Hệ thống pháp luật

UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/1999/TT-UBTDTT

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2000

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ THỂ DỤC THỂ THAO NGOÀI CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO

Căn cứ Nghị định Số 03/1998/NĐ-CP ngày 6 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục thể thao.
Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính Phủ về Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, thúc đấy sự nghiệp phát triển và nâng cao thành tích thể thao nước nhà, Uỷ ban Thể dục thể thao hướng dẫn thực hiện việc quản lý nhà nước đối với cơ ảơ ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.Xã hội hoá hoạt động thể thao là vận động và tổ chức để toàn dân, toàn xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ của nhân dân và góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

2.Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước huy động các nguồn lực trong nhân dân, trong mọi tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sự nghiệp thể dục thể thao theo quy định của pháp luật..

3. Đối tượng thực hiện thông tư này là các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập bao gồm: Cơ sở bán công, cơ sở dân lập và tư nhân

3.1. Bán công: Là cơ sở được thành lập bằng sự liên kết giữa tổ chức nhà nứoc với cácd tổ chức Kinh tế, xã hội, xã hội nghề nghiệp và cá nhân theo phương thúc: Thành lập mới, chuyển toàn bộ hoặc một phần từ đơn vị công lập cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, quản lý, điều hành hoạt dộng theo quy định của pháp luật.

3.2. Dân lập: Là cơ sở được thành lập bằng nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, quản lý, điều hành hoạt động theo quy định của pháp luật

3.3. Tư nhân: Là cơ sở do cá nhân, hộ gia đình thành lập, quản lý, điều hành hoạt động theo quy định của pháp luật.

4.Cơ sở thể thao ngoài công lập được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chế độ tài chính khuyến khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và thực hiện chế độ quản lý tài chính quy định tạiu Thông tư liên tịch số 30/2000/TTLB/BTC-UBTDTT ngày 24/4/2000 của Bộ tài chính- Uỷ ban Thể dục thể thao.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ THỂ THAO NGOÀI CÔNG LẬP

1.Loại hình cơ sở thể thao ngoài công lập bao gồm:

1.1. Câu lạc bộ Thể dục thể thao

1.2. Nhà tập, nhà thi đấu các môn thể thao

1.3. Bể bơi, hồ bơi

1.4. Sân vận động

1.5. Khu thi đấu ngoài trời

1.6. Khu thể thao vui chơi giải trí

1.7. Trung tâm y học thể dục thể thao

1.8. Trung tâm thể dục thể thao

1.9. Trương đua

1.10. Cung thể thao tổng hợp

2.Nhiệm vụ của cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập

2.1. Phục vụ tập luyện nâng cao sức khoẻ nhân dân

2.2. Phát hiện, tổ chức đào tạo tài năng thể thao

2.3. Tham gia huấn luyện, tập huấn các đội dự tuyển tỉnh, thành, ngành, các đội dự tuyển quốc gia.

2.4. Tham gia đào tạo hướng dẫn viên, huấn luyện viên, trọng tài

2.5. Tư vấn về tổ chức, trọng tài, giám sát các giải thi đấu

2.6. Cho thuê cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, thi đấu

2.7. Chữa trị chấn thương cho vận động viên, huấn luyện viên theo quy định của Bộ Y tế

2.8. Tổ chức dịch vụ đảm bảo việc ăn, ở, sinh hoạt của vận động viên, huấn luyện viên và chuyên gia (nếu có).

3.Nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở thể thao ngoài công lập bao gồm:

3.1. Trên cơ sở quy hoach và kế hoạch phát triển từng thời kỳ, từng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xây dựng định hướng, xác định phương thức, hình thức xã hội hoá thể thao phù hợp để các cấp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân tổ chức thực hiện.

3.2. Xây dựng, ban hành các chính các khuyến khích, quy chế quản lý, tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật, tỷ suất đầu tư phù hợp với các loại hình cơ sở thể thao ngoài công lập từng thời kỳ, từng vũng lãnh thổ.

3.3. Thống nhất quản lý về loại hình, nhiệm vụ, nội dung phạm vi và đối tượng hoạt động; phương thức đầu tư, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phục vụ của aơ sở thể dục thể thao ngoài công lập; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các ngành, các cấp.

3.4. Đào tao, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho cơ sở thể thao ngoài công lập

3.5. Quy định việc phong tặng danh hiệu vinh dự cho cá nhân có nhiều công lao, đóng góp cho sự nghiệp thể dục thể thao; Xác định tiêu chuẩn dẳng cấp chuyên môn cho trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên làm việc tại các cơ sở thể thao ngoài công lập.

3.6. Thẩm định, quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định chuyển toàn bộ hoặc một phần cơ sở công lập thành cơ sở bán công, quyết đnhj cấp phép, thu hồi giáy phép, sáp nhập, chia tách, giải thể đối với cơ sở thể thao ngoài công lập.

3.7. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chế độ, chính sách,phúc tra đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý sai phạm của cơ sở thể thao ngoài công lập theo quy định của pháp luật.

4.Điều kiện để thành lập cơ sở thể thao ngoài công lập:

4.1. Có kế hoạch hoặc phương án hoạt dộng khả thi

4.2. Có cơ sở vật chất phù hợp với tiêu chuẩn quy định của ngành thể dục thể thao, đáp ứng được yêu cầu học tập, đào tạo, tập luyện, thi đấu của hội viên, học viên, huấn luyện viên, vận động viên cũng như cac yêu cầu phục vụ, chữa trị chấn thương...

4.3. Có đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên và nhân viên được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm(của loại hình cơ sở thể thao ngoài công lập)bảo đảm chất lượng đào tạo, tập luyện, thi đấu.

4.4. Bảo đảm điều kiện vệ sịnh môi trường, an toàn về người và tài sản của học viên, hội viên, huấn luyện viên và vận động viên.

5.Thủ tục để thành lập cơ sở thể thao ngoài công lập: Khi có đầy đủ các điều kiện nói trên, chủ sở hữu gửi đong xin thành lập và hồ sơ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra quyết định thành lập cơ sở thể thao ngoài công lập. hồ sơ bao gồm:

5.1.Danh sách hội đồng sáng lập hoặc ngươid sáng lập đứng tên (ghi rõ Họ và tên, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thưòng trú, nghề nghiệp, nội dung xã hội hoá, địa chỉ giao dịch, diện tích nhà đất, cơ sở vật chất thể dục thể thao). Nếu là hội đồng sáng lập thì gưỉ danh sách Chủ tịch hội đồng, thành viên hội đồng và lý lịch trích ngang của từng thành viên hội đồng sáng lập.

5.2. Kế hoạch hoặc phương án (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đào tạo, huấn luyện...) được người sáng lập (chủ sở hữu) hoặc hội đồng sáng lập thông qua.

5.3. Giáy chứng nhận cấp quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản có chứng nhận của chính quyền đại phương nơi cơ sở thể thao ngoài công lập hoạt động.

5.4. Bảng kê trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, tập luyện, huấm luyện, thi đấu.

5.5. Văn bằng, chúng chỉ hoặc bản sao văn bằng chứng chỉ có công chứng nhà nước của bộ máy quản lý, điều hành cơ sở thể thao ngoài công lập.

5.6. Đơn dề nghị thành lập cơ sở thể thao ngoài công lập.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quỳên quyết dịnh thành lập hoặc không thành lập cơ sở thể thao ngoài công lập. Chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và được phép hoạt động kể từ thời điểm có giáy chứng nhận dăng ký kinh doanh. Trong trường hợp từ chối cho phép thành lập hoặc từ chối cấp giáy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho chủ sở biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

6.Thẩm quyền cho phép thành lập các có sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực thể thao:

6.1. Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập cơ sở đào tạo, huấn luyện, sân bãi thi đấu có quy mô lớn mang tính quốc gia, quốc tế.

6.2. Uỷ ban Thể dục thể thao, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ cho phép thành lập cơ sở bán công, hoặc chuyển sâng bán công toàn bộ hoặc 1 phần cơ sở thể thao trưqcj thuộc.

6.3. Uỷ ban nhân dận cấp tỉnh cho phép thành lập cơ sở đào tạo, huấn luyện và thi đấu, sân bãi và khu vui chơi, giải trí có tính chất thể thao với quy mô nhỏ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

6.4. Cấp nào quyết định tành lập, cấp giáy phép hoạt động thì cấp đó quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể, thu hồi giáy phép hoạt động của cơ sở thể thao ngoài công lập khi cơ sở hoạt động không đúng với giáy phép hoặc vi phạm pháp luật có liên quan.

6.5. Khi chuyển chủ sở hữu hoặc hết thời hạn hoạt động các cơ sở thể thao ngoài công lập phải thông báo cơ quan quản lý và chuyển đổi đăng ký theo quy định của pháp luật.

III.Quyền lợi và nghĩa vụ của cơ sở thể thao ngoài công lập:

1.Cơ sở thể thao ngoài công lập được hưởng các chính sách khuyến khích của nhà nước như sau:

1.1. Đựoc giao đất ổn định lâu dài; không thu tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và thuế nhà, đất đối với đất được giao để xây dưng sân vận động; nhà thi đấu; bể bơi, trung tâm tập luyện (các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ).

1.2. Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

1.3. Được miễn thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thể dục thể thao mang tính phong trào quần chúng, tổ chức tập luyện, thi đấu không thu tiền, hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh và trong việc dạy học, dạy nghề bao gồm cả dạy văn hoá, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác.

1.4. Được hưỏng mức thuế suất ưu dãi thuế thu nhập doanh nghiệp và được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (theo Điều 12 nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19.8.1999 của Chính phủ).

1.5. Được Nhà nước xét tài trợ bằng số thuế thu nhập phải nộp trong trường hợp cần thiết phải đẩu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động.

1.6. Được miễn thuế thu nhập với người hoạt động và người góp vốn có thu nhập cao do cơ sỏ ngoài công lập chi trả.

1.7. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc và phương tiện vận tải chuyên dụng nằm trong dây chuyền nhập khẩu để mở rộng quy mô đầu tư, dổi mới công nghệ; phương tiện vận chuyển chuyên dùng để đưa đón cán bộ, giáo viên, học viên.

1.8. được hưởng chế độ tín dụng ưu đãi khi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn khi dự án được cấp có thẩm quyền duyệt.

1.9. Người lao động trong các cơ sở ngoài công lập được hưởng chế độ bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế như người lao động trong đơn vị công lập nếu đóng góp phí bảo hiểm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2.Ngoài chính sách khuyến khích nói trên, cơ sở thể thao ngoài công lập còn được hưởng các quyền lợi hợp pháp sau đây:

2.1. Được chuyển nhượng huấn luyện viên, vận động viên do cơ sỏ đào tạo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy chế chuyển nhượng.

2.2. được đăng ký tổ chưc sthi đấu các giải quốc gia, quốc tế nếu cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

2.3. Được cử vận động viên trực tiếp tham gia các giải câu lạc bộ theo quy định điều lệ, được tham gia thi đấu ở địa phương đẻ tuyển chọn vận động viên thi đấu các giải quốc gia, quốc tế. Huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc được khen thưởng theo Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 28.2.1998 của Thủ tướgn Chính phủ.

2.4. Những cơ sở có đóng góp huấn luyện viên, vận động viên cho quốc gia được Nhà nước xem xét hỗ trợ vốn đào tạo tài năng thể thao và vốn đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn vốn của chương trình quốc gia về thể thao.

2.5. Trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên làm việc tại cơ sở thể thao ngoài công lập nếu đạt được các đẳng cấp quốc tế, quốc gia, ngoài phần thưởgn cao quý của Nhà nước còn được hưởng tiền thưởng theo quy định hiện hành từ nguồn ngân sách nhà nước.

3.Cở sở thể thao ngoài công lập có nghĩa vụ:

3.1. Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và các quy định khác của chính quyền địa phương

3.2. Hoạt động đúng phương án thành lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoạt động đúng giấy phép hành nghề và đăng ký kinh doanh được cấp.

3.3. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm của cơ sở, báo cáo với cơ quan ra quyết định thành lập để tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hôi của ngành, địa phương.

3.4. Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý tổng hợp, chuyên ngành trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao

3.5. Báo cáo kết quả hoạt động của cơ sở định kỳ 6 tháng, cả năm với cơ quan tổng hợp, cơ quản quản lý chuyên ngành về:

3.5.1. Tổ chức bộ máy, hoạt động chuyên môn sủ dụng lao động.

3.5.2. Kết quả thu, chi tài vụ, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

3.5.3. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết

3.6. Hàng năm phải báo cáo tài chính công khai của cơ sở (kết quả thu, chi, chênh lệch thu, chi, phân phối thu nhập) với tập thể người lao động của đơn vị. Công tác hạch toán, kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.

3.7. Khi có vận động viên, huấn luyện viên tập luyện, thi đấu các giải quốc gia, quốc tế thì cơ sở thể thao ngoài công lập phải bảo đảm chế độ dinh dưỡng theo quy định của Thông tư 86/TTLB ngày 24.10.1994 của liên bộ Tài chính- Tổng cục thể dục thể thao (nay là Uỷ ban Thể dục thể thao)- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

3.8. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao của địa phương và toàn quốc; đóng góp huấn luyện viên, vận động viên cho địa phương, quốc gia khi cơ sở có huấn luyện viên, vận động viên đủ tiêu chuẩn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Uỷ ban Thể dục thể thao để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi phù hợp.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN TDTT




Hà Quang Dự

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 04/1999/TT-UBTDTT hướng dẫn quản lý nhà nước đối với cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao do Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành

  • Số hiệu: 04/1999/TT-UBTDTT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 04/06/2000
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Thể dục Thể thao
  • Người ký: Hà Quang Dự
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/06/2000
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản