Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2015/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị.
Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị.
Thông tư này áp dụng đối với nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị
Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị bao gồm:
1. Nhân viên điều độ chạy tàu;
2. Lái tàu;
3. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga;
4. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
Điều 4. Tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị
1. Nhân viên điều độ chạy tàu là người trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu, chỉ huy việc khắc phục sự cố chạy tàu, ra lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị liên quan, đình chỉ chạy tàu trên tuyến đường sắt phụ trách nếu thấy nguy cơ đe dọa mất an toàn chạy tàu. Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề trở lên chuyên ngành điều hành, vận tải, khai thác đường sắt đô thị;
b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của một trong ba chức danh lái tàu, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;
d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ điều độ chạy tàu do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
2. Lái tàu là người trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị. Chức danh lái tàu phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có bằng, chứng chỉ đào tạo lái tàu đường sắt đô thị;
b) Có độ tuổi không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;
c) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ lái tàu do doanh nghiệp quản lý, khai thác vận hành đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
3. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga: Là người chịu trách nhiệm thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, trực tiếp tham gia giải quyết, khắc phục sự cố chạy tàu tại ga. Chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ sơ cấp trở lên chuyên ngành vận tải, khai thác đường sắt đô thị;
b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
c) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ phục vụ chạy tàu tại ga do doanh nghiệp quản lý, khai thác vận hành đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
4. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị. Chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ sơ cấp trở lên chuyên ngành vận tải, khai thác đường sắt đô thị;
b) Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
c) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu tại ga do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
Điều 5. Sử dụng chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị
1. Nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trước đây đã đảm nhiệm công tác trong thời gian ít nhất 01 năm.
2. Lái tàu phải được đào tạo, sát hạch nghiệp vụ khi thay đổi việc lái tàu giữa các tuyến, loại tàu đường sắt đô thị. Doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành tuyến đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, sát hạch nghiệp vụ đối với những lái tàu này.
3. Trường hợp nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu không đảm nhận công việc quá 06 tháng liên tục, nếu muốn tiếp tục đảm nhận công việc thì phải qua kỳ kiểm tra nghiệp vụ và đạt yêu cầu do doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành tuyến đường sắt đô thị quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
1. Hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, tập hợp các kiến nghị, đề xuất, nghiên cứu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện tiêu chuẩn các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp quản lý, khai thác, vận hành tuyến đường sắt đô thị
1. Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho các nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ định kỳ đối với các nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu 01 lần/năm.
3. Tổ chức kiểm tra, sát hạch nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị trước khi bố trí đảm nhận chức danh theo quy định tại Thông tư này.
4. Không bố trí đảm nhận các chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đối với những trường hợp không đạt tiêu chuẩn sức khỏe hoặc không đạt yêu cầu khi kiểm tra, sát hạch nghiệp vụ.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.
2. Đối với các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam thì tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu trên các tuyến đường sắt đô thị đó được áp dụng theo tiêu chuẩn công nghệ của tuyến đường sắt đô thị thông qua đào tạo, chuyển giao công nghệ.
3. Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Giao thông vận tải tổ chức sát hạch và cấp Giấy phép lái tàu sau khi các tuyến đường sắt đô thị này hoàn thành chạy thử nghiệm.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 67/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 32/2006/QĐ-BGTVT sửa đổi Quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 38/2010/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư 42/2016/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 12/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 1577/QĐ-BGTVT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 380/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1577/QĐ-BGTVT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 380/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
- 1Luật Đường sắt 2005
- 2Quyết định 67/2005/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 32/2006/QĐ-BGTVT sửa đổi Quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông tư 38/2010/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 6Nghị định 14/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt
- 7Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 8Thông tư 42/2016/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành, bảo trì đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Thông tư 12/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Thông tư 05/2015/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 05/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/03/2015
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 527 đến số 528
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra