Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ Y TẾ Số : 03/2003/TT-BYT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ****** Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2003 |
HƯỚNG DẪN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Y -DƯỢC HỆ TẬP TRUNG 4 NĂM NĂM HỌC 2003-2004.
Căn cứ Luật Giáo dục đã được Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 09/L-CTN ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Thực hiện Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giao đoạn 2001-2010;
Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban bí thư Trung ương ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở;
Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân;
Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tuyển sinh đào tạo đại học Y-Dược hệ tập trung 4 năm (hệ chuyên tu cũ) năm học 2003-2004,
1. Để tăng cường lực lượng Bác sỹ, Dược sỹ làm việc ở tuyến y tế cơ sở, năm 2003 Bộ Y tế vẫn chủ trương tuyển sinh dưới các hình thức thi tuyển, cử tuyển, tuyển sinh theo địa chỉ và tạo điều kiện thuận lợi cho các Y sỹ đang làm việc tại Trạm Y tế xã, Dược sỹ trung học đang làm việc tại cơ sở y tế tuyến xã, huyện được đào tạo lên bậc đại học để sau khi tốt nghiệp trở về địa phương nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc.
2. Đối với các xã, huyện, vùng cao, vùng sâu và các xã đặc biệt khó khăn, Bộ Y tế áp dụng hình thức đào tạo theo chế độ cử tuyển và hợp đồng đào tạo theo địa chỉ để đáp ứng như cầu về nhân lực y tế. Học viên cử tuyển và học viên đào tạo theo địa chỉ được bồi dưỡng văn hóa và chuyên môn 01 năm theo chương trình do Bộ Y tế quy định, nếu thi đạt yêy cầu sẽ được học tiếp chương trình Bác sỹ, Dược sỹ hệ tập trung 4 năm.
3. Chỉ tiêu đào tạo Bác sỹ, Dược sỹ hệ tập trung 4 năm năm học 2003-2004 đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho từng Trường đại học Y, Dược. Các tỉnh có khó khăn đặc biệt về nhân lực y tế và có nhu cầu đào tạo bác sỹ, dược sỹ với hình thức hợp đồng đào tạo theo địa chỉ phải làm việc trước tháng 8 hằng năm với Bộ Y tế và các trường đại học để xác định nhu cầu đào tạo. Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét để đưa vào kế hoạch tuyển sinh hằng năm.
Nhà nước thống nhất quản lý chỉ tiêu đào tạo và không có sự phân biệt trong chương trình, chất lượng đào tạo giữa hai loại chỉ tiêu đào tạo nói trên.
4. Các Bộ - ngành khác nhau nếu có nhu cầu đào tạo bác sỹ, dược sỹ hệ tập trung 4 năm cần báo cáo với Bộ Y tế để bố trí cho các thí sinh dự thi vào các trường thích hợp.
5. Kết thúc khóa đào tạo, các Trường đại học Y-Dược bàn giao học viên kèm theo hồ sơ cho các tỉnh hoặc cơ quan cử cán bộ đi học để bố trí công tác tại tuyết y tế cơ sở. Những học viên không tốt nghiệp hoặc phải ngừng học tập trước khi tốt nghiệp cũng sẽ được trả về tỉnh hoặc cơ quan cửa đi học giải quyết.
Các cơ sở đào tạo không giao hồ sơ và cấp giấy tờ cho học viên để tự liên hệ công tác.
6. Một số quy định khác:
- Các khu vực tuyển sinh : khu vực 1 (KV1), khu vực miền núi (KV1-MN), khu vực 1 vùng cao (KV1-VC), khu vực 1 vùng sâu (KV1-VS), Hải đảo (HĐ), khu vực 2 (KV2), khu vực 2 nông thôn (KV2-NT), khu vực 3 (KV3) và ưu đãi đối với các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 24/12/1999, Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 12/7/2001 và Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 và Quyết định số 120/2002/QĐ-TTg ngày 18/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Người làm công tác y tế lưu động (ở các Đội y tế lưu động thuộc Trung tâm y tế huyện và Trung tâm y tế dự phòng trực thuộc Sở Y tế) quy định trong Thông tư này là những người thường xuyên phải đến các địa phương để làm công tác chuyên môn của mình và phải được Sở Y tế xác nhận.
- Tuyến Y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện và xã.
1. Đối tượng tuyển sinh bác sỹ đa khoa
1.1.Y sĩ đang công tác tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thuộc KV1, KV2 trong biên chế Nhà nước và hợp đồng trong quy định biên quy định tại Thông tư Liên bộ số 08/TT-LB ngày 20/4/1995 của Liên Bộ Y tế- Tài chính – Lao động – Thương binh và Xã hội – Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (gọi tắt là hợp đồng trong định biên).
1.2. Y sĩ đang công tác trong biên chế tại các Phòng khám đa khoa khu vực, Đội Y tế của các huyện, thị xã KV1, KV2.
1.3. Y sĩ đang công tác trong biên chế làm công tác y tế lưu động ở các đơn vị trực thuộc Sở Y tế các tỉnh KV1, KV2.
1.4. Y sĩ đang công tác tại các Trạm Y tế và bệnh xá của các Bộ-Ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2.
1.5. Y sĩ đang công tác trong biên chế tại Bệnh viên Phong – Da liễu, khu điều trị Phong, Bệnh viên Tâm thần, Bệnh viện Lao, Trung tâm phòng chống lao trên địa bàn các tỉnh KV1, KV2, Bệnh viện các huyện vùng cao, vùng sâu.
1.6. Y sĩ đang công tác trên địa bàn KV3 làm đúng chuyên ngành đào tạo, có biên chế tại các cơ sở y tế như đã nêu tại mục 1.1 đếnn 1.5 có một trong các tiêu chuẩn sau: đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã công tác liên tục tại miền núi, vùng cao, vùng sâu ít nhất 36 tháng.
2. Đối tượng tuyển sinh Bác sỹ y học cổ truyền (YHCT)
2.1. Y sĩ y học cổ truyền đang công tác đúng ngành đào tạo trong biên chế tại các cơ sở y tế thuộc KV1, KV2.
2.2. Y sĩ học cổ truyền đang công tác đúng ngành đào tạo trong biên chế tại các Trạm Y tế, các bệnh xá của các Bộ- Ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2.
2.3. Y sĩ y học cổ truyền đang công tác trên địa bàn KV3 làm đúng chuyên ngành đào tạo, trong biên chế tại cá cơ sở y tế như đã nêu tại mục từ 2.1 đến 2.2 có một trong các tiêu chuẩn sau: đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã công tác liên tục tại miền núi, vùng cao, vùng sâu ít nhất 36 tháng.
3. Đối tượng tuyển sinh Dược sỹ đại học
3.1. Dược sỹ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo, trong biên chế tại các cơ sở y tế hành chính - sự nghiệp đóng trên địa bàn KV1, KV2.
3.2. Dược sỹ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo, có biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại các doanh nghiệp Dược, Vật tư thiết bị y tế (có vốn của Nhà nước) đóng trên địa bàn KV1, KV2.
3.3. Dược sỹ trung học của các Bộ - Ngành, khác đang công tác đúng ngành đào tạo và trong biên chế tại các cơ sở y tế đóng trên địa bàn KV1, KV2.
3.4. Dược sỹ trung học đang công tác trên địa bàn KV3 làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các sở y tế như đã nêu tại mục 3.1 đến mục 3.3 có một trong các tiêu chuẩn sau : đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã công tác liên tục tại miền núi, vùng cao, vùng sâu ít nhất 36 tháng.
4. Đối tượng xét tuyển Bác sỹ đa khoa và Dược sỹ theo hình thức cử tuyển.
4.1. Y sỹ là người dân tộc thiểu số đang công tác, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại tuyến y tế cơ sở miền núi, vùng cao, vùng sâu (KV1-MN, KV1-VC, KV1-VS).
4.2. Y sỹ là người Kinh đang công tác, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại Trạm Y tế xã vùng cao (KV1-VC), vùng sâu (KV1-VS) có hộ khẩu và đã công tác liên tục ở khu vực nói trên ít nhất 36 tháng.
4.3. Dược sỹ trung học là người dân tộc thiểu số đang công tác, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại tuyền y tế cơ sở thuộc khu vực KV1-MN, KV1-VC, KV1-VS.
4.4. Dược sỹ trung học là người dân tộc thiểu số thuộc biên chế và đang công tác tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh đóng trên địa bàn thuộc KV1-VC, KV1-VS, có hộ khẩu và đã công tác liên tục ở khu vực nói trên ít nhất 24 tháng.
4.5. Dược sỹ trung học người Kinh có biên chế và đang công tác tại tuyến y tế cơ sở thuộc khu vự KV1-VC, KV2-VS, có hộ khẩu và đã công tác liên tục ở khu vực nói trên ít nhất 36 tháng.
5. Đối tượng xét tuyển Bác sỹ đa khoa và Dược sỹ theo hình thức đào tạo hợp đồng theo địa chỉ.
5.1. Y sỹ đang công tác, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại Trạm Y tế các xã KV1.
5.2. Dược sỹ trung học là người dân tộc thiểu số, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại các cơ sở y tế công lập thuộc KV1 hoặc tuyến y tế cơ sở thuộc KV2, có hộ khẩu và đã công tác liên tục tại khu vực nói trên ít nhất 24 tháng.
5.3. Dược sỹ trung học người Kinh đang công tác, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại tuyến y tế cơ sở KV1, có hộ khẩu và đã công tác liên tục ở khu vực nói trên ít nhất 36 tháng.
5.4. Dược sỹ trung học người dân tộc thiểu số đang công tác tại các doanh nghiệp Dược Nhà nước và công ty cổ phần Dược đóng trên địa bàn KV1, có hộ khẩu và đã công tác liên tục tại khu vực nói trên ít nhất 36 tháng.
1. Tiêu chuẩn chính trị
Lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Những người đang trong thời gian thi hành kỷ luật (từ khiển trách trở lên) không được xét tuyển.
2. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và văn hóa.
2.1. Về chuyên môn.
- Thí sinh dự thi và cử tuyển vào các lớp Bác sỹ đa khoa phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ trung học đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
- Thí sinh dự thi vào các lớp Bác sỹ Y học cổ truyền phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ học cổ truyền hoặc Y sỹ định hướng y học cổ truyền đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
- Thí sinh dự thi và cử tuyển vào các lớp Dược sỹ đại học phải có bằng tốt nghiệp Dược sỹ trung học đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế .
- Các thí sinh được đào tạo trong quân đội phải có bằng tốt nghiệp trung học, Y, Dược theo chương trình của Bộ Y tế do Trường Trung học Quân Y 1(nay thuộc Học viên Quân y) hoặc trường Trung học Quân Y 2 cấp.
2.2. Về văn hóa:
Các đối tượng tuyển sinh đều phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc văn hóa hoặc đã tốt nghiệp các môn văn hóa trong chương trình đào tạo trung học y hoặc trung học dược, được cơ sở đào tạo xác nhận.
3. Tiêu chuẩn về thâm niên chuyên môn.
3.1. Thâm niên chuyên môn là 2 năm (đủ 24 tháng) áp dụng cho :
- Y sỹ, Dược sỹ trung học là người dân tộc thiểu số đang công tác trong biên chế hoặc hợp đồng trong định biên ở các cơ sở y tế thuộc KV1.
3.2. Thâm niên chuyên môn là 3 năm (đủ 36 tháng) áp dụng cho :
- Y sỹ, dược sỹ trung học đang công tác trogng biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của các Trạm Y tế xã KV1.
3.3. Thâm niên chuyên môn là 4 năm (đủ 48 tháng) áp dụng cho các đối tượng còn lại.
Thâm niên chuyên môn tính từ ngày có quyết định tuyển dụng vào biên chế, vào hợp đồng trong định biên, sau khi tốt nghiệp trung học Y -Dược tính đến ngày 31/10/2003.
4. Tiêu chuẩn sức khỏe và tuổi
4.1. Về sức khỏe:
Phải có đủ sức khỏe để học tập như quy định tại Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Đại học Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề số 10/TT-LB ngày 18/8/1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/8/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Về tuổi:
Không quá 45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2003.
Điểm tuyển vào trường được xét tuyển ưu tiên theo khu vực và trong mỗi khu vực có các ưu tiên cho các đối tượng theo chính sách:
1. Ưu tiên về khu vực
Áp dụng theo “Bảng phân chi khu vực tuyển sinh” in trong sách “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2003” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ưu tiên về chính sách
2.1. Nhóm ưu tiên 1
- Anh hùng lao động, anh hùng các lực lượng vũ trang, chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu và đang công tác tại miền núi, vùng sâu.
- Thương binh được xếp hạng.
- Người trong biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của Trạm Y tế xã miền núi, vùng sâu, đang công tác liên tục ở đó từ 36 tháng trở lên, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2003.
2.2. Nhóm ưu tiên 2
- Người được thưởng huân chương, huy chương kháng chiến, chiến thắng, huân chương lao động, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương 2 năm liền.
- Con liệt sỹ.
- Con thương binh được xếp hạng, con bệnh binh mất trên 81% sức lao động.
- Người đang công tác ở vùng cao, vùng sâu có đủ điều kiện về tuyển sinh như quy định tại Thông tư này.
- Người thuộc biên chế các Trạm Y tế xã, Bệnh viện Phong – Da liễu và khu điều trị Phong, Bệnh viên Tâm thần, Bệnh viện Lao, Trung tâm phòng chống Lao có thâm niên công tác ở các cơ sở trên ít nhất là 36 tháng.
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu và đang công tác tại cơ sở y tế thuộc KV2.
Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất về chính sách.
Hồ sơ dự tuyển gồm có:
1. Một phiếu dự tuyển do cơ quan sử dụng cán bộ, công chức cử đi dự tuyển và có ý kiến phê duyệt của Sở Y tế. Các thí sinh đang công tác trong các Bộ, ngành khác và các doanh nghiệp phải có ý kiến phê duyệt của cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hóa tương đương, có công chứng Nhà nước. Khi đến học phải xuất trình bản gốc. Những trường hợp cần thiết, nhà trường yêu cầu thí sinh xuất trình học bạ khóa đào tạo trung học chuyên nghiệp Y tế.
3. Bản sao giấy khai sinh có công chứng Nhà nước.
4. Bản sao Quyết định tuyển dụng vào biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của các cơ sở y tế hoặc Quyết định tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp. Thí sinh thuộc KV3 phải có thêm bản sao Quyết định phân công công tác và giấy xác nhận thời gian làm việc tại miền núi, vùng cao, vùng sâu hoặc giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự (các bản sao có công chứng Nhà nước). Khi nhập học phải xuất trình bản chính.
5. Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên tuyển sinh (như quy định tại Phần IV) của cơ quan sủ dụng cán bộ, công chức và được Sở Y tế tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
6. Quyết định cử cán bộ, công chức đi học của Sở Y tế tỉnh, thành phố ký, những thí sinh không thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố quản lý phải có quyết định cử đi học của cơ quan quản lý cán bộ, công chức tương đương cấp Sở Y tế. Thí sinh thuộc diện cử tuyển và diện đào tạo theo địa chỉ phải có quyết định cử đi học của Ủy ban nhân dân (nộp trước khi vào nhập học).
7. Một bản cam kết của thí sinh sau khi học tập sẽ trở về công tác tại tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của tỉnh.
8. Bốn ảnh cỡ 4 x 6 cm (một ảnh dán vào phiếu dự tuyển, đóng dấu giáp lai của đơn vị cử đi học).
Các giấy tờ khác: Theo quy định của trường.
Thí sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ dự thi về Ban tuyển sinh của các trường theo vùng tuyển sinh đúng thời hạn quy định của từng trường.
1. Các môn thi
Thí sinh trong diện thi tuyển phải thi 3 môn: Toán, Hóa và Chuyên môn.
1.1. Môn Toán và môn Hóa:
Trình độ trung học phổ thông hay bổ túc văn hóa theo chương trình hiện hành.
1.2. Môn chuyên môn:
Theo chương trình đào tạo Y sỹ trung học (Y sỹ đa khoa hoặc Y sỹ học cổ truyền) hoặc Dược sỹ trung học hiện hành của Bộ Y tế.
2. Tổ chức thi
Các trường tổ chức thi tuyển theo các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cap đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2003.
Ngày thi tuyển sinh do các trường quy định và đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Khoa học và đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thông báo cho thí sinh. Các môn thi về văn hóa: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo in trong sách “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2003”. Các Sở Y tế có kế hoạch bồi dưỡng văn hóa và chuyên môn cho cán bộ được cử đi học để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Bộ Y tế khuyến khích các trường đại học có cùng ngày thi, tập trung làm đề và sử dụng đề chung để tiết kiệm và đảm bảo mặt bằng kiến thức.
3. Điều kiện trúng tuyển
Thí sinh trúng tuyển phải có đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh và đạt mức điểm tuyển của trường, trong đó:
a) Môn chuyên môn: Không dưới điểm 5
b) Các môn văn hóa : Không có điểm 0.
Sau khi tổ chức thi các trường cần:
- Xác định điểm chuẩn theo tinh thần ưu tiên, tuyển tối đa thí sinh ở các khu vực miền núi, vùng sâu và những tỉnh có tỷ lệ Bác sỹ xã còn thấp.
- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ để xác định tính hợp pháp các văn bản trong hồ sơ và báo cáo Bộ Y tế, mọi trường hợp khai man hồ sơ đều phải xử lý theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Người ký quyết định cử cán bộ đi học phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ người học.
4. Đào tạo hợp đồng theo địa chỉ
Sau một năm học tập theo chương trình do Bộ Y tế quy định, các thí sinh diện đào tạo hợp đồng theo địa chỉ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh và được xét trúng tuyển theo điểm chuẩn riêng dành cho các đối tượng này.
5. Cử tuyển
Thí sinh không phải dự thi, nhưng phải kiểm tra các môn học thêm nếu đạt sẽ được học chính thức.
Các trường chỉ tiếp nhận hộ sơ, triệu tập thí sinh trúng tuyển theo đúng đối tượng quy định, đúng chỉ tiêu đã được Bộ Y tế phân bổ cho các trường và địa phương.
VII. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ VÀ HỌC PHÍ
1. Học viên trúng tuyển (do thi tuyển và cử tuyển) theo chỉ tiêu Nhà nước cấp ngân sách không phải đóng kinh phí đào tạo. Các học viên diện hợp đồng theo địa chỉ sẽ do các tỉnh chi trả kinh phí đào tạo. Tất cả các học viên đều phải đóng học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trong thời gian học tập, lương và mọi chế độ của học viên do cơ quan cử người đi học giải quyết theo chế độ hiện hành. Những học viên có thời gian công tác liên tục dưới 3 năm và thuộc chỉ tiêu Nhà nước cấp ngân sách thì được xem xét và hưởng học bổng theo Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Nhận được Thông tư này, các đơn vị, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, xét cử cán bộ tham dự kỳ thi tuyển sinh và đi học theo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
Các Trường Đại học thông báo rộng rãi cho thí sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng các quy định hiện hành để bảo đảm chất lượng đào tạo và công bằng xã hội.
Trong quá trình thực hiện, nếu đơn vị, địa phương có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo Bộ Y tế (Vụ Khoa học và đào tạo) để nghiên cứu, giải quyết kịp thời.
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
PHÂN VÙNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Y-DƯỢC HỆ TẬP TRUNG 4 NĂM (CHUYÊN TU CŨ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2003/TT-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Bộ Y tế)
Thứ tự | Tên trường | Đối tượng đào tạo | Vùng tuyển |
1 | Đại học Dược Hà Nội (Đào tạo tại Đại học Y Thái Nguyên) | - Dược sỹ đại học | - Các tỉnh phí Bắc từ Nghệ An trở ra. |
- Dược sỹ đại học hệ cử tuyển | - Theo thông báo của Bộ Y tế | ||
2 | Đại học Thái Bình | - Bác sỹ đa khoa | - Các tỉnh phía Bắc từ Quảng Bình trở ra. |
- Bác sỹ YHCT | - Các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra | ||
3 | Đại học Y Hải Phòng | - Bác sỹ đa khoa | - Quảng Nin, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội |
- Bác sỹ đa khoa hợp đồng đào tạo theo địa chỉ | - Quảng Ninh | ||
4 | Đại học Y-Dược Tp.Hồ Chí Minh | - Bác sỹ đa khoa | - Các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào |
- Bác sỹ YHCT | - Các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào | ||
- Dược sỹ đại học | - Các tỉnh phía Nam từ Lâm Đồng, Ninh Thuận trở vào | ||
5 | Đại học Y Thái Nguyên | - Bác sỹ đa khoa | - Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Sơn la, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh |
- Bác sỹ đa khoa hệ cử tuyển | - Theo thông báo của Bộ Y tế | ||
6 | Đại học Y Khoa Huế | - Bác sỹ đa khoa | - Từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và Gia Lai Kon Tum |
- Bác sỹ đa khoa hệ cử tuyển | - Theo thông báo của Bộ Y tế | ||
- Dược sỹ đại học | - Từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa và Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng | ||
- Bác sỹ đa khoa hợp đồng đào tạo theo địa chỉ | - Quảng Nam, Lâm Đồng | ||
7 | Đại học Tây Nguyên (Khoa Y) | - Bác sỹ đa khoa | Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước |
8 | Đại Học Y-Dược Cần Thơ | - Bác sỹ đa khoa | Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. |
9 | Học viện Quân Y | ||
- Cơ sở 1 tại miền Bắc | - Bác sỹ đa khoa | - Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Sơn La, Hòa Bình và 4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. | |
- Có 2 cơ sở tại miền Nam | - Bác sỹ đa khoa | - Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và 4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. | |
10 | Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh | - Bác sỹ đa khoa | Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh |
- 1Thông tư 12/2005/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đại học Y - Dược hệ tập trung 4 năm - Năm 2005 do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2000 về bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Quyết định 42/2001/QĐ-TTg bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135) do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư 02/2002/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh Đại học Y-Dược hệ tập trung 4 năm năm 2002 do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 120/2002/QĐ-TTg bổ sung và thay tên xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 31/2008/QĐ-BYT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Thông tư 12/2005/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh đại học Y - Dược hệ tập trung 4 năm - Năm 2005 do Bộ Y tế ban hành
- 2Luật Giáo dục 1998
- 3Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2000 về bổ sung danh sách các xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới thuộc phạm vi chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 5Quyết định 35/2001/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Quyết định 42/2001/QĐ-TTg bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135) do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 7Quyết định 120/2002/QĐ-TTg bổ sung và thay tên xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 03/2003/TT-BYT hướng dẫn tuyển sinh Đại học Y -Dược hệ tập trung 4 năm, năm học 2003-2004 do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 03/2003/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/03/2003
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Lê Ngọc Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 27
- Ngày hiệu lực: 11/05/2003
- Ngày hết hiệu lực: 07/10/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra