Điều 9 Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Điều 9. Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương
1. Thành lập Ban chỉ đạo
a) Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương
Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo:
a) Xây dựng chương trình/kế hoạch hành động của địa phương để triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
b) Lồng ghép các nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 trong quá trình hoạch định chính sách; xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về phát triển bền vững, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và chương trình/kế hoạch hành động của địa phương thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
d) Tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh, thành phố;
đ) Xây dựng và triển khai các mô hình phát triển bền vững tại địa phương (mô hình làng sinh thái; du lịch sinh thái; phát triển kinh tế bền vững; phát triển nông nghiệp hữu cơ; phòng trừ sâu bệnh tổng hợp; cộng đồng tham gia trồng và bảo vệ rừng; sản xuất các sản phẩm sinh thái; sử dụng vật liệu tái chế; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển bền vững cộng đồng và các mô hình phát triển bền vững khác) phù hợp với đặc tính tập quán, trình độ nhận thức của người dân để phổ biến, nhân rộng;
e) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tình hình thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh, thành phố, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương
a) Cơ cấu tổ chức
Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương gồm có:
- Trưởng Ban chỉ đạo: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Thành viên Ban chỉ đạo: đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; một số tổ chức, đoàn thể tại địa phương.
b) Quy chế làm việc
Các thành viên Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo được xây dựng trên cơ sở tham chiếu Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh và do Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt và ban hành.
Thông tư 02/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Điều 7. Cơ quan thường trực, đơn vị đầu mối về phát triển bền vững
- Điều 8. Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành
- Điều 9. Ban chỉ đạo phát triển bền vững địa phương
- Điều 10. Văn phòng phát triển bền vững/Tổ chuyên trách về phát triển bền vững
- Điều 11. Kinh phí xây dựng và thực hiện chương trình/kế hoạch hành động phát triển bền vững
- Điều 12. Các nhiệm vụ được sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp của Ngân sách nhà nước
- Điều 13. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển bền vững ngành và địa phương
- Điều 14. Kinh phí hoạt động của Văn phòng phát triển bền vững/Tổ chuyên trách về phát triển bền vững