Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2012/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2012 |
QUY ĐỊNH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 78 sửa đổi 2010 mà Việt Nam là thành viên;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, áp dụng cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thời giờ làm việc” là khoảng thời gian thuyền viên phải thực hiện nhiệm vụ của mình trên tàu.
2. “Thời giờ nghỉ ngơi” là khoảng thời gian ngoài thời giờ làm việc trên tàu; thuật ngữ này không bao gồm các khoảng thời gian nghỉ giải lao.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam theo ca và được duy trì 24 giờ liên tục trong ngày, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ.
2. Thời giờ làm việc tối đa:
a) 14 giờ làm việc trong 24 giờ liên tục;
b) 72 giờ làm việc trong 7 ngày liên tục.
3. Trường hợp khẩn cấp liên quan đến an ninh, an toàn của tàu, của những người trên tàu, hàng hóa, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên thực hiện giờ làm việc bất kỳ thời gian nào cần thiết. Ngay sau khi thực hiện xong nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp và khi tình hình trở lại bình thường, thuyền trưởng phải bảo đảm mọi thuyền viên đã thực hiện xong nhiệm vụ này trong thời giờ được phép nghỉ ngơi của họ được hưởng đủ thời giờ nghỉ ngơi theo quy định tại
4. Thời giờ làm việc của thuyền viên ở trên tàu phải lập thành bảng theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Bảng ghi thời giờ làm việc của thuyền viên ở trên tàu phải được lập bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và thông báo tại nơi dễ thấy. Thuyền viên phải được phát bản sao bảng ghi thời giờ làm việc của họ và có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền kiểm soát và chữ ký của thuyền viên.
1. Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu:
a) 10 giờ nghỉ ngơi trong 24 giờ liên tục;
b) 77 giờ nghỉ ngơi trong 7 ngày liên tục.
2. Số giờ nghỉ ngơi trong 24 giờ liên tục được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất phải kéo dài 6 giờ và khoảng cách giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp không được quá 14 giờ.
3. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong các hoạt động quan trọng khác như: tập trung, luyện tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc luyện tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi không theo quy định tại khoản 1 của Điều này nhưng việc bố trí đó phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải bố trí nghỉ bù để bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi đó không dưới 70 giờ trong khoảng thời gian 7 ngày:
a) Việc áp dụng ngoại lệ đối với thời giờ nghỉ ngơi quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều này không được thực hiện trong khoảng thời gian hai tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;
b) Thời giờ nghỉ ngơi quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều này có thể được chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 6 giờ và một trong hai giai đoạn còn lại không được dưới một giờ. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liền kề không được vượt quá 14 giờ. Việc áp dụng ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 7 ngày.
4. Thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên ở trên tàu phải được lập thành bảng theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này, Bảng ghi thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên ở trên tàu phải được lập bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh và thông báo tại nơi dễ thấy. Thuyền viên phải được phát bản sao bảng ghi thời giờ nghỉ ngơi của họ và có chữ ký của thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền kiểm soát và chữ ký của thuyền viên.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ Thông tư số 20/2001/TT-GTVT ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu vận tải đường biển và những quy định trước đây trái với Thông tư này.
3. Ban hành kèm theo Thông tư này 02 phụ lục sau:
a) Phụ lục I: Bảng ghi thời giờ làm việc trên tàu;
b) Phụ lục II: Bảng ghi thời giờ nghỉ ngơi trên tàu.
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGTVT ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢNG GHI THỜI GIỜ LÀM VIỆC TRÊN TÀU
(TABLE OF SHIPBOARD WORKING ARRANGEMENTS)
Tên tàu: …………………… Số IMO:…………………….. Cảng đăng ký: ………………….. Ngày:…….....
Name of ship IMO Number Port of Registry Date
Giờ nghỉ ngơi tối thiểu của thuyền viên được áp dụng phù hợp với Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên, 1978, và những sửa đổi 2010 (Công ước STCW)
The minimum hours of rest are applicable in accordance with the International Convention and Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers, 1978, as amended 2010 (STCW Convention)
Giờ nghỉ ngơi tối thiểu: Giờ nghỉ ngơi tối thiểu sẽ không ít hơn: 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ liên tục; và 77 giờ trong khoảng thời gian 7 ngày liên tục.
Minimum Hours of Rest: Minimum Hours of Rest shall not be less than: 10 hours in any 24 hours period; and 77 hours in any 7 days period.
Chức danh | Giờ làm việc hàng ngày trên biển | Giờ làm việc hàng ngày trong cảng | Ghi chú | Tổng số giờ nghỉ | |||
Ca trực | Làm ngoài giờ | Ca trực | Làm ngoài giờ | Trên biển | Trong cảng | ||
Ghi chú:.........................................................................................................................................................................
Remarks
Thuyền trưởng ký tên:.......................................................................... |
(Kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BGTVT ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BẢNG GHI THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TRÊN TÀU
(RECORDS OF HOURS OF REST)
Tên tàu: …………………… Số IMO:…………………….. Cờ quốc tịch:...........……………..
Name of Ship IMO Number Flag of Ship
Thuyền viên (họ và tên):..................................
Seafarer (full name):
Tháng, năm: .....................................................
Month and year
Đánh dấu “X” vào khoảng thời gian nghỉ ngơi, hoặc dùng đường kẻ liên tục
Please mark periods of rest with an “X”, or using a continuous line
Giờ Ngày | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | Giờ nghỉ ngơi/24h | Ghi chú |
Tôi cam đoan rằng bảng ghi thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên trên là chính xác.
I agree that this record is an accurate reflection of the hours of rest of the seafarer concerned.
Tên/chữ ký của thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền:..............................................
Name/Signature of Master of Authorized Person
Chữ ký của thuyền viên (Signature of seafarer):.................................... |
Bản sao của bảng ghi chép này phải được gửi tới thuyền viên (A copy of this record is to be given to the seafarer).
- 1Thông tư 20/2001/TT-GTVT thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu vận tải đường biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 31/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Thông tư 42/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 1571/QĐ-BGTVT năm 2012 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 6Quyết định 2505/QĐ-BGTVT năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 06 tháng đầu năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 380/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 20/2001/TT-GTVT thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu vận tải đường biển do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1571/QĐ-BGTVT năm 2012 về Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 6 tháng đầu năm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 1291/QĐ-BGTVT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 31/01/2014
- 4Quyết định 2505/QĐ-BGTVT năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 06 tháng đầu năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 380/QĐ-BGTVT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông Vận tải kỳ 2014-2018
- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Bộ Luật lao động sửa đổi 2006
- 3Bộ luật lao động sửa đổi 2007
- 4Bộ luật Lao động 1994
- 5Nghị định 109/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 195/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- 6Thông tư 31/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc bức xạ, hạt nhân do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Nghị định 51/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải
- 8Thông tư 42/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 05/2012/TT-BGTVT quy định thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 05/2012/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/03/2012
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 263 đến số 264
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra