Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/1997/TT-BCN | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1997 |
Thực hiện Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 42/ CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996;
Căn cứ Quyết định số 497/BXD/GĐ ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng; Thông tư số 09 BKH/VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về lập, thẩm định dự án đầu tư và Quyết định đầu tư;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ như sau:
I/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA THÔNG TƯ:
- Các dự án đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước thuộc mọi nguồn vốn và các dự án đầu tư có nguồn vốn trực tiếp của nước ngoài trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tại Việt Nam.
- Mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan hành nghề tư vấn thiết kế mỏ khi lập dự án đầu tư, thiết kế mỏ (bao gồm: thiết kế kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật - thi công khai thác mỏ).
Thông tư này không áp dụng đối với hoạt động "khai thác tận thu" theo quy định của Luật khoáng sản.
II/ NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI, THIẾT KẾ MỎ.
II.1- Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ.
- Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò mỏ khoáng sản được quy định tại phụ lục số 1 và phụ lục số 2 của Thông tư này.
- Đối với các dự án nhóm A và một số dự án nhóm B nếu cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nội dung của báo cáo phải tuân theo hướng dẫn tại phụ lục số 1, Thông tư 09 BKH/VPTĐ ngày 21/9/1996 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về trình tự lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư.
- Đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (trừ một số trường hợp đặc biệt liên quan đến các dự án có quy mô đầu tư lớn, tính chất phức tạp) báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ được lập và thẩm định cùng với hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư (hợp đồng liên doanh, điều lệ của doanh nghiệp v.v...) theo quy chế hình thành, thẩm định và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài do Chính phủ ban hành.
II.2- Nội dung thiết kế mỏ.
- Nội dung thiết kế khai thác lộ thiên và khai thác hầm mỏ khoáng sản được quy định tại phụ lục số 3 và phụ lục số 4 của Thông tư này.
III- THỦ TỤC THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ MỎ.
III.1- Nội dung thẩm định thiết kế mỏ.
Thiết kế mỏ của mọi tổ chức - cá nhân trong và ngoài nước được thẩm định theo các nội dung sau đây:
1. Cơ sở pháp lý của hồ sơ thiết kế: tư cách pháp lý của tổ chức thiết kế; sự phù hợp của thiết kế với dự án đầu tư đã được duyệt; sự tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và các quy phạm hiện hành áp dụng đối với chuyên ngành khai thác, chế biến khoáng sản;
2. Sự hợp lý của việc bố trí các công trình hạ tầng phục vụ hoạt động khai thác trên sân công nghiệp mỏ, mức độ an toàn kết cấu của các công trình đó (nhà cửa, đường xá v.v...) về phương diện an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn cho các công trình lân cận trong khi xây dựng và khi sử dụng;
3. Cơ sở kỹ thuật và công nghệ khai thác phù hợp với điều kiện địa chất mỏ nhằm thu hồi tối đa trữ lượng khoáng sản đã được thăm dò, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, môi sinh, cụ thể là:
- Sự hợp lý của việc biện luận về ranh giới áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên, ranh giới áp dụng phương pháp khai thác hầm lò và các thông số của biên giới mỏ khi kết thúc khai thác;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn phương án mở vỉa đối với đặc điểm vỉa (hoặc thân khoáng sản) cũng như đối với hệ thống khai thác đã lựa chọn;
Sự hợp lý của hệ thống khai thác được lựa chọn cũng như các thông số của nó như: chiều cao tầng khai thác, chiều cao tầng kết thúc, góc nghiêng sườn tầng v.v... bảo đảm an toàn trong khai thác, phù hợp với tính chất cơ lý của đất đá mỏ;
- Sự hợp lý của việc lựa chọn tiết diện đường lò cũng như hộ chiếu chống lò (khi khai thác bằng phương pháp) đối với tính chất cơ lý của đất đá, khoáng sản ở nóc, hông, nền lò bảo đảm sự ổn định của đường lò trong suốt quá trình khai thác;
- Mức độ an toàn đối với người, công trình cần bảo vệ ở khu vực lân cận trong quá trình khai thác của hộ chiếu khoan - nổ mìn;
Sự hợp lý và mức độ an toàn của các hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống thông gió cho các đường lò vận chuyển, đường lò khai thác v.v... 4. Cơ sở công nghệ tuyển, chế biến khoáng sản (đối với các dự án có chế biến khoáng sản): Sự hợp lý của công nghệ tuyển, chế biến khoáng sản bảo đảm thu hồi tối đa khoáng sản chính cũng như khoáng sản đi kèm và bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, môi sinh của khu vực tuyển, chế biến.
Riêng đối với công trình khai thác mỏ thuộc các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước ngoài việc thẩm định nội dung kỹ thuật nêu trên, còn thẩm định các nội dung kinh tế sau:
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật so với dự án đã được duyệt;
- Sự phù hợp của tổng dự toán so với thiết kế được thẩm định và xác định tổng chi phí hợp lý bảo đảm không vượt tổng mức đầu tư ghi trong quyết định đầu tư.
III.2- Nguyên tắc và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ.
III.2.1- Đối với thiết kế mỏ thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Thẩm quyền phê duyệt thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đước quy định tại khoản 2, Điều 45 Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản như sau:
- Thiết kế mỏ thuộc các dự án nhóm A do bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt;
- Thiết kế mỏ thuộc các dự án còn lại do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
Thủ tục thẩm định và xét duyệt thiết kế mỏ của các doanh nghiệp nhà nước tuân theo quy định của "Quy chế lập, thẩm định, xét duyệt thiết kế công trình xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 497/BXD/GĐ ngày 18/9/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính.
III.2.2- Đối với thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thẩm quyền thẩm định thiết kế mỏ các dự án đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy định tại khoản 4, Điều 45 Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định như sau:
- Đối với các dự án đầu tư do Bộ Công nghiệp cấp giấy phép khai thác, thiết kế mỏ do cơ quan chuyên môn của Bộ Công nghiệp thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt;
- Đối với các dự án đầu tư do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khai thác, thiết kế mỏ do cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thẩm định trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
Thủ tục thẩm định và xét duyệt thiết kế mỏ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuân theo quy định của "Quy chế lập, thẩm định, xét duyệt thiết kế công trình xây dựng" ban hành kèm theo Quyết định số 497/BXD/GĐ ngày 18/9/1996 của Bộ Xây dựng Thông tư số 08/TTLB ngày 25/11/1997 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính.
III.2.3- Đối với thiết kế mỏ thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Thiết kế mỏ của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thuộc mọi quy mô đều do cơ quan chuyên môn của Bộ Công nghiệp thẩm định và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xét duyệt trước khi thực hiện. Hồ sơ xin thẩm định, xét duyệt thiết kế mỏ gửi về Hội đồng thẩm định đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản, Bộ Công nghiệp, tại số 6, Phạm Ngũ Lão, Hà Nội.
III.2.3.1- Hồ sơ trình duyệt:
Hồ sơ trình thẩm định và xét duyệt thiết kế mỏ gồm có:
- Tờ trình xin xét duyệt thiết kế (mẫu số 1);
- Bản sao Giấy phép đầu tư;
- Bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản, kèm bản đồ khu vực khai thác;
- Thiết kế mỏ (3 bộ).
III.2.3.2- Tổ chức thẩm định:
Cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế mỏ của Bộ Công nghiệp phải chuẩn bị tài liệu và các công việc cần thiết khác cho việc thẩm định, lập biên bản thẩm định và chuẩn bị văn bản để trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định.
III.2.3.3- Thời gian thẩm định và trình phê duyệt thiết kế mỏ:
Tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án, thời hạn thẩm định thiết kế mỏ của các dự án đầu tư có vốn trực tiếp của nước ngoài quy định như sau:
- Đối với các công trình khai thác mỏ khoáng sản thuộc dự án đầu tư nhóm A không quá 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với các công trình khai thác mỏ khoáng sản thuộc dự án đầu tư nhóm B, C: không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
IV. NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT:
Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế mỏ (mẫu số 2 và mẫu số 3) đối với các dự án đầu tư khai thác mỏ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm:
- Tên mỏ khoáng sản và vị trí khu vực khai thác được thiết kế;
- Phương pháp khai thác (lộ thiên, hầm lò v.v...);
- Công xuất (hoặc sản lượng) khai thác;
- Thời gian hoạt động của mỏ;
- Các thông số kỹ thuật chính:
+ Công nghệ khai thác áp dụng cho mỏ (mô tả sơ lược).
+ Liệt kê các thiết bị khai thác, chế biến (nếu có) được sử dụng trong dây chuyền công nghệ.
+ Khối lượng xây dựng cơ bản (đường trong nội bộ mỏ, khối lượng mở vỉa v.v...)
+ Các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác (nhà cửa, đường xá...)
- Các giải pháp và tiến độ thi công xây dựng cơ bản mỏ.
- Tổng dự toán (đối với các công trình sử dụng vốn Nhà nước)
- Những vấn đề cần lưu ý.
- Các tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định.
Thông tư này được áp dụng thống nhất trong cả nước và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 2 năm 1998. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần phải bổ sung, điều chỉnh thì cơ quan thực hiện có văn bản báo cáo Bộ Công nghiệp để nghiên cứu, giải quyết.
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG BÁO CÁO NHIÊN CỨU KHẢ THI KHAI THÁC LỘ THIÊN MỎ KHOÁNG SẢN
LỜI NÓI ĐẦU
Phần 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
I. Chủ đầu tư, địa chỉ liên lạc v.v...
- Tên chủ dự án:
- Địa chỉ liên lạc:
- Điện thoại..... Fax:......
II. Sự cần thiết của việc lập dự án
a/ Xuất xứ và các căn cứ pháp lý để xây dựng dự án.
b/ Nguồn gốc của tài liệu sử dụng.
c/ Các chính sách kinh tế xã hội liên quan đến phát triển ngành, những ưu tiên được phân định.
d/ Mục tiêu đầu tư khai thác loại khoáng sản đó: Sử dụng trong nước, xuất khẩu hay thay thế hàng nhập khẩu.
e/ Phân tích thị trường.
III. Lựa chọn hình thức đầu tư, công xuất:
a/ Phân tích các điều kiện và lợi ích của hình thức đầu tư và công suất được lựa chọn.
b/ Phân tích quy mô sản lượng và các chủng loại sản phẩm được dự kiến.
IV. Chương trình sản xuất và các yêu cầu phải đáp ứng:
a/ Sản xuất, dịch vụ cung cấp:
- Cơ cấu sản phẩm dịch vụ: Khối lượng khoáng sản khai thác hàng năm, chất lượng (nguyên khai hay sản phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến). Dự kiến khối lượng sản phẩm bán, lượng lưu kho trung bình.
b/ Các nhu cầu đầu vào và các giải pháp bảo đảm:
- Trên cơ sở sản lượng hành năm của mỏ cũng như yêu cầu về thiết bị để tính toán những yêu cầu cần phải đáp ứng cho hoạt động khai thác của mỏ như: điện, nước, nguyên nhiên liệu cho hoạt động khai thác và chế biến (nếu có) v.v.... và đưa ra các giải pháp để đáp ứng.
V. Lựa chọn địa điểm xây dựng
Phần 2:-
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ KHOÁNG SẢN
I- Điều kiện kinh tế, xã hội
1/ Vị trí địa lý khu vực khai thác.
2/ Điều kiện kinh tế xã hội.
Tình hình phát triển kinh tế ở địa phương, điều kiện xã hội và dân cư. Vai trò của mỏ trong cộng đồng, những khó khăn và thuận lợi.
3/ Điều kiện hậu cần của dự án
Nguồn cung cấp điện, nước. Nguồn lao động, bao gồm đội ngũ cán bộ quản ý công nhân kỹ thuật (đào tạo, tuyển dụng, hình thức tuyển dụng v.v...)
Nguồn vất tư ký thuật bao gồm vật liệu xây dựng, đường xá, nhà cửa công trình, các vật tư kỹ thuật khác dùng cho thời kỳ xây dựng cơ bản mỏ và cho thời kỳ mỏ hoạt động bình thường.
4/ Điều kiện giao thong liên lạc: Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, thông tin liên lạc hiện có ở khu vực.
II- Điều kiện địa chất mỏ
Đặc điểm địa lý tự nhiên, khí hậu thuỷ văn, lịch sử công tác thăm dò, đặc điểm địa chất khu vực, địa chất mỏ, địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, trữ lượng địa chất đã được phê duyệt, đánh giá mức độ thăm dò và kiến nghị thăm dò bổ sung...
Phần 3:
CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
1- Biên giới và trữ lượng khai trường
Các nguyên tắc và cơ sở để xác định biên giới khai trường khai thác, các thông số cơ bản của khai trường (trên mặt cũng như biên giới đáy khai trường kết thúc), luận giải về ranh giới áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên, ranh giới áp dụng phương pháp khai thác hầm lò (nếu có). Tính toán trữ lượng khoáng sản có thể khai thác được trong biên giới đã xác định (sau khi đã trừ các loại tổn thất).
2- Chế độ làm việc, công xuất khai thác và tuổi thọ của mỏ
Chế độ làm việc của mỏ (đối với từng bộ phận: khai thác trực tiếp, gián tiếp, chế biến (nếu có) v.v...) trên cơ sở số ngày làm việc, số ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và điều kện khai thác cụ thể của mỏ.
Công suất khai thác đã được lựa chọn cho thiết kế của loại khoáng sản tính theo nguyên khối, nguyên khai và sản phẩm sau khi chế biến (nếu có).
Tuổi thọ (thời gian tồn tại ) của mỏ xác định trên cơ sở trữ lượng có thể khai thác được và công xuất khai thác theo thiết kế (bao gồm cả thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian khai thác với công suất thiết kế và thời gian đóng cửa mỏ).
3- Mở mỏ và trình tự khai thác
Phương án mở mỏ (mở vỉa) lựa chọn trên cơ sở điều kiện địa hình và đặc điểm của thân khoáng.
Trình tự khai thác chung cho cả mỏ và trình tự khai thác riệng cho từng thân khoáng sản hoặc từng khai trường của mỏ.
4- Hệ thống khai thác
I/ Lựa chọn hệ thống khai thác trên cơ sở điều kiện khai thác của mỏ, giới thiệu sơ đồ công nghệ tổng quát từ khâu chuẩn bị đất đá, xú bốc, vận tải, thải đá và chế biến (nếu có).
II/ Tính toán các thông số của hệ thống khai thác trên cơ sở hệ thống khai thác đã chọn: Chiều cao tầng khai thác, chiều cao tầng kết thúc, góc nghiêng sườn tầng khai thác, góc nghiêng sườn tầng kết thúc, góc nghiêng bờ công tác v.v...
III/ Tính toán các khâu công nghệ chính như chuẩn bị đất đá (kể cả khâu khoan - nổ mìn, nếu có), công nghệ xúc bốc, công nghệ khấu (đối với các mỏ quặng, mỏ khai thác than).
IV/ Đồng bộ thiết bị sử dụng cho khai thác được tính toán trên cơ sở các thiết bị khai thác, vận chuyển đã lựa chọn để tổng hợp đồng bộ thiết bị (về chủng loại, số lượng).
5- Vận tải mỏ
Lựa chọn các phương án vận tải phù hợp (vận tải ôtô, đường sắt, băng tải v.v...) trên cơ sở đó tính toán khâu vận tải cho từng đối tượng: Đất đá thải, khoáng sản có ích hay người và vật liệu, lựa chọn chủng loại thiết bị vận tải, số lượng cũng như tính toán về các thông số đường vận tải (đối với vận tải ôtô, đường sắt) hoặc vị trí, tuyến đặt đường băng tải v.v...
6- Thải đất đá
Tính toán khối lượng đất đá thải, lựa chọn vị trí đổ thải, tính toán dung tích bãi thải, công nghệ và thiết bị thải.
7- Thoát nước mỏ
Tính toán lượng nước chảy vào moong khai thác và lựa chọn phương án thoát nước phù hợp, thiết bị phục vụ cho thoát nước mỏ (nếu cần thiết).
8- Các biện pháp an toàn và phòng chống cháy
Các biện pháp an toàn cho các khâu công nghệ khai thác cũng như phòng chống cháy, nổ v.v...
9- Công tác sàng tuyển và chế biến khoáng sản
Trong trường hợp dự án hoạt động chỉ nhằm mục đích chế biến hoặc nghiền, sàng thì phải dự kiến công nghệ chế biến, nghiền sàng và các thiết bị hợp lý nhằm tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản. Nếu dự án có nhu cầu xây dựng nhà máy chế biến sâu, đề án chế biến khoáng sản được thành lập riêng với các nội dung chi tiết theo quy định và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
10- Sửa chữa cơ khí và kho tàng
Lựa chọn các giải pháp công trình phụ trợ như thành phần, chương trình sản xuất quy mô xây dựng, lựa chọn thiết bị đối với từng thành phần (như khối sửa chữa kho tàng, kho thiết bị, vật liệu, phụ tùng, dầu mở v.v...) nhằm đồng bộ dây chuyền sản xuất theo các phương án công nghệ mỏ đã lựa chọn.
11- Cung cấp và trang bị điện, nước phục vụ khai thác mỏ
Tính toán các phụ tải và xác định các giải pháp cung cấp điện hợp lý. Tính toán nhu cầu về sử dụng nước sinh hoạt, nước phục vụ khai thác mỏ và lựa chọn giải pháp cung ứng.
12- Thông tin liên lạc và tự động hoá.
Xác định mức độ cần thiết, giải pháp kỹ thuật, lựa chọn thiết bị, vật liệu và xác định khối lượng công việc xây dựng cho hệ thống thông tin liên lạc, tự động hoá và điều khiển máy móc thiết bị của mỏ.
13- Kiến trúc và xây dựng
Cơ sở thiết kế và quy mô xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho khai thác tại mỏ trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến trúc và kết cấu công trình.
14- Tổng mặt bằng mỏ và vận tải ngoài mỏ
Trên cơ sở các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác mỏ đã tính toán để bố trí tổng mặt bằng mỏ bảo đảm các yêu cầu như: Phù hợp với phương án mở vỉa và hệ thống khai thác đã chọn, an toàn mỏ, thuận lợi về giao thông vận tải trong và ngoài mỏ, gần các nguồn điện, nước v.v... lựa chọn phương án vận tải ngoài mỏ.
15- Tổ chức thi công xây lắp và tiến độ xây dựng mỏ.
Phương án tổ chức thi công các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác khai thác mỏ như: Nhà cửa đường xá, kho tàng v.v... phương án bóc đất phủ trong thời gian xây dựng cơ bản (nếu có).
16- Phần (hoặc Chương) báo cáo đánh giá tác động tới môi trường trong hoạt động khai thác (chế biến) khoáng sản.
Đối với các dự án khai thác mỏ khoáng sản không phải lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường theo 2 bước thì báo cáo đánh giá tác động tới môi trường (ĐTM) được thành lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Phần 4:-
TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
+ Sơ đồ quản lý sản xuất:
- Tổ chức các bộ phận sản xuất.
- Tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
+ Biên chế lao động:
- Biên chế lao động cho từng bộ phận sản xuất trực tiếp, bộ phận gián tiếp.
+ Năng suất lao động cho từng bộ phận sản xuất trực tiếp và gián tiếp.
Phần 5:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ
I. Tài chính
I.1- Xác định tổng vốn đầu tư cần thiết cho dự án:
Tổng vốn đầu tư được xác định bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, thực hiện đầu tư, chuẩn bị sản xuất - sản xuất thử - vốn lưu động để đảm bảo huy động dự án vào hoạt động đạt công xuất thiết kế.
A. Thành phần vốn:
+ Vốn cố định (đầu tư cơ bản), bao gồm:
* Đầu tư mới.
a. Vốn xây dựng các công trình cơ bản (bao gồm các công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng của mỏ như nhà cửa, đường xá, bến bãi, trạm điện, trạm nghiền sàng, đường hào mở vỉa, khối lượng tạo mặt bằng khai thác đầu tiên v.v...).
b. Vốn mua sắm thiết bị (bao gồm cả vận chuyển, bảo quản và xây lắp).
c. Chi phí khác bao gồm:
- Vốn chuẩn bị đầu tư (bao gồm chi phí thăm dò, khảo sát, lập và thẩm định dự án);
- Vốn chuẩn bị xây dựng bao gồm: chi phí ban đầu về đất đai (đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất), chi phí khảo sát thiết kế, lập và thẩm định thiết kế, tổng dự toán, chi phí đấu thầu, hoàn tất các thủ tục đầu tư (giấy phép xây dựng, giám định, kiểm định thiết bị...). Chi phí xây dựng đường điện, nước thi công, lán trại thi công (nếu có);
- Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư;
- Chi phí sản xuất thử và nghiệm thu bàn giao.
d. Chi phí dự phòng.
e. Chi phí đóng cửa mỏ, dự toán về tiền ký quỹ phục hồi môi trường.
g. Chi phí huy động vốn: Các khoản lãi vay vốn đầu tư đối với dự án sử dụng vốn vay và các phí phải trả trong thời gian thực hiện đầu tư (không tính khoản lãi vay do bên B huy động).
* Tài sản cố định hiện có (đã đầu tư).
+ Vốn hoạt động (lưu động), bao gồm:
- Vốn sản xuất: Tiền nguyên vật liệu, điện, nước, hơi, nhiên liệu, phụ tùng v.v...
- Vốn lưu thông: Sản phẩm dở dang đang tồn kho, thành phẩm tồn kho, hàng hoá mua bán chịu, vốn bằng tiền, chi phí tiếp thị v.v...
B. Nguồn vốn:
- Vốn tự có
- Vốn góp (Công ty cổ phần, công ty liên doanh v.v...)
- Vốn Nhà nước cấp (đối với doanh nghiệp nhà nước)
- Vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, vốn vay trong nước, ngoài nước) thời hạn và điều kiện vay trả lãi, các căn cứ, cơ sở, biện pháp bảo đảm nguồn vốn.
+ Hình thức vốn:
- Bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ
- Bằng hiện vật
- Bằng tài sản (vay trả chậm, thiết bị, nguyên liệu)
- Bằng các dạng khác.
+ Tiến độ thực hiện chi phí vốn (huy động theo chương trình đầu tư)
I.2- Các biểu tính toán
- Biểu tính vốn đầu tư theo các khoản mục xây lắp (ghi rõ khối lượng, đơn giá và chi phí)
- Chi phí mua sắm thiết bị (Ghi rõ ký mã hiệu thiết bị, số lượng, đơn giá và chi phí)
- Chi phí khác.
- Biểu tính vốn hoạt động (lưu động)
- Giá thành sản phẩm.
- Doanh thu
- Dự kiến lỗ lãi.
- NPV (Giá trị hiện tại thực).
- IRR (Tỷ suất hoàn vốn nội bộ).
- Biểu tính huy động vốn để trả nợ theo lịch biểu trả nợ vay cả lãi và gốc.
II- Phân tích kinh tế xã hội.
- Tính đa dạng hoá sản xuất của nền kinh tế
- Việc làm và thu nhập của người lao động.
- Đóng góp ngân sách.
- Thực thu ngoại tệ.
- Các lợi ích về mặt xã hội - môi trường (các mục tiêu xã hội mà dự án mang lại, những đối tượng được hưởng lợi).
Kết luận và kiến nghị
Các bản vẽ kèm theo.
A. Phần địa chất
1. Bản đồ địa hình khu mỏ Tỷ lệ 1/1.000; 1/2.000)
2. Bình đồ tính trữ lượng khoáng sản (tỷ lệ 1/1.000; 1/2.000)
3. Các mặt cắt địa chất đặc trưng (tỷ lệ 1/500; 1/1000)
B. Phần khai thác và mặt bằng
1. Bản đồ phương án mở vỉa (1/2.000; 1/5.000)
2. Bản đồ kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản mỏ (1/1.000; 1/2.000)
3. Các bản đồ khai thác năm thứ 1 đến năm đạt công xuất thiết kế (1/1.000; 1/2.000)
4. Bản đồ chuyển giai đoạn khai thác (nếu có)(1/2.000; 1/5.000).
5. Bản đồ kết thúc khai thác mỏ (1/2.000; 1/5.0000).
6. Bản vẽ sơ đồ và các yếu tố hệ thống khai thác.
7. Bản vẽ các thông số khoan - nổ mìn (nếu có).
8. Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (1/2.000; 1/5.000).
9. Bản đồ khu vực khai thác mỏ (sử dụng toạ độ Hệ UTM)
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI KHAI THÁC HẦM LÒ MỎ KHOÁNG SẢN
LỜI NÓI ĐẦU.
Phần 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
Nội dung yêu cầu tại Phần I giống như yêu cầu trong hướng dẫn nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên của phụ lục số 1
Phần 2:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ.
Các mục và nội dung yêu cầu tại các mục như ở Phần II của hướng dẫn nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên của Phụ lục số 1.
Phần 3:
CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ.
1. Biên giới, trữ lượng khai trường.
Biên giới khai trường theo các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây; biên giới phía trên mặt, mức khai thác thấp nhất; kích thước khai trường theo đường phương (dài, rộng, diện tích). Trữ lượng khai trường: Tính toán trữ lượng địa chất, trữ lượng công nghiệp.
2. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ.
Chế độ làm việc của mỏ (đối với từng bộ phận; khai thác trực tiếp, gián tiếp, chế biến (nếu có) v.v...) trên cơ sở số ngày lamf việc, số ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và điều kiện khai thác cụ thể của mỏ.
Dự kiến các phương án công suất: theo điều kiện đầu tư, dự kiến khai thác, kinh nghiệm sản xuất, trang thiết bị, thị trường tiêu thụ v.v... phải có ít nhất là 02 phương án công suất.
Tuổi thọ (thời gian tồn tại) của mỏ xác định trên cơ sở trữ lượng có thể khai thác được và công xuất khai thác theo thiết kế (bao gồm cả thời gian xây dựng cơ bản mỏ, thời gian khai thác với công xuất thiết kế và thời gian đóng cửa mỏ).
3. Khai thông và chuẩn bị khai trường.
+ Khai thông: Các phương án khai thông, mô tả các phương án dự kiến, ưu nhược điểm v.v... (đưa ra ít nhất là 02 phương án để quyết định lựa chọn).
+ Chuấn bị khai trường: Sơ đồ chuẩn bị khai trường (chia tầng, phân tầng, chia khoảnh v.v...); Phương án đào lò chuẩn bị (đào lò trong đá, lò trong vỉa); Chiều dài khu khai thác, lò chợ v.v...
+ Trình tự khai thác của các khu, các vỉa: Phân tích và lập luận, lựa chọn trình tự khai thác các khu, các vỉa (thân khoáng sản), lấy đồng thời từ trên xuống dưới v.v...
+ Khối lượng đường lò khai thông chuẩn bị của các phương án đến năm đạt công xuất thiết kế theo các loại đường lò trong đá và trong vỉa hoặc thân khoáng sản (Lò bằng, lò nghiêng, giếng đứng, giếng nghiêng).
4. Các giếng mỏ, sân ga và hầm trạm đáy giếng.
Lập luận khả năng thông qua, chọn tiết diện, vật liệu chống; chọn loại sân ga đáy giếng; các thiết bị trục tải; liệt kê các thông số giếng chính, phụ.
5. Goòng.
Xác định nhu cầu các loại goòng và đặc tính kỹ thuật, số lượng xe goòng cho vận tải khoáng sản có ích, vận tải đất đá thải, vận tải vật liệu chống lò và vận tải người.
6. Thiết bị nâng (trục tải).
Lập luận các giải pháp và xác định các loại, số lượng thiết bị cho công tác trục tải như: Trục tải giếng chính, trục tải giếng phụ, trục tải trong lò nghiêng.
7. Hệ thống khai thác, cơ khí hoá khai thác và đào lò chuẩn bị.
Luận giải để lựa chọn hệ thống khai thác hợp lý bảo đảm công xuất khai thác thiết kế, tiết kiệm vật liệu chống, an toàn, phù hợp với điều kiện địa chất của các vỉa, xác định phương tiện cơ giới hoá trong lò chợ.
Tính toán các thông số của hệ thống khai thác; luận giải, lựa chọn các phương tiện đào lò chuẩn bị; đặc tính kỹ thuật của các thiết bị khai thác, đào lò.
Tổ chức đào lò (hộ chiếu chống lò, biểu đồ tổ chức) trong gương lò chợ, lò chuẩn bị. Công tác khoan - nổ mìn trong gương lò chợ, lò chuẩn bị (nếu có)
8. Vận tải trong lò.
Xác định các phương án, các dạng vận tải hợp lý, loại, số lượng thiết bị vận chuyển ở mức vận tải chính, mức vận tải trung gian, trong lò nghiêng v.v... trên cơ sở sơ đồ khai thông chuẩn bị nhằm bảo đảm vận tải khoáng sản có ích, đất đá thải, vật liệu và người theo các phương án công suất, khai thông v.v..
9. Thông gió mỏ.
Xác định phương án thông gió tối ưu, lựa chọn hợp lý chủng loại, số lượng quạt gió cho từng khu vực và toàn mỏ theo các giai đoạn phát triển trên cơ sở sơ đồ khai thông chuẩn bị và hệ thống khai thác của các phương án công nghệ mỏ, khối lượng công trình cần xây dựng phục vụ công việc thông gió.
10. Kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Các biện pháp chống khí nổ, bụi nổ (nếu có), các biện pháp chống ồn, chống cháy, chống bục nước, phụt khí (nếu có) v.v..
11. Tháo khô và thoát nước
Biện pháp tháo khô sơ bộ thân khoáng sàng (nếu cần thiết) và thoát nước hợp lý cho mỏ, lựa chọn bơm và sơ đồ thoát nước phù hợp với yêu cầu thoát nước bảo đảm cho hoạt động khai thác được an toàn.
12. Tổ hợp công nghệ trên mặt mỏ.
Các giải pháp nhận khoáng sản đã được khai thác từ trong mỏ đưa ra và đưa khoáng sản ra đến điểm chuyển tải; vận tải đất đá ra bãi thải; vận chuyển vật liệu, người và thiết bị khai thác vào lò (kể cả vật liệu chèn lấp lò), trên cơ sở đó tính toán thiết bị cần thiết và xác định các công trình xây dựng.
13. Chèn lấp lò (nếu có).
Các giải pháp tổ chức chèn lấp lò từ khâu khai thác vật liệu, chuẩn bị vật liệu, đưa vật liệu vào lò và công nghệ chèn lấp, lựa chọn thiết bị và xác định khối lượng công trình liên quan đến việc chèn lấp lò.
14. Các phân xưởng phụ.
Lựa chọn các giải pháp công trình phụ trợ như thành phần, chương trình sản xuất, quy mô xây dựng, lựa chọn thiết bị đối với từng thành phần (như khối sửa chữa kho tàng, kho thiết bị, vật liệu, phụ tùng, dầu mỡ kho thiết bị chống và thiết bị cồng kềnh; xưởng ra công vì chống; khối kiểm tu goòng và bôi trơn v.v...) nhằm đồng bộ dây chuyền sản xuất theo các phương án công nghệ mỏ lựa chọn.
15. Cung cấp điện và thiết bị điện.
Tính toán các phụ tải điện và xác định các giải pháp cung cấp điện hợp lý.
16. Thông tin liên lạc - Tự động hoá và điều khiển máy móc thết bị.
Xác định mức độ cần thiết, các giải pháp kỹ thuật, lựa chọn thiết bị, vật liệu và xác định khối lượng công việc xây dựng cho hệ thống thông tin liên lạc - tự động hoá và điều khiển máy móc thiết bị của mỏ.
17. Cung cấp khí nén.
Xác định nhu cầu khí nén và chọn giải pháp cung cấp khí nén hợp lý.
18. Phần kiến trúc xây dựng.
Các giải pháp kiến trúc, xây dựng các công trình trên mặt đất và khối lượng các công trình. Các giải pháp phòng chống chữa cháy, thông gió, chiếu sáng và điều hoà nhiệt độ (nếu cần thiết).
19. Cung cấp nước và thải nước.
Các giải pháp cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy và thải các loại nước bẩn từ mỏ đi.
20. Tổng mặt bằng - vận tải.
Các giải pháp bố trí tổng mặt bằng, các giải pháp vận tải trong phạm vi mặt bằng mỏ và các công trình phục vụ vận tải, các công việc xây dựng cảnh quan trên mặt bằng (cây xanh, hồ nước v.v...).
21. Tổ chức xây dựng.
Phương án tổ chức xây dựng các hạng mục công trình trên mặt mỏ như: xây lắp, thiết bị và nhân lực thi công, đơn vị thi công, cung cấp vật liệu xây dựng, nguồn cung cấp điện, nước v.v...
Phương án tổ chức xây dựng các hạng mục công trình hầm lò: công tác xây lắp thiết bị và nhân lực thi công, đơn vị thi công, cung cấp vật liệu xây dựng, cung cấp điện nước, thời gian thi công v.v...
22. Phần (hoặc chương) báo cáo đánh giá tác động tới môi trường trong hoạt động khai thác (chế biến) khoáng sản.
Đối với các dự án khai thác mỏ khoáng sản không phải lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường theo hai bước thì báo cáo đánh giá tác động tới môi trường (ĐTM) được thành lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Phần 4:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG
Các mục và nội dung yêu cầu như ở phần IV của hướng dẫn nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên của phụ lục số 1
Phần 5:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ.
Các mục và nội dung yêu cầu như phần V của hướng dẫn nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên của phụ lục số 1.
Kết luận và kiến nghị.
Các bản vẽ kèm theo.
A. Phần địa chất
1. Bản đồ vị trí khu mỏ
2. Bản đồ tính trữ lượng các vỉa (thân khoáng) (1/1.000-1/2.000)
3. Các mặt cắt địa chất điển hình (tỷ lệ 1/500-1/1.000)
4. Các cột địa tầng, thiết đồ lỗ khoan v.v...
B. Phần khai trường:
1. Bản vẽ biên giới khai trường và vị trí các cửa lò khai thông chính (tỷ lệ 1/2.000;1/5.000)
2. Bản đồ khai thông chuẩn bị của các phương án (tỷ lệ 1/5.000; 1/2.000)
3. Bản vẽ mặt cắt qua lò khai thông chính (tỷ lệ 1/2.000)
4. Bản vẽ tiết diện đường lò chính (tỷ lệ 1/2.000)
5. Lịch đào lò và các phương án
6. Lịch khai thác của các phương án
7. Bản vẽ sơ đồ sân ga đáy giếng có các hầm trạm kể cả hầm chứa nước (1/200)
8. Bản vẽ sơ đồ hệ thống khai thác có các biểu đồ tổ chức công việc, biểu đồ nhân lực, các chỉ tiêu kỹ thuật (tỷ lệ 1/200)
9. Bản vẽ sơ đồ thoát nước, tháo khô (có thể vẽ chung với bản vẽ Tổng mặt bằng và bản vẽ bình đồ khai thông chuẩn bị các phương án được chọn)
10. Các bản vẽ sơ đồ nguyên lý cung cấp điện trong lò, ngoài mặt bằng. Bản vẽ mặt bằng lưới điện cung cấp đến mỏ, trạm biến áp, nhà đèn v.v... (có thể trình bày chung với bản vẽ Tổng mặt bằng)
11. Bản vẽ sơ đồ khối mạng thông tin liên lạc, tự động hoá và điều khiển máy móc thiết bị toàn mỏ.
12. Bản vẽ sơ đồ cấp nước, thải nước ( có thể vẽ chung với bản vẽ Tổng mặt bằng)
13. Bản vẽ Tổng mặt bằng mỏ (trên bản vẽ thể hiện cả lưới điện, nước, cống rãnh, đường xá, cây xanh, các mặt cắt ngang đường ôtô, đường sắt (nếu có)
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG THIẾT KẾ KHAI THÁC LỘ THIÊN MỎ KHOÁNG SẢN
I- PHẦN THUYẾT MINH
I.1 - Thuyết minh tổng quát
- Các căn cứ và cơ sở lập thiết kế mỏ;
- Nội dung chủ yếu của quyết định đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước) hoặc giấy phép đầu tư (đối với dự án không sử dụng vốn Nhà nước);
- Tóm tắt nội dung thiết kế được chọn và các phương án thiết kế so sánh.
- Các thông số, chỉ tiêu đạt được của công trình theo phương án được chọn.
- Phụ lục bản sao phê duyệt và thoả thuận của các bước thiết kế, danh mục các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế, quy trình quy phạm trong khai thác mỏ được sử dụng;
I.2- Tài liệu thuyết minh về điều kiện tự nhiện.
- Các tài liệu địa hình, báo cáo thăm dò địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình đã thu thập khảo sát tại khu mỏ và các nhận định về sự đáp ứng của các tài liệu đó để thiết kế mỏ.
- Những điều kiện phát sinh khi lập dự án khả thi chưa thấy hết.
I.3- Phần kỹ thuật công nghệ.
1. Đặc điểm hiện trạng khu vực thiết kế.
2. Biên giới, trữ lượng.
- Xác định biên giới khai trường và tính toán chi tiết trữ lượng công nghiệp của loại khoáng sản được thiết kế khai thác. Lựa chọn phương án khai thác tận thu, chế biến tiêu thụ khoáng sản có ích đi kèm (nếu có).
3. Chế độ làm việc, công suất và thời gian tồn tại của mỏ.
- Xác định công suất thiết kế cho mỏ, chế độ làm việc và thời gian tồn tại của mỏ, lịch biểu khai thác.
4. Mở mỏ và trình tự khai thác.
Phương án mở mỏ (mở vỉa), các thông số của hào mở vỉa, tính toán khối lượng xây dựng cơ bản mỏ.
Trình tự khai thác chung cho mỏ và trình tự khai thác riêng cho từng khu vực
5. Hệ thống khai thác
Lựa chọn hệ thống khai thác và tính toán các yếu tố của hệ thống khai thác bao gồm: chiều cao tầng khai thác, chiều cao tầng kết thúc, góc nghiêng sườn tầng khai thác, góc nghiêng sườn tầng kết thúc, góc nghiêng bờ công tác và bờ kết thúc của mỏ, bề rộng mặt tầng công tác và kết thúc, chiều rộng dải khấu, chiều dài tuyến công tác trên tầng và tuyến công tác dưới chân núi (nếu có) v.v..., lập bảng tổng hợp các yếu tố hệ thống khai thác.
6. Tính toán các khâu công nghệ mỏ
Trên cơ sở hệ thống khai thác đã lựa chọn để tính toán các khâu trong dây chuyền công nghệ khai thác bao gồm; khâu chuẩn bị đất đá, khâu xúc bốc, san gạt. Trong từng khâu cần lập luận cho việc lựa chọn thiết bị về chủng loại, mã hiệu, tính toán công suất thiết bị cũng như số lượng từng loại thiết bị nhằm bảo đảm sản lượng thiết kế.
7. Vận tải nội bộ mỏ
Lựa chọn phương án vận tải cho mỏ và tính toán cho công tác vận tải mỏ, tính toán thiết bị vận tải mỏ về chủng loại và số lượng.
8. Dây chuyền công nghệ tuyển (nghiền sàng) tại mỏ
Đối với các dự án có sử dụng công tác tuyển (hoặc nghiền sàng tại mỏ) thì phải lập luận về việc lựa chọn công nghệ tuyển (hoặc nghiền sàng) trên quan điểm thu hồi tối đa tài nguyên khoáng sản tại mỏ, đưa ra sơ đồ công nghệ tuyển (nghiền sàng) và tính toán về công suất, chủng loại, số lượng thiết bị trong dây chuyền công nghệ đó.
9. Công tác thải đất đá
Khối lượng đất đá phải thải hàng năm và phương án đổ thải về vị trí, dung tích và phương pháp thải tại bãi thải, trình tự đổ thải và lịch đổ thải trong từng thời kỳ khai thác mỏ
10. Thoát nước mỏ.
Dự kiến các nguồn nước chảy vào mỏ (nước mặt, nước ngầm v.v...) và tính toán tổng lượng nước chảy vào mỏ trong một năm cũng như tính toán lưu lượng nước chảy và mỏ trong ngày, giờ trên có sở đó để có phương án thoát nước cho mỏ hợp lý, lụa chọn thiết bị cũng như số lượng thiết bị phục vụ khâu thoát nước mỏ, các giải pháp nhằm giảm lượng nước chảy vào mỏ.
11. Kỹ thuật công trình.
- Tính toán về cấp điện, nước, hơi, điện, dầu cho mỏ
- Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài mỏ, tín hiệu và tự động hoá.
- Công tác sửa chữa cơ khí và kho tàng.
12. Kiến trúc, xây dựng và tổng mặt bằng mỏ.
Thiết kế và quy mô xây dựng các hạng mục công trình phục vụ cho công tác khai thác tại mỏ, các giải pháp kiến trúc và kết cấu công trình.
Bố trí tổng mặt bằng mỏ bảo đảm các yêu cầu như: Phù hợp với phương án mở vỉa và hệ thông khai thác đã chọn, an toàn về bụi, nổ và tiếng động, thuận lợi về giao thông vận tải trong và ngoài mỏ, gần các nguồn điện, nước v.v... lựa chọn phượng án vận tải ngoài mỏ.
13. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
Đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn lao động trong từng khâu trong dây chuyền công nghệ khai thác, các biện pháp vệ sinh công nghiệp trong quá trình khai thác.
14. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động.
Sơ đồ quản lý sản xuất và biên chế lao động cho từng bộ phận sản xuất (sản xuất trực tiếp, gián tiếp). Năng xuất lao đông.
15. Công tác xây lắp mỏ
Các dẫn về biện pháp thi công để bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, thiết kế và an toàn của công tác xây lắp mỏ bao gồm:
- Công tác xây dựng cơ bản mỏ;
- Công tác xây lắp các khu phụ trợ, khu chế biến (nếu có)
I.4- Phần kinh tế.
- Tổng hợp khối lượng xây lắp, liệt kê nhu cầu thiết bị.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản mỏ.
- Nhu cầu về lao động trực tiếp, gián tiếp.
- Nhu cầu về nhiên liệu, nguyên liệu, vật tư v.v... khi đưa mỏ vào sản xuất.
- Doanh thu bán sản phẩm của mỏ.
- Giá thành sản phẩm.
- Hiệu quả của sản xuất và đầu tư
- Phân tích tài chính.
Kèm theo phần thuyết minh của các mục tiêu trên là các biểu bảng, phụ lục tính toán.
II- PHẦN BẢN VẼ.
II.1- Phần địa chất:
1. Bản đồ vị trí khu vực mỏ thiết bị (tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000)
2. Bản vẽ lưới toạ độ gốc của mỏ
3. Bản đồ địa hình khu vực thiết kế (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000)
4. Bình đồ tính trữ lượng khoáng sản (hoặc bản đồ phân bố các thân quặng) (tỷ lệ 1/1.000; 1/2.000)
5. Bản đồ đồng đẳng trụ, vách từng vỉa (hoặc thân khoáng sản).
6. Các mặt cắt địa chất điển hình (tỷ lệ 1/5000; 1/1.000)
7. Bản đồ địa chất thuỷ văn, địa chất công trình (1/2.000; 1/5.000)
II.2- Phần khai trường:
1. Bản đồ mở mỏ (mở vỉa) tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000
2. Các bản vẽ trong thời kỳ xây dựng cơ bản kể cả bản vẽ kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2.000), kể cả bản vẽ thiết kế xây dựng đường trong mỏ (nếu có)
3. Các bản vẽ khai thác, đường xá, bãi thải năm thứ 5, thứ 10... và khi kết thúc khai thác mỏ (tỷ lệ 1/1.000 hoặc 1/2000).
4. Bản đồ tổng mặt bằng bố trí các hạng mục công trình và hệ thống kỹ thuật mặt bằng (tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000)
5. Sơ đồ Hệ thống khai thác đã lựa chọn.
6. Bản vẽ thông số của mạng khoan - nổ mìn (nếu có).
7. Tổng mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công của hạng mục đặc biệt.
8. Các bản vẽ về sơ đồ nguyên lý cung cấp điện, cấp thải nước, các nhà và các công trình trên sân công nghiệp v. v... (nếu có).
Đối với các bản vẽ phần khai trường phục vụ cho công tác thi công công trình khai thác mỏ (bản đồ mở vỉa, bản vẽ các năm khai thác) cần ghi hướng dẫn cụ thể các biện pháp thi công thực hiện phương án đã chọn, các bảng tổng hợp về khối lượng thi công, thiết bị thi công v.v. ..
III- PHẦN TỔNG DỰ TOÁN
- Các căn cứ để lập tổng hợp dự toán
- Tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng xây lắp từng hạng mục công trình (tiên lượng).
- Tổng dự toán được lập theo khối lượng xây lắp công trình nêu trên và theo các văn bản hướng dẫn lập giá và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành.
ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG THIẾT KẾ KHAI THÁC HẦM LÒ MỎ KHOÁNG SẢN
I- PHẦN THUYẾT MINH
I.1- Thuyết minh tổng quát.
Như nội dung hướng dẫn lập thiết kế mỏ khoáng sản bằng phương pháp khai thác lộ thiên.
I.2- Tài liệu thuyết minh về điều kiện tự nhiên.
Như nội dung hướng dẫn lập thiết kế mỏ khoáng sản bằng phương pháp khai thác lộ thiên.
I.3- Phần kỹ thuật công nghệ.
1. Đặc điểm hiện trạng khu vực thiết kế
2. Biên giới trữ lượng khai trường
Xác định biên giới và tính toán trữ lượng khai trường theo mức (tầng khai thác), theo cấp trữ lượng, theo khối, khu (nếu có). Xác định trữ lượng địa chất, khối lượng khoáng sản có thể khai thác được sau khi đã trừ các loại tổn thất;
3. Chế độ làm việc và công suất thiết kế, tuổi thọ mỏ.
Tổ chức chung về chế độ làm việc của mỏ, lựa chọn công xuất thiết kế của mỏ (theo quặng nguyên khai, sản phẩm sau chế biến (nếu có) và tính toán thời gian tồn tại của mỏ trên cơ sở trữ lượng công nghiệp và công suất khai thác của mỏ.
4. Khai thông khai trường
Các nguyên tắc khai thông và phương án khai thông được lựa chọn (mô tả phương án)
5. Chuẩn bị khai trường.
Sơ đồ chuẩn bị khai trường, chiều dài khu khai thác, lò chợ v.v. .. trình tự khai thác của các khu, các vỉa (hoặc thân khoáng sản). Tính toán khối lượng cho các loại đường lò khai thông chuẩn bị.
6. Xe goòng
Lựa chọn chủng loại và tính toán cụ thể số lượng xe goòng cho từng khâu vận tải khoáng sản có ích, đất đá thải, vật liệu v.v...
7. Thiết bị nâng (nếu có)
Lựa chọn và tính toán số lượng thiết bị nâng cho giếng chính, giếng phụ (nếu có).
8. Hệ thống khai thác - cơ giới hoá công tác lò chợ và lò chuẩn bị - khối tích các đường lò.
Lựa chọn hệ thống khai thác, xác định phương tiện cơ giới hoá công tác khai thác ở hầm lò chợ, cơ giới hoá do công tác đào lò chuẩn bị; Khối lượng và khối tích các đường lò chuẩn bị.
9. Vận tải trong lò.
Nguyên tắc lựa chọn dạng vận tải, sơ đồ và giải pháp vận tải, chủng loại và số lượng thiết bị vận tải để vận chuyển đá thải, khoáng sản có ích, vật liệu và người.
10. Thông gió mỏ
Khái quát chung về công tác thông gió mỏ, tính số lượng không khí cần thiết để thông gió mỏ, sơ đồ thông gió và phân phối, điều chỉnh lưu lượng gió, tính hạ áp suất của mạng đường lò, tính quạt gió chính.
11. Kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Các biện pháp chống bụi nổ và khí nổ (nếu có), các biện pháp chống cháy mỏ, các biện pháp an toàn trong thi công và sản xuất.
12. Tháo khô và thoát nước.
Đặc điểm chung về công tác tháo khô của mỏ, tính toán lưu lượng nước ở lò bằng, giếng (nếu có), lựa chọn giải pháp thoát nước cho mỏ (đối với lò bằng, giếng, thoát nước trên mặt mỏ) và tính toán cho khâu thoát nước (về chủng loại, số lượng máy bơm thoát nước mỏ), những giải pháp nhằm giảm lượng nước chảy vào mỏ.
13. Tổ hợp công nghệ trên mặt mỏ.
Tính toán tổ hợp công nghệ trên mặt mỏ bao gồm: tổ hợp công nghệ vận tải khoáng sản có ích; tổ hợp công nghệ vận tải đất đá thải; tổ hợp công nghệ vận tải gỗ chống lò, thiết bị; tổ hợp công nghệ vận tải người.
14. Các phân xưởng phụ trợ.
Thành phần của phân xưởng phụ trợ, các công trình phụ trợ đã có, các công trình phụ trợ phải đầu tư xây dựng mới v.v...
15. Cung cấp điện và trang bị điện.
Tính toán phụ tải điện, các giải pháp chính về cung cấp điện (nguồn và sơ đồ cấp điện), cung cấp điện và trang bị điện trong lò, các trạm biến áp và đường dây tải điện chính, cung cấp điện và trang bị điện trên mặt đất, chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng, nhà đèn, tính toán nối đất và thiết bị chống sét, các chỉ tiêu về cung cấp điện.
16. Thông tin liên lạc và tự động hoá.
Hệ thống thông tin liên lạc cho điều độ sản xuất, cho chỉ huy sản xuất và cho bộ phận hành chính, công tác tự động hoá và điều khiển máy móc thiết bị.
17. Cung cấp khí nén.
Tính toán các thiết bị sử dụng khí nén và tính toán về nhu cầu sử dụng khí nén, chọn giải pháp cung cấp khí nén hợp lý, chọn thiết bị và số lượng cung cấp khí nén.
18. Kiến trúc - xây dựng.
Các số liệu cơ sở để thiết kế, thành phần nhà và vật kiến trúc trên mặt mỏ, các giải pháp kiến trúc và kết cấu.
19. Cấp, thải nước.
Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước (số lượng, chất lượng, và chế độ cung cấp nước), sơ đồ cấp nước và nguồn cung cấp nước, lượng nước cần thải và sơ đồ thoát nước mỏ, sơ đồ cung cấp nước cứu hoả.
20. Tổng mặt bằng vận tải.
Đặc điểm hiện trạng mặt bằng (tổng mặt bằng, mặt bằng vận tải đất đá thải, mặt bằng vận tải ngoài), các giải pháp kỹ thuật về mặt bằng vận tải, thoát nước và công trình bảo vệ mặt bằng.
21. Tổ chức xây dựng.
Tổ chức xây dựng trên mặt bằng (tổng hợp khối lượng công việc, thời gian xây dựng, các giải pháp thi công, các biện pháp xây lắp, phân đoạn thi công, các biện pháp an toàn trong thi công), tổ chức xây dựng trong hầm lò;
22. Tổ chức sản xuất.
Sơ đồ tổ chức sản xuất của mỏ (biên chế số lượng công nhân, cán bộ cho từng bộ phận sản xuất), tính toán năng xuất lao động của mỏ.
23. Tài chính - kinh tế.
Xác định vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Khối lượng, hệ thống đơn giá và chế độ xây dựng cơ bản áp dụng tính vốn, phương pháp tính vốn). Kết quả tính toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Doanh thu bán hàng. Giá thành sản phẩm (căn cứ tính toán, phương pháp tính). Lợi nhuận bình quân hàng năm, phân tích tài chính và thời hạn hoàn trả vốn vay.
24. Kết luận.
II- PHẦN BẢN VẼ
II.1- Phần địa chất:
1. Bản đồ vị trí khu mỏ (tỷ lệ 1/5.000; 1/10.000).
2. Bình đồ tính trữ lượng các vỉa, thân khoáng sàng (tỷ lệ 1/1.000; 1/2.000).
3. Mặt cắt địa chất các tuyến thăm dò, thiết đồ lỗ khoan.
II.2- Phần khai thác và mặt bằng
1. Ranh giới khai trường và vị trí các cửa lò (tỷ lệ 1/1.000; 1/2.000)
2. Sơ đồ khai thông các mức khai thác (1/1.000; 1/2.000)
3. Sơ đồ đường lò chuẩn bị cho các vỉa (1/2.000; 1/5.000)
4. Tiết diện đường lò cơ bản. Hộ chiếu chống các loại đường lò, giếng v.v... (tỷ lệ 1/1.000; 1/2.000)
5. Lịch đào lò xây dựng cơ bản.
6. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cung cấp điện mặt bằng và toàn mỏ.
7. Lịch biểu khai thác.
8. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cung cấp điện mặt bằng và toàn mỏ.
9. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý cung cấp điện trong lò.
10. Bản vẽ tổ chức thông tin liên lạc điện thoại trên mặt bằng và trong mỏ.
11. Bản vẽ sơ đồ thông gió thời kỳ đạt công xuất thiết kế.
12. Bản vẽ tổng mặt bằng tổng hợp toàn mỏ.
13. Bản vẽ mặt bằng các cửa lò, sân công nghiệp mỏ.
14. Các bản vẽ về công tác sàng tuyển, chế biến (nếu có).
Đối với các bản vẽ phần khai trường phục vụ cho công tác thi công công trình khai thác mỏ (bản đồ mở vỉa, bản vẽ các năm khai thác) cần ghi hướng dẫn cụ thể các biện pháp thi công thực hiện phương án đã chọn, các bảng tổng hợp về khối lượng thi công, thiết bị thi công v.v. ..
III- PHẦN TỔNG DỰ TOÁN.
- Các căn cứ để lập tổng dự toán
- Tài liệu diễn giải và tổng hợp khối lượng xây lắp từng hạng mục công trình (tiên lượng).
- Tổng dự toán được lập theo khối lượng xây lắp công trình nêu trên và theo các văn bản hướng dẫn lập giá và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành.
Đặng Vũ Chư (Đã ký) |
Tên tổ chức, cá nhân CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
khai thác mỏ) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.... ngày.... tháng..... năm 199
TỜ TRÌNH XIN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ MỎ (Tên, vị trí địa lý của mỏ được thiết kế khai thác)
Kính gửi: Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp
(Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố...)
(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác)
Xin trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh...) thẩm định thiết kế khai thác (tên mỏ, vị trí hành chính khu mỏ được khai thác) Với nội dung cơ bản sau đây:
1. Tên công trình: Tên mỏ được thiết kế khai thác (theo giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp).
2. Ranh giới khu vực khai thác: Ranh giới khu vực khai thác đã được cấp phép.
3. Trữ lượng khai thác: Trữ lượng được phép khai thác nằm trong ranh giớ khu vực đã được cấp giấy phép khai thác.
4. Công suất thiết kế: Công xuất (hoặc sản lượng) theo quặng nguyên khai, theo tinh quặng sau chế biến (nếu có)
5. Hình thức khai thác: Lộ thiên hay hầm lò.
6. Tổng dự toán: Tổng dự toán đã xác định.
Tên tổ chức, cá nhân khai thác
(ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
.............
............
Lưu..........
BỘ CÔNG NGHỆ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số....... QĐ/... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
về việc phê duyệt thiết kế mỏ
(Tên mỏ và vị trí hành chính khu mỏ được thiết kế)
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;
- Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp;
- Xét Tờ trình xin thẩm định số ngày... tháng.... năm 199 của (tên tổ chức, cá nhân) về việc xin thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ (tên mỏ, vị trí hành chính khu mỏ được thiết kế);
- Xét đề nghị của......... tại (Biên bản thẩm định) ngày ... tháng... năm:
Theo đề nghị của......,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt thiết kế mỏ (tên mỏ, vị trí hành chính khu mỏ được thiết kế) do.............. thành lập với nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên công trình:
- Ranh giới khu vực khai thác:
- Phương pháp khai thác:
- Trữ lượng được phép khai thác:
- Công xuất thiết kế khai thác:
- Thời gian khai thác:
- Công nghệ khai thác:
- Lịch khai thác:
- Khối lượng xây đựng cơ bản và thiết bị khai thác:
- Tiến độ thực hiện công tác xây dựng cơ bản:
- Tổng dự toán (đối với các công trình thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước)
Điều 2: (Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác) có trách nhiệm:
- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản. Khai thác mỏ theo đúng thiết kế đã duyệt và theo quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, môi sinh trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng , Vụ trưởng các Cục, Vụ chức năng có liên quan trực thuộc Bộ, (tổ chức cá nhân được phép khai thác) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
-............
-...........
- Lưu............
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(TỈNH, THÀNH PHỐ)... Độc lập - tự do - hạnh phúc
,ngày ..... tháng ... năm 199
QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ...
Về việc phê duyệt thiết kế mỏ
(Tên mỏ và vị trí hành chính khu mỏ được thiết kế)
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ...
- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Thông tư số /1997/TT-BCN ngày... tháng .... năm 199... của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp hướng dẫn về nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ;
- Xét tờ trình xin thẩm định số... ngày... tháng... năm 199... của (tên tổ chức, cá nhân) về việc xin thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ (tên mỏ, vị trí hành chính khu mỏ được thiết kế);
- Xét đề nghị của..... tại (Biên bản thẩm định) ngày ... tháng ... năm;
- Theo đề nghị của....,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt thiết kế mỏ (tên mỏ, vị trí hành chính khu mỏ được thiết kế) do ....... thành lập với nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên công trình:
- Ranh giới khu vực khai thác:
- Phương pháp khai thác:
- Trữ lượng được phép khai thác:
- Công xuất thiết kế khai thác:
- Thời gian khai thác:
- Công nghệ khai thác:
- Lịch khai thác:
- Khối lượng xây dựng cơ bản và thiết bị khai thác:
- Tiến độ thực hiện công tác xây dựng cơ bản:
- Tổng dự toán (đối với các công trình thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước)
Điều 2: (Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác) có trách nhiệm:
- Quản lý và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, khai thác mỏ theo đúng thiết kế đã duyệt và theo quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, môi sinh trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. các Ông...., (tên tổ chức cá nhân được phép khai thác) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM/Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố....
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
-..............
-................
- Lưu..........
- 1Thông tư 03/2007/TT-BCN hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn do Bộ Công Nghiệp ban hành
- 2Thông tư 1100/1997/TT-BKHCNMT về việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
- 3Quyết định 009/2007/QĐ-BCT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công nghiệp ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Thông tư 09-BKH/VPTĐ-1996 hướng dẫn lập, thẩm định dự án đầu tư và quyết định đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Quyết định 497/BXD-GĐ năm 1996 về Quy chế lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Thông tư 1100/1997/TT-BKHCNMT về việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
Thông tư 01/1997/TT-BCN hướng dẫn về nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ do Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 01/1997/TT-BCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/1997
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Đặng Vũ Chư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra