Hệ thống pháp luật

BỘ THỦY LỢI – BỘ NÔNG LÂM - CỤC THỐNG KÊ TRUNG ƯƠNG
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Số: 01-TT/LB

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 1960

THÔNG TƯ

VỀ ĐIỀU TRA THỦY LỢI, NUÔI CÁ VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC (THÁNG 4, 5 NĂM 1960)

Kính gửi:

Đồng gửi:

Ủy ban hành chính các thành phố, khu Tự trị, tỉnh, khu Hồng quảng và khu vực Vĩnh Linh.
Các Sở, Ty Thủy lợi,
Các Sở, Ty Nông lâm và Sở, Ty Nông nghiệp,
Các Chi cục thống kê các thành phố, khu Tự trị, tỉnh, khu Hồng Quảng và Phòng thống kê khu vực Vĩnh Linh.

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU TRA VÀ PHỐI HỢP ĐIỀU TRA GIỮA NÔNG LÂM VÀ THỦY LỢI.

Trong năm 1960, để có tài liệu đáng tin cậy cho Chính phủ làm căn cứ nghiên cứu chủ trương chính sách, kế hoạch đẩy mạnh công tác thủy lợi, đẩy mạnh nghề cá và chăn nuôi gia súc, nhằm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, vượt bực và vững chắc, Chính phủ đã cho ghi vào chương trình điều tra thống kê năm 1960 của Nhà nước các cuộc điều tra tình hình cơ bản về thủy lợi, nuôi cá và chăn nuôi gia súc. Đây là những cuộc điều tra lớn thực hiện trên toàn miền Bắc, có phần đụng đến sinh hoạt của nhân dân, và đòi hỏi phải huy động nhiều cán bộ. Cho nên Liên bộ Thuỷ lợi – Nông lâm và Cục Thống kê trung ương quyết định thống nhất các cuộc điều tra thủy lợi, điều tra nuôi cá, điều tra gia súc thành một cuộc điều tra chung, thống nhất thời gian kế hoạch tiến hành, thống nhất lực lượng điều tra để vừa có đủ cán bộ thực hiện, vừa thuận lợi cho công tác của các địa phương.

II. TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC ĐIỀU TRA.

a) Tổ chức lãnh đạo ở các cấp.

Các cuộc Điều tra này do Thủ tướng phủ ban hành, các ngành thủy lợi, nông lâm và thống kê chịu trách nhiệm huy động lực lượng cán bộ tổ chức và chỉ đạo cuộc điều tra.

Ở trung ương, thành lập Ban chỉ đạo điều tra trung ương gồm:

- Đại diện Cục Thống kê trung ương …………… Trưởng ban

- Đại diện Bộ Thủy lợi ………………………….. Ủy viên thường trực

- Đại diện Bộ Nông lâm ………………………… Ủy viên

Bộ Thủy lợi chịu trách nhiệm thường trực cho Ban chỉ đạo điều tra trung ương.

Cuộc điều tra này tiến hành toàn diện, tổng hợp nhiều ngành trong lúc ở địa phương đang có nhiều công tác quan trọng như chuẩn bị Đại hội Đảng, chuẩn bị sơ kết Đông xuân, phát động vụ mùa, bầu cử Quốc hội…

Để đảm bảo cuộc điều tra và các mặt công tác khác đạt kết qủa tốt, các cấp ủy Đảng cần trực tiếp lãnh đạo, Ủy ban hành chính các cấp cần đứng ra tổ chức và chỉ đạo thống nhất cuộc điều tra trong địa phương mình với lực lượng tập trung của các ngành Thủy lợi, Nông lâm, Thống kê.

Nếu cử một Ủy viên trong Ủy ban hành chính đặc trách chỉ đạo công tác này và cần thành lập Ban chỉ đạo điều tra các cấp gồm:

Đại diện Ủy ban hành chính…Trưởng ban.

Đại diện Thủy lợi ………….. Ủy viên thường trực

Đại diện Nông lâm ………… Ủy viên

Đại diện thống kê ………….. Ủy viên

Riêng Ban chỉ đạo điều tra ở xã, ngoài thành phần đã quy định trên cần mời thêm đại diện của Nông hội xã, ban thuế nông nghiệp, địa chính xã.

b) Nhiệm vụ Ban chỉ đạo điều tra các cấp:

Ban chỉ đạo điều tra trung ương có nhiệm vụ:

- Thống nhất yêu cầu mục đích nội dung các cuộc điều tra, điều chỉnh và phối hợp yêu cầu điều tra giữa các ngành, xây dựng và phổ biến phương án điều tra.

- Chỉ đạo thực hiện cuộc điều tra: huy động lực lượng, đôn đốc các ngành góp cán bộ, phân phối cán bộ kiểm tra giúp đỡ các tỉnh, theo dõi tình hình thông báo kịp thời.

- Tổng hợp kết quả điều tra và tổng kết công tác.

Ban chỉ đạo điều tra từ tỉnh đến xã:

- Căn cứ vào phương án, kế hoạch điều tra của cấp trên, nghiên cứu phương án kế hoạch cho địa phương, trong đó chú ý vấn đề chia vùng chọn xã điển hình điều tra chăn nuôi (đối với Ban chỉ đạo điều tra ở huyện, tỉnh).

- Tập trung lực lượng các ngành đóng góp, bố trí cán bộ điều tra và tổ chức huấn luyện cho cán bộ.

- Tổ chức thẩm tra, theo dõi thường xuyên cuộc điều tra.

- Tổng kết đánh giá kết quả cuộc điều tra và báo cáo lên cấp trên.

III. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH

A. Công tác ở tỉnh và huyện:

1. Chuẩn bị kế hoạch ở tỉnh:

Ngành chủ động Thuỷ lợi và Nông lâm cùng Chi cục Thống kê tỉnh trình bày yêu cầu mục đích của từng cuộc điều tra cho Ủy ban hành chính tỉnh biết, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo điều tra ở tỉnh, dự kiến kế hoạch tiến hành, in biểu mẫu, bố trí thời gian cụ thể và nên chỉ đạo trước một xã thí điểm để rút kinh nghiệm lãnh đạo chung.

Việc chuẩn bị ở tỉnh có thể phân công như sau:

- Từng ngành Thủy lợi, Nông lâm chuẩn bị phương án điều tra thuộc ngành mình.

- Chi Cục Thống kê về mặt nghiệp vụ, giúp các ngành xây dựng phương án và thống nhất biểu mẫu.

- Ty Thủy lợi, căn cứ theo thông tư Liên bộ, Thủy lợi – Nông lâm – Cục Thống kê dự thảo kế hoạch tổ chức lãnh đạo toàn bộ cuộc điều tra, tham khảo ý kiến của hai ngành Nông lâm, Thống kê và trình Ủy ban hành chính duyệt.

2. Tập trung cán bộ:

Ở tỉnh, Ủy ban hành chính tỉnh sẽ quy định số lượng cán bộ mà các ngành Nông lâm (cán bộ chăn nuôi và nghề cá), Thủy lợi, Thống kê cần cung cấp cho cuộc điều tra này. Các ngành phải thấy trách nhiệm của mình trong cuộc điều tra và nhất thiết phải sẵn sàng đóng góp cán bộ.

Bộ Nông lâm, Bộ Thuỷ lợi sẽ phân phối một số học sinh trung cấp thực tập bổ sung lực lượng một phần nào cho các tỉnh, làm thế nào đảm bảo mỗi huyện phải có chừng 2 cán bộ tỉnh về cùng cán bộ huyện chỉ đạo kiểm tra công tác ở các xã, nhưng chủ yếu vẫn là lực lượng cán bộ của địa phương.

Cán bộ dù thuộc ngành nào, đều phải điều tra cả về 3 mặt: thủy lợi nuôi cá và chăn nuôi.

3. Huấn luyện cán bộ:

Ở tỉnh, cán bộ tỉnh tham gia cuộc điều tra, cùng đại diện của Ủy ban hành chính huyện, Thống kê, Thủy lợi, Nông lâm huyện tập trung ở tỉnh để học tập. Về nội dung học tập, ngoài mục đích ý nghĩa của từng cuộc điều tra, cần đi sâu nghiên cứu phương pháp tiến hành nhất là kế hoạch bố trí từng cuộc điều tra ở xã. Việc huấn luyện phải làm chu đáo, vì cán bộ thuộc nhiều ngành, nghiệp vụ khác nhau và chưa quen với công tác điều tra thống kê. Đề phòng tư tưởng cục bộ, chỉ lo học tập kỹ để thực hiện tốt phần điều tra của ngành mình mà thiếu cố gắng tìm hiểu, nắm chắc nội dung, phương pháp điều tra của ngành khác. Mặt khác, cần tránh tư tưởng chủ quan, cho công việc đã làm nhiều lần, hoặc muốn kéo dài cuộc điều tra, thiếu khẩn trương hoặc cho số liệu không chính xác lắm, v.v…

Riêng ở huyện, Ủy ban hành chính huyện với sự giúp đỡ của cán bộ tỉnh về huyện, tổ chức học tập cho cán bộ xã chung với cán bộ Thống kê, Thủy lợi, Nông lâm huyện (nơi nào có).

Thành phần cán bộ xã về học gồm đại biểu của Ủy ban hành chính xã, của Ban thống kê xã, thủy lợi xã và thú y chăn nuôi (ở các xã điển hình điều tra chăn nuôi). Chú ý đầy đủ cán bộ đối với các xã có điều tra điển hình chăn nuôi.

Nội dung học tập gồm các phần như học ở tỉnh, chú ý làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ xã.

4. Công tác kiểm tra đôn đốc, thường trực chỉ đạo ở tỉnh.

Lần điều tra này phối hợp với nhiều cuộc điều tra, phương pháp khác nhau, cán bộ thực hiện thuộc nhiều ngành, việc kiểm tra thường xuyên rất quan trọng để kịp thời phát hiện những chỗ không ăn khớp, uốn nắn các sai lầm, giúp đỡ các xã yếu, đảm bảo phương pháp thi hành được thống nhất.

Ở tỉnh cần có một số cán bộ thường trực đi kiểm tra hoặc cán bộ trong Ban chỉ đạo điều tra tỉnh vừa thường trực vừa kiểm tra.

Ty Thủy lợi tỉnh chịu trách nhiệm thường trực cho Ban chỉ đạo điều tra tỉnh. (Xây dựng kế hoạch lãnh đạo toàn diện cuộc điều tra, nhắc nhở các ngành thực hiện kế hoạch đóng góp cán bộ, dự trù kinh phí, tổ chức in biểu mẫu chung, tổ chức việc kiểm tra chỉ đạo các huyện, xã, thông báo kịp thời, tổ chức thống nhất việc tập hợp số liệu các cuộc điều tra).

Ty Nông lâm phải cộng tác chặt chẽ với Ty Thủy lợi trong công tác thường trực, đó, đóng góp ý kiến giải quyết công việc chung và nhất là những công việc liên quan trực tiếp đến các cuộc điều tra cá và chăn nuôi, có cán bộ cùng Thủy lợi lo in biểu mẫu, tổ chức huấn luyện, kiểm tra và tổng hợp số liệu thuộc ngành mình.

Chi Cục thống kê giúp đỡ về nghiệp vụ, phương tiện (xây dựng phương pháp nghiệp vụ thống kê, giúp huấn luyện, giúp máy tính, v.v…) để Ty Thủy lợi làm tốt công tác thường trực.

5. Thời gian điều tra, báo cáo:

Tuỳ tình hình cụ thể từng tỉnh mà bố trí việc chuẩn bị cũng như tiến hành điều tra, làm thế nào chậm nhất đến ngày 20/4/1960 có thể đăng ký ở xã để kết thúc cuộc điều tra vào ngày 30/4/1960 và báo cáo về trung ương vào ngày 20/5/1960. Riêng đối với các tỉnh miền núi vì hoàn cảnh khó khăn, có thể báo cáo về trung ương chậm nhất là cuối tháng 5/1960.

Kết quả số liệu từng cuộc điều tra gửi làm 3 bản lên: Bộ Thủy lợi, Bộ Nông lâm và Cục Thống kê Trung ương.

Trong quá trình điều tra, 10 ngày một lần, tỉnh báo cáo về Ban chỉ đạo điều tra trung ương bằng công văn hay điện thoại, cụ thể là với Bộ Thuỷ lợi, thường trực cuộc điều tra.

6. Kinh phí cuộc điều tra:

Để thống nhất chỉ tiêu, bộ phận thường trực của Ban lãnh đạo điều tra (Ty Thủy lợi) chịu trách nhiệm dự trù toàn bộ kinh phí cho ba cuộc điều tra (tham khảo ý kiến Chi cục Thống kê và Ty Nông lâm) trình Ủy ban hành chính xét cấp. Phần nào mà ngân sách địa phương không dự trù, Ủy ban hành chính tỉnh đề nghị lên Bộ Tài chính duyệt xin cấp phát (xin gửi thư báo cho Bộ Thuỷ lợi “thường trực ban chỉ đạo điều tra” biết và theo dõi, góp ý kiến với Bộ Tài chính). Trong lúc chờ Bộ Tài chính duyệt cấp phát, để tranh thủ thời gian, tỉnh có thể tìm cách giải quyết tạm và thanh toán sau.

B. Công tác tiến hành ở xã:

1. Việc chuẩn bị ở xã:

- Cán bộ xã đi học ở huyện về trình bày rõ nhiệm vụ công tác của mình với Chi ủy và Ủy ban hành chính xã, chuẩn bị kế hoạch tiến hành, thành lập Ban chỉ đạo điều tra ở xã, tổ chức học tập trong cán bộ xã, xóm và tuyên truyền ngoài nhân dân, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu đất đai, tài liệu thuế, địa bạ cũ của xã.

- Tổ chức học tập cho cán bộ tham gia điều tra ở xã như: Ban thống kê xã, xóm, cán bộ thủy lợi xã, cán bộ chăn nuôi thú y xã (nếu là xã điều tra điển hình của chăn nuôi) có thể huy động thêm cán bộ thuế, địa chính xã và mời cả cán bộ nông hội, thanh niên, phụ nữ xã, ban quản trị các hợp tác xã.

Ủy ban hành chính xã lãnh đạo cuộc học tập. Nội dung học tập giống như phần học tập ở huyện, nhưng cần thảo luận kỹ nội dung các chỉ tiêu, phương pháp ghi vào biểu mẫu và kế hoạch tiến hành cụ thể ở xã: thời gian tập hợp ở xóm, xã và sự phân công cán bộ.

2. Tuyên truyền giáo dục ngoài nhân dân:

Nhân dân có thông suốt yêu cầu mục đích cuộc điều tra, hiểu rõ lợi ích từng cuộc điều tra mới sẵn sàng ủng hộ cuộc điều tra và kê khai đúng. Tùy khả năng từng nơi, nên bố trí học tập trong các xóm, hợp tác xã và tổ đổi công, kết hợp với các hình thức tuyên truyền khác: khẩu hiệu, loa phát thanh.

Nội dung học tập, tuyên truyền cần cụ thể, dựa vào thắc mắc của quần chúng mà giải thích.

3. Phân phối lực lượng điều tra ở xã:

Lực lượng cán bộ ở xã có hạn. khối lượng công tác điều tra rất nhiều, thời gian lại ngắn (vì không thể kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến các cuộc điều tra khác: thu hoạch vụ chiêm, điều tra kinh tế nông thôn,v.v…) do đó Ban chỉ đạo điển hình ở xã cần có kế hoạch bố trí thời gian, phân phối sử dụng cán bộ điều tra hợp lý.

Ở xã, tuỳ tình hình cụ thể mà điều chỉnh, phân phối cán bộ cho tốt theo hướng như sau:

- Cuộc điều tra về thủy lợi chủ yếu làm ở xã: cần có cán bộ thống kê xã, cán bộ thủy lợi xã, cán bộ thuế, địa chính xã, một số cán bộ thôn, phối hợp cùng tiến hành khai thác tài liệu sẵn có, kết hợp với quan sát thực tế trên đồng ruộng.

- Cuộc điều tra về cá và chăn nuôi, chủ yếu làm từ xóm lên: cần có cán bộ thống kê xã, thống kê xóm, trưởng xóm… phân công tiến hành thu thập số liệu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Ban chỉ đạo điều tra xã.

- Về từng vấn đề điều tra, cần phân công một số cán bộ chịu trách nhiệm tổng hợp và lên biểu.

Cuộc điều tra này rất quan trọng, diện rộng, mới tiến hành lần đầu, với một thời gian ngắn trong hoàn cảnh địa phương có nhiều công tác lớn dồn dập.

Do đó, cần nhận thức đúng mức vị trí quan trọng của nó, tập trung lãnh đạo về các mặt: tổ chức, phương pháp, tư tưởng, phối hợp thật chặt chẽ giữa các cuộc điều tra, giữa các công tác, giữa các ngành, các cấp để bảo đảm thực hiện các cuộc điều tra này kịp thời và chính xác.

Ngoài ra cũng cần xác định rõ yêu cầu của cuộc điều tra này là nhằm nắm vững những chỉ tiêu cơ bản nhất, các địa phương không nên kết hợp đề ra thêm nhiều yêu cầu làm ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc điều tra.

CỤC TRƯỞNG CỤC THỐNG KÊ TRUNG ƯƠNG





Đặng Thí

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM
THỨ TRƯỞNG




Lê Duy Trinh

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI




Trần Đăng Khoa

PHƯƠNG ÁN

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ CÁC MẶT NƯỚC NGỌT, NƯỚC LỢ, NƯỚC MẶN CÓ KHẢ NĂNG NUÔI CÁ

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG

Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, nghề cá nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đã được khôi phục và phát triển, đã có tác dụng tốt trong việc cải thiện đời sống ngư dân và nông dân, cung cấp thêm nguồn thực phẩm cho nhân dân, góp phần cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho công nghiệp, thương nghiệp phát triển. Nó là một nghề chăn nuôi ít tốn công sức, vốn nhỏ thu hoạch nhiều và nhanh, làm tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân dân.

Năm 1960 là năm hoàn thành kế hoạch 3 năm và nhất là năm chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn 5 năm lần thứ nhất, cần phát triển mạnh nghề nuôi cá và các loại hải sản khác.

Do đó phải Điều tra nắm tình hình cơ bản để đánh giá khả năng, nguồn lợi thủy sản một cách chính xác, làm cơ sở đặt kế hoạch chỉ đạo sản xuất, để có cơ sở đề ra các chính sách khuyến khích sản xuất, chính sách sử dụng hồ, đầm công cho hợp lý.

II. YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG ĐIỀU TRA

Cuộc Điều tra này có tính chất cấp bách để phục vụ kịp thời cho mục đích ý nghĩa trên, có mấy yêu cầu và nội dung chính:

- Nắm tình hình số liệu được toàn diện và chính xác về diện tích ao, hồ, đầm, ruộng, bãi bùn nước mặn, đầm vũng, cửa sông, sông cụt, đập chứa nước, nông giang, v.v… Trong tổng số diện tích chung của từng loại hiện có. Trong đó chia ra số diện tích có khả năng nuôi cá và số diện tích đã nuôi cá.

- Nắm một số tình hình cơ bản về vớt cá bột, ương cá giống để đánh giá khả năng sản xuất và cung cấp cá giống như diện tích ao ương, số lượng xăm vợt, số người vớt, số người ương.

- Số liệu thu thập được chia làm hai phần: diện tích thuộc của công và của tư.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

Cuộc Điều tra này là điều tra toàn diện. Nghĩa là điều tra bao gồm khắp các xã, các thôn, các xóm.

Phương pháp thu thập số liệu: Đối với hợp tác xã chúng ta liên lạc trực tiếp vì hợp tác xã quản lý, và những số liệu thuộc cá nhân xã viên quản lý như diện tích ao, hồ, đầm chưa bỏ vào hợp tác xã.

- Đối với các hộ trong tổ đổi công và những hộ cá thể thì trưởng xóm, nhân viên thống kê, tổ trưởng nông hội, v.v… hợp lại đem các tài liệu cũ đối chiếu tình hình thực tế của từng hộ mà đăng ký, nếu hộ nào không nắm được thì phân công đến tận từng hộ mà đăng ký thu thập số liệu.

- Đối với miền núi nói chung làm đầy đủ như phương án. Đặc biệt có xã nào quá yếu như chưa có tổ chức cán bộ các ngành tận thôn xóm thì cán bộ xã dựa vào các tài liệu thuế nông nghiệp, sổ điền danh bạ cũ, v.v…, và thăm hỏi tình hình thực tế mà ước tính lên con số tương đối chính xác.

Số liệu điều tra được, trước khi tổng hợp cần đối chiếu với sổ thuế nông nghiệp, sổ bộ điền bạ cũ, v.v… và thực tế tình hình hiện nay để phân tích sai đúng, tìm ra số liệu thật chính xác.

IV. TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA

Cuộc Điều tra này song song với cuộc điều tra thủy lợi nên phần tổ chức lãnh đạo và thời gian điều tra theo thông tư Thủ tướng Chính phủ, và thông tư Liên bộ Nông lâm – Thủy lợi và Cục Thống kê trung ương quy định cụ thể.

K. T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM

THỨ TRƯỞNG

Lê Duy Trinh


Xóm ……………………….

Xã …………………………..

Huyện ………………………

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH CÁC MẶT NƯỚC AO, HỒ, ĐẦM, RUỘNG NƯỚC NGỌT CÓ KHẢ NĂNG NUÔI CÁ THUỘC CỦA CÔNG, CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ NÔNG HỘ CÁ THỂ

MẪU

Biếu số 1NL/NC

Cục Thống kê Trung ương thông qua ngày 28/3/1960

Số thứ tự

Họ và tên

Chủ hộ và tên Hợp tác xã

Diện tích ao hiện có

Trong đó số diện tích ao có tác dụng thủy lợi

Diện tích hồ, đầm hiện có

Trong đó số diện tích hồ đầm có tác dụng thủy lợi

Tổng số diện tích ao hiện có

Trong đó số diện tích có khả năng nuôi cá

Tổng số diện tích hồ đầm hiện có

Trong đó số diện tích có khả năng nuôi cá

Đã nuôi

Chưa nuôi

Đã nuôi

Chưa nuôi

M.s.th

M.s.th

M.s.th

M.s.th

M.s.th

M.s.th

M.s.th

M.s.th

A

1

2

3

4

5

6

7

8

A. Của tư

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

B. của công


Diện tích ruộng có nước đủ Điều kiện nuôi cá (ruộng đồng chiêm và ruộng cấy mùa)

Diện tích ao ương cá giống

Dụng cụ và nhân lực vớt cá bột ương cá giống

BỊ CHÚ

Đã nuôi

Chưa nuôi

Diện tích ao ương cá bột (mè, trôi, trắm)

Diện tích ao ương cá chép vật đẻ

Diện tích ao ương cá chép và cá bột

Số lượng xăm và vợt

Số người vớt cá bột

Số người ương cá giống

M.s.th

M.s.th

M.s.th

M.s.th

M.s.th

(cái)

(người)

(người)

9

10

11

12

13

14

15

16

17


Xóm ……………..

Xã ……………….

Huyện …………..

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DIỆN TÍCH CÁC MẶT NƯỚC NGỌT, VÀ BÃI BÙN, ĐẦM, VŨNG NƯỚC MẶN CÓ KHẢ NĂNG NUÔI CÁ VÀ NUÔI HẢI SẢN

MẪU

Biểu số 2 NL/NC

Cục thống kê Trung ương thông qua ngày 28/3/1960

Số thứ tự

CHỈ TIÊU

Chiều dài (mét)

Chiều rộng (mét)

Chiều sâu (mét)

Diện tích mẫu, sào, thước

BỊ CHÚ

A

1

2

3

4

5

a) Sông cụt hay sông tắc giang

Kể tên từng con sông

1

-

2

-

3

-

b) Đập chứa nước

- Kể tên từng cái đập

1

-

2

-

3

-

c) Thung lũng có nước có khả năng nuôi cá

-

- Kể tên từng cái thung lũng

1

-

2

-

3

-

4

-

d) Bãi bùn nước mặn

1. Tổng số diện tích các đầm vũng nước mặn

-

-

-

2. Số diện tích có Điều kiện nuôi cá và hải sản

-

-

-

3. Trong đó số diện tích đã nuôi

-

-

-

e) Đầm nước mặn vũng của sông

1. Tổng số diện tích các đầm nước mặn

-

-

-

2. Số diện tích có điều kiện nuôi cá và hải sản

-

-

-

3. Trong đó có số diện tích đã nuôi

-

-

-

GIẢI THÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG CÁC BIỂU MẪU ĐIỀU TRA CƠ BẢN, VỀ CÁC MẶT NƯỚC NGỌT, NƯỚC LỢ, NƯỚC MẶN ĐỂ SỬ DỤNG NUÔI CÁ VÀ NUÔI CÁC LOẠI HẢI SẢN

Biểu số 1 NL/NC. - ĐIỀU TRA DIỆN TÍCH AO, HỒ, ĐẦM, RUỘNG CỦA CÔNG, CỦA HỢP TÁC XÃ VÀ CÁ THỂ

Cột A: - Biểu này là biểu cơ sở nên ghi thật cụ thể: Nếu là tổ đổi công thường xuyên hay từng vụ từng việc đều ghi tên họ của từng tổ viên, đối với nông hộ cá thể lần lượt ghi họ tên từng hộ vào cột này. Đối với hợp tác xã có 2 phần: Của chung như ao, hồ, đầm, ruộng hợp tác xã quản lý thì ghi tên hợp tác xã. Nếu là của cá nhân xã viên quản lý thì ghi tên hộ từng xã viên. Khi ghi phải ghi tên chủ hộ đúng họ tên đã viết trong tiểu đơn thuế để dễ kiểm tra đối chiếu.

Các dòng trong cột A.

a) Của tư: Là những diện tích ao, hồ, đầm, ruộng thuộc của hợp tác xã quản lý, của xã viên trong hợp tác xã quản lý của tổ đổi công, của cá thể.

b) Của công: Là những diện tích ao, hồ, đầm, ruộng thuộc của quốc gia công hoặc của làng, của thôn, của đình chùa, v.v… (không kể số đã chia cho nông dân) mà hiện nay tạm thời giao cho hợp tác xã, cá nhân, đoàn thể quản lý sản xuất, hoặc còn bỏ hoang, ăn cá lạc, v.v… thì ghi vào phần b, này.

Cột 1-5 tổng số diện tích ao, hồ, đầm hiện có: Là ghi tất cả số diện tích ao, hồ, đầm, vũng hiện có trong xã, thôn, xóm kể cả số ao, hồ, đầm, vũng, thiên nhiên và nhân tạo, số còn bỏ hoang, số trồng rau, thả bèo, ăn cá lạc, chân mạ, v.v… Trừ những ao đã biến thành đất mạ hàng năm không có nước thì không ghi vào.

Cột 2-3-6-7 diện tích ao, hồ, đầm, có khả năng nuôi cá: Ghi những diện tích ao, hồ, đầm, vũng có khả năng nuôi cá là có bờ, giữ được mức nước, hay có thể tu sửa, đào thêm là thả cá được ngay, mà hiện nay còn bỏ hoang, thả bèo, trồng rau, ăn cá lạc, v.v… Chưa sử dụng vào việc nuôi cá hay có nuôi chút ít.

Trong đó ghi riêng số diện tích đã nuôi, là ghi những diện tích ao, hồ, đầm, vũng hiện nay đã có thả cá giống xuống để nuôi, kể cả số diện tích thả cả năm 1959 và số chuẩn bị thả năm 1960. Còn lại ghi vào số cột 3-7 tức là chưa nuôi.

Cột 4-8 trong đó diện tích ao, hồ, đầm có tác dụng thủy lợi: Là trong các loại ao, hồ, đầm chung của xóm, thôn, xã hiện có ghi ở cột 1-5 thì trong đó có bao nhiêu diện tích ao, hồ, đầm chứa nước mà những mùa nắng hạn có lấy nước đó tưới cho hoa màu, lúa, v.v… (Kể cả ao, hồ, đầm thiên nhiên và nhân tạo).

Cột 9-10 diện tích ruộng có Điều kiện nuôi cá: Là những cánh đồng ruộng cấy 2 vụ hay một vụ chiêm, một vụ mùa, ruộng đồng chiêm úng thủy, có bờ khuyến nông, giữ được nước thường xuyên từ 4 tháng trở lên, không bị ngập bờ, mức nước trung bình có từ 20 phân trở lên. Hoặc những cánh đồng ấy có thể tổ chức đắp bờ giữ nước, tu sửa lại thì có thể nuôi cá được ngay.

Trong đó chia ra số đã nuôi và chưa nuôi: Số diện tích đã nuôi cá là đã bỏ cá giống vào nuôi năm 1959 và số chuẩn bị nuôi cho năm 1960.

Chú ý thêm: Phân biệt ao, hồ, đầm và đập chứa nước: Theo yêu cầu trong việc sử dụng nuôi cá nên cần chia làm 3 loại:

a) Ao là những cái ao có chứa nước, diện tích từ một mẫu Bắc, Trung bộ trở xuống, ví dụ như ao tắm, ao rửa, ao nuôi bèo, nuôi cá trong nhà ngoài đồng, v.v…

b) Hồ, đầm là những cái hồ, đầm có chứa nước diện tích trên một mẫu Bắc, Trung bộ trở lên. Ví dụ như hồ Tây, hồ Ba bể, hồ Nhân huệ, hồ Lủ khánh, đầm Vạc, đầm Rượu, v.v…

Đập nước chứa nước xem phần giải thích số 2

Cột 11-12-13 diện tích ao ương cá giống: Ghi những diện tích ao ương cá giống trong năm 1959 và số diện tích chuẩn bị để ương cho năm 1960. Trong đó phân ra làm 3 loại: Một loại diện tích để ương cá mè, cá trôi, cá trắm tức là vợt hay mua cá bột về ương thành cá giống; một loại diện tích ương cá chép vật đẻ. Một loại diện tích vừa ương cá bột vừa ương cá chép vật đẻ.

- Số diện tích ao ương này không cộng vào các loại diện tích ao, hồ, đầm nói trên.

Cột 14 số lượng xăm, vợt hiện có: Ghi những xăm, vợt hiện có để chuẩn bị vớt vụ cá bột năm 1960 của các hợp tác xã, tổ đổi công, tổ sản xuất và cá nhân, v.v… Chú ý cả xăm vợt không cần phân biệt.

Cột 15 số người vớt cá bột: Ghi những người trực tiếp làm công tác vớt cá bột ở các triền sông, kể cả hợp tác xã, tổ sản xuất và cá thể.

Cột 16 số người ương cá giống: Ghi tất cả những người trực tiếp làm công tác ương cá giống để bán hoặc nuôi trong các hợp tác xã, tổ sản xuất và cá thể. Không kể số người ương cá chép vật đẻ.

Chú ý: 1. Số người vớt cá bột ương cá giống không phân biệt nam, nữ, lớn nhỏ mà những người ấy tối thiểu cũng biết một số kỹ thuật thông thường như vận chuyển cá bột, cá giống, cách đặt xăm, quấy màu, cách làm thức ăn cho cá ăn, v.v… còn những người lao động khác không biết gì về kỹ thuật thì không ghi vào.

2. Nếu một người vừa vớt cá bột vừa ương cá giống song song với một thời gian dài thì vẫn ghi vào cả hai cột, nếu vớt là chủ yếu thì ghi vào cột vớt, hay ngược lại.

Biểu số 3 NL/NC - ĐIỀU TRA DIỆN TÍCH CÁC MẶT NƯỚC NGỌT, NƯỚC LỢ, NƯỚC MẶN

Cột A - Chỉ tiêu là nội dung yêu cầu phải Điều tra.

a) Sông cụt hay sông tắc giang: Là những khúc sông đắp ngăn từng đoạn để giữ nước,. lấy nước để tưới, hay những khúc sông cũ quanh co nay đào sông mới, thì những đoạn quanh co ấy thành một đoạn sông tắc giang thì ghi chiều dài chiều rộng bao nhiêu mét và chiều sâu trung bình bao nhiêu mét.

Chú ý: 1. Đoạn sông ấy nằm thuộc địa phận của xã nào xã ấy điều tra và ghi chiều dài chiều sâu chiều rộng của đoạn ấy, còn nó chảy qua địa phân xã khác thì không ghi.

2. Điều tra trong xã có bao nhiêu con sông cụt, con sông tắc giang thì lần lượt theo thứ tự ghi tên từng con sông, tên ghi theo tên thường gọi của nhân dân địa phương.

b) Đập chứa nước: Là những đập nước nhân tạo từ trước đến nay dùng để tưới cho lúa và hoa màu, v.v… có một trữ lượng nước nhất định để chống hạn, cấu tạo bởi khe, nguồn, sông, suối có bờ đắp ngăn, có nước các nguồn chảy về chứa lại, thì trong xã có bao nhiêu đều phải điều tra thống kê, không phân biệt lớn hay nhỏ, tốt hay xấu, nuôi cá được hay không. Chú ý: Không kê chồng lên số diện tích ao, hồ, đầm trên và ghi lần lượt kê tên theo thứ tự từng cái đập.

c) Thung lũng có nước: Thung lũng là những diện tích ở miền núi thường tạo bởi hai bên có những đồi núi cao, giữa có khe nước chảy, hay một bãi bùn lầy bỏ hoang không cày cấy được, mà có nước quanh năm hay từ 4-5 tháng, có khả năng cải tạo để nuôi được cá và hải sản khác, thì trong xã có bao nhiêu đều phải điều tra thống kê theo thứ tự từng cái một, chiều dài chiều rộng và chiều sâu mỗi chiều bao nhiêu mét.

d) Bãi bùn nước mặn: Là những diện tích bãi bùn dọc theo ven bờ biển, có nước mặn theo thủy triều lên xuống thường xuyên thì điều tra toàn bộ tổng số diện tích đó là bao nhiêu (không phân biệt tốt hay xấu có nuôi cá được hay không) trong đó số có điều kiện nuôi cá và hải sản được là những diện tích có thể đắp bờ, làm cống, làm đăng giữ được mức nước để nhử cá, tôm, cua và các hải sản khác vào nuôi, phân ra diện tích đã nuôi và chưa nuôi.

e) Đầm nước mặn, vũng cửa sông: Là những diện tích mà các con sông trong đất liền chạy ra biển, những nơi đó gọi là cửa lạch, trong đó có nhiều đầm, vũng hay là nhiều hòn đảo, eo biển tạo thành nhiều đầm, vũng nước mặn thì điều tra toàn bộ tổng số diện tích là bao nhiêu (không phân biệt tốt hay xấu, nuôi cá được hay không) trong đó số diện tích có điều kiện nuôi cá và hải sản và số diện tích đã nuôi. Y như phần bãi bùn trên.

Cột 1-2 chiều dài chiều rộng: - Tùy tình hình địa thế cấu tạo của sông cụt, đập cứu nước, v.v… mà ghi mỗi chiều là bao nhiêu mét.

Cột 3 chiều sâu: - Ghi những nơi sâu trung bình phổ biến của từng khúc sông cụt, đập chứa nước, v.v…

Cộ 4 diện tích: Ghi theo mẫu sào thước của địa phương như Trung, Bắc bộ.

Cột 5 Bị chú: Ghi những vấn đề mà trong các cột, các chỉ tiêu trình bày chưa rõ thì cần ghi thêm.

PHƯƠNG ÁN

TRA GIA SÚC VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 1960

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA CUỘC TRA.

Thường năm, Cục Thống kê trung ương tổ chức cuộc kiểm tra toàn diện gia súc nhằm xác định kết qủa chăn nuôi để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cả năm, nhưng tình hình chăn nuôi luôn biến động, nhất là chăn nuôi lợn, phát triển theo thời vụ rõ rệt, do đó trong năm nay ngoài cuộc kiểm kê toàn diện vào cuối năm cần thiết tổ chức một cuộc tra chăn nuôi Vụ Đông xuân, là vụ sinh sản chủ yếu của trâu bò và cũng là thời vụ chăn nuôi lợn, nhằm mục đích:

- Kiểm tra sơ bộ tình hình thực hiện kế hoạch chăn nuôi ở địa phương, để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, đẩy mạnh việc sản xuất nhằm đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1960.

- Có tài liệu cụ thể về tình hình sinh sản, tăng giảm về mặt số lượng của gia súc, nhất là đối với lợn, để giải quyết việc tổ chức thu mua kịp thời, để đảm bảo kế hoạch cung cấp thực phẩm cho nhân dân thành phố và điều phối trâu bò cày hợp lý nhằm giải quyết sức kéo cho vùng đồng bằng.

- Có cơ sở sơ kết công tác chăn nuôi 6 tháng đầu năm, xác định tính chất thời vụ của chăn nuôi và nếu cần, chuẩn bị điều chỉnh kế hoạch và đẩy mạnh thực hiện tốt kế hoạch 6 tháng cuối năm.

II. YÊU CẦU CỦA CUỘC TRA VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY SỐ LIỆU.

a) Yêu cầu cuộc tra.

- Cần nắm tình hình chăn nuôi lợn: số lượng hiện có, số đã giết thịt từ đầu năm (tháng 10/1959) đến nay, nhằm xác định số lợn sản xuất trong vụ Đông xuân và đánh giá khả năng phát triển trong các tháng cuối năm.

- Biết tình hình tăng giảm về số lượng, tình hình sinh sản của trâu bò để thấy được mức độ thực hiện kế hoạch về chăn nuôi đại gia súc.

b) Phương pháp lấy số liệu:

Toàn bộ cuộc điều tra sẽ dùng phương pháp điển hình suy rộng. Nơi nào đã bố trí kiểm tra toàn diện, tiếp tục tiến hành, nơi nào đã điều tra rồi như Vĩnh Phúc thì thôi không làm nữa.

Ở miền xuôi:

1. Lấy đơn vị huyện phân vùng. Căn cứ vào tình hình chăn nuôi qua các năm và hiện nay, căn cứ vào đặc điểm chăn nuôi từng vùng, vào số lượng từng loại gia súc chiếm nhiều, ít trong các xã mà chia thành những vùng chăn nuôi lớn theo loại súc vật: vùng chăn nuôi trâu (vùng đồng chiêm đất nặng) vùng chăn nuôi bò (vùng đất mầu, bãi đất nhẹ) vùng chăn nuôi lợn.

Trong từng vùng chăn nuôi lớn theo loại súc vật, chia thành 2 vùng nhỏ: vùng chăn nuôi sinh sản (đối với trâu bò là vùng gần đồi núi, có bãi chăn dắt, nhiều cỏ, đối với lợn là vùng có tập quán nuôi lợn nái, bán lợn con) và vùng chăn nuôi không sinh sản (đối với trâu bò là vùng trâu bò cày ở đồng bằng, thức ăn khó khăn, đối với lợn là vùng chăn nuôi lợn thịt để bán).

Thí dụ: Vùng chăn nuôi trâu chia thành vùng trâu sinh sản, và vùng trâu cày.

Căn cứ vào vùng nhỏ (vùng trâu sinh sản, trâu cày) mà chọn xã điển hình điều tra.

Đối với miền núi chia theo vùng rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp mà chọn xã điển hình điều tra (theo phương án 1959).

2. Trong từng vùng chọn xã điển hình tiến hành điều tra toàn diện (kết hợp với cuộc điều tra nuôi cá và thủy lợi theo phương pháp gián tiếp) bằng cách mở hội nghị cán bộ xóm lấy số liệu, gia đình nào không nắm được sẽ trực tiếp điều tra. Số xã điều tra điển hình khoảng từ 5% đến 10% tổng số xã, tùy lực lượng cán bộ có thể tăng thêm.

3. Kết quả điều tra ở xã điển hình sẽ suy rộng cho toàn vùng.

- Số lượng từng loại gia súc (trâu, bò, lợn) ở xã điển hình so với số điều tra tháng 10/1959, tìm tốc độ phát triển. Dùng tốc độ phát triển ấy tính số lượng từng loại gia súc cho vùng trong vụ Đông xuân 1960.

Thí dụ: Xã A đại diện cho vùng trâu bò sinh sản. Tổng số trâu điều tra trong vụ Đông xuân 1960 so số có cuối tháng 10/1959 bằng 105%.

Lấy tỷ lệ 105% nhân cho tổng số trâu các xã trong vùng theo kết quả điều tra tháng 10/1959 tìm được tổng số trâu của vùng trong vụ Đông xuân 1960, cũng theo cách tính này để tìm số trâu đực, cái, v.v… cho toàn vùng.

Trong việc so sánh cần chú ý đến điều kiện có thể so sánh được, để tỷ lệ phát triển dùng suy rộng của xã điển hình phải chính xác. Cần nhất là phải chú ý đến phạm vi điều tra tháng 10/1959 và hiện nay. Thí dụ: xã A tháng 10/1959 chỉ điều tra trong 10 xóm (còn 2 xóm không điều tra), số liệu hiện nay dùng để so sánh tìm tốc độ phát triển để suy rộng chỉ lấy đúng 10 xóm tháng 10/1959 đã điều tra.

Tình hình sinh sản của trâu bò, giết thịt của lợn, tính các tỷ lệ:

- Trâu bò cái đẻ (bằng số con đẻ) so với tổng số cái.

- Số con nuôi được so với số con đẻ.

- Số lợn giết thịt so với tổng số lợn của xã điển hình mà tính số con đẻ, con nuôi được, số lợn giết thịt cho toàn vùng.

4. Tổng hợp số liệu toàn tỉnh, đánh giá và phân tích số liệu, Sở, Ty Nông lâm, Nông nghiệp cử cán bộ phụ trách theo kế hoạch chung của bộ phận thường trực Ban lãnh đạo điều tra.

III. TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC TRA

Cuộc tra này kết hợp chặt chẽ vào cuộc điều tra cá và thủy lợi nên việc tổ chức và lãnh đạo thống nhất theo chỉ thị Liên bộ Nông lâm - Thủy lợi và Cục Thống kê Trung ương.

BỘ NÔNG LÂM – CỤC THỐNG KÊ TRUNG ƯƠNG



Xóm: ……………

Xã điển hình: …………….

Huyện: …………………..

BIỂU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ VỤ ĐÔNG XUÂN 1960

MẪU

Đơn vị: con

ĐƠN VỊ TRA

(Hộ, hợp tác xã )

Tổng số

Trong đó

Trong tổng số có trâu bò cày

Tình hình sinh sản

BIỆT CHÚ

Đực

Cái

Con

Bê nghé đã đẻ

Bê nghé nuôi được

A

1

2

3

4

5

6

7

8

GIẢI THÍCH:

- Biểu ghi riêng từng loại trâu hay bò, dùng ghi ở xã điển hình và tổng hợp.

- Trâu bò đực ghi những con lớn không phân biệt đã thiến hay để nhảy đực.

- Trâu bò cái ghi những con lớn không phân biệt cái đẻ hay chưa đẻ.

- Bê ghé là trâu bò dưới 24 tháng (con).

- Bê nghé đã đẻ ghi số đẻ sau 1/10/1959 đến nay. Số này và số cái để bằng nhau.

- Bê nghé nuôi được, kể các bê nghé đã đẻ hiện đến ngày tra vẫn còn sống.

Xóm: ……………

Xã điển hình: …………….

Huyện: …………………..

BIỂU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN VỤ ĐÔNG XUÂN 1960

MẪU

Đơn vị: con

ĐƠN VỊ TRA

Hộ, Hợp tác xã

Tổng số

Trong đó

Số lợn đã giết từ 1-10 đến nay

BIỆT CHÚ

Lợn nái

Lợn dái

Lợn thịt

2 tháng đến 30kilo

Trên 30 kilô

2 tháng đến 30kg

Trên 30 kilô

A

1

2

3

4

5

6

7

8

GIẢI THÍCH:

- Biểu dùng đăng ký ở xã, hoặc tổng hợp.

- Lợn nái là lợn nuôi để đẻ hoặc đã đẻ hoặc chưa đẻ.

- Lợn dái là lợn chuyên để nhảy đực.

- Lợn đã giết thịt ghi số giết thịt sau ngày 01/10/11959 đến nay dù có thuế hay không thuế.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 01-TT/LB năm 1960 về việc điều tra thủy lợi, nuôi cá và chăn nuôi gia súc (tháng 4, 5 năm 1960) do Bộ Thuỷ lợi- Bộ Nông lâm - Tổng cục thống kê ban hành

  • Số hiệu: 01-TT/LB
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 02/04/1960
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ lợi, Bộ Nông lâm, Cục thống kê Trung ương
  • Người ký: Lê Duy Trinh, Trần Đăng Khoa, Đặng Thí
  • Ngày công báo: 04/05/1960
  • Số công báo: Số 18
  • Ngày hiệu lực: 17/04/1960
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản