Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-BYT/DC

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 1959

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TẠM THỜI QUY CÁCH LẤY MẪU, THỦ TỤC GỬI CÁC MẪU VẬT THUỐC MEN, THỰC PHẨM, ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI CÁC CƠ QUAN KIỂM NGHIỆM CỦA BỘ Y TẾ

Kính gửi: Các Ủy ban Hành chính các khu, thành phố, tỉnh.

Để đảm bảo sức khỏe của nhân dân và để giúp cho việc điều tra những vụ ngộ độc, đầu độc, sản xuất hay buôn bán thuốc giả xảy ra, có kết quả tốt, việc xét nghiệm các thuốc men, thực phẩm trong mấy năm gần đây đã được phát triển nhanh chóng, các mẫu xét nghiệm gửi đến ngày càng nhiều.

Nhưng có nhiều mẫu các cơ quan gửi đến không đủ số lượng, thiếu các chỉ dẫn cần thiết, đóng gói rất sơ sài; những thiếu sót này dễ làm cho kết quả xét nghiệm bị sai lệch, cơ quan Kiểm nghiệm sẽ kết luận không đúng, ảnh hưởng không tốt đến việc xử lý của các cơ quan Tòa án, Công an, Y tế, v.v…

Để đảm bảo việc kiểm nghiệm được chính xác, đầy đủ, toàn diện, Bộ ban hành theo thông tư này bản quy định tạm thời quy cách, thủ tục lấy mẫu gửi mẫu và lệ phí xét nghiệm.

Để cho các điều quy định được thi hành đầy đủ nhất là đối với các vụ đầu độc, ngộ độc, buôn bán thuốc giả, Bộ đề nghị Ủy ban Hành chính các cấp phổ biến bản quy định này cho các ngành hữu quan tương đương như Công an, Tòa án, Thương nghiệp, Hiệu thuốc tây, Y tế xuống tận xã và khu phố. Riêng đối với số cán bộ, nhân viên nào của các ngành nói trên, nhất là ở xã và khu phố thường phải xử trí khi xảy ra các vụ đầu độc, ngộ độc, buôn bán thuốc giả, v.v… Bộ đề nghị Ủy ban Hành chính các cấp và các ngành phổ biến kỹ những phần cần thiết cho số cán bộ, nhân viên đó nắm thặt vững để áp dụng.

Trong lúc thực hiện

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Phạm Ngọc Thạch

bản quy định, nếu có những chỗ nào chưa đầy đủ, Bộ đề nghị các Ủy ban Hành chính và các cơ quan phản ảnh cho biết để Bộ bổ sung thêm.

BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI

QUY CÁCH LẤY MẪU VÀ THỦ TỤC GỬI CÁC MẪU VẬT THUỐC MEN, THỰC PHẨM ĐẾN XÉT NGHIỆM TẠI CƠ QUAN KIỂM NGHIỆM CỦA BỘ Y TẾ

Để cho việc kiểm nghiệm được chính xác nhanh chóng, mỗi khi các cơ quan hay tư nhân muốn gửi các mẫu vật thuốc men hay thực phẩm đến để xét nghiệm cần theo đúng những điều đã quy định sau đây:

I. CÁCH LẤY CÁC TANG VẬT ĐỂ TÌM CHẤT ĐỘC

A. Lấy phủ tạng của cơ thể

Trong các vụ đầu độc, ngộ độc chết người, nếu Hội đồng giám định pháp y nắm chắc thì có thể quyết định chỉ nên lấy một số phủ tạng trong số những phủ tạng dưới đây với số lượng tối thiểu như sau. Trường hợp Hội đồng giám định pháp y không thể quyết định được thì cần lấy đủ các phủ tạng với số lượng tối thiểu đã quy định dưới đây. Riêng đối với những vụ đầu độc, ngộ độc nếu lấy những phủ tạng với số lượng nhiều hơn số lượng đã quy định thì càng tốt, vì nó giúp cho cơ quan xét nghiệm có đủ phủ tạng để nghiên cứu được dễ dàng hơn.

Nếu trường hợp gặp khó khăn không thể lấy đủ liều lượng đã quy định thì phải cố gắng lấy được nhiều chừng nào tốt chừng đó.

Quy định các phủ tạng cần lấy và số lượng như sau:

- Gan……………………………………………………………….

- Thận ………..........................................................................

- Dạ dày (không có thực phẩm ở trong)……………………….

- Các chất trong dạ dày………………………………………….

- Phổi………………………………………………………………

- Máu trong phổi………………………………………………….

- Máu trong tim……………………………………………………

100g

100g

100g – 120g

100g

100g

50g-150g

100g

Nếu có thể lấy được nước tiểu thì lấy từ 100 – 150 phân khối (khoảng từ 7 – 10 thìa ăn canh).

Trường hợp nghi có sẩy thai thì lấy bọc dạ con (utérus) 100g.

Đối với những trường hợp đặc biệt thì tùy theo Hội đồng giám định pháp y có thể cho lấy thêm lông, tóc, đốt xương sống v.v… giúp cho cơ quan xét nghiệm có tang vật để nghiên cứu thêm.

Trường hợp cần phải lấy máu:

- Nếu lấy máu ở tim thì nên để riêng trong một lọ đậy kín; cho máu vào đầy lọ và nếu có điều kiện thì có thể cho thêm Fluy-ô-rua Na-tri 5%, (Flourure Natrium năm phần nghìn) để máu khỏi chóng hỏng.

- Trường hợp không lấy được máu ở tim thì phải lấy máu ở phổi hay chất lỏng ở các khoảng trống của phổi, cần lấy đủ từ 100 đến 150 phân khối (khoảng 7 – 10 thìa canh).

- Trường hợp còn những chất ở trong dạ dày thì để riêng các chất đó vào một lọ và bỏ dạ dày vào một lọ khác, hoặc là cứ giữ nguyên dạ dày ấy với các chất ở trong, nhưng cần buộc chặt hai đầu dạ dày lại để các chất đó khỏi bị chảy ra ngoài.

B. Lấy các chất và vật phẩm không phải là phủ tạng.

Thức ăn nghi có chất độc cần lấy từ 200 – 500g.

Thuốc nghi có chất độc: nếu là thuốc của người dùng đã chết thì lấy hết. Nếu thuốc còn tình nghi là có chất độc thì cần lấy đủ số lượng tối thiểu sau đây:

- Thuốc bột: 20 – 100g

- Các loại cao: 30 – 50g

- Thuốc nước: 200 – 500cc

Thuốc tiêm loại 5cc: 15 ống, nếu là loại mà nồng độ thuốc ít như Stric-nin (Strychnine) 1mgr, A-trô-pin (Atropine) 1/4 mg v.v… cần lấy tối thiểu là 20 ống.

- Thuốc tiêm loại 1cc – 2cc: 20 ống, nếu là loại thuốc nồng độ thuốc ít như ví dụ ở trên thì cần lấy 40 ống.

- Thuốc viên: 50 – 100 viên

- Thuốc mỡ: 50 – 100g

Nước uống nghi có chất độc lấy từ 1 lít đến 5 lít.

Trường hợp gặp khó khăn không thể đủ liều lượng đã quy định ở trên thì cố gắng lấy được nhiều chừng nào hay chừng ấy.

C. Quy định cách thức giữ gìn và đóng gói tang vật để gửi đi.

Các chai, lọ, v.v… phải luộc bằng nước sôi, để khô (tránh lau bằng giẻ) rồi cho phủ tạng, vật phẩm vào. Không được thêm bất cứ một chất gì để tránh khỏi làm sai lệch kết quả xét nghiệm (trừ trường hợp là máu thì được thêm Flua-ruya Na-tri 5‰, như đã nói ở trên). Đậy nút cẩn thận và buộc giây ở ngoài nút để giữ chặt cho nút khỏi tụt. Tuyệt đối không được gắn xi và bọc sáp xung quanh nút đề phòng xi, sáp khỏi rơi vào tang vật, ở miệng lọ, v.v… cần dán thêm niêm bằng giấy có in dấu cơ quan hay cặp xi ở đầu giây. Ngoài lọ phải dán nhãn giấy có đề rõ tên tang vật và đánh số từng lọ, nếu như gửi một lần nhiều lọ. Cơ quan cần ghi lại các số này để đối chiếu về sau.

Các chai, lọ đựng tang vật gửi đi (nhất là trường hợp phải gửi bằng bưu điện) cần đóng vào hộp gỗ, có chèn kỹ thêm bằng rơm, giấy, v.v… để giữ cho khỏi vỡ.

Ở ngoài hộp dán thêm giấy niêm phong hay gắn xi (có in dấu cơ quan) ở những chỗ cần thiết. Sau khi lấy xong tang vật, cần hết sức tranh thủ đưa đến cơ quan kiểm nghiệm càng sớm càng hay.

Trong lúc chưa kịp gửi đi nếu có điều kiện đối với các tang vật là phủ tạng thì cách giữ tốt nhất là cho vào tủ lạnh. Đối với các tang vật là thuốc tây cũng cần đóng gói giữ gìn cẩn thận nhất là thuốc tiêm thường dễ vỡ (cần độn thêm giấy v.v…), thuốc nước dễ chảy, có thứ dễ bốc hơi, nên cần nút thật kỹ; thuốc bột, viên, cần tránh ẩm ướt v.v…

Điều cần chú ý là giữ sao cho những tên thuốc (nếu có) đừng bị mờ hoặc hỏng. (Xem thêm phần II mục B ở dưới).

D. Quy định thủ tục gửi các tang vật nói trên và các giấy tờ cẩn gửi theo.

- Để tránh những thắc mắc không chính đáng của các đương sự đối với các cơ quan hữu quan cũng như với cơ quan kiểm nghiệm, trong những vụ đầu độc, ngộ độc tùy theo sự cần thiết các cơ quan có trách nhiệm cần thành lập Hội đồng Giám định Pháp y hoặc Hội đồng chứng kiến lấy tang vật và lập biên bản (gửi 1 bản cho cơ quan kiểm nghiệm) rồi niêm phong tang vật tại chỗ có đương sự xác nhận trước khi gửi đi.

- Các tang vật, nếu là phủ tạng thường chóng nhiễm trùng, hơn nữa để cho tang vật được chuyển đến Phòng kiểm nghiệm một cách bảo đảm (không bị đánh tráo, không hư hỏng trong khi chuyên chở v.v…) và nhanh chóng, cơ quan có trách nhiệm cần cho người đủ uy tín trực tiếp mang tang vật đến cơ quan kiểm nghiệm, không nên gửi qua Bưu điện.

Trường hợp gặp khó khăn không thể trực tiếp mang đến được, thì mới nên gửi tang vật bằng bưu đện nhưng cần đóng gói hết sức bảo đảm như đã nói trên để tránh hư hỏng trong lúc vận chuyển.

Khi gửi tang vật, cơ quan và Hội đồng Giám định Pháp y cần có công văn nói rõ những điểm sau đây:

1. Tên tuổi người bị ngộ độc.

2. Hiện tượng ngộ độc của nạn nhân hay bệnh nhân. Các việc xảy ra liên quan đến việc ngộ độc. Những hiện tượng này nêu lên được cụ thể và đầy đủ thì càng giúp ích cho việc xét nghiệm.

3. Những nhận xét sơ bộ và những gợi ý nếu có.

4. Nếu trường hợp không phải bị ngộ độc mà nghi vật phẩm có chất độc, thì cũng cần nói rõ: tên vật phẩm, vật phẩm của ai, lấy ở đâu, nghi vấn thế nào v.v…

5. Ghi rõ tang vật đã được đóng gói, niêm ra sao (để khi gửi tới cơ quan kiểm nghiệm sẽ đối chiếu vào đấy xét lại xem tang vật còn giữ nguyên như cũ hay không?).

6. Biên bản hoặc công văn nếu bằng chữ đánh máy thì cần đánh dấu đủ các chữ để cơ quan kiểm nghiệm khỏi đọc nhầm và hiểu sai nghĩa.

II. CÁCH LẤY MẪU THUỐC TÂY, CAO ĐƠN HOÀN TÁN ĐỂ KIỂM NGHIỆM

Các thuốc men gửi đến để kiểm nghiệm có thể chia làm 4 loại:

1. Loại thuốc hư hỏng, quá hạn, hoặc nghi là hư hỏng.

2. Loại thuốc mất nhãn, chưa biết tên, nhầm lẫn.

3. Loại thuốc tư nhân xin phép sản xuất.

4. Loại thuốc nghi là thuốc giả.

Riêng trường hợp thứ 1 và thứ 2, nếu số lượng thuốc còn ít, giá rẻ, lại không cần dùng lắm mà xét nghiệm mất nhiều công phu, tốn nhiều lệ phí, thì không nên gửi đến xét nghiệm.

A. Quy định số lượng thuốc cần gửi làm mẫu để xét nghiệm.

Tất cả 4 loại thuốc nói trên ít nhất cần phải gửi đủ số lượng như sau mới có thể xét nghiệm được:

Thuốc tiêm: Loại 1cc và 2cc: 20 ống, nếu nồng độ ít: 1/4 mgr, 1mgr v.v… thì lấy 40 ống.

- Loại 5cc: 15 ống, nếu nồng độ thuốc ít: 1/4 mg, 1mg v.v… thì lấy 20 ống.

- Thuốc viên: mỗi viên cân nặng 1g hoặc có 0g50 thuốc lấy 20 viên.

Còn các viên có trọng lượng hoặc lượng thuốc khác nhau thì sẽ có căn cứ vào số lượng viên trên đây mà quy ra để gửi cho đủ số viên cần thiết. Thí dụ viên 0g10 thì cần 100 viên.

- Thuốc bột…………………………………………………………

- Thuốc gói cân nặng từ 0g10 đến 0gr50 ……………………..

- Thuốc nước, rượu thuốc……………………………………….

- Thuốc mỡ………………………………………………………..

- Thuốc cao………………………………………………………..

20g

40 gói

200 đến 500cc

50 đến 100g

30 đến 50g

Nếu là hóa chất dùng vào ngành Y Dược, tư nhân muốn xin sản xuất thì liên lạc trước với cơ quan kiểm nghiệm để biết số lượng cần gửi.

B. Quy định cách đóng gói và ghi ở bên ngoài mẫu thuốc.

Trừ thuốc tiêm và thuốc gói, còn các loại thuốc khác đều phải đóng gói vào chai lọ sạch, khô, có nút kín, và ngoài các gói thuốc tiêm cũng như chai, lọ, hộp v.v… cần độn thêm giấy hoặc bông, các vật mềm để tránh hư hỏng.

Riêng đối với loại thuốc mất nhãn chưa biết tên thì cần giữ nguyên hộp, lọ hoặc gói để vận dụng nó vào việc nghiên cứu xét nghiệm.

Nếu một cơ quan mà cùng một lúc gửi đến nhiều mẫu thuốc mất nhãn thì các chai, lọ, hộp đựng thuốc đó cần đánh số 1, 2, 3, 4 v.v… Số này cơ quan cần ghi lại để nhớ và đối chiếu về sau, một mặt cần ghi vào công văn để khi xét nghiệm xong, phòng Kiểm nghiệm sẽ trả lời cho ăn khớp với thứ thuốc cơ quan đã hỏi.

Còn đối với thuốc quá hạn cần giữ nguyên cả hộp hoặc lọ có nhãn ghi rõ hạn dùng ở ngoài.

C. Quy định cách thức ghi và giấy tờ cần gửi đến.

Cần có công văn gửi kèm với mẫu thuốc gửi đến xét nghiệm. Tùy theo yêu cầu cần xin xét nghiệm, công văn giấy tờ cần theo đúng những điều quy định sau đây:

1. Nếu bằng chữ đánh máy thì phải đánh dấu đủ các chữ, để cơ quan kiểm nghiệm khỏi đọc nhầm, hiểu sai nghĩa.

2. Đối với thuốc dùng bị nhầm lẫn, thì cần ghi rõ hiện tượng xảy ra trong khi dùng thuốc. Ví dụ: uống vào bị nôn, bỏng mồm, tiêm bị choáng, áp-xe, bệnh nặng hơn trước v.v…

3. Thuốc ghi là hỏng, nếu có thể thì cho biết thêm những nhận xét như: chảy nước, đục, vàng, đổi mầu, nghi biến chất v.v…

4. Thuốc mất nhãn cần nói rõ đã lấy ở đâu (Kho thuốc nào; Đại lý thuốc tây, v.v…).

5. Thuốc của tư nhân xin sản xuất trong giấy tờ cần nói rõ tỉ mỉ:

- Công thức pha chế.

- Cách pha chế.

- Ký hiệu trên nhãn.

- Số lượng mẫu thuốc gửi đến.

- Yêu cầu phân chất về mặt nào: định tính, định lượng, định tinh khiết, v.v…

6. Để tránh những thắc mắc không chính đáng của đương sự đối với cơ quan hữu quan và cơ quan kiểm nghiệm, trường hợp nghi là sản xuất hay buôn bán thuốc giả hoặc thuốc đông y có lẫn hóa chất thì các cơ quan có trách nhiệm cần lập biên bản (gửi cho cơ quan kiểm nghiệm một bản) và niêm phong tang vật tại chỗ, có đương sự xác nhận rồi mới gửi tang vật tới cơ quan kiểm nghiệm.

Công văn gửi kèm với tăng vật cần nói rõ:

- Công thức pha chế.

- Nếu là thuốc đã được phép sản xuất thì ghi thêm số phiếu và ngày tháng của cơ quan kiểm nghiệm đã hân chất mẫu thuốc đó.

- Giấy phép cho sản xuất.

- Nguyên nhân nghi ngờ thuốc giả.

Nếu nghi là buôn bán thuốc giả thì buộc họ phải khai và ghi vào giấy tờ đã mua thuốc đó ở đâu, từ bao giờ, của ai, giá cả v.v… và những sự việc mà xét ra có giúp ích cho việc xét nghiệm và gửi công văn có nói rõ các điểm này kèm theo tang vật.

D. Sử dụng kết quả của việc kiểm nghiệm các mẫu thuốc.

Phiếu phân chất kết quả các mẫu thuốc của cơ quan kiểm nghiệm không phải là giấy phép cho sản xuất, hơn nữa, việc kiểm nghiệm thuốc lần nào thì chỉ biết rõ kết quả lần đó, nên cấm các tư nhân không được dùng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của mình làm tài liệu để tuyên truyền quảng cáo trong việc buôn bán thuốc.

III. CÁCH GỬI THỰC PHẨM ĐỂ KIỂM NGHIỆM

A. Quy định số lượng thực phẩm hoặc tạp phẩm cần gửi làm mẫu để kiểm nghiệm.

- Bột các loại (mỳ, sắn, gạo, cary v.v…)

- Bơ, phó-mát

- Cà chua nghiền

- Cá hộp, thịt hộp (ít nhất)

- Chè uống các loại

- Dấm

- Đậu, lạc vừng

- Đường

- Kẹo các thứ

- Mứt các thứ

- Nước mắm

- Nước chanh, cam, các loại giải khát

- Rượu các loại

- Xì xầu

- Sữa bột

- Sữa đặc có đường

- Sữa đậu nành

- Tinh dầu các thứ

- Tương

- Tương ớt

- Phấn rôm

- Xà phòng đánh răng

- Xà phòng giặt

200g

200g

300g

2 hộp nguyên

200g

500cc

200g

200g

200g

200g

200g

500g

500g

300g

200g

1 hộp nguyên

300g

200cc

200cc

200cc

200g

100g

200g

B. Cách thức đóng gói và giữ gìn.

Cần đóng gói và giữ gìn cho thích hợp như sau:

1 – Các loại thực phẩm hỏng (dấm, dầu, nước mắm v.v…) phải đóng vào chai nút kín, gắn xi.

2 – Các loại bột (gạo, sữa, cary, húng lừu, v.v…) phải cho vào hộp kín hoặc lọ rộng miệng và hút kín để tránh ẩm.

3 – Các loại dễ chảy (đường, mứt, kẹo v.v…) phải cho vào hộp kín hoặc lọ rộng miệng, nút kín.

4 – Các loại dễ bay hơi (các thứ tinh dầu) phải cho vào lọ thủy tinh có nút thủy tinh hay nút điên điển (li-e-giơ) đậy thật chặt.

C. Quy định các giấy tờ cần gửi đến.

Cơ quan hoặc người có hàng xuất khi muốn xin xét nghiệm thực phẩm cần mang tới:

1 - Mẫu thực phẩm với số lượng như trên. Thực phẩm có trên nhãn cần ghi rõ tên thực phẩm, nhãn hiệu, tên và địa chỉ người sản xuất và kèm theo cần có công thức pha chế.

2 - Tiền lệ phí để thanh toán trước khi xét nghiệm.

D. Sử dụng kết quả của việc kiểm nghiệm thực phẩm.

Phiếu phân chất kết quả các mẫu thực phẩm của cơ quan kiểm nghiệm không phải là giấy phép cho sản xuất hơn nữa việc kiểm nghiệm thực phẩm lần nào thì chỉ biết rõ kết quả lần đó, nên cấm các tư nhân không được dùng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của mình để làm tài liệu tuyên truyền quảng cáo trong việc buôn bán thực phẩm.

IV. LỆ PHÍ XÉT NGHIỆM

Các cơ quan hay tư nhân muốn xin xét nghiệm thuốc độc chất hoặc thực phẩm phải chịu một số tiền lệ phí như sau:

A. Thuốc tây.

- Trường hợp thử thuốc đơn, chỉ có kiểm tra lại tính chất (định tính)…….

3 đồng

- Trường hợp thử thuốc đơn, kiểm tra chất lượng, số lượng mà phương pháp thử tương đối dễ………

5 đồng

- Trường hợp thử thuốc đơn về số lượng và chất lượng, tạp chất, độc chất, phương pháp thử phức tạp hơn……..

12 đồng

- Trường hợp thử thuốc kép hoặc thuốc đơn về các mặt: chất lượng, số lượng, dược lý, độc chất, lý học, tác dụng sinh lý……...

20 đồng

Trường hợp thử đặc biệt về mặt dược lý như trên, nhưng phải tốn nhiều thỏ, chuột, cá v.v… thì lệ phí sẽ tính sau.

B. Thực phẩm.

- Sữa người mẹ

- Kem

- Phấn rôm, dấm

- Sữa tươi, bột, đặc hay sữa đầu nành

- Các thứ mứt, kẹo, đường

- Các loại tinh dầu

- Nước mắm, xì dầu, tương

- Cà chua nghiền, tương ớt

- Các loại rượu bia, các loại dầu, bơ, phó mát

- Các loại đồ hộp (cá, thịt, hoa quả)

- Các loại bột, chè, xà phòng

1 đồng

2 đồng

5 đồng

7 đồng

7 đồng

7 đồng

5 đồng

15 đồng

15 đồng

15 đồng

15 đồng

C. Độc chất:

- Trường hợp phương pháp thử đơn giản: 5 đồng

- Trường hợp phương pháp thử phức tạp: 10 đồng

D. Trả tiền lệ phí.

- Cơ quan hay tư nhân nào xin xét nghiệm thuốc men độc chất hoặc thực phẩm phải chịu thanh toán lệ phí.

- Trường hợp là cơ quan hay tư nhân, việc kiểm nghiệm thực phẩm thì phải thanh toán trước tiền lệ phí.

- Đối với các mẫu vật do cơ quan Công an, Tư pháp, gửi đến (qua Y tế địa phương hoặc gửi thẳng) hay Bộ Y tế ra chỉ thị kiểm nghiệm thì cơ quan gửi mẫu vật có trách nhiệm trả lệ phí và sau đó cơ quan có thể đòi người đương sự trả lại cho mình tiền lệ phí này.

- Trường hợp cơ quan y tế hoặc cơ quan kiểm nghiệm được ủy nhiệm đến lấy mẫu thuốc hay thực phẩm ở các cửa hàng công, tư, hợp tác xã v.v… đem về để xét nghiệm thì tùy theo kết quả, nếu sản phẩm vẫn tốt thì được miễn trả lệ phí, nếu sản phẩm có sai phạm luật lệ chuyên môn thì cửa hàng đó phải trả lệ phí, nhưng nếu sai phạm này không phải do cửa hàng mà do cơ quan sản xuất hay phân phối đã gây ra thì cửa hàng có thể đề nghị cơ quan đó trả lại cho mình số tiền lệ phí.

Sau khi nhận được giấy báo của cơ quan kiểm nghiệm hạn trong 10 ngày cơ quan hoặc đương sự phải thanh toán xong lệ phí.

- Lệ phí trên đây, hàng năm sẽ được xét lại một lần để định lại cho sát với thời giá của các hóa chất nguyên dược liệu, sinh vật v.v… đã dùng vào việc xét nghiệm.

V. THỦ TỤC LÀM VIỆC CỦA CƠ QUAN KIỂM NGHIỆM

Hiện nay, Phòng Kiểm nghiệm hóa học chịu trách nhiệm kiểm nghiệm các tang vật độc chất và thuốc men; Viện Vi trùng học kiểm nghiệm các thực phẩm.

Để cho việc xét nghiệm các thuốc men, tang vật, thực phẩm của cơ quan hay tư nhân gửi đến được kết quả tốt, sau khi nhận được các mẫu đó, cơ quan kiểm nghiệm có thủ tục làm việc như sau:

a) Tùy theo từng thứ thuốc men, tang vật, thực phẩm phủ tạng v… sẽ giữ gìn thích hợp như cho vào tủ lạnh, tránh ẩm, tránh nóng v.v… cho các mẫu đó không bị giảm sút hay thay đổi tính chất, phẩm chất, số lượng v.v.. như tình trạng của mẫu lúc mới nhận được.

b) Sẽ phân loại các mẫu theo thứ tự hoặc ưu tiên để giải quyết cho thích hợp với yêu cầu của các cơ quan hoặc tư nhân và hợp với khả năng của cơ quan kiểm nghiệm.

c) Đối với các tang vật của các vụ đầu độc, ngộ độc, thuốc giả mà gửi bằng bưu điện thì trước khi mở ra xét nghiệm sẽ có từng tiểu ban chuyên môn (ban độc chất, ban dược phẩm v.v…) chứng kiến tình trạng niêm phong, giữ gìn, sơ bộ nhận xét phẩm chất bề ngoài của tang vật để đối chiếu với biên bản hoặc công văn của cơ quan gửi đến xem tang vật đó trong lúc vận chuyển có bị hư hỏng hay có gì khả nghi là đã bị đánh tráo hoặc bị mở niêm trước khi tang vật được chuyển đến cơ quan kiểm nghiệm không, nếu không có gì khả nghi thì tiến hành kiểm nghiệm.

- Gặp trường hợp nghi ngờ là các tang vật nói trên đã bị đánh tráo, bị mở niêm thì Tiểu ban chuyên môn sẽ lập biên bản và cơ quan kiểm nghiệm sẽ có công văn báo cho cơ quan đó biết để cử người đến xác nhận và kết luận. Nếu quả nhiên tang vật đã bị đánh tráo thì không kiểm nghiệm, nếu cơ quan gửi thêm mẫu khác thì mới kiểm nghiệm.

- Gặp khi mở ra, các tang vật nói trên đã bị đổ vỡ (vì đóng gói kém và vận chuyển không cẩn thận), Tiểu ban chuyên môn cũng sẽ lập biên bản, nếu còn tạm đủ số lượng thì sẽ kiểm nghiệm, nhưng một mặt vẫn báo cho cơ quan đó biết gửi thêm mẫu để xét nghiệm cho bảo đảm. Trường hợp tang vật không còn đủ số lượng để kiểm nghiệm cũng sẽ báo cho cơ quan đó biết để gửi thêm mẫu khác.

d) Trường hợp tang vật về các vụ ngộ độc, thuốc giả do người của cơ quan hữu quan trực tiếp mang đến thì cơ quan kiểm nghiệm sẽ nhận và tiểu ban chuyên môn sẽ cùng với người áp tải tang vật chứng kiến việc mở tang vật xác nhận tình trạng tại chỗ để tránh các phiền phức về sau cho cả hai bên.

e) Cơ quan Kiểm nghiệm sẽ xét nghiệm các thuốc men, thực phẩm, tang vật có tinh thần trách nhiệm, thận trọng và vô tư khi kiểm nghiệm cũng như khi kết luận việc phân chất. Cơ quan Kiểm nghiệm sẽ bảo đảm giữ bí mật kết quả phân chất các sản phẩm của cơ quan, tang vật của các vụ đầu độc, ngộ độc, thuốc giả cũng như công thức và cách pha chế thuốc của tư nhân và cơ quan.

g) Sau khi xét nghiệm xong, cơ quan Kiểm nghiệm sẽ gửi phiếu phân chất có ghi hiện trạng và cách đóng gói của tang vật hoặc thuốc men, thực phẩm lúc nhận được; kết quả đã phân chất và kèm theo giấy báo thanh toán lệ phí nếu như cơ quan hoặc tư nhân chưa trả.

VI. KẾT LUẬN

Cơ quan Kiểm nghiệm sẽ bảo đảm xét nghiệm các mẫu đúng theo tinh thần và thủ tục nói trên, nhưng một mặt các cơ quan và tư nhân cần tôn trọng các điều đã ghi trong bản quy định này để cho việc xét nghiệm được thuận lợi và nhanh chóng.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Phạm Ngọc Thạch

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 05-BYT/DC năm 1959 quy định tạm thời quy cách lấy mẫu, thủ tục gửi các mẫu vật thuốc men, thực phẩm, đến xét nghiệm tại các cơ quan kiểm nghiệm của Bộ Y tế do Bộ Y Tế ban hành

  • Số hiệu: 05-BYT/DC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 16/03/1959
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Phạm Ngọc Thạch
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 12
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản