Mục 1 Chương 2 Thông tư 04/2016/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 6. Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
1. Hồ sơ mở tài khoản
Để lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức quy định tại
a) Giấy nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 1a/LK đính kèm Thông tư này;
b) Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký theo Phụ lục 1b/LK đính kèm Thông tư này;
c) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện của chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
đ) Trường hợp tổ chức mở tài khoản lưu ký thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá phải có quyết định bổ nhiệm kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá.
2. Các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này là bản chính, các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá cho thành viên.
1. Đối với giấy tờ có giá ghi sổ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
a) Trường hợp thành viên thực hiện lưu ký giấy tờ có giá thuộc danh mục giấy tờ có giá đang được quản lý tại Ngân hàng Nhà nước:
Thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 2/LK đính kèm Thông tư này và chứng từ liên quan. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị lưu ký giấy tờ có giá của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển giấy tờ có giá vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp thành viên trúng thầu mua giấy tờ có giá trong các phiên giao dịch do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển giấy tờ có giá trúng thầu của thành viên vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
2. Đối với giấy tờ có giá ghi sổ lưu ký tại VSD
a) Khi có nhu cầu lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, thành viên chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản lưu ký của thành viên tại VSD sang Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước mở tại VSD. Khi nhận được thông báo của VSD về việc chuyển khoản giấy tờ có giá lưu ký của thành viên, Ngân hàng Nhà nước sẽ cập nhật những thay đổi trên vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký;
b) Trường hợp thành viên trúng thầu mua giấy tờ có giá trong các phiên giao dịch do Ngân hàng Nhà nước làm đại lý phát hành hoặc Ngân hàng Nhà nước bán giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước gửi VSD thông tin đấu thầu để VSD hạch toán lưu ký giấy tờ có giá.
3. Đối với giấy tờ có giá loại chứng chỉ
Thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) Giấy đề nghị lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 2/LK đính kèm Thông tư này và toàn bộ giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) tiếp nhận, kiểm đếm và kiểm tra giấy tờ có giá loại chứng chỉ. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày kiểm xong giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) làm thủ tục chuyển giấy tờ có giá vào Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
Điều 8. Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong ngày phát sinh giao dịch theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc là bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước;
c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá cho mục đích cấp tín dụng trên thị trường liên ngân hàng của bên cầm cố sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước của bên nhận cầm cố.
2. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD, việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá được VSD thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và VSD theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên mua hoặc bên nhận giấy tờ có giá khi xử lý tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSD;
b) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước là bên bán, giấy tờ có giá được chuyển từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước lưu ký tại VSD sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD;
c) Trường hợp xử lý tài sản cầm cố trong giao dịch cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng, giấy tờ có giá được chuyển từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước mở tại VSD.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Hợp đồng mua bán hoặc Thông báo kết quả đấu thầu trong các nghiệp vụ thị trường tiền tệ theo ủy quyền của thành viên. Đối với các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá, tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt và trái phiếu mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên, việc chuyển quyền giấy tờ có giá thực hiện theo quy định tại
4. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép các tổ chức tín dụng theo yêu cầu của thành viên là chủ sở hữu giấy tờ có giá trên cơ sở Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá theo Phụ lục 5/LK đính kèm Thông tư này và các giấy tờ liên quan.
Điều 9. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá
1. Đối với giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
a) Giấy tờ có giá loại ghi sổ
Khi giấy tờ có giá đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì làm thủ tục thanh toán gốc, lãi cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ
Khi giấy tờ có giá loại chứng chỉ đến ngày đáo hạn, thành viên đề nghị rút giấy tờ có giá theo quy định tại
2. Đối với giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD
a) Khi đến hạn thanh toán lãi giấy tờ có giá loại thanh toán lãi định kỳ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) gửi cho VSD thông báo xác nhận danh sách thành viên sở hữu giấy tờ có giá trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước để VSD làm thủ tục thanh toán lãi cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Khi giấy tờ có giá đến ngày đáo hạn, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) gửi cho VSD thông báo xác nhận giấy tờ có giá liên quan của thành viên trong Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD đủ điều kiện thanh toán gốc và lãi để VSD làm thủ tục thanh toán cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Việc thanh toán gốc, lãi giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD thực hiện theo thỏa thuận giữa Ngân hàng Nhà nước và VSD.
3. Lãi và các khoản thu nhập khác (nếu có) từ giấy tờ có giá trong thời gian chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua trong các nghiệp vụ có kỳ hạn trên thị trường tiền tệ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tạm phong tỏa hoặc giữ lại gốc, lãi giấy tờ có giá hiện đang sử dụng cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng nghiệp vụ.
1. Giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước
Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị rút giấy tờ có giá theo Phụ lục 3/LK đính kèm Thông tư này.
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ thì hạch toán xuất giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước và hoàn trả giấy tờ có giá loại chứng chỉ cho thành viên. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD
Khi có nhu cầu rút giấy tờ có giá lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) yêu cầu chuyển khoản giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng lưu ký trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD sang Tài khoản lưu ký của thành viên tại VSD.
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ của thành viên đối với Ngân hàng Nhà nước trong các nghiệp vụ sử dụng giấy tờ có giá liên quan. Trường hợp thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) yêu cầu VSD chuyển khoản giấy tờ có giá của thành viên từ Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD sang Tài khoản lưu ký của thành viên tại VSD. Trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp thành viên chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tạm phong tỏa giấy tờ có giá hiện đang sử dụng cho các nghĩa vụ này. Việc xử lý đối với các thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng nghiệp vụ.
Điều 11. Đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
1. Khi không có nhu cầu lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước hoặc do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép, thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) Giấy đề nghị đóng tài khoản giấy tờ có giá theo Phụ lục 4/LK đính kèm Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đóng Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký của thành viên, đề nghị VSD đóng tài khoản giấy tờ có giá lưu ký tương ứng trên Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại VSD và thông báo cho thành viên.
3. Trường hợp thành viên bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép không làm thủ tục đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đóng tài khoản sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và thu hồi Giấy phép (nếu tài khoản không còn số dư) hoặc phong tỏa tài khoản (nếu tài khoản còn số dư) và thông báo cho thành viên. Việc xử lý giấy tờ có giá lưu ký trên tài khoản thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.
Thông tư 04/2016/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
- Điều 5. Sử dụng giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
- Điều 6. Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
- Điều 7. Lưu ký giấy tờ có giá
- Điều 8. Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá
- Điều 9. Thanh toán gốc và lãi giấy tờ có giá
- Điều 10. Rút giấy tờ có giá
- Điều 11. Đóng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
- Điều 12. Nghiệp vụ thị trường mở
- Điều 13. Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên
- Điều 14. Nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt và trái phiếu mua nợ theo giá trị thị trường của (VAMC)
- Điều 15. Cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức thấu chi và cho vay qua đêm, hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng