Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2012/TT-BCT

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2012

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 14/2010/TT-BCT NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2010 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP LẬP, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VÀ QUẢN LÝ GIÁ TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và quản lý giá truyền tải điện (sau đây gọi là Thông tư số 14/2010/TT-BCT) như sau:

1. Sửa đổi, Điều 2 như sau:

a) Bãi bỏ khoản 7khoản 10;

b) Sửa đổi khoản 8, khoản 9khoản 12 như sau:

“8. Năm N là năm dương lịch tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12.

9. Năm N-1 là năm dương lịch liền trước năm N.

12. Tổng công suất giao nhận cực đại là tổng công suất giao nhận lớn nhất của các điểm giao nhận điện trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm N đến đến ngày 31 tháng 12 năm N của một đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện.”

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 3 như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc xác định giá truyền tải điện bình quân

3. Giá truyền tải điện bình quân năm N () được xác định căn cứ tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và tổng điện năng Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia giao cho các đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện tại các điểm giao nhận điện, được tính theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (đồng);

: Tổng điện năng giao nhận dự báo của đơn vị i tại tất cả các điểm giao nhận trong năm N (kWh);

n: Số các đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện”.

3. Sửa đổi Điều 4 như sau:

“Điều 4. Phương pháp xác định tổng doanh thu truyền tải điện cho phép hàng năm

Tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N () bao gồm các thành phần chi phí vốn cho phép (), chi phí vận hành và bảo dưỡng cho phép () và thành phần điều chỉnh doanh thu truyền tải điện cho năm N-1 (), được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Tổng chi phí vốn truyền tải cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (đồng);

: Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (đồng);

: Lượng chênh lệch chi phí và doanh thu truyền tải điện của năm N-1 được điều chỉnh vào tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N (đồng), được xác định theo phương pháp quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư này”.

4. Sửa đổi giải thích ký hiệu “VCSH,Ntại khoản 4 Điều 5 như sau:

VCSH,N: Trung bình của vốn chủ sở hữu đến ngày 31 tháng 12 năm N-1 và vốn chủ sở hữu ước tính đến ngày 31 tháng 12 năm N (đồng)”.

5. Sửa đổi Điều 6 như sau:

a) Sửa đổi điểm đ khoản 2 như sau:

“đ) Khối lượng đường dây, số ngăn lộ trạm biến áp và tổng dung lượng máy biến áp dự kiến của năm N theo các cấp điện áp được xác định theo khối lượng thực tế thực hiện tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm N-1, khối lượng tăng thêm thực hiện đến hết ngày 31 tháng 3 năm N và khối lượng tăng thêm dự kiến của năm N”.

b) Sửa đổi điểm b khoản 3 như sau:

“b) Chi phí tiền lương được xác định theo quy định tại Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 09 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các văn bản hướng dẫn, thay thế, bổ sung sau này và các quy định khác có liên quan.”

c) Sửa đổi điểm b khoản 5 như sau:

“b) Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N được xác định theo nhu cầu các dịch vụ mua ngoài dự kiến cho năm N trên cơ sở chi phí thực tế thực hiện đã được kiểm toán năm N-1 (tại các hợp đồng dịch vụ mua ngoài và chi phí dịch vụ mua ngoài) và chi phí thực hiện đến hết ngày 31 tháng 3 năm N.”

d) Sửa đổi điểm b khoản 6 như sau:

“b) Tổng chi phí bằng tiền khác năm N được xác định theo chi phí dự kiến cho năm N trên cơ sở các chi phí thực tế thực hiện đã được kiểm toán năm N-1 và chi phí thực hiện đến hết ngày 31 tháng 3 năm N.

6. Sửa đổi khoản 2khoản 4 Điều 7 như sau:

“Điều 7. Phương pháp xác định giá truyền tải điện hàng năm cho các đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện

2. Chi phí truyền tải điện do đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i trả trong năm N (TCi,N) được tính theo công thức sau:

TCi,N = TCP,i TCA,i DCi,N-1

Trong đó:

TCP,i : Thành phần chi phí truyền tải điện theo công suất (đồng);

TCA,i : Thành phần chi phí truyền tải điện theo điện năng (đồng);

DCi,N-1 : Tổng lượng điều chỉnh chi phí truyền tải điện của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i cho năm (N-1) (đồng)”.

4. Tổng lượng điều chỉnh chi phí truyền tải điện của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i do chênh lệch giữa sản lượng giao nhận, công suất giao nhận cực đại thực tế và sản lượng giao nhận, công suất giao nhận cực đại dự báo cho năm N-1 (DCi,N-1) được tính theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng doanh thu truyền tải điện trong năm (N-1) (đồng);

: Tổng công suất cực đại dự báo của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i ở tất cả các điểm giao nhận điện từ lưới truyền tải điện trong năm (N-1) (MW);

: Tổng công suất cực đại thực tế của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i ở tất cả các điểm giao nhận điện từ lưới truyền tải điện trong năm (N-1) (MW);

: Điện năng giao nhận dự báo của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i trong năm (N-1) (MWh);

: Điện năng giao nhận thực tế của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện thứ i trong năm (N-1) (MWh);

IN-1: Lãi suất trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam, kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng doanh nghiệp vào ngày 31 tháng 12 năm (N-1) của 04 ngân hàng thương mại (Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cộng 3%”.

7. Sửa đổi Điều 9 như sau:

“Điều 9. Nguyên tắc điều chỉnh doanh thu truyền tải điện

1. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có trách nhiệm lập và duy trì hệ thống sổ sách theo dõi các khoản mục chi phí để xác định lượng chênh lệch chi phí và doanh thu của năm N-1 để điều chỉnh vào tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N.

2. Việc điều chỉnh chi phí và doanh thu truyền tải điện chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Tổng doanh thu thực tế năm N-1 của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia khác với tổng doanh thu truyền tải điện cho phép được duyệt;

b) Phát sinh chênh lệch chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ năm N-1 (căn cứ vào báo cáo tài chính) so với chi phí tính toán được duyệt trong phương án giá truyền tải điện năm N-1 (gồm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay dài hạn, chi phí tiền lương, chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài, chênh lệch tỷ giá thực hiện), trừ trường hợp phát sinh chi phí quy định tại điểm c và điểm d Khoản này;

c) Phát sinh chi phí cho khắc phục hậu quả do thiên tai và xử lý sự cố bất khả kháng trong năm N-1;

d) Phát sinh chi phí đầu tư tài sản truyền tải điện hợp lý ngoài kế hoạch đầu tư lưới truyền tải điện năm N-1 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”

8. Sửa đổi Điều 11 như sau:

“Điều 11. Trách nhiệm duy trì và chế độ báo cáo về lượng chênh lệch chi phí và doanh thu truyền tải điện

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có trách nhiệm duy trì hệ thống sổ sách theo dõi các khoản mục chi phí và lập báo cáo hàng năm (trong hồ sơ đề nghị phê duyệt tổng doanh thu truyền tải điện) về tình hình tăng giảm lượng chênh lệch điều chỉnh chi phí và doanh thu truyền tải điện năm N-1, bao gồm:

1. Các khoản điều chỉnh chi phí và doanh thu do chênh lệch chi phí hoặc có chi phí phát sinh trong năm N-1.

2. Lượng chênh lệch chi phí và doanh thu của năm N-1 được điều chỉnh trong tổng doanh thu truyền tải điện năm N.

3. Số dư lượng chênh lệch chi phí và doanh thu truyền tải điện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm N-1.”

9. Sửa đổi Điều 12 như sau:

“Điều 12. Phương pháp xác định lượng chênh lệch chi phí và doanh thu truyền tải điện

Lượng chênh lệch chi phí và doanh thu truyền tải điện của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia trong năm N-1 được điều chỉnh trong tổng doanh thu truyền tải điện năm N, xác định theo công thức sau:

Trong đó:

: Tổng doanh thu truyền tải điện thực tế thực hiện năm N-1 (theo báo cáo tài chính), được xác định theo công thức:

: Tổng doanh thu truyền tải điện được duyệt năm N-1;

: Tổng chênh lệch chi phí thực tế hợp lệ so với chi phí được duyệt năm N-1 (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư số 14/2010/TT-BCT được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

: Tổng chi phí phát sinh cho khắc phục hậu quả do thiên tai và xử lý sự cố bất khả kháng; tổng chi phí khấu hao, chi phí lãi vay, lợi nhuận vốn chủ sở hữu của lượng đầu tư phát sinh hợp lý năm N-1 (theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư số 14/2010/TT-BCT được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);

IN: Lãi suất trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam, kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng doanh nghiệp vào ngày 31 tháng 3 năm N của 04 ngân hàng thương mại (Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cộng 3%”.

10. Sửa đổi Điều 16 như sau:

“Điều 16. Trình tự, thủ tục thẩm định và chấp thuận tổng doanh thu truyền tải điện

1. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có trách nhiệm lập hồ sơ thẩm định tổng doanh thu truyền tải điện cho năm N, trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua. Trước ngày 15 tháng 5 hàng năm (năm N), Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định và có văn bản chấp thuận. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 14/2010/TT-BCT (được sửa đổi tại khoản 11 và khoản 12 Điều 1 Thông tư này), Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm hoàn chỉnh, bổ sung trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.

Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực được sử dụng tư vấn để thẩm định hồ sơ trình duyệt tổng doanh thu truyền tải điện của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.

2. Trước ngày 10 tháng 6 hàng năm (năm N), Cục Điều tiết điện lực có văn bản chấp thuận tổng doanh thu truyền tải điện cho phép năm N của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia để làm cơ sở phê duyệt giá truyền tải điện.”

11. Sửa đổi điểm a, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 17 như sau:

“a) Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản lượng điện giao, tỷ lệ tổn thất truyền tải, suất sự cố đường dây và máy biến áp ở các cấp điện áp, tình hình thực hiện doanh thu, các chi phí năm N-1 và đến hết ngày 31 tháng 3 năm N; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, các chỉ tiêu tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay, tỷ lệ tự đầu tư, tỉ lệ thanh toán nợ đến hết ngày 31 tháng 12 năm N-1;

c) Thuyết minh và tính toán tổng chi phí vận hành cho phép năm N () của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, gồm:

- Tổng chi phí vật liệu năm N: thuyết minh và bảng tính chi phí vật liệu thực tế thực hiện của năm N-1 và đến hết ngày 31 tháng 3 năm N, dự kiến của năm N theo tổng chiều dài đường dây của các loại đường dây, tổng dung lượng trạm biến áp, số ngăn lộ trạm biến áp theo các cấp điện áp và điều kiện địa hình;

- Tổng chi phí tiền lương năm N: thuyết minh và bảng tính chi phí tiền lương;

- Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N: thuyết minh và bảng tính chi phí sửa chữa lớn trong năm N theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 14/2010/TT-BCT;

- Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N: thuyết minh và bảng tính chi phí dịch vụ mua ngoài theo các hạng mục thực tế thực hiện năm N-1 và đến hết ngày 31 tháng 3 năm N và dự kiến cho năm N;

- Tổng chi phí bằng tiền khác năm N: thuyết minh và bảng tính chi phí bằng tiền khác thực tế năm N-1 và đến hết ngày 31 tháng 3 năm N và dự kiến cho năm N.

d) Thuyết minh và tính toán lượng chênh lệch chi phí và doanh thu truyền tải điện năm N-1; báo cáo tình hình tăng giảm lượng chênh lệch chi phí và doanh thu truyền tải điện”.

12. Sửa đổi các điểm a, b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 17 như sau:

“a) Danh mục các dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào vận hành tới ngày 31 tháng 3 năm N và dự kiến thực hiện đến hết năm N phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và kế hoạch mở rộng lưới truyền tải điện hàng năm của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đã được duyệt;

b) Thống kê hạng mục và giá trị tài sản cố định truyền tải điện tăng thêm và giảm đi đến hết ngày 31 tháng 12 năm N-1 và đến hết ngày 31 tháng 3 năm N và dự kiến đến hết năm N theo từng tháng. Đối với tài sản chưa đưa vào vận hành phải có chi tiết các công trình lưới điện, các tài sản khác có tổng hợp giá trị;

c) Bảng tổng hợp các biến động về số lao động thường xuyên và chính thức trong bảng lương của Tổng công ty và các đơn vị năm N-1 và kế hoạch năm N;

d) Tổng hợp vật tư dự phòng hiện có và bổ sung năm N-1 và kế hoạch năm N;

e) Báo cáo tài chính năm N-1: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuyết minh”.

13. Sửa đổi Điều 18 như sau:

“Điều 18. Trình tự lập giá truyền tải điện

1. Trước ngày 05 tháng 01 hàng năm (năm N), đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện có trách nhiệm gửi số liệu tổng công suất cực đại và điện năng nhận thực tế tại từng điểm giao nhận của năm N-1 cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia để làm cơ sở tính toán thành phần điều chỉnh DCN-1 của năm N-1.

2. Trước ngày 01 tháng 4 hàng năm (năm N), đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện có trách nhiệm lập dự báo điện năng giao nhận và tổng công suất cực đại tại tất cả các điểm giao nhận điện cho năm N và gửi Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có trách nhiệm tổng hợp, tính toán dự báo điện năng giao nhận và tổng công suất cực đại của từng đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện, gửi kết quả dự báo tới Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia để có ý kiến.

Trường hợp đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện không gửi số liệu dự báo thì Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia được sử dụng các số liệu của năm N-1 để làm số liệu tính toán giá truyền tải điện cho năm N.

3. Trước ngày 01 tháng 6 hàng năm (năm N), Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia có ý kiến bằng văn bản về kết quả dự báo điện năng nhận và tổng công suất cực đại năm N của từng đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện, gửi Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia để làm cơ sở tính giá và chi phí truyền tải điện năm N cho từng đơn vị.

4. Trước ngày 15 tháng 6 hàng năm (năm N), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có trách nhiệm xác định giá truyền tải điện áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm N đến 30 tháng 6 năm tiếp theo () cho từng đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện (căn cứ vào doanh thu truyền tải điện năm N được duyệt và thành phần điều chỉnh của năm N-1), trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua để trình Cục Điều tiết điện lực phê duyệt. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư này, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có trách nhiệm hoàn chỉnh, bổ sung trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.”

14. Sửa đổi Điều 19 như sau:

“Điều 19. Hồ sơ trình duyệt giá truyền tải điện

1. Tờ trình đề nghị duyệt giá truyền tải điện.

2. Thuyết minh và bảng tính chi phí truyền tải điện của từng đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện, gồm:

a) Thành phần chi phí truyền tải điện theo công suất, điện năng;

b) Tổng công suất giao nhận cực đại, tổng điện năng giao nhận dự báo của từng đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện ở các điểm giao nhận trong năm N;

c) Tổng lượng điều chỉnh chi phí truyền tải điện của đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện năm N-1 (bảng tính chi tiết).

3. Các tài liệu kèm theo, gồm:

a) Dự báo điện năng nhận và tổng công suất cực đại năm N của từng đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia lập;

b) Số liệu tổng công suất cực đại và điện năng nhận thực tế tại từng điểm giao nhận của năm N-1 của từng đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện.”

15. Bổ sung điểm c khoản 3 Điều 21 như sau:

“Điều 21. Tổ chức thực hiện

3. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia có trách nhiệm:

c) Có báo cáo quyết toán, kiểm toán độc lập trước ngày 01 tháng 5 hàng năm.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 03 năm 2012, bãi bỏ các quy định trước đây do Bộ Công Thương ban hành trái với Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Chủ tịch và Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Giám đốc Công ty mua bán điện, Tổng giám đốc các Tổng công ty Điện lực, các đơn vị phải trả chi phí truyền tải điện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.