Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06-1974/TT

Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 1974

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH NHỮNG TRƯỜNG HỢP VÀ CÁCH TRẢ CƯỚC KHÁC NHAU ĐỐI VỚI BƯU PHẨM

Thi hành đoạn cuối điều 20 chương IV và đoạn đầu điều chương V của Điều lệ gửi và nhận chuyển, phát bưu phẩm, ban hành kèm theo Nghị định số 91-CP ngày 02-5-1973 của Hội đồng Chính phủ. Tổng cục quy định như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Nói chung, bưu phẩm gửi trong nước và bưu phẩm gửi đi nước ngoài phải được người gửi trả đủ cước, trừ những bưu phẩm được miễn cước nói ở điều 21 và điều 22 của Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm.

2. Hình thức trả cước bưu phẩm thông dụng nhất lá dán tem trên bưu phẩm trước khi gửi. Những trường hợp riêng có thể trả cước bằng tiền, trả cước khoán, trả cước sau khi gửi được quy định ở mục C và mục D dưới đây.

Chỉ có ngành bưu điện mới có quyền phát hành tem dùng cho việc thu cước bưu phẩm.

3. Cước bưu phẩm gồm có:

a) Cước chính tính theo loại bưu phẩm, theo khối lượng bưu phẩm và phạm vi trao đổi bưu phẩm (trong nước hay với nước ngoài); thư là loại bưu phẩm có cước chính cao nhất.

b) Cước phụ về công vụ đặc biệt mà người gửi yêu cầu (nếu có).

Cho đến khi có lệnh mới, cước áp dụng cho bưu phẩm vẫn là cước hiện hành được tổng hợp nhắc lại trong bảng kê ở mục B. Riêng cước phụ về công vụ đặc biệt Hỏa tốc, Khai giá sẽ được quy định sau.

4. Người gửi được phép gộp vào trong cùng một bưu phẩm nhiều loại khác nhau (chẳng hạn vừa có ấn phẩm, vừa có gói nhỏ vừa có thư): trong trường hợp này, cước chính áp dụng cho tổng khối lượng bưu phẩm tính theo cước của thư, nếu có thư trong bưu phẩm).

B. BẢNG KÊ CƯỚC CHÍNH VÀ CƯỚC PHỤ ÁP DỤNG CHO BƯU PHẨM GỬI TRONG NƯỚC VÀ GỬI ĐI NƯỚC NGOÀI

1. Cước chính.

Loại bưu phẩm

Nấc khối lượng

Cước chính

Chú thích

Trong nước

Ngoài nước

THƯ

(bao gồm cả gói thư, công văn)

1. Trong nước:

a) Nói chung:

- cho tới 20 gam

- từng phần 20 gam tiếp sau (hoặc phần lẻ 20 gam cuối cùng)

b) Riêng nội thành, nội thị (thị xã, thị trấn)

- cho tới 20 gam

- từng phần 20 gam tiếp sau (hoặc phần lẻ 20 gam cuối cùng)

2. Ngoài nước:

a) Đi các nước xã hội chủ nghĩa:

- nặng từ 20 gam trở xuống

- nặng trên 20 gam

+ 20 gam đầu tiên

+ từng phần 20 gam tiếp sau (hoặc phần lẻ 20 gam cuối cùng)

b) Đi các nước khác

- cho tới 20 gam

- từng phần 20 gam tiếp sau (hoặc phần lẻ 20 gam cuối cùng)

0,12đ

0,16đ

0.06đ

0,03đ

0,12đ

0,20đ

0,12đ

0,03đ

0,18đ

- Nhận gửi thư tới mức khối lượng tối đa (2kg) đi các nuớc XHCN, Thụy-sĩ, Ghi-nê, C.H.A.R.Ai-cập, Hồng-công

- Thư (gói thư) đựng hàng hóa chỉ được gửi đi An-ba-ni, Bun-ga-ri, Cu-ba, C.H.D.C Đức, Hung-ga-ri, Tiệp-khắc, Thụy-sĩ, Hồng-công, Camphuchia.

- Riêng Camphuchia chỉ chấp nhận thư tới mức khối lượng tối đa 1kg theo mức cước chính: - cho tới 20 gam là 0,20đ - từng phần 20 gam tiếp sau hoặc phần lẻ 20 gam cuối cùng là 0,12đ

- Đi các nuớc ngoài khác chỉ nhận thư cho tới 20 gam mà thôi

BƯU THIẾP

1. Trong nước:

a) Nói chung

b) Riêng nội thành, nội thị (thị xã, thị trấn)

2. Ngoài nước:

a) Đi các nước xã hội chủ nghĩa

b) Đi các nước khác

0,06đ

0,03đ

0,06đ

0,18đ

ẤN PHẨM (bao gồm cả sách, báo, giấy tờ giao dịch, danh thiếp, thiếp hiếu hi, thiếp mời)

- Cho tới 50 gam

- Từng phần 50 gam tiếp sau (hoặc phần lẻ 50 gam cuối cùng)

-Mức thu tối thiểu cho mỗi ấn phẩm

0,05đ

0,03đ

0,08đ

0,12đ

0,06đ

Chỉ nhận gửi ấn phẩm đi các nước xã hội chủ nghĩa, Hồng-công, Thụy- sĩ, Pháp và các nước trong Liên hiệp Pháp, Ghi-nê, C.H.A.R. Ai-cập, Camphuchia

GÓI NHỎ (bao gồm cả mẫu hàng)

- Từng phần 50 gam (hoặc phần lẻ 50 gam cuối cùng)

- Mức thu tối thiểu cho mỗi gói nhỏ

0,05đ

0,03đ

0,12đ

0,06đ

Chỉ nhận gửi gói nhỏ đi các nước xã hội chủ nghĩa, C.H.A.R. Ai-cập, Ghi-nê

HỌC PHẦM CHO NGƯỜI MÙ

Miễn cước

Chỉ nhận gửi học phẩm cho người mù đi các nước xã hội chủ nghĩa, Hồng-công, Thụy-sĩ, Ghi-nê, C.H.A.R. Ai-cập

2. Cước phụ về công vụ đặc biệt

Loại công vụ đặc biệt

Cước phụ

Chú thích

Trong nước

Ngoài nước

1. Ghi số

2. Báo phát một bưu phẩm ghi số:

a) Yêu cầu báo bằng thư:

- ngay khi gửi

- sau khi gửi

b)Yêu cầu báo bằng điện báo:

- ngay khi gửi

- sau khi gửi

3. Lưu ký

- Thư

- Các loại bưu phẩm khác

......................................................

4. Phát riêng

5. Phát tận tay

6. Hỏa tốc (công văn)

7. Khai giá .................................

0,20đ

0,12đ

0,24đ

0,60đ

1,20đ

0,05đ

0,20đ

0,60đ

0,30đ

0,60đ

0,05đ

0,02đ

Sẽ quy định sau

Sẽ quy định sau

C. CƯỚC BƯU PHẨM CÔNG

Có hai hình thức thông thường để thu cước bưu phẩm công (bao gồm cả công văn): thu cước khoán và thu cước theo cách dán tem, không kể hình thức ít thông dụng là thu cước bằng tiền mặt, bằng séc hay bằng chuyển khoản cho từng lần gửi bưu phẩm.

1. Thu cước khoán.

Về thu cước bưu phẩm công thì hình thức thu cước khoán là hình thức chủ yếu. Hình thức này được áp dụng:

a) Đối với các tổ chức, cơ quan tĩnh tại, cố định và có tài khoản ở ngân hàng. Mức cước khoán được tính căn cứ trên số liệu thống kê bình quân/tháng tiền tem mà từng tổ chức, cơ quan đã sử dụng trong một quý của năm trước để ấn định mức khoán cho một tháng hay một quý của năm nay.

Đối với tổ chức, cơ quan mới thành lập, không có mức sử dụng cũ, thì: 3 tháng đầu thu cước theo cách dán tem, đồng thời thống kê số liệu làm căn cứ để tính mức khoán cho mỗi tháng hay mỗi quý tiếp sau.

Tổ chức, cơ quan được hưởng chế độ cước khoán bưu phẩm công phải cùng với bưu điện ký hợp đồng lao vụ quy định cụ thể mức thu khoán, định kỳ thu (hàng tháng hay hàng quý), ngày thanh toán (ngày 5 mỗi tháng hay ngày 5 tháng thứ nhất của mỗi quý).

b) Đối với các tổ chức, cơ quan cấp xã, - ở những nơi chưa tiến hành cải tiến tổ chức bưu điện địa phương, còn tạm thời duy trì trạm bưu điện xã, - thì Phòng tài chính huyện vẫn phải trực tiếp thanh toán cho phòng bưu điện cùng huyện một khoản cước khoán bưu phẩm công hàng tháng, quy định đồng loạt là mười đồng (10 đ) một tháng cho mỗi xã. Các tổ chức thuộc kinh tế tập thể (hợp tác xã) không nằm trong diện được tính để trả cước khoán xã nói trên.

2. Thu cước theo cách dán tem.

Hình thức thu cước bưu phẩm công theo cách dán tem chỉ đươc áp dụng đối với những tổ chức, cơ quan có tính chất tạm thời, hoặc thường xuyên lưu động, hoặc chưa mở tài khoản ở ngân hàng, hoặc sử dụng bưu điện quá ít, hoặc mới thành lập.

Những tổ chức, cơ quan trên dùng séc để trả tiền mua tem thư của bưu điện.

D. THU CƯỚC Ở NGƯỜI NHẬN

Bưu phẩm mà nội dung là bài đăng báo gửi các tòa soạn, bộ biên tập, cũng như bưu phẩm mà nội dung là bản tin của địa phương hay của cơ quan sản xuất đã có giấy phép chính thức, gửi đài truyền thanh địa phương hay đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đều có thể gửi không dán tem. Cơ sở bưu điện phát phải thống kê số lượng và tiền cước hàng tháng: người nhận sẽ thanh toán cước phí cho bưu điện bằng tiền mặt, bằng séc hay chuyển khoản. Cước được tính theo như bảng kê ở mục B trên. Đương nhiên, nếu những bưu phẩm nói trên đã được người gửi dán đủ tem rồi thì không được thống kê để thu cước ở người nhận nữa.

E. THU CƯỚC ĐỐI VỚI BƯU PHẨM KHÔNG DÁN TEM HOẶC DÁN THIẾU TEM

1. Đối với bưu phẩm trong nước trừ trường hợp nói ở mục D và ở điểm 4 dưới đây, nếu không dán tem hoặc dán thiếu tem thì vẫn được chuyển sau khi bưu điện gốc có đánh dấu “T” trên bưu phẩm. Những bưu phẩm ấy chỉ được phát khi người nhận hoặc người nhận thay trả gấp đôi số cước thiếu hoặc số cước chưa trả.

2. Đối với bưu phẩm, gửi đi nước ngoài, ngoài thư và bưu thiếp, bưu điện không nhận chuyển các loại bưu thiếp khác nếu không dán tem hoặc dán thiếu tem.

Đối với thư và bưu thiếp từ nước ngoài gửi đến thiếu cước hoặc chưa có cước mà nước gốc có đánh dấu “T” và ghi kèm một phân số bằng chữ số A-rập, thì bưu điện ở nước ta sẽ thu ở người nhận hay người nhận thay một cước bằng , trong đó c là cước quốc tế tính theo tiền Việt Nam áp dụng cho nấc khối lượng đầu tiên của thư (20 gam) gửi theo đường thủy/bộ từ Việt Nam đi nước gốc.

Nếu bưu phẩm đến nước ta mà không có đóng dấu “T” thì coi như đã trả đủ cước, trừ phi có sai lầm hiển nhiên. Nếu có dấu “T” mà không có phân số đi kèm, thì bưu điện phát có thể phát bưu phẩm không thu cước ở người nhận hay người nhận thay.

4. Bưu phẩm ghi số đến thiếu cước hay chưa có cước, thì người nhận hoặc người nhận thay phải trả đủ số cước thiếu hay số cước chưa trả (không trả gấp đôi).

5. Những bưu phẩm thiếu cước hay chưa có cước mà không phát được, không chuyển tiếp được cho người nhận hoặc người nhận từ chối không nhận, phải chuyển trả lại người gửi thì người gửi phải trả số tiền cước thiếu hay số cước chưa trả hoặc gấp đôi số cước ấy từng trường hợp như đã quy định trên đây.

Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

K.T. TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN
TỔNG CỤC PHÓ





Nguyễn Văn Đạt

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 06-1974/TT quy định những trường hợp và cách trả cước khác nhau đối với bưu phẩm do Tổng Cục Bưu Điện ban hành

  • Số hiệu: 06-1974/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 25/05/1974
  • Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện
  • Người ký: Nguyễn Văn Đạt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 8
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản