Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-TC-TT

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 1962

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC LẬP BÁO QUYẾT TOÁN CỦA CÁC NGÀNH CHỦ QUẢN XÍ NGHIỆP TRUNG ƯƠNG

Điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước đã xác định những nguyên tắc và chế độ lập báo cáo quuyết toán hàng năm, hàng quý, hàng tháng của các đơn vị kế toán cơ sở và của các ngành chủ quản xí nghiệp ở trung ương và ở các địa phương.

Căn cứ vào văn kiện nói trên và sau khi đã thỏa thuận với Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính quy định một số điểm sửa đổi như sau đối với việc lập và gửi báo cáo quyết toán kể từ đầu năm 1962 (về nội dung các bản báo cáo quyết toán tháng, quý năm gồm những biểu và chỉ tiêu gì, Bộ Tài chính sẽ có thông tư quy định riêng cho từng ngành).

I. VỀ NỘI DUNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

1. Báo cáo quyết toán từ nay phải gồm cả báo cáo giá thành sản phẩm và phí lưu thông.

Điều 2 của điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước quy định “Việc tính toán, phản ánh chính xác giá thành sản phẩm và phí lưu thông là nhiệm vụ của kế toán”. Do đó, từ nay báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm của các xí nghiệp và các ngành chủ quản xí nghiệp phải bao gồm báo cáo về giá thành và phí lưu thông. Đơn vị kế toán ở cơ sở và cấp kế toán ở các Bộ chủ quản phải có nhiệm vụ lập các báo cáo này, và phải cộng tác chặt chẽ với các bộ môn thống kê, kế hoạch, kỹ thuật …để làm báo cáo cho chính xác và kịp thời và cùng các bộ môn đó tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và phí lưu thông, để giúp cho các cấp lãnh đạo cải tiến việc quản lý xí nghiệp.

2. Nội dung các báo cáo quyết toán quý và năm, theo như điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước đã quy định (điều 21). Ngoài các biểu, còn phải có phần giải thích. Trong phần giải thích này, ngoài các phần nói về tình hình hoạt động và quản lý về kinh tế, tài chính còn phải có phần báo cáo về tình hình công tác kế toán. Nội dung về phần này cần bao gồm các mặt:

- Tình hình tổ chức và cán bộ kế toán của xí nghiệp, của ngành.

- Tình hình tổ chức công việc ghi sổ và lập báo cáo biểu thường kỳ.

- Tình hình chấp hành chế độ kế toán.

- Và các đề nghị cải tiến.

Báo cáo về tình hình công tác kế toán của các ngành chủ quản xí nghiệp cần chú ý phản ánh tình hình lập và gửi báo cáo quyết toán của các xí nghiệp trong ngành mình.

Báo cáo về tình hình công tác kế toán của các ngành chủ quản xí nghiệp cần làm thành một bản riêng để tiện cho việc phân công nghiên cứu của các bộ phận chuyên trách của Bộ Tài chính.

II. VỀ NƠI GỬI VÀ THỜI HẠN GỬI BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CỦA CÁC NGÀNH CHỦ QUẢN XÍ NGHIỆP Ở TRUNG ƯƠNG

Các ngành chủ quản trung ương sẽ nộp báo cáo quyết toán tổng hợp tháng, quý, năm của ngành mình cho các cơ quan tổng hợp Nhà nước theo đúng quy định của điều 46 điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước. Cụ thể:

1. Nơi gửi: Phủ Thủ tướng (Văn phòng tài chính thương nghiệp

Bộ Tài chính

Tổng cục Thống kê

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước trung ương (nếu là quyết toán sản xuất kinh doanh)

hoặc

Ngân hàng kiến thiết trung ương (nếu là quyết toán về kiến thiết cơ bản)

2. Thời hạn gửi:

Báo cáo

tháng

trong vòng

30

ngày sau khi hết

tháng

-

quý

-

45

-

quý

-

năm

-

90

-

năm

Riêng về thời hạn gửi báo cáo giá thành và phí tổn lưu thông toàn năm, sẽ có những quy định riêng cho mỗi ngành theo phương hướng rút bớt thời hạn quy định chung trong điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước.

Những thời hạn quy định trên đây là những thời hạn mà báo cáo phải gửi đến các cơ quan tổng hợp rồi. Những thời hạn trên đây phải được coi là thời hạn tối đa, các ngành cần đặt phương hướng phấn đấy để lập được sớm hơn, càng sớm càng phục vụ kịp thời được cho sự chỉ đạo của ngành và sự lãnh đạo chung của Nhà nước.

3. Nay bãi bỏ chế độ gửi báo cáo nhanh (báo cáo tổng hợp) của các ngành chủ quản trung ương chỉ giữ lại báo cáo nhanh của các xí nghiệp được chọn làm trọng điểm.

III. VỀ NƠI GỬI VÀ THỜI HẠN GỬI BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP CƠ SỞ

1. Các xí nghiệp cơ sở phải lập và gửi báo cáo quyết toán đến các cơ quan chủ quản của ngành mình, đồng thời gửi cho các cơ quan tổng hợp địa phương, cụ thể là:

- Bộ hay Tổng cục chủ quản

- Cục quản lý trong Bộ chủ quản

- Ty, Sở Tài chính tỉnh, thành, khu nơi xí nghiệp hoạt động.

- Chi cục thống kê tỉnh, thành.

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành khu nơi xí nghiệp hoạt động (về phần sản xuất kinh doanh).

- Chi điếm Ngân hàng kiến thiết tỉnh, thành, khu, nơi xí nghiệp hoạt động (về phần kiến thiết cơ bản).

Riêng các xí nghiệp được chọn làm trọng điểm, sẽ gửi báo cáo quyết toán thêm cho các cơ quan tổng hợp của Nhà nước:

- Bộ Tài chính

- Tổng cục Thống kê

- Ủy ban Kế hoạch Nhà nước

2. Về thời hạn các xí nghiệp cơ sở phải nộp báo cáo cho các nơi, thì sẽ do Bộ chủ quản hoặc Tổng cục chủ quản quy định, căn cứ vào thời hạn mà các Bộ phải lập và gửi báo cáo tổng hợp của ngành mình như quy định ở đoạn II trên đây.

Việc lập báo cáo quyết toán ở các đơn vị xí nghiệp cơ sở trước hết là để giúp cho các cấp lãnh đạo và quần chúng ở xí nghiệp đó có tài liệu chính xác và kịp thời phân tích hoạt động kinh tế, đề ra các biện pháp cải tiến quản lý, và cũng là cần thiết để giúp cho các cơ quan quản lý và giám đốc ở trung ương và ở địa phương nắm được tình hình kịp thời để thiết thực giúp đỡ cho xí nghiệp, đồng thời quản lý kinh tế tài chính chung ở từng địa phương, chung trong mỗi ngành và trong cả nước, cho nên các xí nghiệp cơ sở phải coi trong việc lập và gửi báo cáo quyết toán, cũng như coi trọng việc sử dụng các báo cáo đó để phân tích hoạt động kinh tế.

Quyết toán là một tài liệu rất căn bản để quan lý xí nghiệp và quản lý kinh tế tài chính. Lập báo cáo quyết toán, sử dụng và phân tích quyết toán là một kỷ luật của Nhà nước, một yêu cầu bức thiết của những người quản lý xí nghiệp và quản lý các ngành kinh tế, một nhiệm vụ quan trong của các tổ chức kế toán các cấp, cho nên chúng ta cần ra sức nâng cao chất lượng quyết toán, bảo đảm quyết toán chính xác và kịp thời, và phát huy tác dụng của quyết toán để tăng cường giám đốc bằng đồng tiền của mọi hoạt động kinh tế, góp phần tăng cường quản lý kinh tế tài chính chung của các xí nghiệp, các ngành và của Nhà nước

Bộ Tài chính mong rằng các Bộ, các Tổng cục, các địa phương và các xí nghiệp cơ sở sẽ tăng cường lãnh đạo công tác quyết toán để bảo đảm các yêu cầu của Nhà nước – và kịp thời đúc kết và phổ biến kinh nghiệm để nâng cao chất lượng quyết toán.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Văn Bình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 03-TC-TT năm 1962 về việc lập báo quyết toán của các ngành chủ quản xí nghiệp trung ương do Bộ Tài Chính ban hành

  • Số hiệu: 03-TC-TT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 27/02/1962
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Trịnh Văn Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 9
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản