Điều 22 Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Điều 22. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng
1. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật Công chứng.
Trong trường hợp cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm cộng tác viên thì có thể ký trước vào bản dịch; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của cộng tác viên phiên dịch với chữ ký mẫu trước khi ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:
a) Ký hợp đồng với cộng tác viên phiên dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên;
b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động danh sách cộng tác viên phiên dịch chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với cộng tác viên;
c) Trả thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch;
d) Niêm yết công khai danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức mình;
đ) Bồi thường thiệt hại và yêu cầu cộng tác viên phiên dịch bồi hoàn theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;
e) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch:
a) Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng;
b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện;
c) Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;
d) Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
đ) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.
Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 01/2021/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/02/2021
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 437 đến số 438
- Ngày hiệu lực: 26/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 4. Đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên
- Điều 5. Xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên
- Điều 6. Cấp lại Thẻ công chứng viên
- Điều 7. Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
- Điều 8. Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
- Điều 9. Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng
- Điều 10. Nội dung bồi dưỡng nghề công chứng
- Điều 11. Trách nhiệm của Học viện Tư pháp
- Điều 12. Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
- Điều 13. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
- Điều 14. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
- Điều 15. Giấy tờ xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ
- Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
- Điều 17. Xử lý vi phạm đối với công chứng viên, tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
- Điều 18. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh và tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng
- Điều 19. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 20. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
- Điều 21. Bàn giao hồ sơ công chứng trong trường hợp chỉ định tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ
- Điều 22. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 23. Cơ sở dữ liệu công chứng
- Điều 24. Lời chứng của công chứng viên
- Điều 25. Sổ công chứng và số công chứng
- Điều 26. Lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng
- Điều 27. Báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng
- Điều 28. Kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng
- Điều 29. Thanh tra về tổ chức và hoạt động công chứng