Chương 2 Thông tư 05/2011/TT-BGTVT hướng dẫn về việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành
CÁC THỦ TỤC KẾT NỐI ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG VÀO ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA
1. Trong quá trình lập dự án, tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia phải được Bộ Giao thông vận tải thoả thuận về việc kết nối. Văn bản thoả thuận kết nối theo quy định tại Phụ lục B của Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thoả thuận kết nối và gửi Bộ Giao thông vận tải (nộp trực tiếp tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi qua hệ thống bưu chính). Hồ sơ đề nghị thoả thuận kết nối bao gồm:
- Văn bản đề nghị thoả thuận kết nối đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục A của Thông tư này;
- Bản vẽ sơ hoạ mặt bằng vị trí dự kiến kết nối.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thoả thuận kết nối, Bộ Giao thông vận tải xem xét, có văn bản thoả thuận kết nối hoặc văn bản nói rõ lý do không chấp thuận việc kết nối và gửi tổ chức, cá nhân đề nghị.
Tổ chức, cá nhân lập 03 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép kết nối đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia và gửi Cục Đường sắt Việt Nam (nộp trực tiếp tại Văn phòng Cục Đường sắt Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính), hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị kết nối đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục C kèm theo Thông tư này. Trường hợp đề nghị kết nối tạm (có thời hạn) thì trong đơn phải có cam kết tự tháo dỡ công trình và chịu mọi chi phí tháo dỡ, phục hồi lại trạng thái kết cấu hạ tầng đường sắt ban đầu khi hết thời hạn kết nối;
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Các văn bản pháp lý có liên quan khác như: Văn bản thoả thuận kết nối của Bộ Giao thông vận tải; Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
1. Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép kết nối đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia, kiểm tra hồ sơ theo quy định tại
2. Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
3. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép kết nối các tuyến đường sắt chưa đúng quy định: Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, thì Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản hướng dẫn đầy đủ (một lần) cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép kết nối đường sắt để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp phép.
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp phép kết nối theo quy định; căn cứ vào hồ sơ đề nghị kết nối các tuyến đường sắt, các ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có), căn cứ thoả thuận kết nối của Bộ Giao thông vận tải, căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan, Cục Đường sắt Việt Nam thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần) và báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để quyết định hoặc từ chối cho phép kết nối.
2. Khi cần làm rõ thông tin liên quan đến các cơ quan, tổ chức khác để phục vụ việc quyết định cho phép kết nối mà không thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị kết nối thì Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan để làm rõ và xử lý.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được công văn đề nghị cho ý kiến của Cục Đường sắt Việt Nam, các cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn trên, nếu không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý.
Điều 9. Cấp phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
1. Nội dung của quyết định cấp phép kết nối theo quy định tại Phụ lục C.
2. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định cho phép kết nối hoặc có văn bản không cho phép kết nối và gửi các tổ chức, cá nhân đề nghị.
3. Quyết định cho phép kết nối được lập thành 05 bản chính có nội dung như nhau và theo mẫu quy định tại Phụ lục D của Thông tư này; 01 bản cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị kết nối, 01 bản gửi cho Cục Đường sắt Việt Nam, 01 bản gửi cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, 01 bản gửi cho Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố có dự án kết nối để theo dõi và quản lý, 01 bản lưu tại cơ quan cấp phép .
1. Tổ chức, cá nhân phải tiến hành làm thủ tục đề nghị điều chỉnh hoặc gia hạn quyết định cho phép kết nối các tuyến đường sắt trong các trường hợp sau đây:
a) Công trình đã được cấp phép kết nối hoặc đã triển khai thực hiện nhưng không thể hoàn thành theo đúng thời hạn ghi trong quyết định cho phép kết nối.
b) Khi có sự thay đổi thiết kế làm ảnh hưởng đến khu vực kết nối.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh hoặc gia hạn quyết định cho phép kết nối các tuyến đường sắt
Tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh hoặc gia hạn quyết định cho phép kết nối phải lập 01 bộ hồ sơ gửi Bộ Giao thông vận tải (qua Cục Đường sắt Việt Nam). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh hoặc gia hạn quyết định cho phép kết nối tuyến đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục E kèm theo Thông tư này;
b) Bản chụp quyết định cho phép kết nối tuyến đường sắt đã được cấp.
c) Bản vẽ thiết kế khu vực kết nối (đối với trường hợp điều chỉnh thiết kế).
3. Thời gian xét cấp điều chỉnh hoặc gia hạn quyết định cho phép kết nối chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không điều chỉnh hoặc gia hạn được, cơ quan cấp quyết định điều chỉnh hoặc gia hạn phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không điều chỉnh hoặc gia hạn.
4. Quyết định điều chỉnh hoặc gia hạn việc cho phép kết nối các tuyến đường sắt được lập thành 05 bản chính có nội dung như nhau và theo mẫu quy định tại Phụ lục F kèm theo Thông tư này; 01 bản cấp cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh hoặc gia hạn kết nối, 01 bản gửi cho Cục Đường sắt Việt Nam, 01 bản gửi cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, 01 bản gửi cho Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố có dự án kết nối để theo dõi và quản lý, 01 bản lưu tại cơ quan cấp quyết định điều chỉnh hoặc gia hạn.
5. Cơ quan cấp quyết định điều chỉnh hoặc gia hạn là cơ quan quyết định cho phép kết nối các tuyến đường sắt.
6. Việc điều chỉnh hoặc gia hạn quyết định cho phép kết nối các tuyến đường sắt không quá 02 lần. Nếu quá 02 lần sẽ bị thu hồi quyết định cho phép kết nối đã cấp.
Thông tư 05/2011/TT-BGTVT hướng dẫn về việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 05/2011/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/02/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 135 đến số 136
- Ngày hiệu lực: 08/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc về việc kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 5. Thủ tục thoả thuận kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 8. Thẩm tra đề nghị kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 9. Cấp phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 10. Điều chỉnh hoặc gia hạn quyết định cho phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 11. Thẩm quyền thoả thuận và quyết định cho phép kết nối các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng vào đường sắt quốc gia
- Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 13. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
- Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam