Hệ thống pháp luật

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-TS/TT

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 1981

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 5-TS/TT NGÀY 8-12-1981 HƯỚNG DẪN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY, QUAN HỆ CÔNG TÁC, LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN THUỶ SẢN HUYỆN, THỊ XÃ VÀ THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (DƯỚI ĐÂY GỌI TẮT LÀ HUYỆN)

Để thực hiện chỉ thị số 33-CT/TƯ ngàu 21/1/1978 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện; nghị quyết số 33-CP của Hội đồng Chính phủ (náy là Hội đồng Bộ trưởng) ngày 4/2/1978 bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền Nhà nước cấp huyện trong lĩnh vực quản lý kinh tế; quyết định số 139-CP ngày 14/6/1978 ban hành bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác và lề lối làm việc cảu Uỷ ban Nhân dân huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện; quyết định số 152-CP ngày 9/4/1981 về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của các ban chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện.

Ngày 21/9/1981, Ban tổ chức của Chính phủ đã ra thông tư số 335-TCCP hướng dẫn thực hiện quyết định số 152-CP nói trên, thông tư hướng dẫn: "Ban nông nghiệp hoặc nông - lâm ngư nghiệp... Đối với huyện miền biển thực hiện theo quyết định số 139-CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng). Huyện nào có vùng biển dài và rộng thì thành lập Ban hải sản" (nay là Ban Thuỷ sản).

Với đặc điểm của ngành khai thác thuỷ sản có đối tượng khai thác là sinh vật dưới nước, luôn di động theo thời vụ và ngư trường, không phân biệt địa giới hành chính. Hoạt động của nghề cá (khai thác) đòi hỏi phải được quản lý, tổ chức chỉ đạo tập trung, thống nhất và kịp thời việc phân bố lao động, công cụ, nghề nghiệp ngư trường cũng như các điều kiện hậu cần sản xuất cho nghề cá ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là huyện) ven biển hiện nay không đồng đề, do đó sản lượng giữa các huyện thương chênh lệch nhau nhiều. ở miền Nam có huyện sản lượng đánh bắt hàng vạn tấn cá năm. Về nuôi trồng thuỷ sản, với diện tích trên 1 triệu 50 vạn hécta mặt nước (ngọt, mặn, lợ) gồm ao, hồ, sông, ngòi, đầm ... từ ven biển, đồng bằn, trung du đến miền núi, nếu được quy hoạch lại và tổ chức nuôi tốt có thể đạt sản lượng từ 8 đến 10 vạn tấn cá năm, chưa kể cá khai thác tự nhiên. Việc nuôi thuỷ sản nước ngọt lại gắn liền với rộng đất, lao động nông nghiệp, do đó cần được kết hợp chặt chẽ giữa nuôi thuỷ sản xây dựng vành đai nuôi thuỷ sản, xây dựng vành đai nuôi thuỷ sản qunah cách thành phố, thị xã, khu công nghiệp... với sản xuất nông nghiệp.

Từ những đặc điểm trên và căn cứ vào thỉ thị của Đảng, các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng) và thông tư hướng dẫn của Ban tổ chức của Chính phủ, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của Ban thủy sản huyện như sau:

I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN THUỶ SẢN HUYỆN:

Ban Thuỷ sản huyện là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân huyện có nhiệm vụ giúp Uỷ ban thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp thuỷ sản thuộc huyện quản lý, đồng thời có nhiệm vụ bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Sở, Ty thuỷ sản (dưới đây gọi tắt là Ty), đối với các đơn vị cơ sở về thuỷ sản thuộc huyện.

Ban chịu sự lãnh đảotược tiếp toàn diện của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự lãnh đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Ty thuỷ sản.

Về cụ thể, Ban thuỷ sản huyện có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân huyện trên các mặt công tác sau đây:

1. Căn cứ vào quy hoạch của ngành thuỷ sản tỉnh và quy hoạch tổng thể của huyện, xây dựng quy hoạch phát triển nghề cá (khai thác, nuôi trồng, chế biến và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phục vụ nghề cá). Phối hợp với Ban nông nghiệp huyện trong việc xây dựng quy hoạch về nuôi trồng thuỷ sản, bảo đản sử dụng tốt ao, hồ, ruộng... phát triển vành đai nuôi thuỷ sản quanh thị xã, thành phố, khu công nghiệp... Tham gia ý kiến vào quy hoạch ngành của Trung ương và của tỉnh có liên quan đến địa bàn huyện.

Sau khi quy hoạch đó được duyệt, Ban có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị cơ sở thực hiện quy hoạch.

2. Căn cứ vào dự kiến kế hoạch (hàng năm, 5 năm) của Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban Nhân dân huyện, kết hợp với sự hướng dẫn của Ty thuỷ sản, Ban có nhiệm vụ cùng Ban kế hoạch huyện hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở quốc doanh, trạm, trại, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất... thuộc ngành thuỷ sản huyện xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhu cầu vật tư, nhiên liệu, thiết bị (do Nhà nước thống nhất quản lý), kế hoạch lương thực và những nhu yếu phẩm cần thiết, kế hoạch bán sản phẩm cho Nhà nước theo hợp đồng kinh tế hai chiều... tổng hợp cân đối các chỉ tiêu kế hoạch ấy.

Ban thuỷ sản tham gia với Ban kế hoạch huyện trong việc xác định chủ trương, phương hướng kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản, nghề nghiệp, trang bị phương tiện thiết bị cho nghề cá; dựa theo các định mức được tỉnh quy định xác định chỉ tiêu kế hoạch về phân phối vật tư và thu mua thuỷ sản đối với từng hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cân đối với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và bán sản phẩm cho Nhà nước.

Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị cơ sở (khai thác, nuôi trồng, chế biến và hậu cần phục vụ) thuộc huyện thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được huyện giao. Hướng dẫn giúp đỡ, phát hiện và báo cáo với Uỷ ban Nhân dân huyện hoặc đề nghị lên Ty thuỷ sản giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những yêu cầu, kiến nghị của các đơn vị cơ sở trong quá trình thực hiện kế hoạch.

3. Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và sự hướng dẫn của tỉnh, Ban có nhiệm vụ giúp Đảng bộ và Uỷ ban Nhân dân huyện chỉ đạo tiến hành việc cải tạo, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất nghề cá.

Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành pháp luật Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; việc chấp hành các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước và của ngành đối với nghề cá, việc đăng ký kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế hai chiều, thực hiện điều lệ hợp tác xã, quy ước tổ hợp tác sản xuất nghề cá trong huyện.

4. Quản lý và chỉ đạo về kỹ thuật (quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn...) trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến cho các quốc doanh, trạm, trại, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nghề cá trong huyện. Chỉ đạo ứng dụng các tiền bộ kỹ thuật vào sản xuất nghề cá trong huyện.

5. Hướng dẫn về cơ cấu nghề nghiệp, tổ chức sản xuất, tổ chức và phân công lao động nghề cá và phục vụ sản xuất nghề cá kết hợp chặt chẽ cơ cấu ngư - nông - công nghiệp, phù hợp đặc điểm, điều kiện cụ thể và phát huy được tiềm năng về lao động, diện tích mặt nước, nguồn lợi thuỷ sản vùng biển, vùng nội địa và truyền thống của địa phương.

6. Tổ chức và chỉ đạo đánh bắt đối với lực lượng khai thác thuộc huyện trên ngư trường. Phối hợp và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được Ty thuỷ sản phân công trong các chiến dịch sản xuất tập trung theo ngư trường, mùa vụ đối với nghề sản xuất xa bờ.

7. Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thu mua thuỷ sản và cung ứng vật tư cho nghề cá trong huyện (ở huyện được phân cấp) bảo đảm thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về giao nộp sản phẩm cho tỉnh.

Giám sát, kiểm tra, đôn đốc các trạm thuỷ sản thuộc công ty thuỷ sản của tỉnh đặt trên địa bàn huyện, hoạt động theo đúng kế hoạch Nhà nước trong việc cung ứng vật tư, thu mua, giao nộp sản phẩm, ký kết và thực hiên hợp đồng kinh tế hai chiều, chấp hành các chính sách, chế độ... kiểm tra, đôn đốc các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và ngư dân thực hiện hợp đồng bán sản phẩm cho Nhà nước.

Tổ chức mối quan hệ phối hợp giữa trạm thuỷ sản với các ngành (vật tư, lương thực, thương nghiệp...) trong việc phục vụ sản xuất nghề cá nhằm bảo đảm cung ứng vật tư, nhiên liệu, nhu yếu phẩm được kịp thời và tương xứng với số sản phẩm mà các đơn vị đã bán cho trạm thuỷ sản theo hợp đồng kinh tế hai chiều. Kịp thời báo cáo với Uỷ ban Nhân dân huyện giải quyết những khó khăn, vướng mắc giữa các đơn vị.

Theo quyết định số 139-CP ngày 14/6/1978 của Hội đồng Chính phủ thì đối với các huyện có nghề cá không lớn nhất là vùng nội địa, việc quản lý ngành nuôi thuỷ sản do Ban nông nghiệp huyện đảm nhiệm. Do đó, trên cơ sở nhiệm vụ của Ban thuỷ sản huyện được Bộ Thuỷ sản hướng dẫn, Ban nông nghiệp huyện (có tổ thuỷ sản) chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban Nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước, trong việc tổ chức quản lý và chỉ đạo phát triển sản xuất thuỷ sản trong huyện.

II. BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÀNH THUỶ SẢN Ở HUYỆN.

A. Những huyện ven biển có bờ biển dài, nghề cá tương đối lớn, sản lượng khai thác khoảng 2000 tấn cá/năm trở lên thì lập Ban thuỷ sản huyện với biên chế từ 5 đến 7 người tuỳ theo biên chế được duyệt, khả năng, trình độ cán bộ và khối lượng công tác (khai thác, nuôi trồng, chế biến ...) mà Ban thuỷ sản huyện phân công cụ thể cho cán bộ, cụ thể như sau:

- Trưởng ban là phó chủ tịch huyện hoặc uỷ viên Uỷ ban Nhân dân huyện phụ trách chung, đi sâu chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất nghề cá (đối với miền Bắc), cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nghề cá (đối với miền Nam), về chuyên môn, trưởng ban cần có kiến thức về quản lý kinh tế.

- Một phó ban giúp việc trưởng ban, trực tiếp phụ trách về quy hoạch, kế hoạch, tổ chức sản xuất, tổ chức phân công lao động, công tác hậu cần phục vụ nghề cá, về trình độ chuyên môn có thể là kỹ sư khai thác hoặc kinh tế.

- Một cán bộ kỹ thuật về khai thác (đại học hoặc trung học) theo dõi, chỉ đạo về đánh bắt, cơ khí đóng tàu thuyền, theo dõi và đề xuất giải quyết các yêu cầu cho sản xuất.

- Một cán bộ kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản (đại học hoặc trung học) theo dõi chỉ đạo về kỹ thuật nuôi, đề xuất giải quyết các yêu cầu cho sản xuất và phát triển phong trào nuôi thuỷ sản.

- Một cán bộ kỹ thuật (đại học hoặc trung học) theo dõi về thu mua sản phẩm, gia công, chế biến...

- Hai cán bộ giúp việc về công tác kế hoạch, hợp đông kinh tế hai chiều, về đăng ký kinh doanh; cải tạo, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất, tổ chức lại sản xuất, tổ chức phân công lao động, các mặt nghiệp vụ quản lý, khoán, phân phối...

Trưởng ban thuộc biên chế của Uỷ ban Nhân dân huyện.

Đối với những huyện nhất là một số thị xã, thành phố thuộc tỉnh ở miền Nam mà sản xuất nghề cá chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản phẩm của huyện, thị... thì biên chế có thể nhiều hơn.

B. Đối với những huyện miền biển mà sản lượng ít (dưới 2000 tấn/năm), phạm vi hoạt động hẹp và các huyện vùng nội địa hiêm. Những thị xã, thành phố thuộc tỉnh nếu không có Ban nông nghiệp thì tổ thuỷ sản đặt trong Ban công nghiệp thị xã, thành phố. Biên chế có từ 3 đến 5 người, có thể phân công như sau:

- Một phó ban trực tiếp làm tổ trưởng phụ trách chung và theo dõi sản xuất,

- Một cán bộ theo dõi kỹ thuật khai thác (đại học hoặc trung học); đồng thời theo dõi kỹ thuật cơ khí đóng sửa tàu thuyền.

- Một cán bộ theo dõi nghiệp vụ quản lý cải tạo, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất nghề cá.

- Một cán bộ kỹ thuật về nuôi thuỷ sản.

- Một cán bộ tổng hợp, kế hoạch, vật tư, thu mua, hướng dẫn ký hợp đồng hai chiều, đăng ký kinh doanh.

III. MỖI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

Nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Ban thuỷ sản, nói chung áp dụng theo quy định chung của Hội đồng Chính phủ như ở các điểm 2, 3, 4, 5 của quyết định số 152-CP ngày 9/4/1981 và như điều 7, 10, 12, 13 của nghị quyết số 139-CP ngày 14/6/1978 của Hội đồng Chính phủ (nay là Hội đồng Bộ trưởng).

Nguyễn Bá Phát

(Đã Ký)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 05-TS/TT-1981 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Nhà nước, quan hệ công tác, lề lối làm việc của Ban Thuỷ sản huyện, thị xã và thành phố thuộc Tỉnh do Bộ Thuỷ sản ban hành

  • Số hiệu: 05-TS/TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 08/12/1981
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: Nguyễn Bá Phát
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 23
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản