Điều 13 Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
1. Tổ cắt hủy nhận của Tổ kiểm đếm các loại tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm, đóng bó và niêm phong mới theo quy định tại
2. Trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn, xử lý theo quy định tại
3. Tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng được đưa vào máy cắt hủy để cắt thành mảnh phế liệu có chiều rộng tối đa 01 cm, chiều dài tối đa 20cm.
Tiền đúc hỏng, kim loại đúc tiền hỏng được đưa vào máy hủy chuyên dùng để cắt thành mảnh phế liệu (ít nhất 03 mảnh tùy kích thước đồng tiền). Trường hợp sử dụng phương pháp dập hủy định dạng hoặc nung chảy hoàn toàn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Cuối ngày, số tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết phải được cho vào lồng sắt có khóa, niêm phong (ghi rõ tiền in, đúc hỏng chưa cắt hủy hết; ngày, tháng năm; tên tổ gửi; loại tiền; số lượng; họ tên, chữ ký người gửi; chữ ký xác nhận của giám sát viên tại Tổ cắt hủy), vào sổ giao nhận (theo Mẫu biểu số 06 đính kèm Thông tư này) và gửi vào kho tiêu hủy để bảo quản.
5. Phế liệu thu hồi sau tiêu hủy được đóng bao, khâu kín miệng bao, đưa vào kho phế liệu tiêu hủy để bảo quản.
6. Tổ cắt hủy lập biên bản kết quả cắt hủy trong ngày có xác nhận của giám sát viên (theo Mẫu biểu số 13 đính kèm Thông tư này). Cuối đợt tiêu hủy tiền in, đúc hỏng, Hội đồng tiêu hủy lập báo cáo tổng hợp kết quả cắt hủy có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 15, 16 đính kèm Thông tư này).
7. Hội đồng tiêu hủy lập biên bản giao nhận, bàn giao toàn bộ phế liệu đã cắt hủy, đóng bao trong ngày cho cơ sở in, đúc tiền có xác nhận của Hội đồng giám sát (theo Mẫu biểu số 14 đính kèm Thông tư này).
Thông tư 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 02/2014/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/01/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 123 đến số 124
- Ngày hiệu lực: 20/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyết định tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 5. Nguyên tắc tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 6. Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 7. Bộ máy tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tiêu hủy
- Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy
- Điều 10. Các công đoạn tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 11. Công đoạn giao nhận
- Điều 12. Công đoạn kiểm đếm
- Điều 13. Công đoạn cắt hủy
- Điều 14. Công đoạn hủy hoàn toàn
- Điều 15. Xử lý thừa, thiếu, nhầm lẫn trong giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy
- Điều 16. Sổ sách theo dõi, hạch toán và báo cáo kết quả tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Hội đồng tiêu hủy
- Điều 17. Theo dõi, hạch toán công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng tại cơ sở in, đúc tiền
- Điều 18. Trách nhiệm của Giám đốc cơ sở in, đúc tiền
- Điều 19. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ
- Điều 20. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
- Điều 21. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
- Điều 22. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng
- Điều 23. Quyền lợi của cán bộ, nhân viên tham gia công tác tiêu hủy tiền in, đúc hỏng