làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của người dân tộc thiểu số, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình người dân tộc thiểu số 1 tháng được tính bằng cách chia tổng chi tiêu trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Công thức như sau:
Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình người dân tộc thiểu số 1 tháng | = | Tổng chi tiêu trong năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số | : 12 tháng |
Số nhân khẩu bình quân năm của hộ gia đình người dân tộc thiểu số (người) |
Chi tiêu của hộ gia đình người dân tộc thiểu số là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật (kể cả các khoản do hộ tự sản xuất) mà hộ và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Các khoản chi tiêu gồm:
- Lương thực, thực phẩm, đồ uống, hút;
- Quần áo và giày dép;
- Nhà ở, điện, ga, nước và nhiên liệu khác;
- Đồ đạc, thiết bị gia đình và bảo dưỡng thông thường;
- Y tế;
- Vận tải;
- Truyền thông;
- Giải trí và văn hóa;
- Giáo dục;
- Nhà hàng và khách sạn;
- Chi khác cho tiêu dùng.
Chi tiêu của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trong kỳ không bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, thuế sản xuất kinh doanh, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ, hoàn tạm ứng… và những khoản chi tương tự.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
IV. Đói nghèo và an sinh xã hội
0401. Số hộ nghèo người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu đánh giá mức sống của người dân tộc thiểu số, là căn cứ đề ra các chương trình, chính sách giảm nghèo đối với vùng dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số hộ nghèo người dân tộc thiểu số là tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo.
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
Chuẩn nghèo bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với một mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực - thực phẩm, gồm: nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập văn hóa, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc…
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm là trị giá của một rổ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2100 Kcal.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê.
- Chế độ báo cáo thống kê
0402. Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư của người dân tộc thiểu số và phân hóa giàu nghèo, là căn cứ đề ra các chương trình, chính sách giảm nghèo đối với các vùng, các nhóm dân cư người dân tộc thiểu số nghèo nhất.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số là số phần trăm về số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu.
Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có thu nhập (chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0403. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số cận nghèo
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức sống của người dân tộc thiểu số, là căn cứ để đánh giá hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số cận nghèo là số phần trăm về số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người nằm trong chuẩn cận nghèo quốc gia trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu.
Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số cận nghèo (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người nằm trong chuẩn cận nghèo quốc gia | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghiên cứu |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0404. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tàn tật, người già cô đơn, không nơi nương tựa
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, mức độ người tàn tật, người già cô đơn, không nơi nương tựa là người dân tộc thiểu số làm cơ sở đề ra các kế hoạch, chính sách nhằm bảo vệ, chăm sóc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Người dân tộc thiểu số tàn tật là người dân tộc thiểu số bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng làm suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ, giác quan trong một thời gian dài được biểu hiện dưới các dạng khuyết tật và do các rào cản xã hội, thiếu các điều kiện hỗ trợ phù hợp dẫn tới bị cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội.
Người dân tộc thiểu số tàn tật được xác định theo phương pháp tiếp cận dựa vào khung Phân loại quốc tế về thực hiện chức năng (ICF) của Tổ chức Y tế Thế giới, theo đó đánh giá khả năng và mức độ thực hiện các chức năng của cấu trúc cơ thể để từ đó đánh giá khuyết tật.
Người dân tộc thiểu số già cô đơn, không nơi nương tựa là những người nam từ 60 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên sống độc thân hoặc còn vợ hoặc chồng nhưng không có con, cháu, người thân thích để trông nom, không có nguồn thu nhập nào để sinh sống.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0405. Số tiền, vật chất (quy ra tiền) trung bình hàng năm hộ gia đình người dân tộc thiểu số được hỗ trợ
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh, đánh giá chính sách xã hội của Nhà nước đối với người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số tiền, vật chất (quy ra tiền) trung bình hàng năm hộ gia đình người dân tộc thiểu số được hỗ trợ là tổng số tiền, vật chất (quy ra tiền) trung bình hộ gia đình người dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp thường xuyên hay đột xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các nguồn trợ cấp khác của Nhà nước dành cho đối tượng là người dân tộc thiểu số.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
0406. Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số di cư tự do
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng di cư tự do của người dân tộc thiểu số và là một trong những căn cứ để lập kế hoạch, chính sách ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội đối với dân cư người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số hộ di cư tự do là số hộ tự do thay đổi chỗ ở để tìm một chỗ ở mới tốt hơn, phù hợp hơn chỗ cũ để định cư.
Số khẩu di cư tự do là số người tự do thay đổi chỗ ở để tìm một chỗ ở mới tốt hơn, phù hợp hơn chỗ cũ để định cư.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số).
0407. Số hộ, số khẩu người dân tộc thiểu số du canh, du cư
1. Mục đích, ý nghĩa
Số liệu du canh, du cư là một trong những căn cứ để lập kế hoạch, chính sách ổn định cuộc sống, y tế, giáo dục... đối với dân cư người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số hộ du canh, du cư là số hộ thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam.
Số khẩu du canh, du cư là số người thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác, cuộc sống nay đây mai đó.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số).
V. An toàn xã hội và trật tự tư pháp
0501. Số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiểu số nghiện ma túy
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô của tệ nạn ma túy, đánh giá kết quả công tác phòng chống và quản lý nhà nước đối với loại tệ nạn này.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Chất ma túy là chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp (hóa học) khi đưa vào cơ thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau hoặc có thể gây ảo giác.
Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc vào chất ma túy. Người nghiện ma túy là người thường xuyên sử dụng ma túy tới mức tình trạng cơ thể bị phụ thuộc vào các chất gây nghiện như hêrôin, côcain, moocphin, cần xa, thuốc phiện hoặc dưới bất kỳ dạng nào khác (bạch phiến, thuốc lắc...).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của Bộ Công an.
0502. Số người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng người dân tộc thiểu số nhiễm HIV/AIDS là căn cứ đánh giá tình hình lây nhiễm và mức độ phát triển của căn bệnh thế kỷ; đồng thời là căn cứ đánh giá kết quả về công tác tuyên truyền phòng chống HIV.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Người nhiễm HIV là người được cơ quan y tế phát hiện bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Thống kê người nhiễm AIDS bao gồm những bệnh nhân AIDS và số người chết do AIDS.
Bệnh nhân AIDS là người bị nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.
Người chết do AIDS là người bị nhiễm HIV, sau đó chuyển sang bệnh nhân AIDS và chết do căn bệnh này.
Số người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS, số người chết do AIDS được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến ca cuối của kỳ báo cáo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Y tế.
0503. Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số tham gia trao đổi, tàng trữ và mua bán trái phép các chất ma túy
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn trao đổi, tàng trữ và mua bán trái phép các chất ma túy.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số vụ buôn bán ma túy là số vụ việc mà các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn được các đối tượng tham gia trao đổi, tàng trữ và mua bán trái phép các chất ma túy và được lập hồ sơ quản lý.
Số cá nhân buôn bán ma túy là số người tham gia thực hiện các hành vi trái phép như trao đổi, tàng trữ và mua bán các chất ma túy bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công an.
0504. Số vụ, số người là phụ nữ, trẻ em người dân tộc thiểu số bị mua bán
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em người dân tộc thiểu số. Việc quản lý thông tin các vụ mua bán phụ nữ và trẻ em người dân tộc thiểu số nhằm cung cấp thông tin cho công tác hỗ trợ pháp lý, cung cấp dịch vụ đối với các nạn nhân buôn bán trở về hòa nhập với cộng đồng.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Mua bán người và các hành vi có liên quan đến mua bán người bao gồm:
(a) Chuyển giao người có nhận tiền, tài sản, lợi ích khác;
(b) Chuyển giao người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
(c) Tiếp nhận người có trả tiền, tài sản, lợi ích khác;
(d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
(đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại các điểm (a), (b);
(e) Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm (a), (b) và (đ);
(f) Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm (a), (b), (c), (d) và (đ);
Đối với việc chuyển giao, tiếp nhận người có nhận và trả tiền, tài sản với tính chất là một khoản thù lao theo quy định của pháp luật thì không phải là hành vi mua bán người.
Tội mua bán người được quy định trong Bộ luật hình sự gồm:
Điều 119. Tội mua bán phụ nữ.
Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
Các nạn nhân sau khi được giải cứu sẽ được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng hoặc được chuyển vào Trung tâm bảo trợ xã hội.
Chỉ tiêu này được tính bằng cách thống kê số vụ, số cá nhân mua bán phụ nữ hoặc trẻ em đã bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công an.
0505. Số vụ, số cá nhân người dân tộc thiểu số buôn lậu
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô của tệ nạn buôn lậu, đánh giá kết quả công tác phòng chống và quản lý nhà nước đối với loại tệ nạn này.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ, kim khí, đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.
Số vụ buôn lậu là số vụ việc thực hiện các hành vi buôn bán trái phép nêu trên bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.
Số cá nhân buôn lậu là số người thực hiện các hành vi buôn bán trái phép nêu trên bị phát hiện và được lập hồ sơ quản lý.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Công an.
0506. Số vụ ly hôn người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Số vụ ly hôn người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu phản ánh mức ly hôn của người dân tộc thiểu số trong thời kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) và cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số vụ ly hôn người dân tộc thiểu số trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) là số vụ đã được tòa án xử cho các cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số được ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình trong kỳ hoặc năm đó. Số vụ ly hôn không tính các trường hợp ly thân của các cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Hồ sơ hành chính của Ủy ban Nhân dân các cấp hoặc của Tòa án Nhân dân các cấp.
- Điều tra thống kê.
0507. Số cuộc kết hôn người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Số cuộc kết hôn người dân tộc thiểu số ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi số trẻ em người dân tộc thiểu số mới sinh, đồng thời gián tiếp tác động đến các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình hàng năm.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số cuộc kết hôn người dân tộc thiểu số là số cặp nam, nữ người dân tộc thiểu số thực tế đã tiến hành xác lập quan hệ vợ chồng trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch), không phân biệt cuộc kết hôn đó đã hay chưa đăng ký kết hôn và không phân biệt kết hôn lần thứ mấy.
Số cuộc kết hôn người dân tộc thiểu số thường bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân khẩu học. Vì vậy, để đảm bảo ý nghĩa phân tích thống kê, chỉ tiêu này được đo lường thông qua tỷ suất kết hôn người dân tộc thiểu số theo công thức sau:
MRdt (%) | = | Số cặp nam, nữ người dân tộc thiểu số xác lập quan hệ vợ chồng | ´ 100 |
Dân số trung bình người dân tộc thiểu số |
Trong đó: MRdt là tỷ suất kết hôn người dân tộc thiểu số.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số).
0508. Số cuộc kết hôn cận huyết người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Số cuộc kết hôn cận huyết người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng trẻ em người dân tộc thiểu số mới sinh, chất lượng dân số người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số cuộc kết hôn cận huyết là số cuộc hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá 3 thế hệ.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số).
0509. Số cặp tảo hôn người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Số cặp người dân tộc thiểu số tảo hôn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm chất lượng dân số người dân tộc thiểu số, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần và tính mạng của trẻ em người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Hồ sơ hành chính (đăng ký hộ tịch, đăng ký dân số).
VI. Văn hóa, xã hội người dân tộc thiểu số
0601. Số lượng và tỷ lệ người dân tộc thiểu số thường xuyên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng, mức độ người dân tộc thiểu số còn giữ được trang phục truyền thống của dân tộc mình.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Trang phục truyền thống là những trang phục đặc trưng của mỗi dân tộc dùng để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân. Một số trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số như sau: quần, áo,...
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số thường xuyên mặc trang phục truyền thống được xác định bằng công thức như sau:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống (%) | = | Số người dân tộc thiểu số có mặc trang phục truyền thống tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số người dân tộc thiểu số tại thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0602. Số hộ và tỷ lệ hộ người dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng, mức độ hộ gia đình người dân tộc thiểu số còn sinh sống ở nhà truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, là cơ sở đề ra chính sách phát huy và bảo tồn văn hóa của các dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng nhà truyền thống của dân tộc mình để sinh hoạt trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số ở nhà truyền thống của dân tộc mình (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng nhà truyền thống của dân tộc mình cho sinh hoạt | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
Hộ gia đình ở nhà truyền thống là các hộ dùng nhà truyền thống vào mục đích sinh hoạt hàng ngày
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0603. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc và viết chữ của dân tộc mình
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ lệ biết chữ của dân tộc mình (còn gọi là tỷ lệ biết đọc biết viết chữ của dân tộc mình) của người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên là chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ học vấn của mỗi dân tộc, phục vụ việc đánh giá trình độ phát triển của một dân tộc, một vùng hay một địa phương.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là tỷ lệ giữa số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm (t) biết chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ của dân tộc mình) so với tổng số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của dân tộc mình (%) | Số người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của dân tộc mình | ´ 100 | |
Tổng số người dân tộc thiểu số thiểu số từ 15 tuổi trở lên |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0604. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số không biết tiếng của dân tộc mình
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ lệ không biết tiếng (còn gọi là tỷ lệ không biết đọc, biết viết chữ dân tộc) là chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ học vấn của mỗi dân tộc, phục vụ việc đánh giá trình độ phát triển của một dân tộc, một vùng hay một địa phương.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là tỷ lệ giữa dân số không biết tiếng tại thời điểm (t) không biết chữ (không thể đọc, viết và không hiểu được một câu đơn giản bằng chữ dân tộc) so với tổng số người dân tộc thiểu số tại thời điểm đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số không biết tiếng của dân tộc mình (%) | = | Số người dân tộc không biết tiếng của dân tộc mình | ´ 100 |
Tổng số người dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0605. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng/chữ phổ thông
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng/chữ phổ thông (còn gọi là tỷ lệ biết đọc biết viết tiếng/chữ phổ thông) của người dân tộc thiểu số là chỉ tiêu cơ bản phản ánh trình độ học vấn của dân số, phục vụ việc đánh giá trình độ phát triển của một dân tộc, một vùng hay một địa phương; đồng thời còn làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách giáo dục cho các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng/chữ phổ thông là tỷ lệ giữa số người dân tộc thiểu số tại thời điểm (t) biết tiếng/chữ (có thể đọc, viết và hiểu được một câu đơn giản bằng chữ phổ thông) so với tổng số người dân tộc thiểu số tại thời điểm đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết tiếng/chữ phổ thông (%) | = | Số người dân tộc thiểu số biết chữ/tiếng phổ thông | ´ 100 |
Tổng số người dân tộc thiểu số tại thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0606. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ người dân tộc thiểu số còn hiểu biết, tham gia và gìn giữ được lễ hội truyền thống của dân tộc mình.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Lễ hội truyền thống là những lễ hội mang đặc trưng bản sắc của mỗi dân tộc thường diễn ra vào những dịp lễ tết, những ngày hội truyền thống của mỗi dân tộc,... Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người hiểu biết về lễ hội truyền thống được xác định bằng công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình (%) | = | Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người hiểu biết về lễ hội truyền thống của dân tộc mình tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0607. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ người dân tộc thiểu số còn biết sử dụng và gìn giữ được nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Nhạc cụ truyền thống là những nhạc cụ mang đặc trưng bản sắc của mỗi dân tộc thường sử dụng vào những dịp lễ tết, những ngày hội truyền thống của mỗi dân tộc,... Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống được xác định bằng công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình (%) | = | Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0608. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ người dân tộc thiểu số còn tham gia và giữ được bài hát truyền thống của dân tộc mình.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Bài hát truyền thống là những bài hát mang đặc trưng bản sắc của mỗi dân tộc thường sử dụng vào những dịp lễ tết, những ngày hội truyền thống của mỗi dân tộc,... Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình (%) | = | Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/huyện/xã.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0609. Tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu thôn bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống này trong vùng dân tộc thiểu số nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân và phục vụ cho việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của chính quyền địa phương, của Đảng và Nhà nước.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Thôn, bản vùng dân tộc thiểu số: Theo giải thích tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, “Vùng dân tộc thiểu số “ là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, thôn bản vùng dân tộc thiểu số là các thôn bản có các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định.
Nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân tộc thiểu số và là nơi để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương đến các tầng lớp của người dân tộc thiểu số.
Số nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng được thống kê tính đến cuối kỳ báo cáo.
Tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ thông, bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng | = | Số thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhà văn hóa/nhà sinh hoạt cộng đồng | ´ 100 |
Tổng số thôn, bản vùng dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0610. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam/đài địa phương
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng, mức độ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam/đài địa phương, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, là cơ sở đề ra chính sách phát triển văn hóa, thông tin cho người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói VN/đài địa phương là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam/đài địa phương trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói VN/đài địa phương (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói VN/đài địa phương | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
Hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe Đài Tiếng nói VN/đài địa phương là các hộ gia đình người dân tộc thiểu số được nghe các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói VN/đài địa phương được phát thường xuyên hàng ngày.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0611. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng, mức độ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, là cơ sở đề ra chính sách phát triển văn hóa, thông tin cho người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/đài địa phương (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
Hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xem truyền hình Trung ương/địa phương là các hộ được xem các chương trình của đài truyền hình Trung ương/địa phương được phát thường xuyên hàng ngày.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
VII. Tiếp cận giáo dục của người dân tộc thiểu số
0701. Số lượng trường phổ thông dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu của trường phổ thông dân tộc, là cơ sở đánh giá sự phát triển cơ sở vật chất và điều kiện học tập của người dân tộc thiểu số, là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng phát triển về số lượng trường phổ thông dân tộc và làm căn cứ cho công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng trường, lớp trong tương lai để đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Trường phổ thông dân tộc là một cơ sở giáo dục phổ thông, bảo đảm đủ các điều kiện: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế…; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính. Trường phổ thông dân tộc nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.
Trường phổ thông dân tộc gồm:
- Trường phổ thông dân tộc nội trú (Quyết định 2590-GDĐT, ngày 14/8/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú) là trường phổ thông dành cho thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, bản thân và gia đình thường trú ở vùng cao, vùng sâu, xa xôi, hẻo lánh… Học sinh được Nhà nước đảm bảo các điều kiện cần thiết để ăn học, được nhà trường tổ chức nuôi dạy và sống nội trú ở trường trong quá trình học tập. Tính chất của trường là phổ thông, dân tộc, đặc điểm nổi bật của trường là nội trú.
Tại Điều 5 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 25/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú bao gồm:
+ Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc;
+ Trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố.
Trong trường hợp cần thiết, để tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể giao cho trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện đào tạo cả cấp THPT; bộ chủ quản có thể giao cho trường Phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc bộ đào tạo dự bị đại học và cấp THCS.
- Trường phổ thông dân tộc bán trú (Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg, ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú) là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.
Theo khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 2/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú: trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường Phổ thông dân tộc bán trú có số lượng học sinh bán trú theo quy định.
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0702. Số giáo viên người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu giáo viên người dân tộc thiểu số, là cơ sở cho công tác lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, các trường sư phạm đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục trên phạm vi cả nước, từng vùng và từng dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Giáo viên mầm non là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi tại các trường, cơ sở giáo dục mầm non.
- Giáo viên mẫu giáo là những người đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo từ 3 tuổi đến 5 tuổi ở các trường mẫu giáo, trường mầm non và lớp mẫu giáo độc lập.
- Giáo viên nhà trẻ là những người đang trực tiếp chăm sóc trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ từ 1 đến dưới 3 tuổi ở các lớp nhà trẻ trong các trường mầm non.
Giáo viên phổ thông là những người có trình độ, kiến thức theo quy định, làm công tác giảng dạy, giáo dục trong các trường phổ thông, theo từng cấp học phù hợp. Giáo viên phổ thông chia theo cấp học có giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông:
- Giáo viên tiểu học là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm trở lên; dạy các môn học từ lớp 1 đến lớp 5 theo chương trình c ủa hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Giáo viên trung học cơ sở là những giáo viên có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên trung học cơ sở dạy các môn học từ lớp 6 đến lớp 9 theo chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Giáo viên trung học phổ thông là những giáo viên có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Giáo viên trung học phổ thông dạy các môn học từ lớp 10 đến lớp 12 chương trình của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
3. Phân tổ chủ yếu
- Cấp trường/bậc trường;
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0703. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số 3-6 tuổi đi học mẫu giáo
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học mẫu giáo của trẻ em người dân tộc thiểu số có độ tuổi từ 3-6 tuổi so với tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 3-6 tuổi, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển trường, lớp, phòng học, giáo viên mầm non.
2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo 3-6 tuổi là phần trăm số trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo so với tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số ở độ tuổi từ 3-6 tuổi.
Công thức tính tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo 3-6 tuổi như sau:
Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo 3-6 tuổi (%) | = | Số trẻ em người dân tộc thiểu số từ 3-6 tuổi đang học mẫu giáo trong năm học xác định | ´ 100 |
Tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học mẫu giáo (3-6 tuổi) trong cùng năm |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0704. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học tiểu học bao gồm tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung của cấp tiểu học và tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp tiểu học.
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung của cấp tiểu học là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học chung của học sinh người dân tộc thiểu số đối với cấp tiểu học. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh mức độ phổ cập giáo dục hoặc năng lực huy động học sinh của cấp học tiểu học, cho biết mức độ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định của cấp học tiểu học.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi của cấp tiểu học là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học đúng tuổi của học sinh người dân tộc thiểu số đối với cấp tiểu học. Tỷ lệ này càng cao phản ảnh mức độ đi học đúng tuổi càng cao. Nó có giá trị tối đa là 100%. Nếu nó nhỏ hơn 100% thì phần thiếu hụt chính là tỷ lệ người không được đi học đúng tuổi đối với cấp học tiểu học. Tỷ lệ học sinh đi học chung của cấp tiểu học trừ tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi sẽ bằng tỷ lệ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định đối với cấp học tiểu học.
2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp tiểu học là số phần trăm số học sinh người dân tộc thiểu số đang học cấp tiểu học so với tổng số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp tiểu học (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số đang học tiểu học trong năm học xác định | ´ 100 |
Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi tiểu học 6 -10 tuổi trong cùng năm |
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp tiểu học là phần trăm số học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 6-10 tuổi đang học cấp tiểu học so với số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp tiểu học (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 6-10 tuổi đang học tiểu học trong năm học xác định | ´ 100 |
Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp tiểu học (6 -10 tuổi) trong cùng năm |
Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê
0705. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở bao gồm tỷ lệ học sinh đi học chung của cấp trung học cơ sở và tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở.
1. Mục đích, ý nghĩa
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung của cấp trung học cơ sở là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học chung của học sinh người dân tộc thiểu số đối với cấp trung học cơ sở. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ảnh mức độ phổ cập giáo dục hoặc năng lực huy động học sinh của cấp học trung học cơ sở, cho biết mức độ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định của cấp học trung học cơ sở.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học trung học cơ sở đúng độ tuổi trung học cơ sở là chỉ tiêu phản ánh mức độ đi học đúng tuổi của học sinh người dân tộc thiểu số đối với cấp học trung học cơ sở. Tỷ lệ này càng cao phản ảnh mức độ đi học đúng tuổi càng cao. Nó có giá trị tối đa là 100%. Nếu nó nhỏ hơn 100% thì phần thiếu hụt chính là tỷ lệ người không được đi học đúng tuổi đối với cấp học trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đi học chung trừ tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi sẽ bằng tỷ lệ đi học dưới hoặc trên độ tuổi quy định đối với cấp học trung học cơ sở.
2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp trung học cơ sở là số phần trăm số học sinh người dân tộc thiểu số đang học cấp trung học cơ sở so với số người dân tộc thiểu số ở độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học chung cấp trung học cơ sở (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số đang học trung học cơ sở trong năm học xác định | ´ 100 |
Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở (11 -14 tuổi) trong cùng năm |
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 11-14 tuổi đang học cấp trung học cơ sở so với số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng tuổi cấp THCS (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số tuổi từ 11-14 tuổi đang học THCS trong năm học xác định | ´ 100 |
Số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi cấp THCS (11 -14 tuổi) trong cùng năm |
Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0706. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng giáo dục, là căn cứ đề ra chính sách phù hợp nhằm giảm tình trạng bỏ học của học sinh người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học năm học t là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học năm học t trong tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học đầu năm học.
Tỷ lệ học sinh bỏ học được tính theo lớp và theo cấp.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học lớp n năm học t (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học lớp n năm học t | ´ 100 |
Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học lớp n đầu năm học t |
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học cấp m trong năm học t (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học cấp m năm học t | ´ 100 |
Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học cấp m đầu năm học t |
n = 1, 2,…,12
m = I, II, III
3. Phân tổ chủ yếu
- Cấp trường;
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0707. Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng giáo dục, là căn cứ đề ra chính sách phù hợp nhằm giảm tình trạng lưu ban đối với người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban năm học t là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban năm học t trong tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học đầu năm học t.
Tỷ lệ học sinh lưu ban có thể tính theo lớp và theo cấp.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban lớp n năm học t (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số bị lưu ban lớp n năm học t | ´ 100 |
Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học của lớp n đầu năm học t |
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban cấp m trong năm học t (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số bị lưu ban cấp m năm học t | ´ 100 |
Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học cấp m đầu năm học t |
n = 1, 2,…,12
m = I, II, III
3. Phân tổ chủ yếu
- Cấp trường;
- Dân tộc;
- Giới tính,
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
VIII. Tiếp cận y tế của người dân tộc thiểu số
0801. Tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (đúng theo tiêu chuẩn)
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng của các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại xã vùng dân tộc thiểu số, đánh giá khả năng về cơ sở chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân tộc thiểu số, đặc biệt là sức khỏe sinh sản tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu của xã vùng dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Xã vùng dân tộc thiểu số: Theo giải thích tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc, “Vùng dân tộc thiểu số “ là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, xã vùng dân tộc thiểu số là các thôn bản có các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định.
Tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (đúng theo tiêu chuẩn) được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố (%) | = | Số xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế kiên cố tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số xã vùng dân tộc thiểu số cùng thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0802. Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sĩ
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng về nhân lực của các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu tại xã vùng dân tộc thiểu số, đánh giá khả năng về nhân lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân tộc thiểu số, đặc biệt là sức khỏe sinh sản tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu của xã vùng dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ (%) | = | Số trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có bác sỹ tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số cùng thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0803. Tỷ lệ trạm y tế xã vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu đánh giá khả năng về nhân lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân tộc thiểu số, đặc biệt là sức khỏe sinh sản tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu của xã/phường/thị trấn có người dân tộc thiểu số sinh sống.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (%) | = | Số trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số trạm y tế xã/phường/thị trấn vùng dân tộc thiểu số tại cùng thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0804. Số bác sĩ, y tá là người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ đội ngũ nhân lực y tế là người dân tộc thiểu số, là căn cứ để đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực y tế cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển y tế của người dân tộc thiểu số. Nó còn làm cơ sở tính một số chỉ tiêu quan trọng như: số bác sỹ bình quân 1 vạn dân (người dân tộc thiểu số), số y tá bác sỹ bình quân 1 vạn dân (người dân tộc thiểu số)...
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Nhân lực y tế người dân tộc thiểu số là toàn bộ những người dân tộc thiểu số hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý và dược sĩ.
Đối với cơ sở y tế nhà nước bao gồm cả cán bộ trong biên chế và hợp đồng.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0805. Số lương y, thầy thuốc là người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ đội ngũ nhân lực y tế người dân tộc thiểu số, là căn cứ để đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực y tế cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển y tế của người dân tộc thiểu số. Nó còn làm cơ sở tính một số chỉ tiêu quan trọng như: số lương y bình quân 1 vạn dân (người dân tộc thiểu số), số thầy thuốc bình quân 1 vạn dân (người dân tộc thiểu số)...
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Nhân lực y tế người dân tộc thiểu số là toàn bộ những người dân tộc thiểu số hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm lương y và thầy thuốc.
Đối với cơ sở y tế nhà nước bao gồm cả cán bộ trong biên chế và hợp đồng.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0806. Số lượng, tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có nhân viên y tế
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu đội ngũ nhân lực y tế, là căn cứ để đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực y tế cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển y tế trong cả nước và các vùng dân tộc. Nó còn làm cơ sở tính một số chỉ tiêu quan trọng như: số nhân viên y tế bình quân của người dân tộc thiểu số, số nhân viên y tế bình quân của thôn, bản...
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Nhân lực y tế là toàn bộ những người hiện đang làm việc tại các cơ sở y tế (kể cả y tế công và y tế tư nhân) đã đạt được trình độ đào tạo chuyên môn về y tế trong thời gian ít nhất là ba tháng, bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, hộ lý và dược sĩ.
Đối với cơ sở y tế nhà nước bao gồm cả cán bộ trong biên chế và hợp đồng.
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Tổng Điều tra thống kê.
- Chế độ báo cáo thống kê
0807. Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số mang thai đến các cơ sở y tế khám thai
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số mang thai đến các cơ sở y tế khám thai để có biện pháp chăm sóc thai nhi và người mẹ mang thai nhằm giảm thiểu sự lây truyền những bệnh lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh con và nuôi con của những người trong độ tuổi mang thai.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Phụ nữ mang thai là những người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) đang mang thai. Người phụ nữ mang thai đến cơ sở khám thai được tính khi mỗi lần mang thai được khám thai ít nhất một lần.
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đến các cơ sở y tế khám thai được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số mang thai đến các cơ sở y tế khám thai (%) | = | Số phụ nữ người dân tộc thiểu số mang thai đến các cơ sở y tế khám thai tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số mang thai tại cùng thời điểm báo cáo |
Số phụ nữ mang thai được khám thai được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến cuối kỳ báo cáo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0808. Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai
1. Mục đích, ý nghĩa
Sử dụng biện pháp tránh thai, nhất là các biện pháp tránh thai hiện đại, là cách tốt nhất nhằm kiềm chế mức sinh đẻ hợp lý để có điều kiện nuôi dạy con cho tốt, bảo đảm sức khỏe sinh sản, bảo vệ lợi ích chính đáng cho phụ nữ và trẻ em. Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; đồng thời còn là chỉ tiêu đầu vào quan trọng để đánh giá, ước lượng mức sinh của vùng dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai là tỷ lệ phần trăm phụ nữ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15-49 tuổi hiện đang có chồng tại thời điểm nghiên cứu đang sử dụng ít nhất một biện pháp tránh thai so với tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số 15-49 tuổi có chồng tại thời điểm đó.
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai | = | Số phụ nữ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15-49 có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai | ´ 100 |
Số phụ nữ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi 15-49 có chồng |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0809. Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đến các cơ sở y tế sinh đẻ
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số khi sinh đến các cơ sở y tế sinh đẻ nhằm đánh giá khả năng nhận thức của phụ nữ người dân tộc thiểu số trong việc sinh đẻ.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Phụ nữ sinh đẻ tại các cơ sở y tế là những người phụ nữ khi sinh đẻ tại các nơi, địa điểm của cơ sở y tế ở đó có đảm bảo trang thiết bị và nhân lực y tế phục vụ trong quá trình sinh đẻ.
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại các cơ sở y tế được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đến các cơ sở y tế sinh đẻ | = | Số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cơ sở y tế tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cùng thời điểm báo cáo |
Số phụ nữ sinh đẻ tại các cơ sở y tế được thống kê trong kỳ báo cáo hoặc cộng dồn từ ca đầu tiên đến cuối kỳ báo cáo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0810. Số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số đẻ tại nhà (có/không có bà đỡ)
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà nhằm đánh giá khả năng nhận thức của phụ nữ người dân tộc thiểu số trong việc sinh đẻ.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà (%) | = | Số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số phụ nữ người dân tộc thiểu số sinh đẻ tại cùng thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0811. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của công tác tiêm chủng mở rộng, là căn cứ đánh giá tình hình phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe trẻ em người dân tộc thiểu số của ngành Y tế.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng được xác định theo công thức:
Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ vắc xin phòng bệnh (%) | = | Số trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi được tiêm (uống) đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế trong năm xác định | ´ 100 |
Tổng số trẻ em người dân tộc thiểu số dưới 1 tuổi trong cùng năm nghiên cứu |
Hiện nay Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt nam đang triển khai 7 loại vắc xin phòng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em. Đó là các vắc xin BCG (phòng bệnh Lao), vắc xin Viêm gan B, vắc xin DPT (phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván), vắc xin Sởi.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0812. Số lượng, tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức bảo đảm về chính sách phát triển y tế của người dân tộc thiểu số nhằm đánh giá mức độ phát triển của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh (%) | = | Số lượng người dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh có đến thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Số người dân tộc thiểu số có đến cùng thời điểm báo cáo |
Người dân tộc thiểu số khám chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế bao gồm các loại thẻ y tế như: bắt buộc, tự nguyện, trẻ em,...
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra thống kê
- Chế độ báo cáo thống kê.
0813. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số ốm, đau chữa bệnh bằng cúng bái
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức bảo đảm về sức khỏe, trình độ hiểu biết của người dân tộc thiểu số về vấn đề sức khỏe nhằm đưa ra những biện pháp tuyên truyền cho người dân tộc thiểu số về sức khỏe và đưa người dân tộc thiểu tiếp cận dần đến các cơ sở y tế, chính sách phát triển y tế của người dân tộc thiểu số mà nhà nước đã đề ra.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Người dân tộc thiểu số chữa bệnh bằng cúng bái là những người khi ốm, đau chữa bệnh bằng hình thức cúng bái như sử dụng thầy lang bắt ma,...
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số ốm, đau chữa bệnh bằng cúng bái được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số ốm, đau chữa bệnh bằng cúng bái (%) | = | Số lượng người dân tộc thiểu số chữa bệnh bằng cúng bái có đến thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Số lượng người dân tộc thiểu số ốm, đau có đến cùng thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Tổng Điều tra thống kê.
- Chế độ báo cáo thống kê
0814. Số lượng, tỷ lệ thôn bản vùng người dân tộc thiểu số có dịch bệnh trong 5 năm (Các bệnh phổ biến: Sốt rét, bướu cổ, lao, tiêu chảy)
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình hình dân cư người dân tộc thiểu số bị các bệnh gây dịch, là căn cứ đề ra các biện pháp để hạn chế hoặc dập tắt trước khi bệnh gây thành dịch, lây lan trên phạm vi rộng.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Bệnh dịch là những trường hợp (lượt người) bị mắc các bệnh gây dịch. Một người đã mắc bệnh dịch 1, 2 hoặc 3 lần thì được tính là 1, 2 hoặc 3 ca bệnh dịch Các bệnh gây dịch gồm: tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não vi rút, viêm gan vi rút, lao,...
Phạm vi thống kê số thôn bản vùng dân tộc thiểu số có dịch bệnh trong 5 năm bao gồm số thôn bản người dân tộc thiểu số có ca mắc, số người chết do các bệnh gây dịch trong kỳ báo cáo ở các cơ sở y tế thuộc các loại hình (công lập và ngoài công lập) và ngoài các cơ sở y tế.
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0815. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số dùng màn tránh muỗi
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận chính sách phát triển y tế của Nhà nước đối với vùng dân tộc; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp trang thiết bị sinh hoạt cho người dân tộc thiểu số; phản ánh mức sống của người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ người dân tộc thiểu dùng màn tránh muỗi là phần trăm người dân tộc thiểu số được sử dụng màn trong tổng số người dân tộc thiểu số.
Công thức như sau:
Tỷ lệ người dân tộc thiểu số dùng màn tránh muỗi (%) | = | Số người dân tộc thiểu số dùng màn tránh muỗi | ´ 100 |
Tổng số người dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
IX. Tiếp cận cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của người dân tộc thiểu số
0901. Diện tích đất ở bình quân của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ thỏa mãn nhu cầu về đất ở của hộ gia đình người dân tộc thiểu số và phân tích, đánh giá mức sống của người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Diện tích đất ở bình quân của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số được tính bằng cách chia tổng số diện tích đất ở của hộ gia đình người dân tộc thiểu số cho tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Công thức như sau:
Diện tích đất ở bình quân của một hộ gia đình người dân tộc thiểu số (m2/hộ) | = | Tổng số diện tích đất ở của hộ gia đình người dân tộc thiểu số (m2) |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
Diện tích đất ở là diện tích mà các hộ sử dụng để ở, bao gồm diện tích các phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng đủ điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện tích dùng cho kinh doanh.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0902. Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số thiếu đất ở
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng thiếu đất ở của dân cư ở các vùng dân tộc thiểu số do phong tục tập quán, thiên tai,… gây ra, là cơ sở để có những chính sách can thiệp nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở cho người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số thiếu đất ở là những hộ có những diện tích không đủ điều kiện để ở bao gồm phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng không đủ điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện tích dùng cho kinh doanh.
Theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m2 cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất ở cho hộ đồng bào với mức cao hơn.
Theo Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, Mức giao diện tích đất ở cho mỗi hộ bình quân 200 m2/hộ. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tự cân đối quỹ đất và ngân sách để giao đất cho các hộ làm nhà ở.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0903. Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng thiếu đất sản xuất của dân cư ở các vùng dân tộc do phong tục tập quán, thiên tai,… gây ra, là cơ sở để có những chính sách can thiệp nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất cho người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất là những hộ gia đình người dân tộc thiểu số có diện tích đất sản xuất thấp hơn mức giao đất tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg hoặc thấp hơn mức trung bình của địa phương.
Theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg, ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn.
Theo Quyết định số 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, định mức đất sản xuất cho mỗi hộ: Căn cứ theo mức bình quân chung của từng địa phương;
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0904. Số lượng gia súc bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, số lượng gia súc bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại một thời điểm nhất định, phục vụ cho việc cung cấp thông tin, phục vụ công tác quy hoạch, nghiên cứu xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng gia súc bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số là số đầu con các loại gia súc của ngành chăn nuôi có tại thời điểm quan sát trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại thời điểm quan sát, trong đó.
Số lượng gia súc bao gồm:
- Số lượng trâu, gồm số đầu con trâu thịt, trâu cày kéo có tại thời điểm quan sát (kể cả nghé mới sinh sau 24 giờ).
- Số lượng bò, gồm số đầu con bò thịt, bò sữa có tại thời điểm quan sát (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).
- Số lượng bò lai là số bò được tạo giống giữa giống bò nội và giống bò ngoại hoặc giữa các giống bò ngoại với nhau của ngành chăn nuôi bò có tại thời điểm quan sát.
- Số lượng bò sữa là số bò nuôi với mục đích lấy sữa bao gồm cả bò đực sữa và bò cái sữa, có tại thời điểm quan sát (kể cả bê mới sinh sau 24 giờ).
- Số lượng bò cái sữa là số bò cái sữa đã đẻ và cho sữa có tại thời điểm quan sát.
- Số lượng lợn bao gồm số lợn nái, lợn thịt, lợn đực giống có tại thời điểm quan sát (không kể lợn sữa).
- Số lượng lợn lai là số lợn được tạo giống giữa giống lợn nội và giống lợ n ngoại, hoặc giữa các giống lợn ngoại với nhau của ngành chăn nuôi lợn có tại thời điểm quan sát.
- Số lượng lợn nái gồm lợn nái được nuôi dưỡng và chọn lọc trong thời gian từ 3 - 8 tháng tuổi (theo tiêu chuẩn của từng phẩm giống) có tại thời điểm quan sát.
- Số lượng lợn đực giống gồm lợn đực được nuôi dưỡng và chọn lọc nhằm mục đích phối giống có tại thời điểm quan sát.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Loại gia súc.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0905. Số lượng gia cầm bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, số lượng gia cầm bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại một thời điểm nhất định, phục vụ cho việc cung cấp thông tin, phục vụ công tác quy hoạch, nghiên cứu xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng gia cầm bình quân một hộ gia đình người dân tộc thiểu số là số đầu con các loại gia cầm của ngành chăn nuôi có tại thời điểm quan sát trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số tại thời điểm quan sát, trong đó.
Số lượng gia cầm bao gồm:
- Số lượng gà gồm số lượng gà ta, gà công nghiệp nuôi với mục đích lấy thịt, đẻ trứng (Chỉ tính những con gà đã tách mẹ, riêng gà công nghiệp chỉ tính những con từ 7 ngày tuổi trở lên);
- Số lượng thủy cầm, gồm lượng (vịt, ngan, ngỗng) thịt và đẻ trứng (chỉ tính những con vịt, ngan, ngỗng đã thuộc thóc).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Loại gia cầm.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0906. Diện tích gieo trồng cây hàng năm của người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả gieo trồng các loại cây hàng năm thực tế đã được trồng của các vụ sản xuất trong năm, bao gồm vụ đông, vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ thu đông/vụ 3, vụ mùa; là cơ sở để tính các chỉ tiêu thống kê như năng suất cây trồng, hệ số lần trồng; giúp lãnh đạo các cấp, ngành xây dựng và kiểm tra kế hoạch sản xuất, an ninh lương thực... Ngoài ra còn giúp ngành nông nghiệp chỉ đạo thời vụ, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng...
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là diện tích gieo trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm, bao gồm:
- Diện tích lúa;
- Diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác;
- Diện tích cây lấy củ có chất bột: Khoai lang, sắn, khoai sọ...;
- Diện tích mía;
- Diện tích cây thuốc lá, thuốc lào;
- Diện tích cây lấy sợi: đay, cói, bông;
- Diện tích cây có hạt chứa dầu: lạc, đỗ tương, vừng;
- Diện tích cây rau, đậu các loại và diện tích hoa, cây cảnh: rau muống, su hào...;
- Diện tích cây hàng năm khác: cỏ, cây thức ăn gia súc...;
Diện tích gieo trồng cây hàng năm được tính theo từng vụ sản xuất. Do cây hàng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, phương pháp tính diện tích gieo trồng được quy định như sau:
- Diện tích trồng trần: Trên một diện tích trong một vụ chỉ trồng một loại cây hàng năm nhất định với mật độ cây trồng bình thường. Cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng;
- Diện tích trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần. Như vậy cây trồng chính được tính diện tích như cây trồng trần, cây trồng xen căn cứ theo mật độ cây thực tế hay số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích cây trồng trần;
- Diện tích trồng gối vụ: Diện tích khi cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau nhằm tranh thủ thời vụ. Cả cây trồng trước và cây trồng gối vụ được tính như trồng trần.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Loại cây chủ yếu;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0907. Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số đã có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng và mức độ thôn bản có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới, chỉ tiêu đánh giá về cơ sở hạ tầng của thôn bản vùng dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới được xác định tại thời điểm báo cáo theo công thức.
Tỷ lệ thôn bản vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới (%) | = | Số thôn bản có đường giao thông được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới tại thời điểm báo cáo | ´ 100 |
Tổng số thôn bản cùng thời điểm báo cáo |
3. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
0908. Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại (điện thoại để bàn/điện thoại di động)
1. Mục đích, ý nghĩa
Là chỉ tiêu phản ánh hiện trạng và mức độ sử dụng điện thoại của hộ gia đình người dân tộc thiểu số, phục vụ đánh giá trình độ phát triển và mức độ xã hội hóa thông tin của các vùng dân tộc trong kỳ, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ quản lý, quy hoạch phát triển hoạt động viễn thông trong thời gian tới.
2. Khái niệm, nội dung và phương pháp tính
Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại tại thời điểm quan sát được đấu nối tại địa chỉ hoặc đăng ký theo địa chỉ của người sử dụng, đã hòa vào mạng viễn thông, mỗi thuê bao có một số gọi riêng, bao gồm số thuê bao điện thoại cố định và số thuê bao điện thoại di động (trả trước và trả sau).
Công thức tính
Số thuê bao điện thoại có đến cuối kỳ | = | Số thuê bao điện thoại đầu kỳ | - | Số thuê bao mới rút khỏi mạng trong kỳ | + | Số thuê bao phát triển trong kỳ |
Một hộ dân cư có điện thoại là hộ có điện thoại để bàn/điện thoại di động.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Tổng Điều tra thống kê.
- Chế độ báo cáo thống kê
0909. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại (điện thoại để bàn/điện thoại di động)
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư, trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số thông qua mức độ sở hữu điện thoại của hộ gia đình người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại là phần trăm số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số trong năm xác định.
Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có điện thoại (cố định/di động) | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0910. Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet
1. Mục đích, ý nghĩa
Là chỉ tiêu phản ánh hiện trạng và năng lực cơ sở hạ tầng ngành viễn thông; là một trong những căn cứ quan trọng đánh giá trình độ dân trí và mức sống dân cư; đồng thời cũng là chỉ tiêu cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý, quy hoạch phát triển hoạt động viễn thông của cả nước cũng như của từng vùng, miền, địa phương.
2. Khái niệm, nội dung và phương pháp tính
Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet là số hộ đăng ký được quyền truy nhập vào mạng Internet, mỗi thuê bao Internet có một tài khoản để truy nhập vào mạng do nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cấp. Số thuê bao Internet bao gồm:
- Thuê bao Internet gián tiếp (dial up), là các thuê bao truy nhập vào Internet thông qua mạng điện thoại 1268,1269…;
- Thuê bao Internet băng rộng (xDSL), là các thuê bao truy nhập vào Internet sử dụng đường dây thuê bao số (DSL- Digital Subscrible Line) gồm các công nghệ ADSL, SHDSL,… gọi chung là xDSL.
- Thuê bao Internet trực tiếp, là các thuê bao truy nhập Internet tốc độ cao từ 64Kbps đến 155 Mbps thông qua các đường kênh riêng kết nối trực tiếp với cổng internet bằng đường truyền dẫn riêng.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Tổng Điều tra thống kê.
- Chế độ báo cáo thống kê
0911. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư, trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số thông qua mức độ sử dụng mạng Internet của hộ gia đình người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng Internet trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có Internet | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0912. Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia
1. Mục đích, ý nghĩa
Là chỉ tiêu phản ánh hiện trạng và năng lực cơ sở hạ tầng ngành điện lực; là một trong những căn cứ quan trọng đánh giá trình độ dân trí và mức sống dân cư của người dân tộc thiểu số; đồng thời cũng là chỉ tiêu cung cấp thông tin phục vụ việc quản lý, quy hoạch phát triển hoạt động ngành điện lực của cả nước cũng như c ủa từng vùng, miền, địa phương.
2. Khái niệm, nội dung và phương pháp tính
Số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số có sử dụng điện lưới quốc gia là các hộ dùng điện vào mục đích sinh hoạt và sản xuất từ lưới điện quốc gia (không kể sử dụng điện trạm phát điện của địa phương, máy phát điện riêng, thủy điện gia đình, bình ắc quy). Được tính là sử dụng điện nếu thời gian sử dụng từ 15 ngày trở lên trong tháng và mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Tổng Điều tra thống kê.
- Chế độ báo cáo thống kê
0913. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số dùng điện lưới quốc gia
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ thỏa mãn các Điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển; là cơ sở đề ra chính sách, kế hoạch phát triển và cải thiện mức sống cho người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia cho sinh hoạt trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số dùng điện lưới quốc gia (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới quốc gia | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
Hộ gia đình người dân tộc thiểu số dùng điện lưới quốc gia là các hộ gia đình người dân tộc thiểu số dùng điện vào mục đích sinh hoạt và sản xuất từ lưới điện quốc gia, (không kể sử dụng điện trạm phát điện của địa phương, máy phát điện riêng, thủy điện gia đình, bình ắc quy). Được tính là sử dụng điện nếu thời gian sử dụng từ 15 ngày trở lên trong tháng và mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0914. Tỷ lệ dân số người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của người dân tộc thiểu số; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp nước sạch quốc gia; phản ánh mức sống của người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ dân số người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch là phần trăm dân số người dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong tổng dân số người dân tộc thiểu số. Công thức như sau:
Tỷ lệ dân số người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sạch (%) | = | Dân số người dân tộc thiểu số được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh | ´ 100 |
Tổng dân số người dân tộc thiểu số |
Nguồn nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không mầu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:
- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0915. Số lượng, tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ thỏa mãn các Điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển; là cơ sở đề ra chính sách, kế hoạch phát triển và cải thiện mức sống của người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Nhà ở là một công trình xây dựng gồm 3 bộ phận tường, mái, sàn và được dùng để ở. Phân loại nhà theo vật liệu chính của 3 thành phần cấu thành chủ yếu là cột (trụ hoặc tường chịu lực), mái và tường/bao che. Cột được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong 3 vật liệu chính sau: bê tông cốt thép, gạch đá, sắt/thép/gỗ bền chắc. Mái được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong hai loại vật liệu chính sau: bê tông cốt thép, ngói (xi măng/đất nung). Tường/bao che được xếp loại bền chắc nếu được làm bằng một trong 3 loại vật liệu chính sau: bê tông cốt thép, gạch/đá, gỗ/kim loại. Nhà ở kiên cố là nhà có cả ba thành phần cấu thành được xếp vào loại bền chắc.
Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố là hộ gia đình người dân tộc thiểu số sinh sống trong nhà ở được xếp loại bền chắc theo định nghĩa ở trên.
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố trong tổng số hộ hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có nhà ở kiên cố | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
- Tổng Điều tra thống kê.
- Chế độ báo cáo thống kê
0916. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh mức độ thỏa mãn các Điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển; là cơ sở đề ra chính sách, kế hoạch phát triển và cải thiện mức sống người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số có hố xí hợp vệ sinh | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
Hố xí hợp vệ sinh phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, không gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0917. Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ảnh mức độ ô nhiễm môi trường sống, gây ra những tác động không tốt đến sức khỏe con người, ngoài ra còn có ý nghĩa phục vụ xây dựng các chính sách tuyên truyền cho người dân cải tạo và thay đổi phong tục tập quán nhằm tạo ra môi trường sống không bị ô nhiễm.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở là số phần trăm hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở trong tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở (%) | = | Số hộ gia đình người dân tộc thiểu số nuôi, nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà, cạnh phòng ở | ´ 100 |
Tổng số hộ gia đình người dân tộc thiểu số |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
0918. Số lượng, tỷ lệ chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh trình độ, mức độ phát triển doanh nghiệp trong vùng dân tộc thiểu số để có chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp có chủ là người dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Chủ doanh nghiệp người thiểu số là người chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số.
Tỷ lệ chủ doanh nghiệp người dân tộc thiểu số là số phần trăm chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số trong tổng số chủ doanh nghiệp có trong năm xác định. Công thức như sau:
Tỷ lệ chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số (%) | = | Số chủ doanh nghiệp là người dân tộc thiểu số | ´ 100 |
Tổng số chủ doanh nghiệp trong năm xác định |
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
X. Cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số
1001. Số lượng đảng viên người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tham gia, vai trò của người dân tộc thiểu số vào hệ thống chính trị của đất nước.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng đảng viên người dân tộc thiểu số bao gồm toàn bộ đảng viên trong các tổ chức, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp,... là người dân tộc thiểu số.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1002. Số lượng đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tham gia, vai trò của người dân tộc thiểu số cũng như sự bình đẳng của các dân tộc trong cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp người dân tộc thiểu số bao gồm toàn bộ đại biểu là người dân tộc thiểu số trong quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp (Tỉnh/huyện/xã, huyện/quận/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn)
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1003. Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan hành chính các cấp
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tham gia, vai trò của người dân tộc thiểu số bao gồm toàn bộ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các cơ quan hành chính các cấp từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, giúp Nhà nước có căn cứ lập kế hoạch đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm thúc đẩy sự bình đẳng dân tộc trong cơ quan hành chính các cấp.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan hành chính các cấp bao gồm toàn bộ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong cơ quan Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cấp hành chính.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1004. Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị - xã hội
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh hiện trạng tham gia, vai trò của người dân tộc thiểu số bao gồm toàn bộ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị - xã hội, là căn cứ lập kế hoạch đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm tạo cơ hội thực hiện bình đẳng dân tộc trong các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số lượng cán bộ người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm toàn bộ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam.
Các cấp bao gồm Trung ương và tỉnh, huyện, xã.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1005. Số lượng người có uy tín vùng dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh về số lượng, vai trò của người dân tộc thiểu số gương mẫu có nhiều công lao, đóng góp xây dựng và bảo vệ thôn, làng, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tương đương, giữ gìn đoàn kết các dân tộc, là người tiêu biểu có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng, có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định, do người dân bầu chọn.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Người có uy tín được quy định cụ thể tại Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg, ngày 07/10/2013 như sau:
Là công dân Việt Nam cư trú hợp pháp, ổn định ở vùng dân tộc thiểu số; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước... và được người dân bầu chọn, chính quyền rà soát hàng năm.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê
XI. Tôn giáo người dân tộc thiểu số
1101. Số lượng các tín đồ là người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô về số lượng các tín đồ trong các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng mà người dân tộc thiểu số theo, làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức tôn giáo này trong cả nước, vùng, tỉnh/thành phố nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho tín đồ của các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tín đồ là nhà tu hành tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình theo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tôn giáo;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê
1102. Các chức sắc tôn giáo là người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô về số lượng các chức sắc tôn giáo trong các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng mà người dân tộc thiểu số theo làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức tôn giáo này trong cả nước, vùng, tỉnh/huyện/xã nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho các chức sắc tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Chức sắc là người có phẩm vị, chức vụ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành đạo sự theo tôn chỉ, mục đích đã đ ề ra của tổ chức tôn giáo. Chức sắc còn đại diện cho quần chúng tín đồ chịu trách nhiệm về hoạt động của tôn giáo đối với xã hội.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tôn giáo;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê
1103. Số cơ sở thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô về số lượng các nơi đào tạo, sinh hoạt tôn giáo của người dân tộc thiểu số, làm cơ sở cho việc đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức tôn giáo này trong cả nước, vùng, tỉnh/thành phố nhằm phục vụ cho việc tuyên truyền, xây dựng phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách tôn giáo.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận như: chùa, tự, viện, tịnh xá, niệm phật đường, nhà thờ, nhà thờ họ công giáo, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo.
Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng. Cơ sở tín ngưỡng bao gồm: đình, đền, phủ, am,...
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
B. CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC
XII. Nhân lực cho công tác Dân tộc
1201. Số người làm việc thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu, trình độ của những người làm việc thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Người làm việc thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc là những người thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực dân tộc, hoạt động theo chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc.
Người làm việc thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc bao gồm toàn bộ lao động trong biên chế, hợp đồng dài hạn đã qua tuyển dụng, có quyết định bổ nhiệm giao nhiệm vụ.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Độ tuổi;
- Trình độ; chuyên môn
- Cấp hành chính;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Trong biên chế/ngoài biên chế.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1202. Tăng/giảm biên chế thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng/giảm nhân lực nằm trong biên chế thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng được yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ phục vụ cho việc xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch và hiệu quả.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
- Tăng biên chế thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc là việc Ủy ban dân tộc căn cứ vào nhu cầu công việc, chỉ tiêu biên chế được giao, nguồn tài chính để tuyển dụng và bổ nhiệm thêm cán bộ, công chức làm việc trong ngành công tác dân tộc
- Giảm biên chế thuộc khu vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm vào những người không đáp ứng được công việc do lý do sức khỏe, trình độ, năng lực, phẩm chất, do vi phạm kỷ luật lao động, kỷ cương.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Độ tuổi;
- Trình độ chuyên môn;
- Trung ương/địa phương;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1203. Số người được đào tạo về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu cho biết trình độ của người làm công tác dân tộc, phản ánh chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.
Số người được đào tạo về công tác dân tộc là những người đã tốt nghiệp các trường lớp hoặc được cấp chứng chỉ trong các chương trình đào tạo liên quan đến công tác dân tộc.
Số người được đào tạo là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong ngành công tác dân tộc.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Độ tuổi;
- Trình độ chuyên môn;
- Trung ương/địa phương;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
XIII. Tài chính cho công tác dân tộc
1301. Chi ngân sách nhà nước cho công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu thể hiện toàn bộ các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho công tác dân tộc thể hiện sự quan tâm và mức độ đầu tư cho công tác dân tộc của toàn xã hội nói chung, của Đảng và Nhà nước nói riêng, là nguồn số liệu để Đảng, Nhà nước hoạch định chiến lược trước mắt cũng như lâu dài cho công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Chi ngân sách nhà nước cho công tác dân tộc: là toàn bộ các khoản chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, thông tin…
3. Phân tổ chủ yếu
- Nội dung chi;
- Trung ương/Địa phương;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1302. Chi cho các chương trình mục tiêu về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn kinh phí cho các chương trình mục tiêu về công tác dân tộc cấp cho Ủy ban Dân tộc trong năm báo cáo.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Chi cho các chương trình mục tiêu về công tác dân tộc là những khoản chi từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho công tác dân tộc.
Các chương trình, mục tiêu về công tác dân tộc được quy định trong chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Ủy ban dân tộc, bao gồm các nội dung sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực công tác dân tộc và hỗ trợ pháp lý cho đồng bào Dân tộc;
- Giáo dục đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực;
- Phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội;
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;
- Tuyên truyền, thông tin truyền thông;
- Củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
- Y tế, chăm sóc sức khỏe;
- Văn hóa;
- Thương mại, du lịch;
- Khoa học và công nghệ;
- Một số đề án, chính sách đặc thù.
Số kinh phí chi cho các chương trình mục tiêu về công tác dân tộc được tính từ 1/01 đến 31/12 của năm báo cáo và được cấp qua Ủy ban Dân tộc.
3. Phân tổ chủ yếu
Chương trình chi
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1303. Số các chính sách dành cho các dân tộc thiểu số phân theo thời kỳ
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng chính sách dành cho các dân tộc thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Chính sách dành cho các dân tộc là một hệ thống chính sách tác động vào các quan hệ tộc người, vào vùng dân tộc và miền núi nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng ở các vùng này.
Chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:
- Chính sách về phát triển kinh tế vùng các Dân tộc;
- Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề giáo dục, văn hóa, y tế...;
- Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh.
Số các chính sách dành cho các dân tộc thiểu số phân theo thời kỳ gồm:
- Thống kê số lượng chính sách, văn bản ký mới trong năm;
- Thống kê tổng số chính sách dành cho các dân tộc đã ký từ năm 1945 đến nay;
- Rà soát, thống kê các văn bản còn hiệu lực cho đến thời điểm báo cáo.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Lĩnh vực.
4. Nguồn số liệu
Các nghị quyết, quyết định của chính phủ về công tác dân tộc
1304. Số các chương trình, dự án dành cho các dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng các chương trình, dự án dành cho các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ngày càng ổn định và phát triển.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Các chương trình, dự án cho các dân tộc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục đào tạo hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người nghèo, phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, chính sách đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc nghèo,...
Số chương trình dự án gồm: Số chương trình, dự án đã được phê duyệt và số chương trình dự án đã nghiệm thu
Số liệu về các chương trình, dự án được thực hiện trong năm báo cáo (tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm báo cáo).
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Lĩnh vực.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
1305. Tổng số ngân sách nhà nước thực tế đã chi cho các chương trình, dự án dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình hình chi tiêu, đầu tư của ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Tổng ngân sách nhà nước thực tế đã chi là toàn bộ các khoản chi của Nhà nước được thực hiện trong một thời kỳ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, cụ thể là đầu tư cho các chương trình, dự án dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Chi ngân sách nhà nước gồm:
- Chi đầu tư phát triển;
- Chi thường xuyên.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Lĩnh vực.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
XIV. Thanh tra trong công tác dân tộc
1401. Số vụ khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số vụ khiếu nại, tố cáo để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ Trung ương tới cơ sở.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 quy định:
- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
3. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hình thức giải quyết.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1402. Số cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua đó đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan thanh tra công tác dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Thanh tra công tác dân tộc là việc thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc theo quy định của pháp luật. Trong đó:
- Thanh tra hành chính đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trưởng ban Ban Dân tộc trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao.
- Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Dân tộc tỉnh, trong việc thực hiện các quy định về chính sách dân tộc của Nhà nước đối với đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ.
3. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1403. Số vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đánh giá quy mô và mức độ vi phạm để đề ra các biện pháp giáo dục và ngăn chặn kịp thời tội phạm, giữ vững trật tự và an ninh xã hội.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Vụ vi phạm pháp luật là vụ việc mà một người hoặc một nhóm người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có ý hoặc vô ý vi phạm các loại tội danh đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Số vụ vi phạm pháp luật về công tác dân tộc bao gồm:
- Số vụ vi phạm bị khởi tố
- Số vụ vi phạm bị truy tố
3. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hình thức giải quyết
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1404. Số vụ giải quyết về khiếu nại tố cáo
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số vụ khiếu nại tố cáo về lĩnh vực công tác dân tộc đã được giải quyết cho thấy hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra; phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số vụ khiếu nại, tố cáo được giải quyết là số vụ đã được cơ quan thanh tra công tác dân tộc và các đơn vị có thẩm quyền ra quyết định giải quyết.
3. Phân tổ chủ yếu
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Hình thức giải quyết
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
XV. Hợp tác quốc tế lĩnh vực công tác dân tộc
1501. Số dự án và tổng số vốn FDI được ký kết trong lĩnh vực công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu thống kê giúp cho các nhà quản lý và lập chính sách có thông tin kịp thời về số lượng các dự án, số vốn của các dự án được đăng ký và được cấp giấy phép thực hiện nhằm đánh giá việc thu hút của các nhà đầu tư nước ngoài hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế -xã hội cho vùng dân tộc, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
- Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư trực tiếp (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong Điều lệ doanh nghiệp
3. Phân tổ chủ yếu
- Ngành hợp tác
- Hình thức hợp tác
- Đối tác quốc tế
- Đơn vị tiếp nhận
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1502. Số dự án và tổng số vốn ODA được ký kết trong lĩnh vực công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu thống kê giúp cho các nhà quản lý và lập chính sách có thông tin kịp thời về số lượng các dự án, số vốn thuộc nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm đánh giá việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế tích cực đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào Dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
- Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
- Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
ODA bao gồm ODA viện trợ không hoàn lại và ODA vốn vay:
a) ODA viện trợ không hoàn lại là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ;
b) ODA vốn vay là hình thức cung cấp ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. Phương pháp tính yếu tố không hoàn lại nêu tại Phụ lục I của Nghị định này.
Phương thức cung cấp ODA bao gồm:
(1) Hỗ trợ ngân sách.
(2) Hỗ trợ chương trình.
(3) Hỗ trợ dự án.
(4) Viện trợ phi dự án.
3. Phân tổ chủ yếu
- Ngành hợp tác
- Hình thức hợp tác
- Đối tác quốc tế
- Đơn vị tiếp nhận
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1503. Số dự án và tổng số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) trong lĩnh vực công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu thống kê đánh giá việc thu hút và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
- Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
- Viện trợ phi chính phủ nước ngoài là viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức, các cá nhân nước ngoài khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thiện chí cung cấp viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận nhằm hỗ trợ các mục tiêu nhân đạo và hỗ trợ các dự án xã hội, xây dựng kinh tế tại Việt Nam.
3. Phân tổ chủ yếu
- Ngành hợp tác
- Hình thức hợp tác
- Đối tác quốc tế
- Đơn vị tiếp nhận
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1504. Số đoàn Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số đoàn Việt Nam ra nước ngoài phục vụ mục đích nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là số đoàn cán bộ, công chức, người làm việc trong ngành công tác dân tộc ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát
3. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn kinh phí;
- Nước đến nghiên cứu.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1505. Số người Việt Nam ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số người Việt Nam ra nước ngoài phục vụ mục đích nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là người Việt Nam đang là cán bộ, công chức, người làm việc trong ngành công tác dân tộc ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về công tác Dân tộc
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Trung ương/địa phương;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
1506. Số đoàn nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số đoàn người nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát về công tác Dân tộc, phản ánh sự quan tâm của bạn bè quốc tế đến công tác dân tộc của Việt Nam
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là nhóm người, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc.
3. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn kinh phí;
- Nước cử đến nghiên cứu.
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
1507. Số người nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát về công tác Dân tộc, phản ánh sự quan tâm của bạn bè quốc tế đến công tác dân tộc của Việt Nam
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu, khảo sát về công tác dân tộc
3. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính
- Nước cử đến nghiên cứu
4. Nguồn số liệu
Điều tra thống kê.
XVI. Đào tạo nguồn nhân lực dân tộc thiểu số
1601. Số cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn vùng dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng cơ sở giáo dục đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân làm cơ sở lập kế hoạch phát triển về số lượng các trường chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu nhân lực đã qua đào tạo của vùng dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp là những cơ sở đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Cơ sở có nhiều lớp, thuộc một hay nhiều khóa học khác nhau do một Ban Giám hiệu phụ trách và có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Phân theo cấp quản lý, trường chuyên nghiệp có 2 cấp:
- Cơ sở do các Bộ, ngành trực tiếp quản lý.
- Cơ sở do Ủy ban nhân dân Tỉnh/huyện/xã trực tiếp quản lý.
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1602. Số cơ sở dạy nghề trên địa bàn vùng dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm căn cứ lập kế hoạch phát triển về số lượng các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về dạy nghề của vùng dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Cơ sở dạy nghề bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề này đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
Cơ sở dạy nghề phân theo trình độ đào tạo nghề gồm có cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.
Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.
Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thực hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học
Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1603. Cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn vùng dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh số lượng cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân làm cơ sở lập kế hoạch phát triển về số lượng các trường nhằm đáp ứng nhu nhân lực đã qua đào tạo của vùng dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Cơ sở giáo dục đại học là những cơ sở đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo bậc đại học, gồm đào tạo hệ cao đẳng và hệ đại học, sau đại học.
Phân theo cấp quản lý, có 2 cấp:
- Cơ sở do các Bộ, ngành trực tiếp quản lý.
- Cơ sở do Ủy ban nhân dân Tỉnh/huyện/xã trực tiếp quản lý.
3. Phân tổ chủ yếu
Tỉnh/Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1604. Số cơ sở nghiên cứu, giảng dạy về dân tộc học hoặc nghiên cứu, giảng dạy về dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu các cơ sở có hoạt động nghiên cứu, giảng dạy về dân tộc học/dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Gồm các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu. Phân theo cấp quản lý gồm:
- Cơ sở do các Bộ, ngành quản lý
- Cơ sở do Ủy ban nhân dân Tỉnh/huyện/xã trực tiếp quản lý.
3. Phân tổ chủ yếu
- Loại cơ sở/loại đào tạo;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1605. Số giáo viên dạy trong các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp thuộc vùng dân tộc
1. Mục đích, ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ giáo viên các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp thuộc trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, làm cơ sở lập kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp phục vụ cho đồng bào dân tộc.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, những người thường xuyên hướng dẫn thực hành trong các trường trung cấp chuyên nghiệp; bao gồm giáo viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) và những người trong thời gian tập sự nhưng có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.
Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.
Trình độ chuyên môn của giáo viên là trình độ theo văn bằng cao nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, được xếp theo 5 nhóm: tiến sỹ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trình độ chuyên môn khác.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Trình độ chuyên môn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1606. Số giáo viên dạy trong các cơ sở dạy nghề thuộc vùng dân tộc
1. Mục đích ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về dạy nghề cho đồng bào dân tộc nói và toàn xã hội.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Giáo viên dạy nghề là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, bao gồm giáo viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng từ một năm trở lên) và những người trong thời kỳ tập sự nhưng có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.
Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, giám đốc cơ sở, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Trình độ chuyên môn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1607. Số giáo viên dạy trong các cơ sở giáo dục đại học vùng dân tộc
1. Mục đích ý nghĩa
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ giáo viên trong các cơ sở giáo dục học trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên bậc đại học nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo bậc đại học cho đồng bào dân tộc và toàn xã hội.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, bao gồm giáo viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng từ một năm trở lên) và những người trong thời kỳ tập sự nhưng có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.
Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, giám đốc cơ sở, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.
3. Phân tổ chủ yếu
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Trình độ chuyên môn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
1608. Số học sinh/sinh viên của các cơ sở giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh/sinh viên tại các cơ sở thuộc vùng dân tộc và miền núi nhằm phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững.
2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Phân theo trình tự học tập và thời gian xác định có học sinh/sinh viên tuyển mới, học sinh/sinh viên đang theo học và học sinh tốt nghiệp.
- Học sinh tuyển mới là số học sinh được tuyển và thực tế nhập học vào năm đầu tiên của khóa học.
- Học sinh đang theo học là những người có tên trong danh sách, đang theo học tại các trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường đại học
- Học sinh tốt nghiệp là những học sinh đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đề tài và được cấp bằng tốt nghiệp.
Phân theo loại đào tạo có: Trung cấp chuyên nghiệp/dạy nghề/cao đẳng/đại học/sau đại học
3. Phân tổ chủ yếu
- Loại đào tạo;
- Dân tộc;
- Giới tính;
- Tuyển mới/đang theo học/tốt nghiệp;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Nguồn số liệu
Chế độ báo cáo thống kê.
- 1Quyết định 456/QĐ-UBDT năm 2014 Kế hoạch thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc
- 2Thông tư 04/2014/TT-UBDT quy định chế độ thông tin, báo cáo về công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Công văn 6943/VPCP-V.III năm 2015 về chủ trương tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 02/2018/TT-UBDT quy định về chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 5Thông tư 03/2019/TT-UBDT quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Quyết định 187/QĐ-UBDT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc tham mưu, ban hành kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 03/2019/TT-UBDT quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Quyết định 187/QĐ-UBDT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc tham mưu, ban hành kỳ 2019-2023
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Quyết định 2590-GDĐT năm 1997 về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 3Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 4Bộ Luật Hình sự 1999
- 5Luật Thống kê 2003
- 6Nghị định 40/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thống kê
- 7Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 49/2008/QĐ-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 10Quyết định 43/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12Quyết định 85/2010/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc
- 14Bộ Luật lao động 2012
- 15Nghị định 84/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
- 16Quyết định 449/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 755/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 56/2013/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 18/2011/QĐ-TTg về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 2356/QĐ-TTg năm 2013 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 21Quyết định 456/QĐ-UBDT năm 2014 Kế hoạch thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc
- 22Thông tư 04/2014/TT-UBDT quy định chế độ thông tin, báo cáo về công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 23Công văn 6943/VPCP-V.III năm 2015 về chủ trương tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 24Thông tư 02/2018/TT-UBDT quy định về chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Thông tư 06/2014/TT-UBDT về Hệ thống chỉ tiêu thống kê công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 06/2014/TT-UBDT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/12/2014
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Giàng Seo Phử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 49 đến số 50
- Ngày hiệu lực: 01/02/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực