Chương 2 Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM
Mục 1. HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Ban Chuyên trách do Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thành lập, gồm có: Trưởng ban, Phó ban và các thành viên.
2. Thành viên của Ban Chuyên trách là các chuyên gia thuộc Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương và các cơ quan, tổ chức bên ngoài có kiến thức, kinh nghiệm về một hoặc một số lĩnh vực sau: quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; công nghệ thực phẩm; sinh học; hóa học; dịch tễ học; y học và các lĩnh vực có liên quan theo yêu cầu của đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.
1. Hội đồng Chuyên gia đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm do Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thành lập (từ 7-11 người) gồm có: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, đại diện Ban Chuyên trách; các Uỷ viên.
2. Thành viên của Hội đồng Chuyên gia là các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm về một hoặc một số lĩnh vực sau: quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; công nghệ thực phẩm; sinh học; hóa học; dịch tễ học; y học và các lĩnh vực có liên quan theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
3. Quy chế hoạt động của Hội đồng Chuyên gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Ban Chuyên trách
1. Thiết lập cơ sở dữ liệu về các vấn đề an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
2. Lập danh mục các cặp Mối nguy - Thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ, xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện và báo cáo Hội đồng chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
3. Xây dựng Hồ sơ nguy cơ đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
4. Thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm và lập báo cáo Đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng Chuyên gia
1. Căn cứ báo cáo đề xuất của Ban Chuyên trách, đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương về cặp Mối nguy - Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ.
2. Xem xét Hồ sơ nguy cơ do Ban Chuyên trách cung cấp và đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương: cặp Mối nguy - Thực phẩm cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm; cặp Mối nguy - Thực phẩm không cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.
3. Đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương về các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được Ban Chuyên trách xây dựng Hồ sơ nguy cơ hoặc lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.
Mục 2. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 12. Thiết lập cơ sở dữ liệu
1. Các nguồn cung cấp dữ liệu về vấn đề an toàn thực phẩm gồm có:
a) Các vi phạm hoặc không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của Cơ sở trong quá trình lưu thông, nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm bị cơ quan thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của các nước nhập khẩu phát hiện;
b) Các chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm;
c) Giám sát dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm, các nghiên cứu dịch tễ, nghiên cứu lâm sàng;
d) Các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng về dịch bệnh có liên quan đến thực phẩm, các trường hợp ngộ độc thực phẩm, các khiếu nại của khách hàng, báo cáo của các nhà khoa học, thông báo về vấn đề an toàn thực phẩm của Cơ sở.
2. Ban Chuyên trách thu thập, tổng hợp thông tin về các vấn đề an toàn thực phẩm đối với chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương theo quy định tại
3. Căn cứ thông tin thu thập được, Ban Chuyên trách nhận diện bản chất, đặc tính của vấn đề an toàn thực phẩm để xác định mối nguy có trong thực phẩm cụ thể.
Điều 13: Xác định các cặp Mối nguy - Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ
1. Căn cứ đối tượng tại
2. Căn cứ các thông tin do Ban Chuyên trách cung cấp, Hội đồng Chuyên gia xem xét và đề xuất cặp Mối nguy - Thực phẩm cụ thể cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ, báo cáo Cơ quan quan lý chuyên môn trung ương.
3. Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương quyết định cặp Mối nguy - Thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ và giao Ban chuyên trách xây dựng Hồ sơ nguy cơ của cặp Mối nguy - Thực phẩm đã xác định.
Điều 14. Xây dựng Hồ sơ nguy cơ
1. Ban Chuyên trách có trách nhiệm xây dựng Hồ sơ nguy cơ đối với các cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định tại
2. Hồ sơ nguy cơ bao gồm các thông tin sau:
a) Mô tả vấn đề an toàn thực phẩm cần xây dựng Hồ sơ nguy cơ;
b) Thông tin về mối nguy và các thực phẩm có liên quan;
c) Nguyên nhân, cách thức và công đoạn sản xuất mà mối nguy có khả năng xâm nhập vào chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm;
d) Thông tin về các đường lây nhiễm dẫn đến người tiêu dùng bị phơi nhiễm trước mối nguy;
đ) Thông tin về tình hình sản xuất thực phẩm và những hậu quả có khả năng xảy ra (về kinh tế, về sức khoẻ của người tiêu dùng);
e) Các quy định và biện pháp kiểm soát mối nguy trong thực phẩm đang được thực hiện;
g) Đề xuất biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;
h) Đề xuất cặp Mối nguy - Thực phẩm cần thực hiện và lập báo cáo đánh giá nguy cơ;
i) Dữ liệu khoa học còn thiếu có khả năng gây hạn chế hoặc khó khăn cho việc thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm;
k) Các nội dung khác có liên quan theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
3. Các thông tin, dữ liệu trong Hồ sơ nguy cơ phải trích dẫn nguồn cung cấp thông tin.
1. Hội đồng Chuyên gia xem xét, đánh giá Hồ sơ nguy cơ; báo cáo kết quả đánh giá Hồ sơ nguy cơ và đề xuất biện pháp tiếp theo đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này tới Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương.
2.Cặp Mối nguy - Thực phẩm không cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ đối với một hoặc một số trường hợp sau:
a) Nguy cơ đã được mô tả đầy đủ với các số liệu xác thực;
b) Nguy cơ tương đối đơn giản;
c) Tại Hồ sơ nguy cơ đã xác định được biện pháp quản lý nguy cơ phù hợp;
d) Nguy cơ không thuộc diện phải quản lý .
3. Cặp Mối nguy - Thực phẩm cần lập Báo cáo đánh giá nguy cơ đối với một hoặc một số trường hợp sau:
a) Nguy cơ chưa được mô tả đầy đủ;
b) Nguy cơ là mối quan tâm cấp thiết của cộng đồng;
c) Nguy cơ gây ảnh hưởng đối với nhiều đối tượng trong xã hội hoặc ảnh hưởng lớn đến thương mại.
4. Căn cứ kết quả đánh giá Hồ sơ nguy cơ và đề xuất của Hội đồng Chuyên gia, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương quyết định biện pháp xử lý tiếp theo đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm, cụ thể như sau:
a) Cặp Mối nguy – Thực phẩm phải lập Báo cáo đánh giá nguy cơ;
b) Cặp Mối nguy – Thực phẩm không phải lập Báo cáo đánh giá nguy cơ
Điều 16. Thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm
1. Ban Chuyên trách thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định theo yêu cầu của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương và gửi Báo cáo đánh giá nguy cơ tới Hội đồng Chuyên gia và Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương xem xét, đánh giá.
2. Các bước thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chuyên trách sử dụng thông tin của các công trình đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm tương tự của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các Bộ, ngành trong nước đã được công bố trong quá trình đánh giá đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định có xem xét đến các yếu tố đặc thù của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trong nước.
4. Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm gồm các nội dung sau:
a) Mục đích của đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm;
b) Nhận diện mối nguy;
c) Mô tả mối nguy;
d) Đánh giá phơi nhiễm;
đ) Mô tả nguy cơ;
e) Ước tính nguy cơ;
g) Xác định khoảng trống dữ liệu;
h) Đề xuất các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Mục 3. QUẢN LÝ NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 17. Xem xét, đánh giá các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
1. Hội đồng Chuyên gia xem xét, đánh giá các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:
a) Cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xây dựng Hồ sơ nguy cơ;
b) Hoặc cặp Mối nguy – Thực phẩm đã có Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm.
2. Các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh được đánh giá theo các tiêu chí sau:
a) Mức độ an toàn thực phẩm đạt được (mức bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng);
b) Tính khả thi và thực tiễn khi thực hiện;
c) Tính kinh tế (xem xét các yếu tố chi phí và lợi ích khi thực hiện biện pháp quản lý nguy cơ);
d) Tính xã hội.
3. Hội đồng chuyên gia đề xuất với Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương về biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm.
Điều 18. Quyết định biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương xem xét báo cáo do Hội đồng Chuyên gia đề xuất và quyết định biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định.
Điều 19. Triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ và điều chỉnh khi cần thiết
1. Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp quản lý cụ thể tại từng công đoạn phát sinh các mối nguy đã xác định trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.
2. Định kỳ, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương tổng hợp thông tin, đánh giá kết quả triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm và đề xuất điều chỉnh khi cần thiết.
3. Biện pháp quản lý nguy cơ được xem xét, điều chỉnh lại khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện dữ liệu hoặc kiến thức khoa học mới liên quan đến cặp Mối nguy - Thực phẩm đang được kiểm soát;
b) Khi Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, Cơ quan quản lý chuyên môn địa phương, Cơ quan đầu mối hoặc Cơ quan phối hợp liên quan phát hiện các biện pháp quản lý nguy cơ không phù hợp.
Mục 4. TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương xác định các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia việc trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm.
2. Các Cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm có trách nhiệm:
a) Trao đổi thông tin liên quan đến Mối nguy - Thực phẩm trong quá trình xác định vấn đề an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm;
b) Thông báo và lấy ý kiến góp ý của các Cơ quan phối hợp liên quan, đại diện cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản các thông tin về: mối nguy, sản phẩm và các thông tin liên quan để thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm; các dự thảo Hồ sơ nguy cơ và dự thảo Báo cáo đánh giá nguy cơ; dự thảo quy định pháp luật về biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm.
3. Phương pháp trao đổi thông tin: tổ chức cuộc họp, hội thảo chuyên đề, gửi bảng câu hỏi, gửi văn bản góp ý hoặc các hình thức khác.
Điều 21. Phổ biến thông tin về nguy cơ an toàn thực phẩm
1. Phổ biến thông tin về cặp Mối nguy – Thực phẩm phải thực hiện xây dựng Hồ sơ nguy cơ: Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thông báo tới tổ chức, cá nhân có liên quan về cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được quyết định phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ.
2 Phổ biến thông tin về kết quả đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm: Trên cơ sở Hồ sơ nguy cơ hoặc Báo cáo đánh giá nguy cơ, Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan về kết quá đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định.
3. Công bố thông tin về nguy cơ và biện pháp quản lý nguy cơ: Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương có trách nhiệm công bố thông tin về nguy cơ và biện pháp quản lý nguy cơ đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm đã được xác định tới tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4 Hình thức công bố thông tin: Tổ chức hội nghị công bố, đăng tải trên website của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác.
Thông tư 02/2013/TT-BNNPTNT quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 02/2013/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/01/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 53 đến số 54
- Ngày hiệu lực: 20/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng thực phẩm cần thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 5. Cơ quan quản lý chuyên môn
- Điều 6. Cơ quan phối hợp thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Cơ quan phối hợp)
- Điều 7. Kinh phí thực hiện phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối
- Điều 8. Ban Chuyên trách
- Điều 9. Hội đồng Chuyên gia đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Hội đồng Chuyên gia)
- Điều 10. Trách nhiệm của Ban Chuyên trách
- Điều 11. Trách nhiệm của Hội đồng Chuyên gia
- Điều 12. Thiết lập cơ sở dữ liệu
- Điều 13. Xác định các cặp Mối nguy - Thực phẩm phải xây dựng Hồ sơ nguy cơ
- Điều 14. Xây dựng Hồ sơ nguy cơ
- Điều 15. Xác định sự cần thiết phải thực hiện lập Báo cáo đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm đối với cặp Mối nguy - Thực phẩm
- Điều 16. Thực hiện đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 17. Xem xét, đánh giá các biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 18. Quyết định biện pháp quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 19. Triển khai các biện pháp quản lý nguy cơ và điều chỉnh khi cần thiết
- Điều 20. Trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện đánh giá nguy cơ, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 21. Phổ biến thông tin về nguy cơ an toàn thực phẩm
- Điều 22. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm
- Điều 23. Hoạt động quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thuỷ sản và muối dùng làm thực phẩm
- Điều 24. Tự kiểm soát an toàn thực phẩm của Cơ sở
- Điều 25. Giám sát an toàn thực phẩm của cộng đồng
- Điều 26. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của Cơ quan quản lý chuyên môn trung ương, cơ quan quản lý chuyên môn địa phương
- Điều 27. Kế hoạch dự phòng giải quyết sự cố về an toàn thực phẩm
- Điều 28. Tổ chức xử lý, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm