Điều 21 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 21. Sử dụng dịch vụ đo động thời gian thực
1. Các phương tiện đo GNSS di động sử dụng dịch vụ đo động thời gian thực phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:
a) Là phương tiện đo GNSS di động đa tần, thu được đầy đủ tín hiệu từ các hệ thống định vệ tinh phổ biến như GPS, GLONASS, GALILEO, BDS;
b) Có khả năng hỗ trợ kết nối qua giao thức Ntrip và nhận được dữ liệu cải chính RTCM v3.x với các kiểu gói tin nhắn từ 1021 - 1027;
c) Thu được tín hiệu từ các hệ thống định vị vệ tinh ở điều kiện thông thoáng.
3. Độ chính xác khi sử dụng dịch vụ đo động thời gian thực được cung cấp bởi mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia như bảng dưới đây:
Phương thức cải chính | Độ chính xác tuyệt đối về mặt phẳng | Độ chính xá độ cao (khi hình Geoid nguyên và M | c tuyệt đối về sử dụng mô của Bộ Tài Môi trường) | |
Khu vực k≤80km | Khu vực k>80km | Khu vực đồng bằng | Khu vực miền núi | |
VRS, MAX, iMAX | 3cm ÷ 5cm | 4cm ÷ 7cm | <10cm | < 17cm |
Single Base (áp dụng nếu S ≤ 25km) | < 5 cm |
Trong đó:
- k là khoảng cách giữa các trạm định vị vệ tinh tham gia xử lý trong mạng lưới để cung cấp dịch vụ đo động thời gian thực. Phạm vi cụ thể các khu vực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được thể hiện tại Phụ lục 09 kèm theo Thông tư này.
- S là khoảng cách từ vị trí phương tiện thu tín hiệu vệ tinh di động đến trạm định vị vệ tinh cố định được sử dụng để cải chính.
- Phạm vi khu vực phủ trùm mô hình Geoid của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thể hiện tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.
Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ và từ ngữ viết tắt
- Điều 4. Quy định chung về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 5. Thiết kế sơ bộ trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 6. Đặt tên và đánh số hiệu cho trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 7. Khảo sát, lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 8. Xây dựng trụ mốc trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 9. Thiết bị thu tín hiệu vệ tinh của trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 10. Thiết bị cảm biến khí tượng
- Điều 11. Nguồn điện
- Điều 12. Giải pháp truyền dữ liệu
- Điều 13. Hệ thống chống sét
- Điều 14. Đo nối, xác định tọa độ VN-2000 cho mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 15. Đo nối, xác định độ cao trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 16. Đo nối, xác định giá trị trọng lực trạm định vị vệ tinh quốc gia
- Điều 17. Kết nối mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia với hệ quy chiếu trắc địa quốc tế ITRF