Chương 2 Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Điều 8. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong toàn ngành Thông tin và Truyền thông.
2. Cụm trưởng các cụm thi đua, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phối hợp với đoàn thể quần chúng cùng cấp tổ chức vận động các thành viên của đơn vị tích cực hưởng ứng phong trào thi đua.
Điều 9. Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện trong suốt thời gian của năm công tác nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra. Thi đua thường xuyên áp dụng giữa các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị hoặc giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc gần giống nhau (thi đua theo lĩnh vực);
2. Thi đua theo đợt được tổ chức nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm hoặc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn có tính chất khó khăn, phức tạp và giải quyết những công việc còn yếu kém trong từng giai đoạn và thời gian cụ thể (thi đua theo chuyên đề).
Khen thưởng trong phong trào thi đua theo đợt (hoặc theo chuyên đề) chỉthực hiện khi tiến hành sơ kết, tổng kếtphong trào thi đua; chủ yếu áp dụng hình thức khen thưởng ở cấp cơ sở, cấp Bộ. Trường hợp sơ, tổng kết đợt hoặc chuyên đề thi đua do Bộ tổ chức có thời gian từ 05 năm trở lên mới lựa chọn cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để trình trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng.
3. Việc tổ chức thi đua và bình xét khen thưởng trong phong trào thi đua được tổ chức theo các khối, cụm thi đua. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản quy định riêng về việc tổ chức thi đua và bình xét khen thưởng theo các khối, cụm thi đua.
Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, thực tiễn và có tính khả thi.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động nghề nghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, đa dạng các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai phong trào thi đua.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả của phong trào thi đua; bình xét các danh hiệu thi đua và lựa chọn để khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
5. Phát hiện, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng những điển hình tiên tiến để noi gương học tập.
Điều 11. Ký giao ước thi đua và đăng ký danh hiệu thi đua
1. Hàng năm, các tập thể cấp trên cơ sở, cấp cơ sở có trách nhiệm tổ chức cho cá nhân, tập thể trực thuộc đăng ký thi đua, phấn đấu đạt được các danh hiệu thi đua; tổng hợp bản đăng ký thi đua gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ trước ngày 15 tháng 02 hàng năm.
2. Cụm trưởng các cụm thi đua tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các cơ quan, đơn vị trong khối, cụm thi đua và gửi bản ký kết giao ước thi đua về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng theo thời hạn quy định tại Quy định tổ chức khối, cụm thi đua.
3. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tổng hợp các bản giao ước thi đua và đăng ký thi đua để theo dõi và làm căn cứ đề xuất xét tặng các danh hiệu thi đua.
4. Đối với cơ quan, đơn vị phát động các phong trào thi đua mà có đăng ký khen thưởng từ cấp Bộ trở lên, trước khi phát động các phong trào thi đua này phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 12. Các danh hiệu thi đua
1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
a) Lao động tiên tiến;
b) Chiến sĩ thi đua cơ sở;
c) Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể:
a) Tập thể lao động tiên tiến;
b) Tập thể lao động xuất sắc”;
c) Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông”;
d) Cờ thi đua của Chính phủ.
Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 05/2013/TT-BTTTT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/03/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Bắc Son
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 165 đến số 166
- Ngày hiệu lực: 20/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua
- Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
- Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng
- Điều 7. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp
- Điều 8. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua
- Điều 9. Hình thức tổ chức thi đua
- Điều 10. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
- Điều 11. Ký giao ước thi đua và đăng ký danh hiệu thi đua
- Điều 12. Các danh hiệu thi đua
- Điều 13. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”
- Điều 14. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
- Điều 15. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ Thông tin và Truyền thông”
- Điều 16. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
- Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”
- Điều 18. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”
- Điều 19. Cờ thi đua của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 20. Cờ thi đua của Chính phủ
- Điều 21. Hình thức, tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước
- Điều 22. Hình thức và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 23. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp cơ sở hoặc cấp trên cơ sở
- Điều 26. Tuyến trình khen thưởng
- Điều 27. Thủ tục trình khen thưởng
- Điều 28. Hiệp y khen thưởng:
- Điều 29. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng
- Điều 30. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng
- Điều 31. Trách nhiệm và nguyên tắc trích lập Quỹ thi đua khen thưởng
- Điều 32. Quản lý và sử dụng Quỹ thi đua khen thưởng