Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/1998/TT-BCN

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1998

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 03/1998/TT-BCN NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN VIỆC NHẬP KHẨU HOÁ CHẤT NĂM 1998 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 11/1998/QĐ-TTG NGÀY 23/01/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 1998;
Căn cứ tình hình thực tế về nhu cầu sử dụng các loại hoá chất, số lượng nhập khẩu năm 1997 và khả năng sản xuất trong nước năm 1998;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc nhập khẩu hoá chất năm 1998 như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sản xuất, kinh doanh không phân biệt thành phần kinh tế, có đủ những điều kiện sau đây đều được phép nhập khẩu hoá chất (trừ hoá chất nêu trong Phụ lục 1) theo nhu cầu và hợp đồng kinh tế.

- Có Quyết định thành lập doanh nghiệp theo đúng những quy định của Chính phủ; có ngành nghề sản xuất, kinh doanh hoá chất hoặc có nhu cầu thực tế sử dụng hoá chất trong sản xuất, nghiên cứu;

- Có giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu ngành hàng phù hợp.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Các đơn vị có đủ điều kiện nêu tại điểm I đều được phép nhập khẩu các loại hoá chất bao gồm hoá chất kỹ thuật và hoá chất tinh khiết (trừ những loại nêu trong các Phụ lục 1 và 2) theo nhu cầu sử dụng và khả năng kinh doanh.

2. Hoá chất trung gian sản xuất hoá chất độc (không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu - Phụ lục 1) nhập đáp ứng nhu cầu sử dụng như một nguyên liệu hoặc một chất xúc tác, chất thử trong quy trình sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm phải được Bộ Công nghiệp xem xét, cho phép từng trường hợp cụ thể (Danh mục hoá chất trung gian sản xuất hoá chất độc - Phụ lục 2).

3. Để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước huy động được năng lực sản xuất đã đầu tư, đổi mới công nghệ, sản xuất hoá chất thông dụng có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu, góp phần giảm chi phí ngoại tệ, không nhập khẩu các loại hoá chất thông dụng trong nước sản xuất đã đáp ứng nhu cầu (Danh mục hoá chất thông dụng không nhập khẩu - Phụ lục 1).

4. Những loại hoá chất trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng cơ bản nhu cầu về số lượng và chất lượng sẽ chỉ nhập khẩu bổ sung những chủng loại, quy cách trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ phải có ý kiến của Bộ Công nghiệp để cân đối giữa sản xuất và nhu cầu trong nước (Danh mục hoá chất thông dụng - Phụ lục 2).

5. Nhập khẩu các hoá chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá chất phải tuân theo Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật công bố ngày 15/02/1993 và các hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Các hoá chất là chất gây nghiện, chất hướng tâm thần và tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, bào chế dược phẩm cần nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Y tế theo Nghị định 89/CP ngày 15/12/1995.

7. Cơ quan, doanh nghiệp nhập khẩu những hoá chất nêu tại Phụ lục 2 phải có văn bản theo mẫu (Phụ lục 3) gửi Bộ Công nghiệp xem xét. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Công nghiệp có công văn trả lời đơn vị nhập khẩu. Căn cứ ý kiến của Bộ Công nghiệp, cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục nhập khẩu. Đối với các loại hoá chất khác không nằm trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2, các cơ quan, doanh nghiệp trực tiếp với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

8. Tuỳ theo tính chất hoá, lý riêng, các loại hoá chất nhập khẩu phải có bao bì, đóng gói bảo đảm tiêu chuẩn an toàn khi vận chuyển và sử dụng theo những quy định hiện hành của Chính phủ.

9. Cơ quan, doanh nghiệp nhập khẩu chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng hoá chất nhập khẩu theo đúng mục đích nhập khẩu và theo các quy định có liên quan của Chính phủ.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/1998 đến ngày 31/03/1999.

Đối với những lô hàng hoá chất nhập khẩu đã được Bộ Công nghiệp có văn bản xác nhận trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, cho phép tiếp tục thực hiện.

Bộ Công nghiệp đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể thông báo nội dung Thông tư này cho các Doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết và thực hiện, đồng thời phản ánh cho Bộ Công nghiệp những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện để kịp điều chỉnh cho phù hợp.

Lê Huy Côn

(Đã ký)

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC

HOÁ CHẤT KHÔNG NHẬP KHẨU TRONG NĂM 1998
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/1998/TT-BCN ngày 20/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

I. DANH MỤC HOÁ CHẤT ĐỘC CẤM NHẬP KHẨU:

1. O-akyl (

2. O-akyl (

3. O-akyl (H hay

4. Mustard Sulfure:

* 2-Chloxo ethyl: Chloromethyl sulfid,

* Mustard gas: Bis (2-chloroethyl) sunfid,

* Bis (2-chloroethyl) methan,

* Sesqui mustard: 1-2 Bis (2-chloroethyl thio) ethan,

* 1-3 Bis (2-chloroethyl thio) n-propan,

* 1-4 Bis (1-chloroethyl thieo) n-bupan,

* 1-5 Bis (2-chloroethyl thio) n-pentan,

* Bis (2-chloroethyl theomethyl) ether,

* O-mustard: Bis (2-cloroethyl thio ethyl) ether;

5. Các chất Lewisite:

* Lewisite.1: (2-clorovinyl) dichloro arsine,

* Lewisite.2: Bis (2 clorovinyl) chloro arsine,

* Lewisite.3: Tris (2 clorovinyl) arsine;

6. Nhóm mustard amine:

HN1: Bis (2 chloroethyl) ethyl amin,

HN2: Bis (2 chloroethyl) methyl amin,

HN3: Tris (2 chloroethyl) amin;

7. Saxitoxin;

8. Risin;

9. Alkyl (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) phosphonyl difluoris;

10. O-Alkyl (H hay

* (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) aminoalkyl,

* (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) phosphonit và tương ứng với muối alkyl hoá hay protonat;

11. Chlorosarin: O-isopropyl methyl phosphono chlorid;

12. Chlorosaman: Opinacolyl metyl phosphono chlorid;

13. Amiton: O-O diethyl S [2 (diethylamino) ethyl] phosphoro thiolat;

14. PFIB.1; 1,3; 3,3; pentafluoro (2 trifloromethyl) propen;

15. BZ3: Quinuchdinyl benzilat;

16. Methyl phosphonyl dichlorid (Dimetyl: methyl phosphonat);

17. N-N dialkyl (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) phosphora- midiodihalit;

18. Dialkyl:

* (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) N-N dialkyl,

* (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) phosphoramid;

19. Quinuchdinyl 3-G1;

20. N-N Dialkyl (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) amino ethyl 2 chlorid;

21. N-N Dialkyl (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) aminoethan 2-ols;

22. N-N Dialkyl (Me, Ethyl, n-propyl hay isopropyl) aminoethan 2 thiols;

23. Thiodiglicol: Bis (2 hydroxy ethyl) sulfit;

24. Pinacolyl, alcohol: 3,3 dimethyl butan - 2ol;

25. Phosgene: Carbonyl dichlorid;

26. Cyanogen chlorid;

27. Chloropycrin: Trichloro nitromethan;

28. Phosphorus oxychloric.

II. DANH MỤC HOÁ CHẤT THÔNG DỤNG KHÔNG NHẬP KHẨU:

1. Acide Phosphoric (H3PO4);

2. Acide Clohydric (HCl);

3. Acide Sunfuaric kỹ thuật (H2SO4);

4. Amoniac lỏng (NH3);

5. Ôxy đóng bình;

6. Clo lỏng;

7. Xút lỏng (NaOH);

8. Noiacetylene (C2H2);

9. Than hoạt tính (C).

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC

HOÁ CHẤT NHẬP KHẨU NĂM 1998 PHẢI CÓ Ý KIẾN CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/1998/TT-BCN ngày 20/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

I. DANH MỤC HOÁ CHẤT TRUNG GIAN SẢN XUẤT HOÁ CHẤT ĐỘC:

1. Thuỷ ngân và các hợp chất chứa thuỷ ngân;

2. Phosphor vàng nguyên tố;

3. Phosphorua trichloride;

4. Phosphorua pentachloride

5. Tri (Methyl, Etyl) phosphite;

6. Dimetyl phosphite; 7. Sulfur dichloride;

8. Sulfur monochloride;

9. Thionyl chloride;

10. (Methyl, Etyl) diethanolamine;

11. Triethanolamine;

12. Sulfurcarbone;

13. Vinyl chloride;

14. Dichlorua ethane;

15. Asen và các hợp chất của asen;

16. Các hợp chất cyanua;

17. Các hydrua kim loại;

18. Các oxide và peroxide của halogene;

19. Các hợp chất axit;

20. Các loại ester, eter oxide, aldehyt.

II. DANH MỤC HOÁ CHẤT THÔNG DỤNG:

1. Xút rắn (cục, vẩy);

2 Carbonat canxi không tẩm axit béo hoặc các phối liệu khác;

3. Phèn các loại;

4. Acide H2SO4 tinh khiết (P, PA).

PHỤ LỤC 3:

Cơ quan cấp trên CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên doanh nghiệp Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số công văn

Ngày tháng năm 1998

ĐƠN XIN NHẬP KHẨU HOÁ CHẤT

Kính gửi: Bộ Công nghiệp

1. Tên đơn vị:

2. Trụ sở chính đặt tại:

- Điện thoại:

- Fax:

3. Hoá chất xin nhập khẩu:

Số TT Tên hoá chất Công thức Đơn vị Số lượng Số lượng

hàm lượng nhập 1997 nhập 1998

... .......... ..... ...... ....... ......

... .........

4. Mục đích nhập khẩu (để phục vụ sản xuất trực tiếp của đơn vị hay để bán).

5. Giải trình về số lượng xin nhập khẩu.

Đơn vị xin chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng số hoá chất nhập khẩu trên theo đúng mục đích nhập khẩu và các quy định có liên quan của Chính phủ.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC CƠ QUAN KÝ TÊN VÀ ĐÓNG DẤU

Ghi chú:

1. Kèm theo đơn xin nhập khẩu hoá chất, yêu cầu đơn vị nhập khẩu gửi bản sao giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và các hợp đồng nội, ngoại (nếu có).

2. Hồ sơ xin nhập khẩu gửi về Bộ Công nghiệp (Vụ Kế hoạch và Đầu tư) theo địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 03/1998/TT-BCN về việc nhập khẩu hoá chất năm 1998 theo Quyết định 11/1998/QĐ-TTg do Bộ Công Nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 03/1998/TT-BCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 20/03/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Lê Huy Côn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 14
  • Ngày hiệu lực: 01/04/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản